HAM THÍCH XƯNG NIỆM PHẬT, NHỚ TƯỞNG PHẬT!

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

HAM THÍCH XƯNG NIỆM PHẬT, NHỚ TƯỞNG PHẬT!

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

Chủ trương của Đại thừa không phải là diệt tâm thọ và tâm sở để đắc diệt thọ tưởng định, hay diệt tận định của Thanh văn, do đó Bồ Tát chỉ là đổi đối tượng của tâm tham, thay vì chúng sinh ưu thích tâm tham ngã chấp và ngã sở, thì các Bồ tát lấy tâm tham này, là tâm ham thích độ chúng sinh.

*Tâm đại bi của Bồ tát trải khắp hư không giới không có cùng tận.
-Giả như tướng của hư không có cùng tận chăng nữa, nhưng nguyện lực tâm từ bi của chư Phật, Bồ tát không có cùng tận.

-Ham hay tâm tham là 1 loại tâm, nhưng giữa phàm và thánh Bồ tát có sai biệt lớn:

1. Tâm tham của chúng sinh lấy cơ sở là: ngã chấp và ngã sở hữu.
2. Tâm tham hay ham thích của chư Bồ tát là dựa trên nền tảng của Tâm từ bi.

-Có 2 loại quả báo ham thích khác nhau.

1. Ham thích của chúng sinh trên nền tảng chấp ngã, nên quả báo là không ngừng xoay vần, liên tục ở mãi cõi Hữu Luân Hồi.
2. Ham thích của Thánh Bồ Tát là ham độ chúng sinh, ham thích uy đức 10 lực của Như Lai nên tinh tấn vun bồi 2 tư lương phước và trí, nên quả báo của các Ngài, là quả báo đắc đại an lạc, quả báo là hoàn thành viên mãn cõi Tịnh độ như ý muốn nguyện của Bồ Tát.

-Ham thích đại bi của Tâm Bồ tát lại có 2 thứ:
1. Thương yêu tất cả chúng sinh mà ham thích cầu viên mãn kiến lập cõi Tịnh độ.
2. Ham thích phước báu và trí tuệ viên mãn của các đức Như Lai nên ham thích độ chúng sinh không mệt mỏi.

*Chúng sinh trong Ba cõi lại có sự ham thích không giống nhau như:

1. Chúng sinh Cõi Dục ham muốn: Dục lạc như sự xúc chạm, tình cảm an lạc, vinh hoa phú quý lạc. Tóm lại sự an lạc chúng sinh Cõi Dục không rời 5 dục: tiền tài, sắc đẹp bên trong lẫn hoàn cảnh bên ngoài, danh tiếng, thức ăn ngon thượng vị, ngủ sâu giấc.

2.Ham thích chúng sinh Cõi Sắc, chúng sinh Cõi Sắc trí tuệ cao hơn cõi Dục, tâm của họ vi tế hơn rất nhiều lần, cho nên ham thích của họ không quá thô thiển như cõi Dục, nên ham thích cõi Sắc là thiền định an lạc, là ham thích sự tâm trong sáng quang minh, hưởng thụ an lạc tự nhiên.
Tóm lại: Người cõi Sắc ham thích thiền định và ánh sáng an lạc quang minh của tự tâm họ.

3. Ham thích chúng sinh Cõi Vô Sắc: Chúng sinh cõi Vô Sắc ham thích của họ không quá thô thiển như 2 cõi dưới là: Cõi dục là dục thô và cõi Sắc là thiền định và ánh sáng quang minh, an lạc của tự tâm.
Cái an lạc của cõi Vô Sắc là đã tạm thời: đoạn được phiền não sâu xa vi tế, hay nói cách khác họ đã tạm thời đè được tất cả phiền não của trạng thái vi tế sâu xa nhất.

-Người ở cõi Vô Sắc hầu như họ không bị quá ảnh hưởng đến sự an lạc thô cõi dục và trạng thái an lạc vi tế của thiền định, mà đang họ dính mắt bởi phiền não nhập và xuất thiền định, nói thuần tiếng Việt là: trạng thái ra vào thiền định.

-Nghĩa là dù họ đạt định “vô tưởng” đi chăng nữa, nhưng khi họ ra định thì vẫn bị cảnh giới ngoài khống chế, khiến họ sinh tâm phiền não.
-Căn bản do người đắc định vô tưởng này, do chưa đắc được tuệ vô ngã nên vẫn bị cảnh giới lay động,

-Ví dụ như: Thầy của đức Phật, khi ngài học đạo lúc chưa chứng quả là: ông Uất Đầu Lam Phất (Udraka Rāmaputra) dù ông đã đắc định cao nhất, trạng thái an lạc cao nhất của thiền định, nhưng khi ra định rồi! Lúc ông muốn nhập định lại thì bị mấy con chim đậu lên đầu và ỉa lên đầu ông, cùng lúc ấy có con cá khác nhau, cứ bơi qua bơi lại, làm xáo động ông không thể nhập định.

Ông thấy vậy nổi giận, trong tâm nghĩ rằng muốn làm con Phi Ly, vừa bắt con chim trên đầu, vừa bắt mấy con cá dưới nước.

Nếu theo thế gian ngày nay, ông Uất Đầu Lam Phất thầy nổi tiếng dạy đạo bấy giờ, ông là người thượng căn, mà bản thân ông cũng không thể đoạn trừ phiền não, nếu không có đức Phật xuất thế.

Vì thế, nếu đức Phật không xuất thế, thì chúng sinh có nỗ lực tự tu cách mấy cũng khó giải thoát. Và rất tiếc sau khi đức Phật thành đạo quán sát muốn độ cho 2 ông thầy, nhưng họ đều đã chết.

*Tóm lại: Ham thích chúng sinh cõi Vô Sắc là đoạn trừ phiền não.

4. Ham thích của Bồ Tát là viên mãn Phật quả vị vì độ vô lượng chúng sinh. Ham thích của Bồ Tát là tâm từ bi lợi lạc chúng sinh.

*Vậy muốn cho tất cả mọi chúng sinh ham thích của họ được thỏa mãn.
-Nếu không thỏa mãn mọi ước nguyện thì họ sẽ không ham thích, vì thế nên tôi sẽ trích dẫn Kinh, Luận để chứng minh Cõi Cực Lạc, đều đầy đủ sự ưa thich của:

1. Ưa thích chúng sinh cõi Dục
2. Ưa thích chúng sinh cõi Sắc
3.Ưa thích chúng sinh cõi Vô Sắc
4. Ưa thích của các thánh Bồ tát.

*Bởi cõi Cực Lạc tịnh độ, là cảnh giới của chư Phật, là công đức của chư Phật, là tướng thanh tịnh cảnh giới Bát nhã, không phải tư duy của phàm phu v.v… do đó mong rằng, mọi người hoan hỷ tin nhận những lời bình luận của Chư thánh Ấn Độ.


Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:

Quán tướng Thế Giới ấy
Hơn hẳn Đạo ba cõi (Tam Giới)


Cứu cánh như hư không
Rộng lớn không bờ mé.

*Cõi Cực Lạc nó ra ngoài phạm vi của ba cõi giới. Ba cõi giới là: Cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc của Thế giới Luân Hồi của Phật Thích Ca Mâu Ni, không có nghĩa là 10 phương cõi của chư Phật cũng có ba cõi giới.

Vì ba cõi giới là sự hiểu biết của chúng sinh của thế giới Luân Hồi. Nếu cõi này đã không có trong ba cõi giới, thì chỉ có chư Phật với nhau mới có thể hiểu tột cùng, huống hồ phàm phu hiểu được.

Bởi thế, chỉ nguyện đức Như Lai Thích Ca vô thượng đạo sư Phật Bảo và đức A Di Đà Như Lai cùng 10 phương hết thảy chư Như Lai gia trì, cho con hiểu chút đôi phần để đền ơn Phật.

Báo đền ơn Phật, để đáp tạ lại cái nguyện vọng tha thiết của Tỳ kheo Pháp Tạng vì tất cả hữu tình khổ não chúng sinh, vì 5 đại kiếp trang nghiêm cõi Tịnh độ, để vì tất cả phàm phu chúng ta, bị bao vây bởi phiền não và nghiệp.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Công Đức trang nghiêm cõi nước của Đức Phật A Di Đà ấy. Hiện bày thành tựu sức Đại Công Đức lợi ích cho thân mình, thành tựu Công Đức lợi ích cho người khác của Đức Như Lai. Cho nên trang nghiêm cõi Phật Vô Lượng Thọ ấy là Cảnh Giới màu nhiệm của Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya).

*Bồ tát Thế Thân đã nói, cõi Cực Lạc của đức A Di Đà Như Lai, là tướng của đệ nhất nghĩa.
-Tướng của đệ nhất nghĩa là tướng bát nhã, tướng bát nhã là thanh tịnh tướng.
-Tướng thanh tịnh của chư Phật là viên mãn do tích lũy 2 tư lương phước trí và vô số môn ba la mật mà hợp thành.
-Chúng sinh trong 10 phương quen sống cảnh nghiệp của mình, nên chấp vào cảnh giới mình ở mà suy luận cõi của chư Phật, giống như cá ở trong hồ chậu, chẳng hề biết vạn vật ở 10 phương.


TRANG NGHIÊM CÕI DỤC.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Tịnh Quang Minh (hào quang trong sạch) đầy đủ
Như gương, vành Nhật Nguyệt
Đủ Tính các châu báu
Đầy đủ Diệu Trang Nghiêm
Vô Cấu Quang (ánh sáng không dơ bẩn) rực lửa
Trong sáng, chiếu Thế Gian


ĐẠI LẠC SIÊU VIỆT HƠN CÕI DỤC THẾ GIAN.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Cỏ Công Đức,Tính báu
Mềm mại xoay trái phải
Người chạm sinh Thắng Lạc
(niềm vui thù thắng)
Hơn Ca Chiên Lân Đà (Kācilindi: tên của Thủy Điểu, loài chim ở trong biển,
khi tiếp chạm thì sinh niềm vui lớn)thì sinh niềm vui lớn).

TRANG NGHIÊM CÕI DỤC.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Hoa báu, ngàn vạn loại
Phủ khắp ao, sông, suối
Gió nhẹ lay cánh hoa
Ánh sáng chen nhau chuyển
Cung điện, các lầu gác
Quán mười phương không ngại
Cây tạp, màu sáng lạ
Lan can báu vây quanh
Vô lượng báu quấn nhau
Lưới, võng đầy hư không
Mọi loại chuông phát tiếng
Tuyên bày âm Diệu Pháp
Mưa hoa, áo trang nghiêm
Vô lượng hương xông khắp.


TRANG NGHIÊM CÕI SẮC – THIỀN ĐỊNH VÀ ÁNH SÁNG QUANG MINH TỰ TÂM.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Yêu thích vị Phật Pháp
Dùng Thiền Tam Muội ăn.


KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ NÓI:

“Ánh sáng ngọc ma-ni chiếu soi trăm do-tuần, giống như ánh sáng của năm trăm ức mặt trời mặt trăng hợp lại, không thể tính kể”.

Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:
Ánh sáng của hoa sen chói sáng hơn cả mặt trời mặt trăng. Trong mỗi đóa hoa sen phát ra ba mươi sáu trăm ngàn ức ánh sáng”.

*Tất cả hoa, lá, cây, cối, đường đi, tường ở cõi Cực Lạc v.v… đều sáng hơn mặt trời mặt trăng gấp vạn lần.

Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:
A-nan! Cõi nước Cực lạc kia, vào những buổi sáng tối khắp cả bốn phương, gió hòa hiu hiu thổi động, không nghịch không loạn, thổi các loại tạp hoa, có các loại hơi hương thơm tho, xông khắp cả cõi nước đó. Tất cả hữu tình được gió thổi chạm vào thân thể, thì được sự an hòa điều thích giống như Tỳ-kheo được Diệt tận định.


ƯA THÍCH CÕI VÔ SẮC.

Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ của ngài Thế Thân Bồ Tát:
Thân Tâm lìa phiền não
Vui thích không gián đoạn,


Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:
Nếu con được thành Phật mà hàng trời, người trong cõi nước của con hưởng thọ sung sướng không bằng Tỳ -kheo lậu tận thì con không nhận lấy Chánh giác.


Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (Kinh Vô Lượng Thọ) cuả ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch:
A-nan! Cõi nước Cực lạc kia, vào những buổi sáng tối khắp cả bốn phương, gió hòa hiu hiu thổi động, không nghịch không loạn, thổi các loại tạp hoa, có các loại hơi hương thơm tho, xông khắp cả cõi nước đó. Tất cả hữu tình được gió thổi chạm vào thân thể, thì được sự an hòa điều thích giống như Tỳ-kheo được Diệt tận định.

*Định diệt tận tức là định diệt hết phiền não của các vị Thánh.

ƯA THÍCH CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT.

Kinh Vô Lượng Thọ của ngài Khang Tăng Khải dịch:

Nếu con được thành Phật mà chúng Bồ-tát ở cõi phương khác sinh về nước con thì hoàn toàn đạt đến bậc Nhất sinh bổ xứ.

Trừ người có bản nguyện, giáo hóa tự tại, vì chúng sinh nên mặc giáp thệ nguyện rộng lớn tích chứa công đức, độ thoát tất cả, du hành các cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, cúng dường chư Phật Như Lai mười phương, giáo hóa vô lượng hằng sa chúng sinh khiến họ đứng vững nơi đạo Chánh chân vô thượng, siêu việt các hàng phàm phu, tu hành các địa, hiện tại tu tập công đức Phổ Hiền, nếu không như vậy thì con không nhận lấy Chánh Giác.

*Một khi đã sinh về cõi Tịnh độ Cực Lạc thì tùy theo ý thích mình giáo hóa chúng sinh trong 10 phương được tự tại, do bổn nguyện của đức A Di Đà Như Lai, nên được như vậy.

Bồ Tát Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm phẩm 40 – do Tam tạng Bát Nhã dịch nói:
“Nhờ Đức Phật kia” thọ ký rồi!
Tôi hóa vô số vạn ức thân
Trí tuệ rộng lớn khắp mười phương
Lợi lạc tất cả cõi chúng sinh.

Vô Lượng Thọ Như Lai Hội của ngài Bồ Đề Lưu Chí dịch:
Nếu có các Bồ Tát
Chí cầu cõi thanh tịnh
Thấu suốt pháp vô ngã
Nguyện sinh nước An Lạc.

*Qua tất cả đoạn kinh trên, cảnh tướng của Cõi Tịnh độ Cực Lạc đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu, mọi nguyện của tất cả chúng sinh và các thánh Bồ Tát.

-Muốn để tất cả chúng sinh ham thích điều gì, thì phải để họ hiểu rõ sự thật chân tướng của sự việc đó một cách rõ ràng, những sự hiểu biết này sẽ làm động lực giúp họ ham thích niệm Phật hơn.

- Thay vì niệm Phật một cách gượng ép, nếu chúng ta hiểu rõ cõi Cực Lạc Tịnh độ, chúng ta sẽ niệm Phật với tâm ưu thích vô cùng.

Mẹ A Di Đà Phật.



Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách