KINH SỐ 2647: TỊNH ĐỘ VĂN LOẠI TỤ SAO - CỦA THÂN LOAN THÁNH NHÂN.

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

KimCangMinhChau
Bài viết: 60
Ngày: 09/05/23 06:11
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH SỐ 2647: TỊNH ĐỘ VĂN LOẠI TỤ SAO - CỦA THÂN LOAN THÁNH NHÂN.

Bài viết chưa xem gửi bởi KimCangMinhChau »

TẢI TRỌN BỘ TỊNH ĐỘ VĂN LOẠI TỤ SAO KINH VĂN SỐ 2647.
https://thuvienhoasen.org/images/file/8 ... ao.pdf[url][/url]

DẪN NHẬP​

Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao (浄土文類聚鈔) là tác phẩm của Thân Loan Thánh nhân (1173-1262) trước tác vào sơ kỳ thời đại Kiêm Thương. Đó là một luận thư ghi lại những yếu nghĩa của Tịnh độ Chân tông. Cuốn sách này còn được gọi là Lược Văn Loại (略文類), trái ngược với Quảng Văn Loại (廣文類) là “Giáo Hành Tín Chứng” (教行信証, Kyōgyōshinshō, vì nó giải thích giản lược, phác thảo cho nội dụng của “Giáo Hành Tín Chứng”, và nó là cuốn sách phải đọc cho những ai đangnghiên cứu về mối quan hệ giữa Tín tâm và Niệm Phật. Mặc dù bản thảo gốc của Thân Loan không còn tồn tại nhưng vẫn có một số bảo sao chép của văn bản này.

Về thời gian trước tác vẫn chưa được xác định là nó được viết trước hay sau “Giáo Hành Tín Chứng”. Có người cho rằng nó được viết vào khoảng thời gian của tác phẩm chính “Giáo Hành Tín Chứng”.

Nội dung cuốn sách này trích dẫn Tam Kinh Tịnh Độ và dẫn dụng luận thư của Long Thọ, Thế Thân, Đàm Loan, Thiện Đạo, để mô tả những lời dạy của Tịnh độ giáo, pháp môn “Tịnh độ vãng sanh”, ngang qua Vãng tướng hồi hướng và Hoàn tướng hồi hướng, quan điểm mà Thân Loan rất coi trọng. Nó cũng thảo luận về tầm quan trọng của "Giáo – Hành – Chứng", và nói rằng Đại Kinh, Quán Kinh và Tiểu Kinh đều thừa nhận chánh nhân của sự vãng sanh Tịnh độ An Lạc là tín tâm vào Bản nguyện lực hồi hướng.


Đặc biệt, Thân Loan đưa ra khái niệm “Đại hành” và “Tịnh tín” đi đôi với nhau trong sự giải thích về Đại hành. Dẫn dụng Thành tựu nguyện văn của nguyện thứ 17 và nguyện thứ 18 trong Đại Kinh, Thân Loan nhấn mạnh Hành và Tín đều nhiếp thuộc Nhất niệm, và chúng không thể tách rời nhau. Cốt lõi của cái gọi là "luận bàn về hành tín” có thể được nhìn thấy ở sách này.

Ngược lại với nội dung của Tịnh Độ Văn Loại, "Giáo Hành Tín Chứng” được gọi là "Quảng Văn Loại”, vì nó giải thích chi tiết bằng cách trích dẫn nhiều kinh sách khác ngoài Tam Kinh Tịnh Độ, chẳng hạn như dẫn dụng thêm những chú sớ của Đạo Xước, Nguyên Tín, Nguyên Không. Ngoài ra, Tịnh Độ Văn Loại cũng không có nội dung của quyển 5 "Chân Phật Độ” và quyển 6 “Hóa Thân Độ” của Giáo Hành Tín Chứng.

"Giáo Hành Tín Chứng” là Thánh điển căn bản cho thấy những lời dạy của Thân Loan Thánh nhân, và cuốn Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao này có ý nghĩa lớn như một tác phẩm giúp chúng ta hiểu được cấu trúc và ý thú của "Giáo Hành Tín Chứng”.

San Francisco, 4/1/2024
Đệ tử Quảng Minh kính ghi


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]69 khách