Ngã tướng? Nhơn tướng? Chúng sanh tướng?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Lê Trường
Bài viết: 47
Ngày: 13/09/12 05:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Ngã tướng? Nhơn tướng? Chúng sanh tướng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Lê Trường »

Có duyên đọc được nên đăng lên diễn đàn cho mọi người cùng tham khảo!

Ngã tướng là thế nào? Ngã tướng là cái tướng mà chúng sanh cho rằng do công tu hành của mình mà mình được CHỨNG. Ví như người thân thể khỏe mạnh, chợt quên lửng mình, chẳng màng để ý mình là ai. Một hôm trái gió trở trời, long y đến châm cứu, người bệnh có cảm nhận "ta" đau. Cho rằng mình được CHỨNG là lúc hành giả tỏ lộ "bản ngã" chấp mắc của mình.

Nhơn tướng là thế nào? Nhơn tướng là cái tâm NGỘ, cái tâm nhận thức rằng "ngã tướng" là cái không có thật, không nên chấp mắc "ngã tướng". Tâm tỏ ngộ đó chính là "nhơn tướng". Tâm tỏ ngộ đó, dù ngộ Niết bàn viên mãn cũng là bản chất từ ngã tướng, cho nên gọi đó là "nhơn tướng".

Chúng sanh tướng là thế nào? Chúng sanh tướng là cái vượt sâu hơn tướng "chứng" và "ngộ" trên. Nhận thức và phán đoán hai tướng "chứng" và "ngộ" đều phát xuất từ bản chất "ngã tướng" chưa đúng chân lý "ưng vô sở trụ". Chúng sanh tướng ở đây, tức là tướng LIỄU, vì tánh chất LIỄU TRI sâu sắc của nó, đối với quá trình CHỨNG, NGỘ.

Thọ mạng tướng là thế nào? Thọ mạng tướng là cái tâm thanh tịnh sáng soi tĩnh GIÁC. Tâm tĩnh GIÁC nầy sâu thẳm, có khả năng nhận thức cả tánh chất "LIỄU TRI" vi tế thuộc phạm trù "chúng sanh tướng" ở trên. Khả năng nhận thức thẳm sâu đó gọi là GIÁC. Vì vậy, thọ mạng tướng tức là tướng GIÁC vi tế thẳm sâu, ví như mạng căn trong một con người.

*Tịnh nghiệp chướng
Người hành đạo mà không dứt trừ "ngã tướng"… thì không thể vào được biển Viên Giác tịch diệt Như Lai. Nếu người tỏ ngộ "ngã" vốn không thì sẽ không còn thấy người huỷ báng mạ nhục mình. Bằng ngược lại, thấy rằng ta là bậc tôn sư, là người thuyết pháp tế độ chúng sanh thì biết người đó chưa đoạn trừ "ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng".
Những người tu hành hậu thế thuyết bệnh mà cho là thuyết pháp. Cho nên Phật gọi là những kẻ đáng thương. Dù siêng năng tu hành khó nhọc, nhưng chỉ làm tăng thêm bệnh không thể vào được biển Giác thanh tịnh Như Lai.
Người tu hành không hiểu rõ tứ tướng, lấy kiến giải và pháp tu hành của Như Lai làm của mình, cho nên tu mãi mà chẳng được gì! Hoặc có hạng người chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, thấy ai tu hành thắng tấn sanh tâm ganh ghét tị hiềm. Hạng người nầy cùng trong số chưa đoạn trừ "ngã ái" không thể vào nhà Viên Giác thanh tịnh.
Chúng sanh đời sau mong cầu chứng đắc mà không mong cầu tỏ ngộ chân lý, tu hành như thế chỉ tăng trưởng ngã mạn chồng chất cao thêm "ngã kiến". Riêng hạng người siêng năng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh, chưa chứng khiến chứng, chưa đắc khiến đắc, chưa đoạn khiến đoạn, tham, sân, si, mạn… đối cảnh tâm không sanh ta, người, ân, oán tất cả đều vắng lặng, Phật nói người đó lần lần sẽ được thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng.
Thiện tri thức là một trợ duyên trong đường tu tập. Tìm thiện tri thức phải tránh xa người tà kiến. Trong việc tìm cầu mà có xen tâm yêu ghét thì không thể vào được biển Viên Giác thanh tịnh.


Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách