Bái lạy một câu nói

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Hẵn các vị vẫn quen thuộc với câu nói này:

"Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ..."

Cho phép được chia sẻ đôi lời:
- Rằng càng học pháp alpha càng bái phục câu nói này, thực sự như thế và nhiều lúc không hiểu tại sao câu nói này có nhiều uy lực đến như thế. Càng như thế càng Kính phục Thầy Thích Ca gấp bội lần.

- Kính chư hiền, cái tâm này thực sự vô thường, từ lúc nhập đạo đến giờ thực tế đã có quá nhiều sự va chạm trong tư tưởng về con đường giác ngộ giải thoát Thầy dạy. Nếu như cái tâm này là một hòn đá trôi từ nguồn về biển, thì hòn đá ấy bị va chạm, bị gọt bào mọi góc cạnh, lắm lúc đau khổ, sốc và phiền não trăm bề.

- Quá trình đó, alpha may mắn được nhiều vị có thể nói là thành tựu, chỉ dạy cho. Nhưng OÁI ĂM THAY, mỗi người họ là một con đường, chẳng ai giống ai, họ cũng đều nói họ đúng, chưa ai nhận con đường họ là sai, lắm lúc xét về quan điểm thì giữa họ có sự mâu thuẩn đối nghịch với nhau.

Thế thì, làm sao có thể nương tựa thiện tri thức, nương tựa Tăng, vậy là phải là "hãy tự mình y tựa chính mình". Than ôi, đây thực sự là một khó khăn vô cùng với đối với mỗi ai muốn giác ngộ giải thoát. Càng suy ngẫm và trải nghiệm, càng kính phục Thầy.

Này chư hiền, hãy nghĩ đến một chặng đường dài vô cùng vô tận từ thời vô thủy cho đến vô chung, một chúng sanh tầm cầu giải thoát bước độc hành trước sương gió bão táp của phiền não, đau khổ cứ đi ngược chiều của bão gió cát bụi mà bóng chiều cứ nhanh chóng nghiêng dài.

Này chư hiền, hãy nghĩ đến thời điểm lâm chung của mạng căn, này chư hiền huynh đệ thân thuộc mẹ cha có thể nào giúp đỡ được cho ta thoát khổ ngoài những tiếc khóc thương vô ích của tham ái.

Này chư hiền, bởi vì là "hãy tự mình y tựa chính mình", "dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa" ấy thế nên sự tập trung cao độ vào con đường giác ngộ giải thoát là tối cần thiết. Mỗi ngày cứ phải làm những việc lòng ta chẳng muốn làm, cơm áo gạo tiền chính là phiền não.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết: Này chư hiền, bởi vì là "hãy tự mình y tựa chính mình", "dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa" ấy thế nên sự tập trung cao độ vào con đường giác ngộ giải thoát là tối cần thiết. Mỗi ngày cứ phải làm những việc lòng ta chẳng muốn làm, cơm áo gạo tiền chính là phiền não.
Cơm áo gạo tiền tự nó không phải là phiền não.

Phiền não là do có ý thức khởi phân biệt chấp trước chen vào. Cơm áo gạo tiền đầu có ý thức phân biệt, tại chính bản thân mình suy nghĩ phân biệt nên phiền não từ đó phát sanh.

Vậy muốn hết phiền não thì phải làm cho tâm ý trong sạch mới được.

Kinh Pháp Cú:

"Không làm các việc ác
Vân làm mọi điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Phải, phải. Biết cách dùng dao thì dao không làm hại đến mình.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Lành thay! người có duyên phước nên buông lời dễ dàng quá!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

alphatran đã viết:Hẵn các vị vẫn quen thuộc với câu nói này:

"Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ..."

Cho phép được chia sẻ đôi lời:
- Rằng càng học pháp alpha càng bái phục câu nói này, thực sự như thế và nhiều lúc không hiểu tại sao câu nói này có nhiều uy lực đến như thế. Càng như thế càng Kính phục Thầy Thích Ca gấp bội lần.

- Kính chư hiền, cái tâm này thực sự vô thường, từ lúc nhập đạo đến giờ thực tế đã có quá nhiều sự va chạm trong tư tưởng về con đường giác ngộ giải thoát Thầy dạy. Nếu như cái tâm này là một hòn đá trôi từ nguồn về biển, thì hòn đá ấy bị va chạm, bị gọt bào mọi góc cạnh, lắm lúc đau khổ, sốc và phiền não trăm bề.

- Quá trình đó, alpha may mắn được nhiều vị có thể nói là thành tựu, chỉ dạy cho. Nhưng OÁI ĂM THAY, mỗi người họ là một con đường, chẳng ai giống ai, họ cũng đều nói họ đúng, chưa ai nhận con đường họ là sai, lắm lúc xét về quan điểm thì giữa họ có sự mâu thuẩn đối nghịch với nhau.

Thế thì, làm sao có thể nương tựa thiện tri thức, nương tựa Tăng, vậy là phải là "hãy tự mình y tựa chính mình". Than ôi, đây thực sự là một khó khăn vô cùng với đối với mỗi ai muốn giác ngộ giải thoát. Càng suy ngẫm và trải nghiệm, càng kính phục Thầy.

Này chư hiền, hãy nghĩ đến một chặng đường dài vô cùng vô tận từ thời vô thủy cho đến vô chung, một chúng sanh tầm cầu giải thoát bước độc hành trước sương gió bão táp của phiền não, đau khổ cứ đi ngược chiều của bão gió cát bụi mà bóng chiều cứ nhanh chóng nghiêng dài.

Này chư hiền, hãy nghĩ đến thời điểm lâm chung của mạng căn, này chư hiền huynh đệ thân thuộc mẹ cha có thể nào giúp đỡ được cho ta thoát khổ ngoài những tiếc khóc thương vô ích của tham ái.

Này chư hiền, bởi vì là "hãy tự mình y tựa chính mình", "dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa" ấy thế nên sự tập trung cao độ vào con đường giác ngộ giải thoát là tối cần thiết. Mỗi ngày cứ phải làm những việc lòng ta chẳng muốn làm, cơm áo gạo tiền chính là phiền não.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle
kinhle kinhle kinhle kính đạo hữu Alphatran

Nỗi niềm trên ai trải qua mới hiểu. Kính phục bái lạy thì xin hãy thắp sáng ngọn đèn ấy lên, đó là soi sáng tự thân & thế gian nhờ thấy chút ánh sáng rọi qua cũng tự thắp tiếp ngọn đèn cho chính mỗi tự thân vậy.

Vô số người cùng đi một con đường nhưng thật ra tự đi một mình rất cô đơn, không thể nói cho ai hiểu ngay cả với vị Thầy. Con đường có nhiều đoạn nhiều phần, có đá cứng làm đau buốt bàn chân, có hoa thơm cỏ lạ làm chùn bước, hay như dòng sông có nhiều thác nghềnh phải vượt. Vô số người đang đi ngược dòng sanh diệt nhưng vẫn phải sanh diệt theo dòng nên chân phải cứng hơn đá, tim phải vững hơn gió, ý chí phải chạy đua với nghiệp lực….. nên tuy cùng đi một con đường mà nào có điểm hội tụ để gặp nhau.

Chỉ mong đừng là khúc gỗ mục nát giữa dòng, bị tấp vào bờ này bờ kia, hay mắc cạn trên cồn cát, hay chìm lĩm giữa dòng, không mục nát nên gỗ sẽ trôi xuôi về biển.
Biển là nơi hội tụ của trăm dòng.

Kinh, bt kinhle


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu cục đất,

Con cũng đã từng nghe rằng trăm sông đều hội tụ ở biển cả. Nhưng đối với con đường tu đạo mỗi người một đường nhưng có thể khẳng định trăm đường đều về một đích thì đều có có phần không thuyết phục lắm.

Con đã và đang nghĩ nhiều về cái thấy biết của các vị ấy: thiện tri thức cũng vậy, các bậc cao tăng ngày trước và ngày nay cũng vậy. Mỗi người đều thấy biết riêng và có những điểm trái ngược nhau. Nhưng không ai tự nói mình sai, mà chỉ tự nói rằng mình đúng và bài bác những con đường khác là sai trái. Điều này nhan nhản Nam Bắc đều có không phải chỉ riêng một hệ phái nào.

Rốt cuộc là thế nào?
- Phải chăng vô minh là bịnh, ai vớ được món thuốc nào hay hết bịnh thì cho rằng các thuốc khác không trị hết bịnh được?
- Phải chăng những gì họ thấy là chân thực thì thực sự chỉ là giả uyễn chẳng thật, vị ngộ giả làm chân nên mới sinh cái cảnh trớ trêu như thế?
- Phải chăng trong số họ chỉ có một số người đúng, còn lại là sai?
- Phải chăng tất cả họ đều sai nốt?

Còn về Kinh điển, con đã có câu trả lời, thưa cô và thưa đạo hữu cục đất:
- Kinh Nam Truyền ngày nay các nhà nghiên cứu và tăng ni Nam Truyền CŨNG CHỈ DÁM NÓI MỘT CÂU ỠM Ờ rằng đây là kinh điển GẦN NGUYÊN THỦY NHẤT (1)
- GẦN NGUYÊN THUỶ NHẤT nghĩa là KHÔNG PHẢI KINH NGUYÊN THỦY (2)
=> Từ (1) và (2) suy ra Kinh Nam Truyền cũng chỉ là kinh giả nốt. Ấy thế mà lâu nay ta cứ chấp nó là thật mà lao đầu vào tranh cải. Phí thời gian và alpha thấy mình thật ngu xuẩn lắm. (Nếu có vị nào thấy chướng tai gai mắt thì nên học cho bằng được cái tâm tầm cầu chân lý dám đối mặt với sự thật đi).

Trong lúc suy nghĩ nhiều thì chợt nhớ đến lời nhắc nhở của đạo hữu cục đất:
- rằng QUY Y PHÁP chứ KHÔNG QUY Y KINH.
- mà đạo hữu cục đất cũng từng trích kinh chỉ dạy, pháp muốn biết là chánh hay tà thì trước phải học sau thực hành nếu thấy ác giảm thiện tăng thì đó là chánh pháp (chỗ này alpha chỉ nhớ nôm na, mong đạo hữu cục đất chỉnh sửa giùm cho)
=> Như thế chúng sanh từ xưa đến nay muốn tầm cầu chánh pháp tất yếu phải trải qua quá trình thử và sửa. Giai đoạn quan trọng nằm ở thực hành, không phải ở lý luận hay văn tự.

Nay con đã ngán ngẫm văn tự, cũng không thiết viết hay nói gì. Chỉ có điều dù đã lặn bóng nhưng các vị vẫn quan tâm chỉ dạy, alpha tùy duyên viết thêm mấy dòng chia sẻ xem như cảm tạ các vị.

Kính lễ! kinhle


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa ành giả alphatran.

Hôm này Cường nam nghê được lời nói của anh cường sự thật rất vui mừng cho anh.

"Vậy nên này Ananda,1) hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha),2) hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) 3)chớ y tựa một cái gì khác. 4) Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, 5)dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, 6)chớ nương tựa một cái gì khác ..."
Thế thì, làm sao có thể nương tựa thiện tri thức, nương tựa Tăng, vậy là phải là "hãy tự mình y tựa chính mình". Than ôi, đây thực sự là một khó khăn vô cùng với đối với mỗi ai muốn giác ngộ giải thoát. Càng suy ngẫm và trải nghiệm, càng kính phục Thầy.
Anh alphatran. câu thứ nhất chính là tự tu, tự chứng , tự ngộ trong Pháp Bảo Bảo Đàn kinh.

1) hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tức là tự tu, tu là sưa sai, tu bổ.

2) hãy tự mình y tựa chính mình, tức là nên nhận được bổn tâm thấy được bổn tánh.

3)chớ y tựa một cái gì khác.tức là chẳng lọt vào tam muội.

4) Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, tức là tâm hành trực.

5)dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa,tức là dùng bình đẳng làm chuẩn, tức là trung đạo.

6)chớ nương tựa một cái gì khác , tức là không mê muội, mơ tưởng, ảo ảnh, hư vọng, cho nên các thứ mà miệng tụng, niệm mà tâm và thân không có làm ấy gọi là mơ tưởng ảo ảnh, chứ không phải là Phật pháp trung đạo, nếu dùng pháp đối đải quáng chiếu thì các pháp ấy không bình đẳng chút nào.

Nhật tâm niệm Phật sanh cổi cực lạc không phải như các nhà thuyết pháp nói théo cái cách mê muội mà thành được, họ đả hiểu lầm ý kinh rồi, cho nên mới có rất nhiều Phật tử mê muội, nhưng nếu họ không mê muội thì các ông ấy không có nỏi tiến và cháu củng không có miếng húp.

Nhật tâm tức là nhất quáng, nhật trực, nhất ý nghỉa là trung đạo, nghỉa là tâm hành trực, trí niệm trực hành, niệm mà chẳng nhiểm trước, nhật tâm mà chẳng dính mắc, ấy là tức tâm, tức Phật, nhật niệm mà chẳng hành như nhất niệm thì bằng như tà đạo.

nếu được nhất niệm mà tâm và thân hành mà chẳng dính mắc ấy là chánh giác trực tâm. vì vậy Cường mới nói, ( miệng thì nói nhật tâm niệm phật) nhưng miêng thì nói đi Vũng tàu, nhưng thân thì cứ nằm ở đó thì bao giờ mới đến Vũng Tàu?

Cho nên Cường mới nói thuyết pháp nếu lìa tự tánh ấy là tướng thuyết, là vì họ chẳng hiểu cái gì gọi là bình đẳng của Phật dạy, miệng thì nói bình đẳng, nhưng khi thuyết ra các lý thuyết chẳng bình đảng chút nào cả, vậy mà gọi là nhà Phật Ư? nhà giác tri Ư?

nếu có ai mà thuyết pháp chính tự tánh thuyết người nó sự thật là một vị Phật đó, bởi vì thuyết thông cập tâm thông, như nhựt sử hư không, tâm thông tư nhiên thuyết củng thông.

Cho nên các vị sư chẳng cần tự biện và chánh cải không có ít lời gì đâu, nên tự hiểu mình để trước khi hiểu kinh Phật thì sể thuyết được như tâm thông thôi, nếu chẳng chiệu làm như vậy, dẫu cho có dùng hết các lịch sử của nhà Phật, và các văn tự lý giả của nhà Phật và cuổi cùng củng chẳng giải được cho chính mình trong vô minh, vì vô mình chính là các nhà thuyết pháp bừa bải chưa được phương tiện tiêu chuẩn của nhà Phật đó.

Một Tổ sư thiền Dạt Ma có tóc áo trang đi nói Pháp cho ao vàng nhà Phật, một áo Vàng nhà Phật đi nói khai tri kiến chúng sanh cho áo trang, thiệt là tức cười cho cái gọi là nhà Phật ngày này, họ chẳng bảo giờ nghỉ lại đang học đạo lý của một thiền sư Đạt Ma áo tráng có tọc, mà họ đi nói là người có tóc và áo tráng không phải tiêu chuển của nhà Phật, thấy tức cười quá. chẳng hiểu họ học từ đâu ra mà có cái đạo lý này, mây là Tổ Đạt Ma đả viên tịch thành Phật, kẻo không chết rồi củng phải bật dậy.

Cường Nam AO SEN


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thánh Trí đầu rồi không gặp anh vẩn khỏe chứ.
by Thánh_Tri » 19/Mar/'13, 06:51

alphatran wrote:
Này chư hiền, bởi vì là "hãy tự mình y tựa chính mình", "dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa" ấy thế nên sự tập trung cao độ vào con đường giác ngộ giải thoát là tối cần thiết. Mỗi ngày cứ phải làm những việc lòng ta chẳng muốn làm, cơm áo gạo tiền chính là phiền não.


Cơm áo gạo tiền tự nó không phải là phiền não.

Phiền não là do có ý thức khởi phân biệt chấp trước chen vào. Cơm áo gạo tiền đầu có ý thức phân biệt, tại chính bản thân mình suy nghĩ phân biệt nên phiền não từ đó phát sanh.

Vậy muốn hết phiền não thì phải làm cho tâm ý trong sạch mới được.
Kinh Pháp Cú:

"Không làm các việc ác
Vân làm mọi điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phậ
bài giảng rất hay tán tháng tán tháng.

Cường Nam Ao SEN.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
alphatran đã viết:Kính cô biển tâm,
Kính đạo hữu cục đất,

Con cũng đã từng nghe rằng trăm sông đều hội tụ ở biển cả. Nhưng đối với con đường tu đạo mỗi người một đường nhưng có thể khẳng định trăm đường đều về một đích thì đều có có phần không thuyết phục lắm.

Con đã và đang nghĩ nhiều về cái thấy biết của các vị ấy: thiện tri thức cũng vậy, các bậc cao tăng ngày trước và ngày nay cũng vậy. Mỗi người đều thấy biết riêng và có những điểm trái ngược nhau. Nhưng không ai tự nói mình sai, mà chỉ tự nói rằng mình đúng và bài bác những con đường khác là sai trái. Điều này nhan nhản Nam Bắc đều có không phải chỉ riêng một hệ phái nào.

Rốt cuộc là thế nào?
- Phải chăng vô minh là bịnh, ai vớ được món thuốc nào hay hết bịnh thì cho rằng các thuốc khác không trị hết bịnh được?
- Phải chăng những gì họ thấy là chân thực thì thực sự chỉ là giả uyễn chẳng thật, vị ngộ giả làm chân nên mới sinh cái cảnh trớ trêu như thế?
- Phải chăng trong số họ chỉ có một số người đúng, còn lại là sai?
- Phải chăng tất cả họ đều sai nốt?

Còn về Kinh điển, con đã có câu trả lời, thưa cô và thưa đạo hữu cục đất:
- Kinh Nam Truyền ngày nay các nhà nghiên cứu và tăng ni Nam Truyền CŨNG CHỈ DÁM NÓI MỘT CÂU ỠM Ờ rằng đây là kinh điển GẦN NGUYÊN THỦY NHẤT (1)
- GẦN NGUYÊN THUỶ NHẤT nghĩa là KHÔNG PHẢI NGUYÊN THỦY (2)
=> Từ (1) và (2) suy ra Kinh Nam Truyền cũng chỉ là kinh giả nốt. Ấy thế mà lâu nay ta cứ chấp nó là thật mà lao đầu vào tranh cải. Phí thời gian và alpha thấy mình thật ngu xuẩn lắm. (Nếu có vị nào thấy chướng tai gai mắt thì nên học cho bằng được cái tâm tầm cầu chân lý dám đối mặt với sự thật đi).

Trong lúc suy nghĩ nhiều thì chợt nhớ đến lời nhắc nhở của đạo hữu cục đất:
- rằng QUY Y PHÁP chứ KHÔNG QUY Y KINH.
- mà đạo hữu cục đất cũng từng trích kinh chỉ dạy, pháp muốn biết là chánh hay tà thì trước phải học sau thực hành nếu thấy ác giảm thiện tăng thì đó là chánh pháp (chỗ này alpha chỉ nhớ nôm na, mong đạo hữu cục đất chỉnh sửa giùm cho)
=> Như thế chúng sanh từ xưa đến nay muốn tầm cầu chánh pháp tất yếu phải trải qua quá trình thử và sửa. Giai đoạn quan trọng nằm ở thực hành, không phải ở lý luận hay văn tự.

Nay con đã ngán ngẫm văn tự, cũng không thiết viết hay nói gì. Chỉ có điều dù đã lặn bóng nhưng các vị vẫn quan tâm chỉ dạy, alpha tùy duyên viết thêm mấy dòng chia sẻ xem như cảm tạ các vị.

Kính lễ! kinhle
Hãy kham nhẫn, Hiền hữu alpha! Hãy kham nhẫn, Hiền hữu alpha! kinhle

một người đến học tập tu đạo, nếu khéo tu, thời Kinh văn(Chánh pháp) là phương tiện để tìm thấy sự an lạc Giải thoát; nếu vụng tu, thời chỉ tìm thấy phiền não và nghi hoặc; này Hiền hữu! Hiền hữu chấp vào Khổ thì bị "Khổ đè", chấp vào văn tự(Kinh) thì bị "Văn tự đè"; vậy thì đâu còn tìm thấy an lạc nữa

này Hiền hữu! Thái tử Sĩ-đạt-ta dụng Thân Tâm làm phương tiện để tu và Giác ngộ, dụng Văn tự để truyền đạt cho đời; các hậu học dụng Thân Tâm làm phương tiện chấp thủ, dụng Văn tự làm lưỡi kiếm binh đao,
sự kiện là như vậy, thời:

Phương tiện thủ phương tiện,
Sa-môn chống Sa-môn .
Hai pháp không thanh tịnh,
Không thể tới Niết-bàn.

này Hiền hữu! nếu có người tu học theo Nam Tông(Nguyên Thủy) lại cho rằng đó là lời Phật dạy, chấp thủkhông tôn trọng những học phái khác, thời cđ sẽ nói với vị ấy như sau:

"này bạn! không phải như vậy,

này bạn! tất cả Kinh văn, dầu là Nam Tông dầu là Bắc Truyền, tất cả đều không phải do Phật thuyết,

này bạn! nếu nói một cách chơn chánh như thật, giáo pháp của Phật (Thích Ca Mâu-Ni) gồm 2 phần: phần Luật được kết tập trước tiên do bới ngài U-pa-li, phần Pháp được kết tập sau đó do ngài A-nan-da; cả 2 sự kiện đều diễn ra sau khi Thế Tôn vô dư y Niết-bàn. Sự việc là như vậy, thời này bạn! không có sự kiện Kinh Luật bạn thọ học được thuyết bởi Thế Tôn.

Nếu nói một cách như chân,
một người thọ học về Pháp phải nói rằng tôi học Pháp được trùng tuyên bời Ngài A-nan-đa (do Ngài ấy nghe từ Thế Tôn),
một người học về Luật phải nói rằng tôi học tập giới Luật được tuyên bởi ngài U-pa-li (do ngài ấy nghe từ Thế Tôn)

và sự thật rằng, tất cả Kinh Luật đều không phải do Phật thuyết"


này Hiền hữu alpha! cđ sẽ trả lời Hiền hữu ấy như thế.

Hiền hữu alpha! cđ dùng Kinh văn dẫn chứng lời mình nói để người khác không nghĩ rằng đó là sở kiến của cá nhân (chứ cđ không có chấp thủ vào đó), và cđ không bao giờ dùng sở học để cật vấn hay tranh biện với một ai ở đời (vì tự biết mình đang vay mượn pháp bảo "của Thế Tôn"); người học Pháp phải khéo biết tùy duyên tùy thời :)

kính tặng Hiền hữu,

Thân tâm Hiền hữu là Kinh tạng
Trải từ Vô thỉ cũng ngàn trang,
Hãy mau giác ngộ "Chân kinh" ấy,
Là khéo liễu tri, khéo Niết bàn !

Kính chúc Hiền hữu an lạc và tăng thịnh Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đạo hữu cục đất có tâm thái như vậy khiến alpha thật sự cảm phục. Cảm ơn đạo hữu đã chỉ bảo thêm.

Một trong những điều alpha thấy mình rất ngu xuẩn đó là ham nói lý. Căn cứ theo một số cơ sở rồi suy lý ra, nương tựa vào đó mà cải nhau. Trong lúc suy nghĩ, nhớ lại câu chuyện con dòi và đống phân của đạo hữu Huệ Thông dạy thì ra: hợp lý là một thứ gì đó gớm ghiết, ghê tởm; hợp lý đối với con dòi là đống phân quý giá làm thức ăn; hợp lý đối với vị chư thiên ấy là sự tu hành. Đối mỗi chúng ta, hợp lý chịu sự chi phối của chấp ngã và sự thấy biết của cá nhân. Vì thế nó SAO có thể là chân lý, nó là nguồn gốc của đau khổ vậy.

Kinh Lăng nghiêm dạy, kẻ thông minh ham kiến chấp cũng như năm thứ ác kiến tà ngộ, mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc. Lúc trước đọc không hiểu, giờ nhận ra điều này mới hiểu được tại sao như thế.

Nay alpha đã thấy rõ, nói một năm, hai năm, mười năm hay một trăm năm cũng thật là vô ích lắm. Nay alpha tự mình đối diện với chính mình, tựa hồ như đối diện với một bầu hư không vô tận để tìm chân lý theo những gì Phật đã chỉ dạy. Chỉ mong không hoài công,

Kính lễ!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:Nay alpha tự mình đối diện với chính mình, tựa hồ như đối diện với một bầu hư không vô tận để tìm chân lý theo những gì Phật đã chỉ dạy. Chỉ mong không hoài công,

Kính lễ!
Hư không tuy không có nói, mà nói rất nhiều, thế này:

Trăng sao đầy trời lấp lánh
Gió thổi mây bay ngàn khơi
Cỏ hoa hiển bày tự tánh
Sông núi hùng vĩ tuyệt vời.

tangbong :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Bái lạy một câu nói

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

alphatran đã viết:Đạo hữu cục đất có tâm thái như vậy khiến alpha thật sự cảm phục. Cảm ơn đạo hữu đã chỉ bảo thêm.

Một trong những điều alpha thấy mình rất ngu xuẩn đó là ham nói lý. Căn cứ theo một số cơ sở rồi suy lý ra, nương tựa vào đó mà cải nhau. Trong lúc suy nghĩ, nhớ lại câu chuyện con dòi và đống phân của đạo hữu Huệ Thông dạy thì ra: hợp lý là một thứ gì đó gớm ghiết, ghê tởm; hợp lý đối với con dòi là đống phân quý giá làm thức ăn; hợp lý đối với vị chư thiên ấy là sự tu hành. Đối mỗi chúng ta, hợp lý chịu sự chi phối của chấp ngã và sự thấy biết của cá nhân. Vì thế nó SAO có thể là chân lý, nó là nguồn gốc của đau khổ vậy.

Kinh Lăng nghiêm dạy, kẻ thông minh ham kiến chấp cũng như năm thứ ác kiến tà ngộ, mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc. Lúc trước đọc không hiểu, giờ nhận ra điều này mới hiểu được tại sao như thế.

Nay alpha đã thấy rõ, nói một năm, hai năm, mười năm hay một trăm năm cũng thật là vô ích lắm. Nay alpha tự mình đối diện với chính mình, tựa hồ như đối diện với một bầu hư không vô tận để tìm chân lý theo những gì Phật đã chỉ dạy. Chỉ mong không hoài công,

Kính lễ!
Kính quý đạo hữu. tangbong

Kính đạo hữu Alpha. tangbong

Những gì sẽ ra trong nội tâm của Alpha, là những gì đã từng xảy ra trong nội tâm của kn, vào thời đó kn cũng khoảng tuổi bây giờ của Alpha vậy, vào thời bấy giờ làm gì có kinh văn hay diễn đàn ! kn cũng đã từng leo núi chơi vơi những nơi hẻo lánh, nhiều khi có thể vô ý thiếu cẩn thận, có thể rơi vào vực sâu bỏ mạng để chỉ học có một câu, hay một lời khuyên, và đã gặp rất nhiều người tu tập theo tà kiến, những nơi kn đã đi qua phần đông người mê tín dị đoan tà kiến dẫy đầy, trong tay cầm vài triệu tiền lẻ mà phát (vào thời đó khoảng 500_300 một bửa ăn hoặc mua trái cây một chục 16 trái , bửa nhiều lắm chưa tới 1000)
20 hoặc 30 ngàn, vừa tốn tiền vừa tốn công sức, sau đó kn phát tâm 10 hạnh nguyện cho được gặp Chánh Pháp, có lẻ do duyên lành nên kn đã gặp được một vị, lần đầu tiên khi kn vừa nghe sư giảng tâm tham, trong đầu óc kn bừng tỉnh và biết rằng mình đã gặp đúng chánh pháp (trước đó kn cũng đã từng nghe sư trong chùa nói Đức Phật dạy ba chữ Tham sân si ), suốt ngày sư chỉ dạy tâm tham và dạy trưc tiếp sống trong đơì sống hiện tại, sau khi nghe sư giảng vài lần có một hôm sư ra mở cổng vào tịnh xá cho kn, kn hỏi sư vì nhớ trong kinh Kalàma và kinh Sa Môn (4 điều tham chiếu lớn).

kn hỏi : Thưa sư, làm sao con biết đây lời Phật giảng ?
Sau khi nghe câu hỏi xong, sư cười to hoan hỷ đáp :_ Này con, nếu sau khi nghe xong và đem ra thực hành và con nhận thấy phiền não trong tâm được suy giảm. (chỉ có người trí mới hỏi, người đức tin thì làm thinh, người ngã mạn tìm câu hỏi làm bí người dạy, sau này kn mới hiểu)
Sư hoan hỷ nói tiếp :_ sư hoan hỷ khi nghe câu hỏi của con, sư là người gieo hạt, sư không dại đem những hạt giống này gieo xuống sỏi đá, sư chỉ gieo vào ruộng đất màu, và con chỉ là người gặp quả,có rất nhiều người đến với sư để học, khi nghe sư dạy bỏ bớt đi sự ràng buột tình cảm gia đình (tham ái) ai cũng sợ nên lẩn trốn, có người nể sư nên ngồi nghe giảng cho có lệ, nếu có vài người như con thì sư cũng thấy đủ lắm rồi hơn là số đông, họ chỉ đến tịnh xá với mục đính làm phước thôi, sư ăn mổi ngày không bao nhiêu, sư chỉ cần người có tâm học và hành pháp, sư không cần sự cúng dường làm phước này, vì sư đã thấy mình có phước được đầy đủ chẳng thiếu. (sư sống rất thanh đạm và sư không nhận mọi sự cúng dường).

kn chỉ học duy nhất một chữ tham , Alpha có thể đọc lại bài viết của Alpha trên đây và áp dựng vào thì sẽ rõ câu nào tham, câu nào không tham, tâm tham nó ở trong tâm cũng chúng ta đó, hãy chân thật nhận ra nó, và cũng chính là vị thầy hướng dẫn dạy kinh nghiệm cho Alpha đó, tâm càng nhiều phiền não tham sân si thầy phiền não càng dạy hay chừng ấy (kinh nghiệm của kn).
Alpha hãy áp dụng trên bài viết trên của Alpha, câu nào tham câu nào không tham, alpha nên nhớ là phải tách tâm ra, ví như bài trên là của người nào đó viết, và được đưa ra toà thẩm án xét sử, như vậy mới rõ hơn, phần đông chúng tahay che chở và bảo vệ bản ngã của chính mình.

Tâm tham ái nguồn gốc và nguyên nhân của sự khổ (tập diệu khổ đế)
diệu là sự tột cùng, đế là sự thật, chỉ có Đức Phật mới đầy đủ trí để nhận ra các sự thật tột cùng này, và sự thật tột cùng sự chấm dứt khổ tập, tức là Diệt khổ tập diệu đế, cũng là đối tượng của niết bàn.

Vài hàng tâm sự, chúc Alpha tin tấn hành chánh pháp, tâm bất thối chuyển . tangbong

kinh,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách