DUYÊN Khởi & NGHIỆP

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

DUYÊN Khởi & NGHIỆP

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Hieule đã viết:Cám ơn Đạo Hửu Cục Đất đã cho một bài Pháp rất thâm sâu tangbong Đạo Hửu Cục Đất và Đạo Hửu Hlich là Thiện Tri Thức của mình kinhle

Cho mình hỏi thêm: 37 phẩm trợ đạo là phương tiện để ly Tham, Sân. Khi ly Tham, Sân mục đích là để không sinh Hành. Hành diệt thì các phần còn lại trong 12 nhân duyên tự diệt theo. Không biết mình hiểu như vậy có sai chổ nào không xin Đạo Hửu chỉ giùm cái nan đề này kinhle

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 5&start=12

(Do chủ đề trước bị khóa nên cđ mượn tạm chỗ này để đăng bài. Kính mong chư Hiền hoan hỷ!! kinhle )
Lành thay Hiền hữu! khi Hiền hữu đã khéo léo tác ý và nêu câu hỏi liên hệ đến Pháp và Luật, thật tốt lành khi cđ có duyên thảo luận với bậc đồng Phạm hạnh trí tuệ như Hiền hữu!! kinhle

Ở đây, này Hiền hữu! Thánh lý Duyên khởi chính là Pháp Bảo mà ân đức Thế Tôn để lại cho đời; này Hiền hữu! Ngài đã từng dạy: “Ai thấy lý Duyên khởi, người ấy thấy được Pháp; ai thấy Pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi” - http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung28.htm

hay như :
“Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp. Này Vakkali, đang thấy Pháp, là thấy Ta. Ðang thấy Ta, là thấy Pháp.” - http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22e.htm

ở đây, này Hiền hữu!
danh tự Ai được Thế Tôn nói đến chính là chỉ cho bất cứ chúng sinh nào; dù là chư Thiên, dù là loài Người,
danh tự Đang được Thế Tôn nói đến chính là chỉ cho bất cứ thời kỳ nào; dù là quá khứ, dù là hiện tại, dù là vị lai,

do vậy, này Hiền hữu!
“Ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta; ai thấy Ta người ấy thấy Pháp.
Ai đang thấy Pháp, người ấy đang thấy Ta; ai đang thấy Ta, người ấy đang thấy Pháp”


ở đây, thật hy hữu thay là lời dạy của Thế Tôn; thật vi diệu thay, là lời dạy của Thế Tôn!! kinhle

Thánh lý Duyên khởi là giáo pháp đặc thù Phật Đạo, nhưng đã được Thế Tôn trình bày trong nhiều trường hợp sai khác, với nhiều dạng thức sai khác;
này Hiền hữu! hãy kham nhẫn và khéo léo tác ý, cđ nhân vì câu hỏi của Hiền hữu mà nói ý nghĩa này :

*** Dạng thức tổng quát:
"Duyên cái này sanh, cái kia sanh; duyên cái này diệt, cái kia diệt"

** Dạng căn bản tiêu biểu (12 chi phần):
II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? (1)
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết.
Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? (2)
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? (3)
Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? (4)
Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? (5)
Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? (6)
Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? (7)
Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? (8)
Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? (9)
Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh.
Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc.
Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? (10)
Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? (11)
Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? (12)
Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

16) "Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. (Duyên khởi Thuận)
Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt." (Duyên khởi Nghịch)

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
* Duyên khởi 23 chi phần:
"này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt."

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
* Duyên khởi 10 chi phần:
"19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: "Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc, không vượt khỏi danh sắc. Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, sáu xứ sanh; do duyên sáu xứ, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".
"Tập khởi, tập khởi". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh."


http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong14.htm
* trường hợp này, từ 2 chi phần Danh Sắc & Thức làm sanh khởi 8 chi phần sau đó (không có 2 chi phần Hành & Vô minh)

* Duyên khởi 9 chi phần:
"Như vậy, này Ananda, do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ; ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão tử sanh, do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu não sanh.
Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi."


- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong15.htm
* trường hợp này, so với trường hợp trước không xuất hiện chi phần Sáu xứ

* Duyên khởi 5 chi phần:
‘Này các Tỷ kheo, sự sinh khởi của khổ là gì? Do căn và trần gặp gỡ, thức khởi lên; sự gặp gỡ của căn trầnthức gọi là Xúc; duyên Xúc mà cảm Thọ sinh khởi; do cảm Thọ mà Ái sinh.
Này các Tỷ kheo, đây gọi là sự sinh khởi của khổ’
(8)

http://www.quangduc.com/triet/56nhantinh02.html
* Căn Trần đồng nghĩa vơi Sáu xứ/ Lục nhập

* Duyên khởi 3 chi phần:
phần này cđ tác ý từ bài Kinh Hành Sanh, Hiền hữu lóng nghe và tác ý:
Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Dục Hữu
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.
Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

... đại gia tộc Bà-la-môn... đại gia tộc cư sĩ...

... Bốn Thiên vương... chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)... chư Thiên Yama (Dạ-ma)... chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)... chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)... chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại)

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Sắc Hữu
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

... Hai ngàn Phạm thiên giới... Ba ngàn Phạm thiên.. Bốn ngàn Phạm thiên... Năm ngàn Phạm thiên... Mười ngàn Phạm Thiên... Trăm ngàn Phạm Thiên...

"Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

"Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

"Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Vô sắc Hữu
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... ";

vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã đạt được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở phi Tưởng phi phi tưởng!". Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung120.htm
thời pháp này tương ưng với Duyên khởi chỉ với 3 chi phần: Hành, Hữu & Sanh; tương ưng ý nghĩa:
Hành = Thân hành, Khẩu hành, Ý hành
Hữu = Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu


* Duyên khởi chỉ với 2 chi phần (Ái <=> Sanh):
đó là hình thức trình bày Duyên khởi thông qua Bốn Thánh Đế:
"5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính do tham Ái này đưa đến tái Sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
7) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là sự xả ly tham ái, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.
8) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định."

(Phẩm Chuyển Pháp Luân, Tương Ưng Sự Thật - Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ Kinh)
hay có thể trình bày ngắn gọn: "Do duyên Ái sanh, Khổ sanh; duyên Ái diệt, Khổ diệt"

-----------------

lại nữa, này Hiền hữu! có ba Nhân Duyên khiến các Nghiệp tập khởi, và thế nào là ba:
107.- Ba Nhân Duyên (1)
- Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba?

Tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi,
sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi,
si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

Phàm nghiệp nào do tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ tham, do tham làm nhân duyên, do tham tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm cho nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Phàm nghiệp nào do sân tác thành ...
Phàm nghiệp nào do si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ si, do si làm nhân duyên, do si tập khởi, nghiệp ấy là bất thiện, nghiệp ấy có phạm tội, nghiệp ấy có khổ dị thục, nghiệp ấy làm cho nghiệp tập khởi, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.
108.- Ba Nhân Duyên (2)
- Có ba nhân duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến các nghiệp tập khởi. Thế nào là ba?

Vô tham là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi,
vô sân là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi,
vô si là nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

Phàm nghiệp nào do vô tham tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô tham, do vô tham làm nhân duyên, do vô tham tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi.
Phàm nghiệp nào do vô sân tác thành ...
Phàm nghiệp nào do vô si tác thành, này các Tỷ-kheo, sanh ra từ vô si, do vô si làm nhân duyên, do vô si tập khởi, nghiệp ấy là thiện, nghiệp ấy không có phạm tội, nghiệp ấy có lạc dị thục, nghiệp ấy không đưa đến nghiệp tập khởi, nghiệp ấy đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba nhân duyên khiến các nghiệp tập khởi.

http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 3-1116.htm
này Hiền hữu! do cái này sanh, cái kia sanh; do cái này diệt, cái kia diệt.
như vậy, này Hiền hữu! do sự có mặt của Nghiệp làm các nghiệp tập khởi, thời các Nghiệp tập khởi;
do sự có mặt của Nghiệp làm các nghiệp đoạn diệt, thời các nghiệp đi đến đoạn diệt.
như vậy là ý nghĩa của Nghiệp & Duyên khởi.

do y nghĩa này, này Hiền hữu! khi ly Tham,Sân có ý nghĩa làm cho các Hành đạt được trạng thái Diệt (nghĩa là Hành không tập khởi nghiệp khiến phải thọ quả dị thục), chứ không phải là ly Tham,Sân để không sinh Hành (cách dùng văn tự của Hiền hữu không rõ nghĩa khiến người nghe có thể hiểu lầm, rơi vào thuyết Không hành động- Vô nghiệp :) )

này Hiền hữu!
"do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này diệt, cái kia diệt" => nếu như Hành đạt được trạng thái diệt, thời tất cả các chi phần còn lại đều đạt trạng thái Diệt.

Kính chúc Hiền hữu an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn!!!

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: DUYÊN Khởi & NGHIỆP

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle tangbong

Cám ơn Đạo Hửu Cục Đất rất nhiều tangbong Mình sẻ download bài này và in ra để đọc thêm.

Đạo Hửu Cục Đất và Đạo Hửu Hlich thật là Thiện Tri Thức của mình và các Đạo Hửu khác mới học đạo tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]29 khách