Vị thuyết pháp ở đời

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Vị thuyết pháp ở đời

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Nguồn trích: http://www.chuagiaclam.com/phap-hoc/201 ... t-phap-d-i

Tự thân tu tập, tự thân hành trì pháp môn hướng đến giải thoát khổ đau, để rôi tự thân trở thành vị thuyết pháp ở đời là bức thông điệp mà đức Phật muốn trao truyền cho chính bạn để bánh xe Pháp thường chuyển từ đời này sang đời khác.

Thực tế, sau khi đức Phật Thành đạo, bánh xe Pháp đã được vận hành. Đối tượng tiếp cận đầu tiên là năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như, tiếp nối là các hàng đệ tử thất chúng xuất gia và tại gia sau này. Dó nhiên, bạn cũng là vị thuyết pháp giữa cõi đời này, nếu dụng công tu tập thực hành theo Chánh pháp. Có rất nhiều bản kinh Nikaya đã xác chứng điều này khá rõ. Trong Tương Ưng Bộ kinh, tập IV, Tôn giả Sàriputta đã trả lời cho du sĩ Jambukhadaka về vấn đề này nhằm khẳng định lại tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong tiến trình tu tập giải thoát, chứng ngộ Niết bàn và vai trò tối hậu làm người thuyết pháp ở đời để Chánh pháp lưu truyền mãi mãi:
Hình ảnh

“Thưa Tôn giả, những ai là những vị thuyết thuận pháp ở đời? Những ai là những vị khéo thực hành ở đời? Những ai là những vị khéo đến ở đời?”

“Này Hiền giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận tham, những ai thuyết pháp để đoạn tân sân, những ai thuyết pháp để đoạn tận si, những vị ấy là những vị thuyết pháp ở đời”.

“Này Hiền giả, những ai thực hành đoạn tận tham, thực hành đoạn tân sân, thực hành đoạn tận si, những vị ấy là những vị khéo thực hành ở đời”.

“Những ai đoạn tận tham, đoạn tận si, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho thân cây Ta - la bị chặt đầu, làm cho không thể sinh khởi trong tương lai. Những vị ấy là những vị khéo đến ở đời”
Thế nên, vấn đề tối hậu và cấp thiết nhất là làm thế nào để đoạn tận tham, sân, si để bạn là vị thuyết pháp thuận ở đời, khéo thực hành ở đời, khéo đến với đời…Đây chính là điều kiện cần và đủ để bạn thực thi sứ mệnh hoằng dương chánh pháp. Tất nhiên, con đường đó là con đường thực nghiệm tâm linh, thường xuyên quán chiếu nội tại, chánh niệm tỉnh giác, thể nhập dòng sống tuệ giác vô thượng.

Chắc bạn còn nhớ câu chuyện vua Udena đã đi đến tôn giả Pindolabhavadivaja để tham vấn và tỏ lòng quy ngưỡng khi thấy những vị tỳ kheo trẻ trong độ tuổi đương xuân, đã từ bỏ đời sống gia đình, sống không gia đình, an trú trong chánh định, thực hành phạm hạnh, đoạn tận khổ đau do ái dục thường xuyên vây hãm tâm thức con người. Chính đức vua đã hỏi Tôn giả như sau:
“Thưa Bharadvaya, do nguyên nhân gì, do duyên gì, những Tỳ kheo trẻ tuổi còn non trẻ, tóc còn đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn (Addhanam apadenti)?

Thưa Đại vương, Thế Tôn , bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A la hán, Chánh đẳng giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỳ kheo: đối với những người chỉ là mẹ, hãy an trú tâm người mẹ. Đối với những người chỉ là chị hãy an trú tâm người chị. Đối với những người chỉ là con gái, hãy an trú là con gái. Thưa Đại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỳ kheo trẻ tuổi này còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn”.
Và như thế, bạn cần có thái độ thường xuyên tinh giác, quán chiếu các pháp vốn như thị, thật tướng vô ngã trong nguyên lý thật tánh duyên khởi bước ra. Có gì để bạn bám víu, ôm ấp, nắm giữ cho dù năm dục trưởng dưỡng có mặt hay không có mặt. Trong khi tiếp cận giao tế với bất kỳ đối tượng nào trong đời thường, bạn giữ tâm không giao động , quán chiếu thân này là bất tịnh. Nếu có tham ái khởi lên với đối tượng tiếp cận đó, như đức Phật từng dạy:
“Hãy đến, này các thầy Tỳ kheo, hãy quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên, từ đảnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, long, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tuỷ, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật đàm, mủ máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Thưa Đại vương , đây là nhân, đây là duyên, do vậy, các Tỳ kheo trẻ tuổi này còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn”.
Cuối cùng, tôn giả vẫn xác chứng con đường đoạn tận tham, sân, si là con đường thực thi Giới định tuệ. Mỗi bước đi vào con đường này là mỗi bước đi ra ngoài vùng tâm lý của tư uy hữu ngã cố chấp, thường xuyên hộ trì các căn, giữ tâm ý trong sạch như mặt hồ phẳng lặng.
“Này Bhràadvaja, đối với những Tỳ kheo nào thân có tu tập, giới có tu tập, tâm có tu tập, tâm có tu tập, tuệ tu tập, như vậy thật là dễ dàng. Và này Bhràadvaja, đối với những Tỳ kheo nào thân không có tu tập, giới không tu tập tâm không tu tập, tuệ không tu tập, như vậy thật là khó khăn. Đôi khi, này Bhràadvaja, có người nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ tác ý bất tịnh” nhưng lại đi đến tịnh tướng. Này Bhràadvaja, có nhân nào khác, duyên nào khác , do vậy các Tỳ kheo trẻ tuổi này…sống toàn thời gian một cách hoàn toàn.”

“Thưa Đại vương, Thế Tôn, bậc Trí giả, Kiến giả, bậc A la hán, Chánh đẳng giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỳ kheo, hãy sống hộ trì các căn. Sau khi mắt thấy sắc chớ giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng, những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành chế ngự nhãn căn. Khi nghe tiếng… khi mũi ngửi mùi hương …khi lưỡi nếm vị…khi thân cảm xúc…khi ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên , hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy , hãy hộ trì ý căn, thực hành chế ngự ý căn. Thưa Đại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy những Tỳ kheo trẻ tuổi này…sống toàn thời gian”
Đến đây, bạn thực sự là vị thuyết pháp giữa cõi đời này để dập tắt tất cả những khủng hoảng toàn cầu, do nền công nghiệp hoá, khoa học kỹ thuật tiên tiến, với lối tư duy hữu ngã đem lại. Đó là cuộc khủng hoảng môi sinh, khủng hoảng con tim, sự sa sút các vấn đề đạo đức đang đè nặng lên thân phận con người. Điều đáng lưu ý gần đây, nền công nghệ thông tin trên toàn thế giới đang diễn ra cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI hình như giúp nhân loại gần gũi nhau nhiều hơn, với làng địa cầu như thu hẹp lại thông qua mạng Internet. Con người có dịp thu thập kiến thức, tri thức nhân loại qua công nghệ này để thăng tiến về trí tuệ, ngõ hầu giải quyết mọi khổ đau. Thiết nghĩ, đây là cơ sở nền tảng để mỗi người chuyển hoá tâm thức, cùng nhau thiết lập một nền văn hoá tư duy vô ngã, đem lại hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Có như vậy, mỗi người chính là mỗi vị thuyết pháp độ sinh cần có mặt ở đời.

-------Tham Khảo:

Tương Ưng Bộ kinh, tập IV, Đại tạng kinh Việt Nam, Bản dịch của Hoà thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1994.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách