Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

TMH tạo vòng 12 nhân duyên có thêm hình ảnh; tuy hình ảnh không minh họa đúng như ý nghĩa của từ, nhưng cũng giúp gợi nhớ.

Hình ảnh

Vòng 12 nhân duyên này có thể dùng để giải thích luân hồi, nhưng khi nhìn, nghĩ đến nó, cái quan trọng hơn là chúng ta hãy hoan hỷ, vì nó nhắc chúng ta có cách để diệt khổ, chấm dứt vòng luẩn quẩn này.
Quý đạo hữu cũng có thể download ở đây
http://www.badongo.com/pic/13615461

12 chi phần này, sinh diệt liên tục. Mỗi mỗi phút giây, quý đạo hữu có thể tự quán để nhận rõ ra. Cả khi chết, là lúc sẽ sinh ra một chúng sanh nữa. Với ngũ uẩn này, khổ ưu sầu não, hỷ lạc sinh diệt không ngừng. Hiểu được 12 nhân duyên, thực hành tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, niệm Phật,... tự chúng ta có thể làm một số khổ, một số sầu, não... không sinh và không diệt. Từ một số này, chúng ta tinh tấn thì sẽ đạt được trọn vẹn, nghĩa là không còn khổ, sầu , ưu , não...
Đức Đạo Sư đã chỉ như thế kinhle kinhle kinhle , TMH cũng tin như vậy.
Có chỗ nào hiểu chưa phải, mong quý đạo hữu chỉ dạy hoặc đóng góp thêm.
TMH kính! tangbong kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thập Nhị Nhân Duyên
(Trích Phật Phổ Thông) Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa


A. Mở Ðề

Người đời, vì không hiểu dự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, tòan năng tạo ra v.v...
Theo Ðạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: "Chư pháp tùng duyên".

Sự hiện hữu của loài hữu hình, hay nói riêng của loài người, cũng không ngoài công lệ ấy được. Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của sự sanh tử luân hồi của kiếp trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải học lý "Thập nhị nhân duyên". Sau khi hiểu rõ lý thập nhị nhân duyên, chúng ta lại còn phải tìm hiêu phương pháp để dứt trừ cái vòng lẩn quẩn sanh tử luân hồi nữa.
Muốn hiểu và dứt trừ cái vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phải học và thực hành pháp quán nhân duyên, mà chúng tôi xin trình bày trong bài giảng này.

B. Chánh Ðề I. Ðịnh Nghĩa

Sao gọi là "Nhân duyên"? Nhân là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính đó là nhân, trực tiếp sanh ra một vật khác, như hạt lúa làm nhân sanh ra cây lúa.

Duyên là trợ duyên, chỉ cho những vật gì có tánh cách trợ gíup trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được thành. Như phân, nước, ánh sáng, nhân công...là trợ duyên giúp cho hạt lúa được thành cây lúa. Vậy nhân duyên là chỉ cho các vật làm nhân cho nó mà cũng vừa là trợ duyên cho tất cả vật chung quanh nó.
Chữ "Nhân duyên" lại có nghĩa thứ hai: Các vật đều là "nhân", các "nhân" đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác.

Như vôi, gạch, ngói, gỗ v.v...là nhân, các nhân này duyên nhau (nương giúp) mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng điệp nhiều lớp làm duyên cho nhau, mà thành ra vật thế này hay thế khác, nên trong kinh chép: "Chư pháp trùng trùng duyên khởi".

II. Thành Phần Của Nhân Duyên

Ðoạn trên đã nói: "Các pháp do nhân duyên hòa hợp sanh". Vậy những nhân duyên gì sanh ra loài hữu tình". Vậy những nhân duyên sau đây:

1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức,
4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6. Xúc, 7. thọ,
8. Ái, 9. thủ, 10. Hữu, (chi mạt vô minh)
11. Sanh, 12. Lão tủ.

1. Vô minh có nhiều nghĩa và nhiều loại:

a) Theo Bắc-tông giải thích: "Không tỏ ngộ chân tâm gọi là vô minh" (Bất giác đệ nhất nghĩa đế, vị chi vô minh).

b) "Hiểu biết các pháp không đúng như thật (hiểu sai lầm), nên gọi là vô minh" (Bất như thật tri chư đế lý, vị chi vô minh); như vô ngã mà chấp thật ngã, vô pháp mà chấp thật pháp v.v...

c) Ngoài ra, còn những nghĩa thông thường như: vô minh là không sáng, tối tăm, mờ ám, si mê v.v...
Vô minh, lại có khi để chỉ các phiền não như tham, sân, si.
Xưa có người đến chùa hỏi:
Thế nào là vô minh?
Tổ sư trả lời:
Quê mùa dốt nát đến thế, cũng đến chùa hỏi đạo lý !
Ông khách nổi giận, mặt mày đỏ bừng...Tổ sư nói tiếp:
Vô minh là đó (chỉ cái sân), đó là vô minh.
1.Vô minh có khi chỉ riêng cho Si tâm sở. Như nói "độc hành vô minh" hay "tương ưng vô minh" là đều chỉ riêng cho "si tâm sở": Khi nó khởi riêng một mình, hoặc chung cũng với phiền não, tham, sân v.v...

Vô minh lại phân ra hai loại: căn bản vô minh và chi mạt vô minh. Như trong mười hai nhân duyên, cái "vô minh" đầu là căn bản, vì nó là gốc sanh ra các vô minh sau; còn "ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh.

2. Hành là hành động , tạo tác. Do vô minh phiền não nổi lên, làm cho thân, khẩu, ý, tạo tác ra các nghiệp lành hay dữ nên gọi là "hành".

3. Thức là thần thức, chỉ cho phần tinh thần. Do thân, khẩu, ý, ba nghiệp tạo tác những nghiệp lành hay dữ nên khi chết rồi, các nghiệp dẫn dắt thần thức đi lãnh thọ quả báo (thân) khổ hay vui ở đời sau.

4. Danh sắc là thân thể. Trong thân thể người có hai phần:
a) Phần tinh thần (tâm) chỉ có tên kêu gọi, chứ không có hình sắc nên gọi là "danh".
b) Phần thể chất cí hình sắc, nên gọi là "sắc".

5. Lúc nhập, gọi nôm na là sáu chỗ vào. Khi đã có thân thể rồi, cố nhiên phải có sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) là chỗ của sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) phản ảnh vào, nên gọi là "lục nhập".

6. Xúc là tiếp xúc. Trong sáu căn, ngoài sáu trần thường gặp gỡ tiếp xúc với nhau, như mắt tiếp xúc với sắc, tai tiếp xúc với tiếng, mũi tiếp xúc với mùi, lưỡi tiếp xúc với vị, thân tiếp xúc với ấm lạnh, trơn nhám, ý tiếp xúc với pháp trần.

7. Thọ là lãnh thọ. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, rồi lãnh thọ những cảnh vui hay buồn, sướng hay khổ, hay cảnh binh thường.

8. Ái là ưa muốn. Khi lảnh thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được, khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường thời si mê. Ðây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, tạo tác các nghiệp.

9. Thủ là giữ lấy, tìm cầu; nói rộng ra là các hành động tạo tác. Do gặp cảnh thuận thì tham cầu, gặp cảnh nghịch lại sân, si muốn xa lìa; mục đích là muốn tìm phương này kế nọ để bảo thủ cho được bản ngã của mình. Do đó mà tạo ra các nghiệp sanh tử.

10. Hữu là có. Vì đời này đã có nhân lành hay dữ do mình tạo ra, thì đời sau quyết định phải "có" quả khổ hay vui mà mình phải thọ nhận.

11. Sanh. Là sanh ra. Do "ái, thủ, hữu" làm nhân hiện tại tạo ra các nghiệp, cho nên qua đời sau, phải sanh ra đời để thọ quả báo.

12. Lão, tử. Là già, chết. Ðã có sanh ra, tất nhiên phải chịu các khổ già và chết v.v...

Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt trong thời gian và làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng sanh tử.
================== tangbong ==================

III. Phương Pháp Quán
Phương pháp quán mười hai nhân duyên có thể chia làm hai phần là: quán Lưu chuyển và quán Hoàn diệt.
1. Quán lưu chuyển. Là quán sát trạng thái sanh khởi và luân lưu của mười hai nhân duyên. Sự quán sát này có ba loại:

a) Quán sát, trạng thái sanh khởi của mười hai nhân duyên trong quá khứ xa xôi, từ vô thỉ. Từ vô thỉ, vì vô minh vọng động, làm cho bản tâm thanh tịnh phản uẩn khuất, như mây áng nên trăng mờ (vô minh),

do đó, các vọng động từ từ sanh khởi (hành),

thành ra có tâm (thức)

và cảnh, đủ cả thế giới và chúng sinh (danh sắc);

trong thân chúng sinh có sáu căn là chỗ của sáu trần thường phản ảnh vào (lục nhập),

rồi căn, trần thường tiếp xúc (xúc)

nhau sanh ra cảm thọ (thọ),

nhân thọ sanh ra ưa (ái),

vì ưa mới giữ (thủ);

do đó mà có (hữu)

sanh (sanh) và già, chết (lão, tử).

Ðây là nói về trạng thái của mười hai nhân duyên từ vô thỉ, do vô minh vọng động, tạo tác mà có thế giới và chúng sinh, rồi cứ như thế, tiếp tục sanh khởi cho đến ngày nay, và mãi mãi về sau v.v...

b) Quán sát trạng thái lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Ðây là quán sát sự xoay vần của mười hai nhân duyên trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến vị lai.

Mười hai nhân duyên cũng như sợi dây chuyền có mười hai vòng, vòng này móc vào vòng kia, vòng kia móc vào vòng nọ, nối tiếp nhau không có mối manh, và liên quan cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

Nhưng trong quá khứ vô minh và hành (căn bản vô minh)

làm nhân, sinh ra quả hiện tại (thân đời này)

là "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ"; quả hiện tại (thân đời này)

trở lại tạo nhân (trong hiện tại) là "ái, thủ, hữu" (chi mạt vô minh);

nhân hiện tại lại sẽ thành quả vị lai(thân đời sau) là "sanh, lão, tử).

Nói tóm lại, do mê hoặc (vô minh) nên tạo nghiệp (hành), vì tạo nghiệp nên chịu quả khổ, nhân chịu quả khổ, rồi lại mê hoặc tạo nghiệp v.v...nhân sanh quả, quả lại sanh nhân, nối tiếp trong ba đời, quanh quẩn trong sáu đường sanh tử luân hồi, như cái bánh xe lăn tròn trên sợi dây. Chỉ có khác là bánh xe thật thì chỉ có một cái và biến đổi rất chậm chạp; còn bánh xe mười hai nhân duyên thì vừa chạy tới mà vừa biến đổi, luôn luôn hoại và thành, thành và hoại...liên tiếp trong ba đời; quá khứ, hiện tại và tương lai.

c) Quán sát sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên trong một niệm của hiện tại. Nếu lấy một khoảng thời gian ngắn trong hiện tại để quán sát, hành giả cũng có thể thấy được sự sanh khởi và lưu chuyển của mười hai nhân duyên, chứ không cần phải quán sát ba đời.

Như khi đối cảnh, không rõ các pháp đều là lưu chuyển (vô minh) mà khởi vọng niệm (hành) phân biệt (thức) các cảnh vật (sắc); rồi trần cảnh lại phản ảnh vào căn (lục nhập), căn lại tiếp xúc (xúc) với trần, sanh ra lãnh thọ (thọ), nhân thọ sanh ra ưa muốn (ái), tím cầu (thủ), do đó tạo ra các nghiệp (hữu) rồi theo nghiệp thọ quả báo (sanh, lão, tử).

Phân tách ba pháp quán trên, hành giả sẽ rút ra những nhận xét sau đây:
Trong mười hai nhân duyên, có hai nhóm làm nhơn và hai nhóm làm quả: Một nhóm nhân quá khứ (gồm có vô minh và hành) và một nhóm nhân hiện tại (gồm có ái, thủ, hữu).

Về phía quả, thì có một nhóm quả hiện tại (gồm có thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) và một nhóm quả vị lai (gồm có sanh, lão tử).

"Vô minh, hành" là căn bản vô minh,
"ái, thủ, hữu" là chi mạt vô minh. Có thể nói "vô minh, hành" là cái biệt hiệu của "ái, thủ, hữu",

còn "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ" là cái dị danh của "sanh, lão, tử". Nói như thế là vì, nếu ta đổi qua tráo lại, sẽ thấy rõ: trong "ái, thủ, hữu", có "vô minh và hành", còn trong "sanh, lão, tử" có "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ".
Vô minh thuộc về "hoặc"; hành thuộc về "nghiệp"; thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, thuộc về "khổ"; ái thuộc về "hoặc"; thủ, hữu thuộc về "nghiệp"; sanh, lão, tử thuộc về "khổ".

2. Quán hoàn diệt. Là quán sát sự tiêu diệt của mười hai nhân duyên. Có hai cách quán:
a) Diệt vô minh gốc rễ (căn bản vô minh). Trong phần quán sát trên, hành giả đã thấy rõ: do vô minh mà có hành, do hành mà có thức v.v...Vậy thì bây giờ, nếu ta diệt vô minh, thì hành sẽ bị diệt, hành bị diệt thì thức cũng không có v.v...

Hay nói một cách khác: do "mê hoặc" nên tạo "nghiệp", do tạo nghiệp nên mới chịu quả "khổ". Vậy muốn hết khổ, lẽ tất nhiên là phải diệt nghiệp, muốn dứt nghiệp trước phải trừ vô minh.
Trừ căn bản vô minh có hai cách:

Quán lý: Là dùng lý lẽ để nhận thấy rằng các pháp chỉ do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, chứ không có thật (không hữu); bởi không có thật, nên không nên tìm cầu chấp thủ (không thủ). Ðã không chấp thủ, thì cũng không tham muốn (không ái). Nghĩa là bắt đầu quán "hữu", rồi đến "thủ", rồi cuối cùng là "ái". Nếu ba cái nhân này không có, thì cái quả "sanh, lão, tử" cũng chẳng có.

Quán sự: Là y theo sự tướng mà quán sát rồi thực hành. Hành giả bắt đầu quán "ái" trước, rồi đến "thủ" và "hữu". Kinh chép: "Hữu ái sinh ưu, hữu ái sinh úy, vô sở ái nhạo hà ưu hà úy?". nghĩa là: Bởi có tham muốn thì có lo sợ gì? Vì khi đối cảnh, sanh tâm tham muốn (ái), nên mới tạo tác ra các nghiệp (thủ), do đó phải chịu sanh tử luân hồi (hữu). Bấy giờ, nếu đối cảnh không tham ưa (không ái), thì chẳng tìm cầu chấp thủ ( không thủ), vì không chấp thủ nên chẳng có sanh tử luân hồi (không hữu).

Cũng như trong kinh Lăng nghiêm Phật dạy: "..Chỉ khi các ông đối cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng khởi; tham, sân, si không khởi thì sát, đạo, dâm, vọng không sanh...".

Tóm lại, mê hoặc hết (ái) thì nghiệp chẳng có (thủ), nghiệp không thì khổ chẳng còn (hữu).
Trong bốn cách trừ vô minh, chỉ có pháp "quán sự" này dễ dàng và thiết thật nhất, lại hợp với căn cơ của người tu hành hiện tại.

IV. Hiệu Quả Của Pháp 12 Nhân Duyên

Hành giả sau khi thành tựu pháp quán mười hai nhân duyên này, thì sẽ trừ được tâm si mê là nguyên nhân chính của khổ đau và luân hồi của chúng sinh.

Ðức Phật thường bảo: "Sự khổ ở tam đồ chưa hẳn là khổ, chỉ có người thiếu trí huệ mới là khổ thôi". Xem thế thì đủ biết trừ được tâm si mê và làm cho trí huệ được phát chiếu là một điều quan trọng bậc nhất của kẻ tu hành.

C. Kết Luận

Ðể độc giả có một ý niệm chung về bài giảng này và dễ nhớ, chúng tôi xin tóm tắt những yếu điểm sau đây:

A. Tất cả sự vật không một vật nào riêng biệt mà tồn tại được. Chúng phải nương tựa vào nhau mới thành vật này hay vật khác.

Ðó là lý nhân duyên sanh, hay trùng trùng duyên khởi. Riêng về loài hữu tình như kiếp người chẳng hạn, thì do mười hai nhân duyên nương nhau mà thành một chuỗi sanh tử dài vô hạn, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Tùy theo cái tác dụng của nó mà mười hai nhân duyên ấy có thể chia làm ba nhóm là: hoặc (mê mờ), nghiệp (tạo tác) và khổ (kết quả).

B. Muốn dứt trừ chuỗi sanh tử dài trong biển khổ đau của cõi tục, phải quán mười hai nhân duyên. Pháp quán này có hai phần là quán lưu chuyển và quán hoàn diệt:

1. Quán lưu chuyển. là quán hiện tượng sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên từ vô minh, hành, thức..đến lão, tử. trong khi quán lưu chuyển hành giả có thể chỉ quán sát sự sanh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên trong quá khứ, trong hiện tại hay cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Quán hoàn diệt. Là quán theo phương pháp làm cho mười hai nhân duyên phải tiêu diệt. Có hai pháp quán hoàn diệt:

Quán lý: là quán các pháp không thật có (hữu) nên không chấp thủ (thủ); bởi không chấp thủ nên không tham ái (ái).

Quán sự: là áp dụng cái lý đã quán ở trên trong hoàn cảnh thực tại: Hành giả phải cô gắng thực hiện sao cho khỏi đối cảnh không khởi tâm tham ái (ái), nhờ không tham ái mới không tạo ác tìm cầu (thủ); do không tìm cầu nên không có (hữu) thọ quả sanh tử về sau.

Hành giả thành tựu được pháp quán mười hai nhân duyên này thì sẽ dứt trừ được vô minh, thoát khỏi sanh tử và chứng được quả vị Duyên giác.

tn, coppy và trích đoạn. ngày 26-8-11. Cảm tạ TMH đã làm ra tiêu đề này.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Cảm ơn đạo hữu Thien Nhan đã bổ sung. tangbong tangbong
Thưa các đạo hữu , trong 12 nhân duyên này, có sắc thọ hành thức, nhưng không có tưởng. Tưởng nằm ở đâu trong các chi phần đó? Hay là không có liên quan gì đến tưởng ? Mong các đạo hữu chỉ bày! tangbong tangbong tangbong


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào Đạo-hữu @thongminhhon,

Câu hỏi: Trong 12 nhân duyên này, có sắc thọ hành thức, nhưng không có tưởng?

Trước khi chia sẽ câu này với đ/h mình cũng nghi vấn câu này, rồi tìm hoài không được câu trả lời, rồi cho qua luôn, nay thì gặp đ/h hỏi trở lại. Mình cũng muốn nói lên chút xíu về sự học hỏi bấy lâu nay.
Mình sẽ chia ra nhiều bài đã học rồi sau mới dám kết luận được phần nghi vấn như trên.

-Con người chia ra làm hai phần phân tích gồm có thân thể và tâm tánh.

1. Thân thể thì có hình tướng, thấy bằng mắt, chứng minh bằng Y-khoa, gồm có hàng hàng tỷ tế bào nhập lại để rồi trở thành nội tạng, ngoại tạng (tứ chi) v.v.
Trong từ ngữ Phật-giáo con người kết hợp là do thân tứ đại tạo thành. (còn 12 nhân duyên nói sau).

2. Tâm tánh là cái sự hiểu biết, khôn ngoan, phân biệt trong thất tình, lục dục trong nho giáo, hay hỉ nô ái ố, thành bại thịnh suy.v.v. Còn Y-khoa cũng do tế bào, giây thần kinh, nếu lỡ mất đi, là mất tri giác. Thì trở thành khùng điên.v.v.
Nhưng trong giáo lý Phật-giáo tâm tánh gọi là Danh sắc tạo thành (ngũ uẩn) hay (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức).

Nên khi học tới lý 12 nhân duyên thì tn cũng bị vấn đề này. Nếu chia ra từng bài học thì không bị trở ngại.
Trong 12 nhân duyên gồm có nhân quả của quá khứ, hiện tại, tương lai. (Nên bao gồm tổng quát).
Trong ngũ uẩn chỉ dạy thể sự tánh của hiện tại (gồm có đủ 5 mới tạo ra được tâm tánh).

========= cafene =========
Tóm lại đ/h xem lại 5 chi đầu 1.Vô minh, 2. hành, 3. thức, 4. danh sắc, 5. Lục nhập....Thì thân tâm của đứa bé còn nằm trong bụng mẹ thì đâu có tưởng. Bởi theo Y-khoa đứa bé chỉ nhờ vào sự sống của người mẹ mà thôi.

Sự lầm là trong 12 nhân duyên cũng có Thức cũng có Danh Sắc. Còn bài ngũ uẩn cũng có. Nhưng cách học thì khác. Nói tới đây chắc là chúng ta có thể mở được khúc mắc trong từ ngữ "Tưởng" này rồi phải không?

tn, kính
(Tưởng là cái thấy, biết phân biệt của ngũ uẩn, còn thân tâm (đứa trẽ) thì không có cái thấy, biết.)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Thật hoan hỷ đạo hữu Thien Nhan,
TMH đã hiểu phần nào chỉ dẫn của đạo hữu.
Có phải đạo hữu nói trong danh sắc có chứa sắc thọ tưởng hành và thức. Nhưng nếu vậy thì sắc, thọ, hành thức cũng được đề cập lại nữa?
Hay là như câu kết : tưởng là cái thấy biết, nên nếu thấy biết mà không như thật thì là vô minh. Tức là vô minh chỉ cho tưởng. Không biết có đúng ý đạo hữu không?
Mong đạo hữu tiếp tục chỉ dẫn.
tangbong tangbong tangbong kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào Đạo-hữu TMH,

Về vấn đề học hỏi giáo-lý, tn cũng rất bình thường, có cái biết, cái không. Nên đ/h mà hỏi thêm, thì có lẽ phải hỏi Thầy thì chính xác hơn.

1. Về bài 12 nhân duyên, là gồm cã ba thời của Nhân quả duyên sanh.

Thí dụ: Chi 4. Danh sắc thì đ/h hiểu nôm na, bằng trí tuệ hiện tại. Thì biết Danh sắc vẩn là một thai nhi (Bằng một khối thịch nhỏ trong bụng mẹ) còn phải chờ thời gian mới tạo đủ hình hài. Tất nhiên là không có cái "Thọ, Tưởng, Hành, Thức, hay so sánh đó là ngũ uẩn! Tuy rằng trong từ ngữ Phật học là "4 Danh sắc".
do đó không thể nào bài của Danh sắc hay ngũ uẩn + học chung với 12 nhân duyên được.

================= Danh sắc hay ngũ uẩn==========

2. Về bài Sắc thọ tưởng hành thức. Thì có hai lối giải thích, mà tùy trường hợp cách giải của Thầy có khi hơi khác mà thật chẳng khác. Nên hồi xưa tn đã gặo trường hợp này rồi.

Thế này đ/h TMH nhận xét thử nhé. Xong rồi bỏ, nếu hiểu rồi cũng bỏ.

Danh Sắc: là Thân tâm, là ngũ uẩn, là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Sắc thọ tưởng hành thức: Sắc chỉ về thân. Còn 4 uẩn khác thì chỉ về tâm thức.

Nhưng có Thầy giảng riêng rẽ về "lý tướng" của Danh sắc : Tất cã 5 uẩn là tâm tánh (Trong đó có thân, nhưng không giải về thân?) còn Danh là cái tên gọi của tướng duyên....
Bởi vì sao? Nếu Thân mà không có 4 uần kia thì khác nào là súc vật. Còn 4 uẩn mà không có Sắc (thân) thì đâu có ngũ uẩn. Do đó mà tn học bài nào thì ra bài đó. Nếu so sánh thì có lúc mình sẽ hiểu sai lời của Thầy đó giảng. Thì không tốt cho việc học Pháp.

3. tn trích đoạn: bài Ngũ uẩn của một Ni sĩ.

Sự Hình Thành Của Một Con Người
Sự Hình Thành Của Một Con Người Gồm Hai Phần: Sắc Thân Và Ý Thân:
Sắc Thân hiện hữu ai cũng có thể nhìn thấy .. Còn Ý Thân thì không ai có thể thấy được, mà phải nhìn bằng sự cảm nhận qua hành động và lời nói, mới biết hay hiểu.

A- Sắc : Còn gọi là “Sắc uẩn” = Xác Thân hiện hữu bao gồm các bộ phận sinh vật lý như: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân (Thân gồm: Đầu, Mình và Tay Chân, Lông, Tóc)

Sự Tạo Thành Xác Thân, do “Tứ Đại Họp Thành” .. Tứ Đại = Đất, Nước, Lửa, Gió

1. Sắc = Đất còn gọi là: Địa = chất rắn.. Hình thành như da thịt xương long và tóc

B- Ý Thân = Tánh ý

2. Thọ = Sự Cảm Nhận
3. Tưởng = Tư tưởng = suy nghĩ = tưởng tượng
4. Hành = Hành vi = cử động = va chạm, việc làm
5. Thức = Thức trí phân biệt
* Sự hình thành sắc uẩn như sau: – Có sắc thân mới phát sanh cảm thọ.. Có cảm thọ mới sanh tư tưởng.. Có tư tưởng mới sanh hành vi.. Có hành vi mới sanh thức trí = biết phân biệt.
Vì vậy còn gọi là ( Sắc sắc .. Không sắc) = Sắc Thân = Sắc bất dị không = Thân thể hay xác thân .. Không bất dị sắc = Ý Thân = Tuệ Tánh .
===
Mô Phật cô chúc ĐH TN an vui
tn chúc đ/h TMH cũng an vui

tn, kính.

Chú thích: Xong rồi bỏ, nếu hiểu rồi cũng bỏ: Là bạn hiểu bài này hay không hiểu bài này đó chỉ là kiến thức. Chớ không phải là tuệ thức (tu học bằng thiền-định).


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

TMH sẽ dành thời gian suy nghiệm thêm về những lời đạo hữu chỉ . Khi nào cảm thấy không vướng mắc về điều này nữa, hay sinh ra vướng mắc khác, sẽ trao đổi tiếp.
Cảm ơn đạo hữu Thien Nhan.
tangbong tangbong tangbong kinhle


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Thức tái sinh là kết quả của hành nghiệp ở quá khứ, và chỉ là tiềm thức mà chưa có ý thức.

Nếu so sánh trong đời sống con người thì thức này cũng tương đương với nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức (khi 5 căn gặp 5 trần cảnh, thì trần cảnh tốt hay xấu cũng đều là thức quả, lúc này chưa có ý thức xen vào)

Thức làm đều kiện cho Danh (thọ, tưởng, hành) Sắc (nhóm sắc pháp) sinh khởi.
Nhưng không như tương quan Hành – Thức là nhân – quả, tương quan Thức – Danh Sắc & Danh Sắc – Thức là nhân quả hổ tương, vì trong nhóm Sắc có 1 loại Sắc lại làm điều kiện cho Thức sinh khởi.

Trong đời sống của 5 uẩn này 12 duyên khởi vận hành như bóng với hình. Ví dụ khi sân (Thức) tay chân run (Sắc) tâm trí si mê (Danh) . Hoặc 1 bản nhạc (Sắc) được nhận (Thức) là hay (Danh)


Kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Ái trong lý 12 Nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TMH đã viết: Lời đạo hữu Đồng Nát thật lợi ích thưa đạo hữu Thiện Nhẫn, đạo hữu nêu ra quá nhiều câu hỏi trong một thảo luận, thật khó cho đồng đạo có thể đàm luận hết cùng đạo hữu.
Một nghi vấn được thông, thời những nghi vấn còn lại sẽ sáng tỏ. Mong rằng sau này đạo hữu hãy đặt được 1 câu hỏi thích đáng.


Tôi sẽ nghe lời đ/h sau này có hỏi thì chỉ hỏi 1 câu thôi, cho hợp thời cơ nơi diễn đàn chớ không phải là một cá nhân của mình. Điều này nói hợp lý.

(Nhưng không phải topic nào cũng đồng loại, người tu đồng pháp môn, người trí tuệ như nhau, có phải là ý của đ/h.)
===============================================
Nếu Hành giả thích suy tư thì theo Pháp "Lý Nhân Duyên", chỉ cần diệt một chữ "Ái" là cắt đứt ngay dòng sanh tử. Giống như Thiền Đốn Ngộ.

Còn Hành giả không thích suy tư hay còn bận bịu con đàng, cháu đống, của lại nhiều thì tu nơi "Tập đế" là nguồn gốc của khổ, là nhân tạo ra nghiệp. Giống như Thiền Tiệm Ngộ.


Đây là hai đoạn lập thành một câu hỏi, mà đ/h chẻ ra làm 2 câu hỏi trả lời khác nhau, thì sai lệch tri kiến rồi, chớ đừng nói là giải nghĩa theo chữ. Sau này tôi sẽ viết bài. Điều phải chú thích cho rõ ràng đây thuộc về: tài liệu hay thuộc về thảo luận thì có lẽ dể hiểu và thông cảm hơn.

Về sự tri kiến khác biệt, muốn làm cho tỏ tường một lần, Nếu lở có đụng chạm cá nhân thành viên thì xin hoan hỉ, rộng lượng bỏ qua. Bởi chỉ là lý thuyết suông ???????

Học nhiều hiểu rộng để làm chi khi tử thần đến từ sát na mà không biết!

Diệt ái là diệt tất cả. Nhưng không biết ái là cái gì? có bao nhiêu loại ái. Hình thức bên ngoài của ái như thế nào, hình thức bên trong của ái ra sao? Các bạn có biết hết chưa, có thấy mà có thực hành trải nghiệm, ngăn chặn chưa. Hay chỉ là nói "Tâm tham ái" là tôi trừ được rồi, ha ha. Dể quá mà phải không?

Chính mình gạt mình hồi nào không hay, lại còn cho là "Tôi đốn ngộ" bằng cách dẹp cái tâm tham ái. Như vậy có phải là lý thuyết suông, sáo rỗng, khẩu thiền giống như đoạn trên, phải vậy ?

Lý nhân duyên và Tập đế hai cái dồn vào một chổ, thì còn gì là giáo lý nửa hè ? ? ?

Cho nên nói về Tập đế, Hành giả phải biết là có bao nhiêu loại phiền não, còn ái thì có bao nhiêu loại. Nếu muốn lấy bằng bác sĩ thì cũng phải biết từng loại thuốc để ra toa chớ?

Muốn tìm người dẩn đường, mà lại giết người dẩn đường trong khi mình chưa tới được mục tiêu, thì ai mới là người thiểu niệm , thiếu chánh tư duy đây?

Trong khi chưa hiểu "Tâm tham ái phải thực hành như thế nào?

Thì tìm nguồn gốc của khổ đế để diệt trừ lần lần có phải hơn không, Nếu muốn tu thì hành giả phải bươi móc cái gốc rể nó ra coi, (Chỉ,Quán). Thì có người nói là "Xấu khoe, tốt khoe". còn kẻ thì nói quá nhiều, còn người cho là mọc sách.... Các Huynh nên đọc lại một lần nửa.

Gốc rể móc ra là đem khoe, đặt nhiều nghi vấn hay con mọt sách???? Như vậy người tu theo thứ tự "Tiệm ngộ" thì phải làm sao?

==============================

Quí vị có thể nào đang lọt vào "Ái kiến" chưa ?

Hay chưa biết ái kiến là gì?

tn xin đính chánh, đây là những lời thật trong nội tâm, Có thể đụng chạm cá nhân thành kiến, nhưng chẳng thể làm khác hơn, sau này có viết thì tn sẽ chú thích tiêu đề này thuộc loại học, loại lưu trử tài liệu hay loại tham khảo với thành viên thì dể cho chúng ta hơn.

Kính.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 10/06/12 04:22 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ái trong lý 12 Nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:Nếu Hành giả thích suy tư thì theo Pháp "Lý Nhân Duyên", chỉ cần diệt một chữ "Ái" là cắt đứt ngay dòng sanh tử. Giống như Thiền Đốn Ngộ.

Còn Hành giả không thích suy tư hay còn bận bịu con đàng, cháu đống, của lại nhiều thì tu nơi "Tập đế" là nguồn gốc của khổ, là nhân tạo ra nghiệp. Giống như Thiền Tiệm Ngộ.

========== Nghi vấn ==============

Phiền não trong Tập đế như: Tham sân si mạn nghi, ác kiến... Thì tôi thấy có dạy.

Tại sao phải diệt Ái là diệt tất cả, phá được xích xiềng, thoát vòng luân hồi lục đạo?

Riêng về "Ái trong lý 12 Nhân duyên" thì thế nào ?

Có bao nhiêu danh từ chuyên môn của Ái trong thuật ngữ?

Ái là gì của đời thường ?
Trong Phật Quang Đại Tự Điển viết:
Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), nghĩa là "ham muốn", "thèm khát", là một khái niệm quan trọng của đạo Phật.

Ái chỉ mọi ham muốn xuất phát từ sự tiếp xúc của giác quan với đối tượng của giác quan đó. Cần hiểu là con người gồm có năm giác quan thông thường và ý (khả năng suy nghĩ, ý nghĩ, xem Lục căn) là sáu. Vì vậy Ái bao gồm hai lĩnh vực: vật chất và tinh thần.

Sự tham muốn đó biểu lộ bằng tâm vướng bận và đó chính là Khổ (sa. duḥkha), là nguyên do tại sao loài hữu tình cứ mãi trôi nổi trong Luân hồi.

Muốn thoát khỏi Ái, người ta cần phòng hộ các giác quan (Nhiếp căn), không để cho thèm khát và ham muốn nổi lên, nhờ đó có thể chấm dứt cái khổ. (phải thực hành như thế nào?)

I. Có nhiều cách phân loại Ái:

1.Dục ái (zh. 欲愛, sa. kāmatṛṣṇā), ham mê xác thịt.
2.Hữu ái (zh. 有愛, sa. bhavatṛṣṇā), ham muốn tồn tại.
3.Phi hữu ái (zh. 非有愛, sa. vibhavatṛṣṇā), hoặc Đoạn ái, là lòng ham muốn tiêu diệt.

============= cafene cafene cafene ===============
II. Ngoài ra trong Kinh Pháp Cú.

Kệ 212: Thân ái nhiều thêm sầu muộn, vì yêu quí thân sanh ra lo sợ.
Kệ 213: Luyến ái nhiều thêm sầu, triều mến sanh lo sợ.
Kệ 214: Hỉ ái sanh tham nhiều, ham vui vật chất thành lo sợ.
Kệ 215: Dục ái ham mê xác thịch...
Kệ 216:
Khát-ái sanh ra sầu-muộn,
Thích tham-cầu sanh ra lo-sợ.
Ai cắt đứt dây nhợ khát-ái,
Chẳng sầu, sao có sợ?

Nếu 5 loại ái này ta không buộc vào thì ai buộc mình!

Từ nơi Phật Quang Tự Điển, lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú, 12 Nhân duyên. Thì biết chỉ là một chữ "Ái" mà nhơn rộng ra thì muôn trùng phiền não. Theo Tâm lý học, và duy thức tâm.
========== tangbong tangbong tangbong ===========
kinhle Mong nhờ Huynh Khai Nhụy giảng thêm về chữ "Ái". :-c

Tại sao, người tu "Thập nhị nhân duyên" diệt chữ "Ái" là phá đi xiềng xích vô minh. Mà làm cách nào diệt.

(Theo Đốn ngộ) Nếu Hành giả lấy một chữ "ái" ra tham thiền thì có diệt được không ?

(Theo Tiệm ngộ) thì làm thế nào tu thiền để diệt ?


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Ái trong lý 12 Nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thien Nhan đã viết: Nếu Hành giả thích suy tư thì theo Pháp "Lý Nhân Duyên", chỉ cần diệt một chữ "Ái" là cắt đứt ngay dòng sanh tử. Giống như Thiền Đốn Ngộ.

Còn Hành giả không thích suy tư hay còn bận bịu con đàng, cháu đống, của lại nhiều thì tu nơi "Tập đế" là nguồn gốc của khổ, là nhân tạo ra nghiệp. Giống như Thiền Tiệm Ngộ.

========== Nghi vấn ==============

Phiền não trong Tập đế như: Tham sân si mạn nghi, ác kiến... Thì tôi thấy có dạy.

Tại sao phải diệt Ái là diệt tất cả, phá được xích xiềng, thoát vòng luân hồi lục đạo?

Riêng về "Ái trong lý 12 Nhân duyên" thì thế nào ?

Có bao nhiêu danh từ chuyên môn của Ái trong thuật ngữ?

Ái là gì của đời thường ?
Đọc bài Thiên nhân viết một hồi Đồng Nát loạn tâm loạn tưởng luôn, phải cố gắng lắm mới hiểu thiện hữu nói cái gì, cố gắng viết ít lại, nói ý chính thôi. Đồng Nát có thấy một bài góp ý của huynh Khai Nhụy rất chính xác nên lắng nghe mà điều chỉnh lại, Đồng Nát thì không có nhẹ nhàng "từ mẫu" như huynh đó đâu :)) viewtopic.php?f=41&t=8707&start=40

Trong bài này và nhiều bài khác câu cú lủng củng, Thien Nhan nói tùm lum chẳng hiểu nổi:
Có bao nhiêu danh từ chuyên môn của Ái trong thuật ngữ ?

trong khi "Danh từ chuyên môn" đồng nghĩa "thuật ngữ",

Thiên nhân nói ít ít lại, viết ngắn ngắn lại. Có mấy lần thiện hữu nhờ Đồng Nát nhận xét việc này việc kia xong rồi thiện hữu không quan tâm cho lắm, bởi vì lời nhận xét của Đồng Nát trái với cái ý muốn của thiện hữu cho nên thiên hữu hỏi là để tìm một đồng minh hơn là muốn nghe lời chân thật. Nếu Đồng Nát tiếp tục trả lời riêng cho thiện hữu để giữ thể diện cho thiện hữu thì vô hình trung giúp thiện hữu nuôi nấng cái lòng Dục, cái Ngã mà thôi, vì vậy Đồng Nát thiển nghĩ rằng tu hành mà còn đẹp khoe xấu che thì biết chừng này mới sống thật với Tánh giác của chính mình? biết chừng nào mới thấy được cái Tâm chân thật, cái "ông Phật Tánh mà mình đang cõng trên lưng" mỗi ngày. vì thế mới nói công khai ở đây luôn...thiện hữu phiền não ráng chịu...Đồng Nát nói kệ Đồng Nát...Đồng Nát hơi bị ác đấy! B-)
Thiện tai! Thần khẩu hại xác phàm của Đồng Nát! :D

Hãy tự biết mình, đừng làm gì quá khả năng của mình vừa hại mình vừa hại người. Tu là tự biết mình. kinhle
"Há miệng mắc quai" ...vậy mà Đồng Nát lại hay há...há...há
kinhle kinhle kinhle
Kính tangbong


vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: Thập nhị nhân duyên - 12 nhân duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

Mô Phật ! Đồng Nát là Bồ tát của Thiện Nhẫn ... kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách