Văn học giáo pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Văn học giáo pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Văn học giáo pháp là những bài thi kệ theo thể văn vần của dịch giả Thiện Nhựt đã biên soạn lại từ kinh cổ Pháp Cú.
Trong kinh đã chất chứa tất cã tinh hoa giáo lý của từ mấy ngàn năm nay, và cho tới mãi tận bây giờ vẩn không thay đổi. Đó chính là những bài kệ trong Kinh, mà ngày nay những người tu bên Nam Tông nói riêng đều hầu như phải học thuộc lòng trước, rồi mới tới các kinh khác. Củng đủ biết sự quan trọng ở Quyển kinh này.

Cho tới ngày nay, thì tất cã tông phái Phật giáo, đều tán thán Kinh này. Riêng tn có chút tâm tư đã thành đạt nguyện vọng về Quyển Kinh Pháp Cú này. Hy vọng sẽ đem lại một chút suy tư và thỏa mái trong lòng Quí vị, Kính mời.
Tứ Diệu Đế

Trong cơn nguy-khốn bàng-hoàng,
Con người tìm trú dưới hàng cây thiêng.
Hoặc vào đền miếu, chùa chiền,
Hoặc lên đồi núi, hoặc miền rừng hoang.
(Kệ số 188.)

Trú thân như thế, thiếu an-toàn,
Vì chưa tựa vào hàng tối-thượng.
Ẩn-náu nơi đấy vẫn bất-an,
Vì các khổ-đau còn bận vướng.
(Kệ số 189.)

Người tìm về nương-tựa nơi Phật,
Nơi Giáo-pháp và nơi Tăng-đoàn,
Với chánh-trí, thông-hiểu rõ-ràng
Lẽ nhiệm-mầu của Bốn Sự-Thật.
(Kệ số 190.)

Thấy KHỔ, TẬP là nguồn-gốc khổ,
Thấy DIÊT là khi khổ vượt qua.
Thấy Bát-chánh-ĐAO là thánh-lộ,
Dẫn đến việc diệt khổ nơi ta.
(Kệ số 191.)

Đấy là nơi nương-tựa an-toàn,
Đấy là chỗ qui-y vô-thượng.
Hãy tìm về đấy mà nương thân,
Thoát khỏi mọi khổ đau, hết vướng.
(Kệ số 192.)
Trong phẩm Phật Đà. Còn tiếp...

tn, Kính

(Ghi chú: tn thấy những thể văn vần dể học, dể nhớ. Nhưng còn cảm thấy vẩn còn dài. Nên Quí vị có lòng hoan hỉ xin chỉ dạy làm sao rút ngắn, gọn hơn nửa.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

15 điều để làm đẹp Diễn đàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Năm điều tốt đẹp nhất khi đăng bài.

1. Không coppy bài, để làm của riêng. (Trích đoạn kinh, kệ, thơ, văn của Thầy, Tổ, phải luôn luôn có lời bình luận.)

2. Không giới thiệu bài, rồi chỉ vẩn vào đường links khác. (Mặt dầu đó là bài Chánh Pháp của Thầy, Tổ. Cũng thuộc về truyền bá, tán thán tông phái Phật-giáo.)

3. Không post, hay tiêu đề có... “Cám ơn các anh hay chúc admin và các thành viên trong forum khỏe mạnh” hay tương tự ..chen ngang vào topic của người khác đang thảo luận. Hay những câu không rõ ràng, không đóng góp gì cho topic đang thảo luận.
Hoặc đăng các tiêu đề không mô tả được nội dung bài viết như : "????", "Vào đây coi nè", "Hay lắm", "Cứu... Cứu...", "Giúp mình với", "Admin ơi", v.v... (Hoặc Đăng toàn bài, không có sự bình luận hay chú thích cá nhân và không có quan điểm tham khảo?

4. Đăng bài không đúng chuyên mục, hoặc Viết chữ Hoa, chữ nổi, chữ màu toàn bài. (Post chỉ bằng biểu tượng vui tangbong cafene)

5. Các bài viết thuộc đóng góp kiến thức văn hóa Phật-giáo. (Cho mình, và cho người. Nó không thuộc về cá nhân thí dụ: Như nói về tình cảm cá nhân hay diễn tả đời tư của mình, của Thầy đó với ai.v.v...tốt hơn liên lạc với nhau bằng email chẳng hạn.)

Năm điều tồi tệ nhất khi giao lưu.

6. Thiếu lễ độ giao lưu, coi ai cũng thấp kém. (Nói lời mĩa mai.)

7. Ganh tỵ với người hơn mình, Lên lớp dạy đời.

8. Hóng hách, hâm dọa, khinh khi, miệt thị. Hoặc nịnh bợ, Hoặc viết bài chọc tức thành viên.

9. Du khống, chụp mủ với nhau hay xóa sai bài viết, hoặc vu oan vi phạm khóa nickname.

10. Phá rối nội dung chủ đề, chen vào chuyện thị phi. Nói nham nhở, chẽ rẽ tình đoàn kết.

Năm điều không thuộc về Chánh kiến.

11. Tranh luận (là thuộc trong Năm điều tồi tệ nhất khi giao lưu đăng bài.)

12. Phá chấp, chê khen Pháp môn tu của Thành Viên.

13. Chỉ trích Tông Phái Phật Giáo.

14. Phân biệt Nam Tông, Bắc Tông luận bàn.

15. Đăng Kinh, Kệ, Thơ, Văn mục đích nhằm công kích, lăng mạ lẩn nhau.
========================================================
Khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài A-nan đưa ra bốn điều này hỏi Phật:

1. Khi kết tập kinh điển, mở đầu văn kinh nên dùng chữ gì làm tiêu biểu cho tất cả kinh tạng?
2. Khi Phật ở tại thế, Phật là thầy của chúng con, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con tôn ai là thầy?
3. Khi Phật ở tại thế, chúng con ở cùng với Phật, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con nên ở với ai?
4. Khi Phật ở tại thế, các Tỳ-kheo xấu do Phật điều phục họ, khi Phật nhập Niết-bàn rồi, chúng con làm cách nào điều phục họ?

Khi ấy, Ðức Phật trả lời rằng:

- Thứ nhất, khi kết tập kinh tạng, hãy dùng bốn chữ "Tôi nghe như vầy" (Như thị ngã văn) để mở đầu cho tất cả các bộ kinh;

- Thứ hai, hãy nương theo Tứ Niệm Xứ mà an trú. Tứ Niệm Xứ chính là Thân, Thọ, Tâm và Pháp - quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã;

- Thứ ba, khi Phật còn tại thế thì Ðức Phật là Thầy; Phật nhập Niết Bàn rồi thì lấy Ba La Ðề Mộc Xoa (Giới) làm Thầy - đây là Thầy của tất cả Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni;

- Thứ tư, hãy dùng phương pháp "mặc tẫn" để đối phó với các Tỳ Kheo tánh xấu.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Một hôm, Đức Phật đang ở tại Kosambi trong rừng cây simsàpa, Ngài nhặt một ít lá simsàpa đưa lên hỏi: "Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Lá simsàpa ở trong tay ta nhiều hay là ở trong rừng simsàpa nhiều?".

"Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn quá ít, còn lá trong rừng simsàpa thì quá nhiều". Phật dạy: "Cũng vậy, này các Tỳ kheo, điều ta biết thì quá nhiều, nhưng những gì ta dạy cho các ông thì rất ít; nhưng đó là những gì cần thiết và căn bản cho sự giải thoát. Những gì ta đã dạy cho các ông? Chính là "Đây là Khổ", "Đây là Khổ tập", "Đây là Khổ diệt", "Đây là con đường đưa đến Khổ diệt" (Tương Ưng V).

Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế" (Tương Ưng V).

Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi đau khổ, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Giáo lý Tứ điệu đế được coi là thiện pháp tối thắng. Ngài Xá Lợi Phất nhận định: "Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế" (Trung Bộ kinh I). Đức Phật cũng dạy: "Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra" (Tương Ưng V).

Cho đến lúc sắp nhập Niết bàn dưới cây sa la song thọ, một lần cuối, Ngài nhắc lại giáo lý Tứ đế: "Các thầy Tỳ kheo, đối với Bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp" (kinh Di Giáo, Trí Quang dịch).

Như vậy, tầm quan trọng của giáo lý Tứ diệu đế đã được xác định bởi chính Đức Phật và những đệ tử xuất sắc của Ngài. Trải qua hơn 2.500 năm, giáo lý Tứ diệu đế vẫn được tất cả các bộ phái Phật giáo, đều xiển dương và hành trì.Thích Viên Giác
Như vậy Tứ Diệu Đế là bài pháp chuyển luân vương đầu tiên của các Pháp. Và người đệ tử đầu tiên của Đức Phật là 5 anh em Kiều Trần Như.

Nếu như 5 bài kệ bạn không nhớ nổi thì chỉ nhớ, Nhân quả ác: Nhân là tập đế, quả là khổ đế.
Còn nhân quả thiện của hai đế còn lại là Nhân là Đạo đế, quả là Diệt đế.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ngũ giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Sự khổ đau tột độ của con người không gì hơn, khi họ nghĩ đến sinh mạng họ bị đe dọa, tiền của họ bị mất mát, người yêu họ bị xâm phạm. Chính đây là nỗi thống khổ khắc nghiệt nhất của con người.

Vì cứu khổ đem vui lại cho con người. Phật cấm người Phật tử không được làm ba điều ấy. Tình thương vĩnh viễn không có, nếu con người không tin tưỡng và cảm thông nhau. Điều này cũng là nỗi khổ thứ yếu của con người.

Bởi vì trong cuộc sống mà không có tình thương, là loài người đang lạc loài ở giữa sa mạc hay chốn rừng hoang, còn đâu sự đùm bọc thân yêu chia sớt cay đắng ngọt bùi. Muốn đem tình thương cho nhơn loại, trước tiên phải có tin tưởng thông cảm nhau, nên Phật cấm người Phật tử không được nói dối.

Chính bao nhiêu đó, chúng ta đã thấy lòng từ bi lênh láng của Đức Phật. Tinh thần cứu khổ ban vui của Đạo Phật đã thể hiện rõ ràng trong năm giới này. Vì thương mình thương người, Phật tử chúng ta phải cố gắng giữ gìn và khuyên người gìn giữ. Đó là căn bãn của đạo làm người hiện tại và mai sau.
Hòa thượng Thích Thanh Từ
Trong giới thứ 5 Phật cũng cấm tất cã các chất kích thích "Rượu, thuốc.v.v." văn minh ngày nay thì lại xuất hiện rất nhiều sự kích thích khác nhau như Game, viết blog, forum... Đã làm biết bao nhiêu giới trẽ bị sa ngã.
Theo mình nghĩ cũng thuộc về giới thứ 5 của người Phật tử tại gia.

Vậy muốn cho giữ giới đừng quên và lâu dài! Ta phải làm sao?
Kẻ nào sát-hại mạng chúng-sanh,
Của không cho mà cứ lấy giành,
Tiết trinh kẻ khác lại xâm-phạm,
Nói lời dối-trá, chẳng chánh-chơn,
Chất say, rượu mạnh dùng luôn,
Đó là đào lỗ tự chôn đời nầy.
(Kệ số 246, 247.)
Trong phẩm ô uế. Đây cũng là một thí dụ, Diễn đạt một bài văn cho ngắn gọn và dể nhớ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ngũ giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Vậy muốn cho giữ giới đừng quên và lâu dài! Ta phải làm sao?
Kẻ nào sát-hại mạng chúng-sanh,
Của không cho mà cứ lấy giành,
Tiết trinh kẻ khác lại xâm-phạm,
Nói lời dối-trá, chẳng chánh-chơn,
Chất say, rượu mạnh dùng luôn,
Đó là đào lỗ tự chôn đời nầy.
(Kệ số 246, 247.)
Trong phẩm ô uế. Đây cũng là một thí dụ, Diễn đạt một bài văn cho ngắn gọn và dể nhớ.
Giết hại muôn loài mạng chúng sanh
Không cho trộm lấy để riêng dành
Tiết trinh kẻ khác mà xâm phạm
Dối trá thêu lời dệt quẩn quanh

Rượu uống vì ưa / say nghiện ngập
Si mê bộc phát hại tâm lành
Như đào hố nghiệp chôn đuốc trí
Mọi kiếp xoay vòng khổ cuốn nhanh
=
Ý Nghĩa của bài này là:

Câu 1.) Giới Cấm Sát Sanh - Mạng chúng sanh rất là quý, vì vô tình hay cố ý mà giết hại. - Thứ nhất là tập cho mình thành tánh ác vì đã quen giết, mãi thành thói quen mà mất tánh thiện của con người..

Câu 2.) Giới Cấm Trộm Cấp - Của không cho mà trộm lấy để dùng, hay cất riêng để xài.. đều gọi là của ăn trộm..

Câu 3.) Giới Cấm Tà Dâm – Là lấy vợ người hay dụ dỗ, phá đi sự trinh tiết của người.. Vì người tại gia có quyền lấy vợ “Một chồng một vợ chánh thức” Còn xâm phạm vào GĐ của người thì bị xem là “Tà dâm”..

Câu 4.) Giới Cấm Nói Dối - 4/ GIỚI THỨ TƯ: CẤM NÓI LÁO

Nói láo có bốn thứ:
1. Một là vọng ngữ: Lấy phải làm quấy, lấy quấy làm phải, thấy nói chẳng thấy, chẳng thấy nói thấy gọi là chẳng thiệt.

2. Hai là ỷ ngữ: khoe khoang ỷ thị, trau chuốt lời nói, ra tuồng màu mè, hồ mị, ỏng ẻo, làm cho mỗi câu văn để quyến rũ người, say mê xiêu lòng, lạc dạ.

3. Ba là ác khẩu: Miệng dữ hỗn xược, mắng nhiếc, rủa sả người ta.

4. Bốn là lưỡng thiệt: Hai lưỡi đâm thọc, tới đây nói chuyện ở đàng kia, tới đàng kia nói chuyện ở đàng đây, châm chít cho người ta xa lìa ân nghĩa, ghẹo chọc cho người nóng nảy đua tranh! Những đến trước khen, sau chê, mặt phải lưng quấy, nói tội cho người, nói xấu chuyện người…đều phạm về giới thứ tư vậy.(cũng như chưa dứt lòng phàm mà nói chứng quả Thánh ấy thật đại vọng ngữ tội nặng vô cùng).

Chỉ trừ lúc gặp người tai nạn gấp rút, lòng từ bi dùng phương chước khéo trợ cứu ấy chẳng phạm mà thôi. Người đời xưa hạnh nết thuần lương, tự nhiên chẳng bao giờ nói vọng, huống chi mình nay người đạo, lìa bỏ cảnh đời, mà còn đeo mang nghiệp quấy hay sao ?

Câu 5.) 5/ GIỚI THỨ NĂM: CẤM UỐNG RƯỢU
Rượu là món rất hại, chỉ trừ cơn bịnh nặng phải dùng làm thuốc đó thôi. Vì uống sẽ thành quen sinh nghiền .. Xưa có một người Thiện nam, nhơn phá giới rượu mà phạm luôn 36 lỗi khác, ấy thật là chỉ có một lần uống no đủ, mà biết bao lần chịu thiếu thốn, về sự mất phước an vui, thêm tội khổ sầu, đời đời mê muội, mất giống trí huệ, loạn vọng điên cuồng, thật là dự hơn thuốc độc.

Người tại gia còn thế, lại như kẻ xuất gia, nếu uống rượu thật là đáng tủi hổ cho tiếng nhà Sư! Vậy nên nhớ rằng: Thà uống nước đồng sôi chớ chẳng uống rượu.

Theo Giới Luật trong Chân Lý của Sư Tổ Minh Đăng Quang dạy. "Khất Sĩ" Người Ni Sĩ


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:
Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Một hôm, Đức Phật đang ở tại Kosambi trong rừng cây simsàpa, Ngài nhặt một ít lá simsàpa đưa lên hỏi: "Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Lá simsàpa ở trong tay ta nhiều hay là ở trong rừng simsàpa nhiều?".

"Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn quá ít, còn lá trong rừng simsàpa thì quá nhiều". Phật dạy: "Cũng vậy, này các Tỳ kheo, điều ta biết thì quá nhiều, nhưng những gì ta dạy cho các ông thì rất ít; nhưng đó là những gì cần thiết và căn bản cho sự giải thoát. Những gì ta đã dạy cho các ông? Chính là "Đây là Khổ", "Đây là Khổ tập", "Đây là Khổ diệt", "Đây là con đường đưa đến Khổ diệt" (Tương Ưng V).

Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế" (Tương Ưng V).

Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi đau khổ, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Giáo lý Tứ điệu đế được coi là thiện pháp tối thắng. Ngài Xá Lợi Phất nhận định: "Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế" (Trung Bộ kinh I). Đức Phật cũng dạy: "Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra" (Tương Ưng V).

Cho đến lúc sắp nhập Niết bàn dưới cây sa la song thọ, một lần cuối, Ngài nhắc lại giáo lý Tứ đế: "Các thầy Tỳ kheo, đối với Bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp" (kinh Di Giáo, Trí Quang dịch).

Như vậy, tầm quan trọng của giáo lý Tứ diệu đế đã được xác định bởi chính Đức Phật và những đệ tử xuất sắc của Ngài. Trải qua hơn 2.500 năm, giáo lý Tứ diệu đế vẫn được tất cả các bộ phái Phật giáo, đều xiển dương và hành trì.Thích Viên Giác
Như vậy Tứ Diệu Đế là bài pháp chuyển luân vương đầu tiên của các Pháp. Và người đệ tử đầu tiên của Đức Phật là 5 anh em Kiều Trần Như.

Nếu như 5 bài kệ bạn không nhớ nổi thì chỉ nhớ, Nhân quả ác: Nhân là tập đế, quả là khổ đế.
Còn nhân quả thiện của hai đế còn lại là Nhân là Đạo đế, quả là Diệt đế.
Dưới đây là một bài thi kệ đã tóm gọn trong bốn đế! Của Người Ni Sĩ.

Tứ Diệu Đế (Luận Giải)

Lâm nguy khốn khó chớ kinh hoàng
Chánh Niệm nơi lòng nhất niệm vang
Cửa Phật ba ngôi an trụ tánh
Tinh thần Định tỉnh dứt hoang mang
=
Ghi Chú:
Câu 1.. Lâm nguy khốn khó chớ kinh hoàng.
Lúc lâm nguy lòng bất an, sợ hải, buồn đau.v.v.. Việc cứu cánh thành tựu nhất là tập bình tỉnh và tự chủ bản thân, tìm cách thoát ra khỏi sự bất an ấy..

Câu 2.) Chánh niệm nơi lòng nhất niệm vang.
Muốn thoát khỏi mọi sự sợ hãi đau khổ, trong tâm luôn giữ chánh niệm bằng phương pháp “Niệm Phật” Làm biểu trưng chánh niệm bằng các bài như: Lục Tự Di Đà, Chú Đại Bi và các bài chú khác, hoặc ngồi thiền, quán chiếu vạn vật vô thường có sanh ắt có diệt.. Hay tìm kinh sách đọc xem mà học tập.v.v.. Đây gọi là tùy duyên tùy sở thích của từng cá nhân.v.v..

Câu 3.) Cửa Phật ba ngôi an trụ tánh
Cửa Phật ba ngôi= Phật.. Pháp.. Tăng .. Nương vào ba ngôi mà Tu Tâm Dưỡng Tánh
Phật gồm có Kinh, Luật, Luận.. Tìm xem và học hỏi, trì niệm..
Pháp .. Pháp nằm trong vạn vật hãy năng quán tưởng vô thường rồi sẽ thấy được khổ sướng từ đâu mà có, mà đi.v.v.. Khi hiểu “Giác ngộ” ra sanh, già, bịnh, khổ.. Tâm tự an trí sẽ tỉnh..
Tăng.. Ví như đứa con của Phật và hãy “Nương vào ba ngôi đó mà an trụ”.

Câu 4.) Tinh thần định tỉnh dứt hoang mang
Khi thân đã nương vào ba ngôi rồi.. Tâm chỉ lo “Tu Học” Thì mọi nghiệp ác như vật ngoài thân, tâm tư không còn vướng bận nữa. “Như đã trưởng thành và biết tự chủ lấy mình vậy” Tác giả: Người Ni Sĩ


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Văn học giáo pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kính đạo hữu Thien Nhan
Thấy đạo hữu nói tóm gọn nên bt cũng xin phép lấy mỗi đoạn 1 câu:

trong cơn nguy khốn bàng hoàng
ẩn náu nơi đâu cũng bất an
chi bằng nương tựa bên Tam Bảo
khổ tập chứng tri diệt đạo thành

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thú vui vật chất

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Này gia chủ, ví như có người nằm mộng, thấy vườn khả ái, rừng núi khả ái, đất đai khả ái, ao hồ khả ái; khi tỉnh dậy người ấy không thấy gì cả, cũng vậy, này gia chủ, vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “ Thế Tôn đã nói dục được ví như cơn mộng, khổ nhiều não nhiều, tai hoạ ở đây càng nhiều hơn”
Người đời thường bị năm thứ tham muốn sau đây sai khiến:
a) Tham muốn tiền của
b) Tham muốn sắc đẹp
c) Tham muốn danh vọng
d)Tham muốn ăn ngon
đ) Tham muốn ngủ kỹ.

Người tham muồn tiền của, thì tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được làm giàu thêm nữa.

Người tham muốn sắc đẹp, thì suốt đời giong ruổi đi tìm hoa; thấy ai có nhan sắc là mê mết, tìm cách nầy cách khác để gần gũi cho kỳ được. Một khi đã thỏa mãn, thì lại ruồng bỏ người đẹp nầy để chạy theo người đẹp khác; luôn luôn bị vật dục sai khiến, mất hết cả nhân cách.

Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo chức cả, quyền cao, tiếng danh, hay tốt. Họ còn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, để mong được cái địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm mọi cách để nắm giữ cho được cái hư danh.

Người tham muốn ăn ngon, thì suốt đời lân la bên cạnh những cao lương mỹ vị, quanh quẩn bên những tiệc bàn, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ. Thế giới của họ thu hẹp lại trong những món ăn và những người bạn rượu.

Người tham muốn ngủ nghỉ, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm, nằm là ngủ, ngủ xong lại muốn ngủ nữa, mất cả tự chủ của mình. PHPT
Ngoài 5 thứ dục này, thì ngày nay còn một thứ dục nửa là ảo dục.

(là những thứ đồ chơi trên mạng ảo, kế đến là những công cụ truyền đạt trên mạng email, blog, forum.v.v. Đã làm mất ít nhiều công đức. Nếu ta xử dụng quá độ, thì sẽ thành say mê.
Đã say mê thì công phu Niệm Phật hành trì cũng bị tri phối theo, tất sẽ tự mình làm mất công đức đi. tn đã viết ra, bởi mình cũng thuộc như vậy. Thật là khổ đó các bạn.)

Nhưng tiêu đề này, chỉ viết về vật chất tiền bạc. Của văn học giáo pháp. Xin mời quí vị tham gia và tóm gọn lại nội dung của bài văn này.

Tiền-tài làm hỏng người ngu,
Hại chi được đến người tu Niết-bàn,
Kẻ cuồng-dại hám giàu-sang,
Hại mình mà cũng hại lan đến người.
(Kệ số 355.)Phẩm tham ái.

Dầu cho vàng bạc như mưa,
Người còn dục-lạc cũng chưa vừa lòng.
Thú vật-chất đắng trong, ngoài ngọt,
Bực hiền-trí rành-rọt điều nầy.
(Kệ số 186.)Phẩm Phật Đà

Xiềng bằng sắt, bằng gỗ, bằng gai,
Người trí bảo, chưa dai, chưa bền.
Luyến-lưu con thảo, vợ hiền,
Ngọc-ngà, trang-sức là xiềng chặt hơn.
(Kệ số 345.) Phẩm tham ái


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Văn học giáo pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nếu ai không muốn bị ảo dục chi phối thì... đập tan máy tính là xong! :D


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Luận Khổ Vui & Sau Cơn Mê

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Luận Khổ Vui

Tham vì muốn được lắm nguồn vui
Ước được nhiều tiền hội đủ vui
Ái dục mà phai tràn dính khổ
Ân tình lại đậm chạm rơi vui
Hồng trần lợi đến thua rên khổ
Cõi tục danh về được xiết vui
Mặc đẹp ăn ngon quên mất khổ
Gieo trồng quả nghiệp khổ hơn vui

Lão Ni 08.07.2011
(thơ ĐL song ngữ)

Ở trên đời này mọi sự vui khổ.. Nguyên nhân từ ở con người do vô minh hay tỉnh thức mà thành tựu quả nghiệp.. Gốc cội từ "Tam Độc = Tham, Sân, Si" Mà ra..

Nhưng:
Cuộc vui nào cũng có khi tàn.. Sự khổ nào cũng đến lúc phai..
Qua cơn vui rồi đến khổ.. Gặp khổ ắt sẽ trưởng thành..

Bởi vậy mới có câu: " Hữu khổ mới thành nhân" Hay có khổ mới nên người.!
Các bậc hiền trí như: Các vị Phật, Tổ, Thầy.. trong nhiều đời đều trải qua vui khổ..

Rồi sau bao khổ đau mới năng tìm sự giải thoát cho mình mà Tu tập, luyện rèn để đi đến Giác Ngộ.. Và các vị đem kinh nghiệm hiểu biết để dạy lại chúng sanh..! Bí Quyết trừ vui khổ là: Lấy Bi, Trí, Dũng làm căn bản cho mình.. Tức là: Biết tự chủ bản thân.

Người trước nâng đỡ kẻ sau vẫn thường như vậy..

ĐH thân mến: Vẫn biết rằng, chư Phật và Bồ Tát thương chúng sanh như mẹ thương con, nhưng cạnh bên các vị luôn nhã nhặn, khiêm tốn, nhẹ nhàng mà dìu từng bước một.. Vì không khéo lại sanh "Chướng nghiệp" Vì tâm chúng sanh vẫn còn trong vô minh..

Sau Cơn Mê

Si tham đắm nhiễm khó mà chừa
Cõi tục luân hồi dạ mãi ưa
Đất rộng tiền kho xem vẫn thiếu
Lầu cao bạc bãi ngắm không thừa
Sắc ái ngàn đời dường bọt biển
Dục tình vạn thuở giống mây mưa
Chức vị uy quyền say mộng tưởng
Ăn ngon áo đẹp ngủ hòng vừa

Ăn ngon áo đẹp ngủ hòng vừa
Đắm cảnh thương buồn lệ xối mưa
Nghiệp đổ sầu leo vì phúc thiếu
Duyên sa khổ lún bởi tội thừa
Giao hòa giọng mõ trì sanh thích
Cảm động câu kinh niệm nảy ưa
Vững chãi niềm tin vui giác ngộ
Bình yên xám hối tội rày chừa

08.07.2011 Lão Ni
(thơ ĐL liên hoàn thuận nghịch)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hạnh phúc không mua được

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hạnh phúc cũng không thể đổi được!

Dầu bạn có tiền muôn, vạn biển đi nửa cũng không thay đổi hạnh phúc người, đó là.

Có những hạnh phúc của tình nghĩa vợ chồng;

Có những hạnh phúc của tình phụ mẩu thiên liêng;

Có những hạnh phúc của tình Thầy trò.v.v..

Cũng điều được đáng tôn trọng hết.

Vậy mà có những người vì lợi cá nhân mà muốn chiếm đoạt hạnh phúc người khác. Đã dùng tiền bạc để mua chuộc chiếm đoạt. Lại có những người dùng quyền thế để cưởng bức.

Rồi lại có những người dùng lời ăn, tiếng ngọt, tài sắc để chinh phục lòng người. Thật đáng hổ thẹn không các bạn. Tất phải sa địa ngục rồi, chớ than khổ. Xem lời kinh dạy này có.

Bốn điều bất-hạnh đang chờ-chực
Kẻ dể-duôi dâm-dật vợ người:
Mang tai-hoạ, ngủ đâu yên giấc,
Ba: bị trách; bốn: sa điạ-ngục.
(Kệ số 309.)

Mang tai-hoạ, phải đọa vào đường dữ,
Vui phút giây, đôi dâm-đãng phập-phồng;
Vua lại ban-hành cực-hình xét-xử.
Vậy, đừng phạm tiết những ai có chồng.
(Kệ số 310.)
Phẩm Địa ngục. Dịch giả Thiện Nhựt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hạnh phúc không mua được

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thien Nhan đã viết:
Bốn điều bất-hạnh đang chờ-chực
Kẻ dể-duôi dâm-dật vợ người:
Mang tai-hoạ, ngủ đâu yên giấc,
Ba: bị trách; bốn: sa điạ-ngục.
(Kệ số 309.)

Mang tai-hoạ, phải đọa vào đường dữ,
Vui phút giây, đôi dâm-đãng phập-phồng;
Vua lại ban-hành cực-hình xét-xử.
Vậy, đừng phạm tiết những ai có chồng.
(Kệ số 310.)
Phẩm Địa ngục. Dịch giả Thiện Nhựt.
Giải Nghĩa: Phẩm địa ngục

Xa ngay bất hạnh đang chầu chực
Một.. loạn dâm ưa vợ của người = (Thành thói quen)
Hai.. mọi bề không yên giấc ngủ
Ba.. tai tiếng – Bốn.. sa tù ngục
(Kệ số 309)

Lời khuyên tránh họa vào đường dữ
Mấy phút ham vui dạ phập phồng
Án xử hầu tòa đôi dâm phụ
Người khôn tránh mặt / ả còn chồng
(Kệ số 310) Người Ni Sĩ 10-7-11

Kính ĐH TN
Cô giải nghĩa theo thời điểm hiện tại này như sau: Hầu như mọi việc của mình làm đều trở thành một thói quen cho mình.. Vì vậy nên phải cẩn trọng giữ ý ..

Ví dụ: như câu "Ăn trộm quen tay - Ngủ ngày quen mắt" .. Trước khi làm người, con người đã từng trải qua bao kiếp của giống thú, mà loài thú thì sự dâm dật rất là bình thường..
Chúng ta hơn con vật ở chỗ biết "Hổ thẹn" và nhờ vậy con người đã tránh rất nhiều tội lỗi mà thường con vật khó tránh.. Đó còn gọi là ở con người biết suy nghĩ, biết phân biệt đâu là tội đâu là phước.. "Nhờ có lý trí"

Nhưng chúng ta vẫn còn nằm trong chữ con .. 1) Con thú vật.. 2) Con người .. Loại con có máu thịt như nhau .. Chúng ta không muốn như nó thì phải luôn giữ cho mình đừng mất đi lý trí phân biệt đâu là tội.. Và đâu là Đạo Đức

Đạo Đức trong tâm tánh của một con người.. Nhờ có Đạo Đức mới được chuyển hóa cao hơn, để bước qua hàng Bồ Tát đến quả vị Phật .. Hay dù đang trong cõi trần gian vẫn tránh được tai họa do thói quen gây nên cho mình, làm cho mình không bình yên mất đi an lạc .. Ý là vậy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách