GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

90 - CÁI GỌ CUỐI CÙNG

Tangen theo học với Sengai từ lúc còn bé. Khi hai mươi tuổi, Tangen muốn boe thầy đi viếng những người khác để so sánh sự học của mình, nhưng Sengai không cho phép. Mỗi lần Tangen tỏ ý muốn đi. Sengai gọ nhẹ lên đầu Tangen một cái .
Cuối cùng Tangen yêu cầu một sư huynh dụ dỗ Sengai để Sengai cho phép đi. Người sư huynh làm xong ra báo cho Tangen biết:
“Việc đã được sắp đặt xong. Tôi đã quyết định cho Tangen bắt đầu cuộc hành hương ngay”.
Tangen vào cảm tạ Sengai vì đã được phép đi. Sengai trả lời Tangen bằng một cái gọ nhẹ nữa.
Khi Tangen kể lại chuyện này với sư huynh, vị sư huynh nói :
“Chuyện gì thế ? Thầy không có việc cho phép chú và rồi ông lại đổi ý. Tôi sẽ nói với ông”.
Rồi người sư huynh vào gặp Sengai.
Sengai nói “Ta không bỏ chuyện ta cho phép”.
Người sư huynh nói:
“Con vừa cho chú ấy một cái gọ nhẹ trên đầu, vì khi chú ấy trở lại, chú ấy sẽ được giác ngộ và con không thể khiển trách chú ấy được nữa”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

91 - MÙI VỊ CỦA LƯỠI KIẾM BANZO

Matajuro Yagyu là con trai kiếm sĩ Nhật lừng danh. Cha anh cho rằng tài nghệ của con ông quá tầm thường, khó mong chức phận làm hầy, nên ông đã từ chối không dạy anh.
Vì thế Matajuro Yagyu đến núi Futara và tìm được một kiếm sĩ lừng danh khác ở đó là Banzo. Banzo xác định lại lời phán quyết của cha anh. Banzo nói:
“Anh muốn ta dạy kiếm thuật phải không ? Anh không đủ điều kiện để học kiếm đâu”
Matajuro Yagyu một mực hỏi tiếp :
“Nhưng nếu con luyện tập chuyên cần thì con phải mất bao nhiêu năm để trở thành một kiếm sư ?”
Banzo đáp :
“Cả quãng đời còn lại của anh”
Matajuro Yagyu giải thích :
“Con không thể chờ lâu đến thế. Con sẽ vượt qua bất cứ khó nhọc nào, nếu thày dạy con. Nếu con làm một người giúp việc cho thày thì con phải mất bao lâu ?”
Banzo hơi dễ dãi :
“Ồ, có lẽ mười năm”.
Matajuro Yagyu hỏi tiếp :
“Cha con đã già rồi, và con phải sớm săn sóc ông. Nếu con học tập chuyên cần hơn nữa thì phải mất bao lâu ?”
Banzo đáp “Có lẽ ba mươi năm”.
Matajuro Yagyu hỏi :
“Sao thế ? Trước thày bảo mười năm, bây giờ ba mươi năm. Con sẽ vượt qua bất cứ cực nhọc nào để nắm vững kiếm thuật trong thời gian ngắn nhất”.
Banzo đáp:
“Được với điều kiện anh phải ở lại đây với ta bảy năm. Một người quá nóng nảy muốn đạt kết quả như anh, ít khi học nhanh được”.
Sau cùng Matajuro Yagyu hiểu rằng mình đang bị trách mắng vì không có tánh kiên nhẫn. Anh ta kêu lên :
“Hay lắm, con đồng ý”
Matajuro Yagyu không bao giờ nghe nói một lời nào về kiếm thuật và cũng không bao giờ đụng tới thanh kiếm. Matajuro Yagyu nấu ăn cho thày, rửa chén bát, dọn giường ngủ, quét sân, quét nhà, săn sóc cây cảnh, nhất nhất không nói một lời nào về kiếm thuật.
Ba năm trôi qua, Matajuro Yagyu vẫn làm việc. Nghĩ đến tương lai , anh ta buồn. Matajuro Yagyu vẫn chưa bắt đầu học thứ nghệ thuật mà anh ta hiến mình cho nó.
Nhưng một hôm Banzo bò đến sau lưng Matajuro Yagyu và tặng cho anh ta một dường kiếm rợn tóc gáy bằng một thanh kiếm gỗ.
Ngày hôm sau, lúc Matajuro Yagyu đang nấu cơm, thình lình Banzo nhảy bay qua người anh ta.
Sau đó ngày đêm Matajuro Yagyu phải phòng vệ những cú đánh bất ngờ như thế. Bất cứ ngày nào, không một phút nào Matajuro Yagyu không suy nghĩ đến ý vị của lưỡi kiếm Banzo.
Matajuro Yagyu học rất nhanh, anh mang lại cho thầy những nụ cười vui vẻ. Matajuro Yagyu trở thành một kiếm sĩ vĩ đại nhất nước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

92 - THIỀN CHIẾC ĐŨA TRUI

Hakuin thường nói với các đệ tử ông về một bà lão có tiệm trà gần đấy, ca tụng bà là người hiểu thiền. Các đệ tử không tin lời ông và muốn tự mình khám phá điều đó.
Bất cứ lúc nào bà lão thấy họ đến, bèn hỏi ngay rằng họ đến để uống trà hay đến để khảo hạch sự hiểu Thiền của bà.
Trường hợp đầu, bà tiếp đãi họ tử tế.
Trường hợp sau bà ngoắc họ đến sau một bức màn. Ngay lúc họ vâng lời bước đến, bà đánh họ bằng chiếc đũa sắt để gắp lửa.
Chín phần mười bọn họ không thoát khỏi tay bà


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

93 - THIỀN CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Encho là người kể chuyện hay nổi danh. Những câu chuyện về tình yêu của anh làm tim người nghe rung động. Khi anh kể chyện về chiến tranh, người nghe có cảm tưởng như mình đang ở giữa chiến trường.
Một hôm Encho gặp Yamaoka, một cư sĩ đã lãnh hội hầu hết căn bản của Thiền. Yamaoka bảo :
- Tôi hiểu anh là tay kể chuyện hay nhất nước, anh có thể làm người ta khóc hay cười theo ý muốn. Hãy kể tôi nghecaau chuyện Chú Bé Đáng Kính thích thú xem nào. Khi tôi còn bé tí, tôi thường nằm ngủ cạnh mẹ tôi, và mẹ tôi thường kể cho tôi nghe câu chuyện đời xưa đó. Đến giữa câu chuyện là tôi ngủ rồi. Hãy kể câu chuyện đó như mẹ tôi đã kể cho tôi nghe đi.
Encho không dám thử vụ này. Anh ta xin một thời gian để nghiên cứu. Mấy tháng sau anh ta đến nói với Yamaoka:
- Hãy cho tôi một dịp để kể chuyện cho ông nghe.
Yamaoka đáp :
- Hãy để hôm nào khác.
Encho thất vọng vô cùng. Anh ta nghiên cứu thêm và cố gắng nữa. Anh ta bị Yamaoka từ chối nhiều lần . Khi Encho bắt đầu kể, Yamaoka chận lại :
- Anh kể chưa giống mẹ tôi.
Encho phải mất năm năm trời mới có thể kể câu chuyện đời xưa đó giống như mẹ Yamaoka đã kể.
Yamaoka đã truyền Thiền cho Encho bằng cách này.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
dung phuong
Bài viết: 393
Ngày: 28/08/10 00:27
Giới tính: Nữ
Đến từ: japan

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi dung phuong »

xin được cám ơn 2 bài cũa bạn
phượng xin được chia sẽ thật tâm cũa phượng
dạo này,,tâm cũa phượng đã thật sự có phật rồi
những bài kinh phượng nghe đi nghe lại hoài,,nghe cho thật thấm
và không nghe bài mới
và phượng đã hiễu ..những bài kinh. và 2 bài bạn viết..phượng đã hiễu
giống y như,,một đứa bé,,mới biết đi,,thì phãi tập đi cho vững
chớ đừng vội chạy và nhẫy sẽ bị té
giống như phượng,,nghe kinh cũa một bạn tốt bụng luôn luôn đứng bên phượng,,đã cho phượng những bài kinh
và các bài các bạn viết, phượng đã bắt đầu thắm vào tâm trí phượng rồi

xin được nhiều sự chĩ dạy cũa các bạn
đêm hôm qua phượng nằm mơ thấy một người ỗ trên trời
caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen caunguyen


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

94 - DẠO MÁT NỬA ĐÊM

Nhiều đệ tử đang theo học Thiền định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Sengai. Một người trong bọn họ thường hay dạy ban đêm, vượt tường ra ngoài phố để dạo mát cho thỏa thích.
Một đêm, Sengai đi giám thị phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt, và cũng khám phá ra được chiếc ghế đẩu cao mà anh ta thường dùng để trèo qua tường. Sengai dời chiếc ghế sang chỗ khác và đứng thay vào đó.
Khi anh chàng rong chơi trở về, không biết rằng Sengai là chiếc ghế , anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Khám phá ra việc mình làm, anh ta hoảng sợ.
Sengai nhỏ nhẹ bảo :
“Sáng sớm này trời lạnh lắm, con hãy cẩn thận kẻo bị cảm”.
Người đệ tử không bao giờ ra ngoài ban đêm nữa


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

95 - LÁ THƯ CHO NGƯỜI HẤP HỐI

Bassui viết là thư sau đây gởi cho một đệ tử của ông sắp chết.
“Bổn tánh của tâm con không sinh, vì thế nó không bao giờ chết. Nó không phải là một hiện hữu, nên nó không biến mất. Nó không phải cái trống rỗng, mà là cái chân không. Nó không có màu sắc và hình thể. Nó không hưởng thụ sự khoái lạc và không chịu đựng đau đớn.
Thầy biết con bị bịnh nặng lắm. Giống như một người học Thiền giỏi, con đang đối mặt hoàn toàn với sự đau đớn. Có thể con không rõ ai là kẻ đang đau khổ, nhưng hãy hỏi chính con :”Bổn tánh của tâm này là gì ?” Hãy nghĩ một điều này thôi. Con sẽ không cần gì nữa. Đừng ham muốn gì cả. Sự chấm dứt của con không chấm dứt, nó giống như một bông tuyết trong trắng tan biến trong không khí tinh khiết “ .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
như thị
Bài viết: 15
Ngày: 03/09/11 22:02
Giới tính: Nữ

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi như thị »

Cám ơn bác Bình. Con đọc chủ đề này của bác mỗi ngày. tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

96 - MỘT GIỌT NƯỚC

Một Thiền sư tên là Gisan bảo một chú tiểu mang cho ông một thùng nước để dội mát phòng tắm của ông.
Chú tiểu mang nước đến, và sau khi dội phòng tắm xong, đổ ra trên mặt đất tí nước còn lại trong thùng.
“Con ngu quá”, Gisan mắng “tại sao con không đem nước thừa tưới cây ? Con có quyền gì lãng phí cả một giọt nước trong chùa này ?”
Ngay lúc đó chú tiểu giác ngộ. Chú đổi tên là Tekisui có nghĩa là một giọt nước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

97 - GIÁO LÝ TỐI THƯỢNG

Thời xưa ở Nhật, người ta thường dùng những chiếc đèn lồng sườn tre, phất giấy , trong có gắn đèn sáp.
Một đêm nọ, một người mù đến thăm bạn. Khi về, người bạn biếu một cái đèn lồng để soi đường đi. Anh ta nói :
- Tôi không cần đèn. Đối với tôi tối sáng cũng như nhau.
Người bạn đáp
- Tôi biết anh không cần đèn để soi đường, nhưng nếu anh không cầm đèn, người khác có thể chạy tông vào anh đó. Vì thế anh nên cầm một cái.
Người mù ra về với chiếc đèn lồng, và anh ta đã đi khá xa, một người ở đâu chạy tông vào anh ta.
- Coi kìa anh đi đâu vậy ? Bộ anh không thấy đèn của tôi sao ?
anh ta than phiền người lạ. Người lạ đáp :
- Đèn sáp của anh tắt queo rồi anh ơi


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Anh mù lúc đầu có thể đến nhà bạn, mà không bị ai tông vào, đối với anh sáng tối đều như nhau. Nhưng tại sao khi người bạn trao đèn cho anh ta thì anh ta lại bị người khác chạy xe tông vào?
- Vì anh ta lúc đó tin cây đèn chứ anh ta không tin vào bản thân mình.
* Sáng tối đều không có gì quan trọng, chân tâm không có sáng tối. Không tin mình thì không thấy được chân tâm.
Đây là một câu chuyện về thiền, rất hay!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

98 - KHÔNG VƯỚNG MẮC

Kitano Gembo là sư trưởng của chùa Eihei mất vào năm 1933 khi ông được chín mươi hai tuổi. Suốt đời Kitano cố gắng để không vướng mắc vào bất cứ điều gì.
Lúc hai mươi tuổi, Kitano lang thang như một tên ăn mày, Kitano gặp một du khách hút thuốc lá , khi cả hai cùng bước xuống một con đường núi, họ dừng lại dưới một tàng cây để nghỉ mát. Du khách biếu Kitano một điếu thuốc, Kitano nhận vì lúc đó ông rất đói.
Kitano phê bình :”Thuốc này hút thích thú làm sao”. Du khách biếu thêm một ống điếu hảo hạng và một ít thuốc lá, rồi hai người chia tay nhau.
Kitano cảm thấy :”Những vật thích thú có thể quấy phá sự thiền định. Trước khi đi xa hơn, tốt nhất là bây giờ ta hãy dừng lại”. Vì thế Kitano vất đồ hút thuốc.
Lúc hai mươi ba tuổi, Kitano học kinh dịch, một bộ kinh triết lý sâu xa về vũ trụ. Lúc đó mùa đông lạnh, Kitano cần một ít quần áo dày . Kitano viết thơ cho thày ở các xa ông độ một trăm dặm đường, nói với thày về việc mình cần, và thư nhờ một du khách mang đi. Hầu như mùa đông sắp hết mà vẫn không thấy trả lời hay quần áo chi cả. Vì thế Kitano cầu sự cảm ứng của kinh dịch, trong kinh này cũng có dạy thuật bói toán, để xác định thư đến nơi hay bị lạc. Kitano thấy rằng thư đến nơi. Sau đó có thư của thày ông gởi đến, nhưng không nói gì về quần áo.
Kitano cảm thấy :”Nếu ta cứ làm cái việc xác quyết với kinh dịch như thế này thì ta có thể chểnh mảng việc thiền định đi mất”. Vì thế Kitano từ bỏ giáo thuyết huyền diệu này và không bao giờ cầu những năng lực huyền diệu của nó nữa.
Lúc hai mươi tám tuổi, Kitano học cách viết chữ nho đẹp và làm thơ. Kitano trở nên thiện nghệ trong môn nghệ thuật này khiến thày ông phải ca ngợi.
Kitano nghĩ :”Nếu bây giờ ta không dừng lại, ta sẽ là một thi sĩ chứ không phải là một Thiền sư”. Vì thế Kitano không bao giờ làm thơ nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách