Vũ Trụ Quan Phật Giáo
Đã gửi: 09/08/09 12:32
Vũ Trụ Quan Phật Giáo
Vũ Trụ Quan Phật Giáo có chia làm hai loại nói theo Sự Tương Đối của Thế Gian.
1-Vũ Trụ Quan Tương Đối
Khi nói về Vũ Trụ Tương Quan Đối thì trong Kinh Phật có giải thích về sự hình thành của tất cả các thế giới trong cõi hư không này đều là do Nhân Duyên Sanh Khởi và tất cả các thế giới trong cõi hư không đều phải trải qua 4 giai đoạn là Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt.
Theo trong Kinh Phật thì sự thì Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt của tất cả các thế giới trong cõi hư không đều nương nơi 4 lực là:
1)Phật Lực
2)Nguyện Lực của các Bồ Tát
3)Nghiệp Lực của chúng sanh
4)Lực của các Đại
Khi mà 4 lực này đều hội tụ thì một thế giới sẽ được Hình Thành và khi 4 Lực thiếu khuyết thì thế giới sẽ bị Hoại Diệt.
Khi một Thế Giới bị Hoại Diệt thì các phần căn bản cực của vật chất mà trong kinh Phật gọi là Cực Vi Trần sẽ phân tán trong hư không đến khi mà các Nhân Duyên để tạo thành một Thế Giới hội tụ thì một Thế Giới mới lại xuất hiện.
Trong Kinh Phật dạy là tất cả chúng sanh và thế giới đều có từ Vô Thủy (Không Có Sự Bắt Đầu) vì vậy mà không có thể nói là có chúng sanh nào hay là thế giới nào đầu tiên được.
Khi nói đến Sanh Tử Luân Hồi là nói đến tất cả các chúng sanh trong tất cả các thế giới trong hư không chứ không riêng gì ở trên quả đất nhỏ bé này.
Trong Kinh Phật dạy tất cả chúng sanh trong tất cả các thế giới theo Nghiệp đã tạo bị dẫn đi trong Sanh Tử Luân Hồi.
Thế giới này bị hoại diệt thì sanh sang thế giới khác.
Tất cả các chúng sanh có 6 đường là:
1-Trời
a-Trời
b-Thiên Ma
2-Người
a-Loài Người
b-Tiên
3-A Tu La
a-Thần
b-Quỷ
4-Súc Sanh
a-Các loài súc sanh cho đến vi trùng cũng nằm trong này.
b-Rồng, Kim Sí Điểu
c-Các loại Tinh, Yêu, Mị
5-Ngạ Quỷ
6-Địa Ngục
Vũ Trụ Quan Tương Đối Phần Không Gian:
1-Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới
2-Hệ Thống Phật Thế Giới
3-Hệ Thống Phật Thế Giới Hải
4-Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận
1-Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới
Sự cấu tạo của 1 Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới như sau:
1 Tiểu Thế Giới = 1 Thái Dương Hệ có sự sống.
Có nghĩa là dù cho trong phạm vi 1000 Thái Dương Hệ mà chỉ có một 1 Thái Dương Hệ có sự sống thì cũng chỉ được tính là một Tiểu Thế Giới mà thôi chứ không phải là 1000 Tiểu Thế Giới.
1 Tiểu Thiên Thế Giới = 1000 Tiểu Thế Giới = 1000 Thái Dương Hệ có sự sống.
1 Trung Thiên Thế Giới = 1000 Tiểu Thiên Thế Giới = 1,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống.
1 Đại Thiên Thế Giới = 1000 Trung Thiên Thế Giới = 1,000,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống.
Đại Thiên Thế Giới vô cùng rộng lớn nên sự Hoại Diệt của một Tiểu Thế Giới (1 Thái Dương Hệ) không có ảnh hưởng gì đến Đại Thiên Thế Giới.
Các Đại Thiên Thế Giới đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh v.v mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
2-Hệ Thống Phật Thế Giới
Trong Kinh Đại Thừa dùng các danh từ đồng nghĩa như là Phật Thế Giới, Phật Sát, Phật Độ để nói về phạm vị giáo hoá của Hoá Thân Phật của một Đức Phật.
Các Phật Thế Giới đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh v.v mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Cõi Ta Bà là phạm vi giáo hoá của Hóa Thân Phật của Đức Phật Thích Ca.
Cõi Ta Bà bao gồm 1000 Đại Thiên Thế Giới = 1,000,000,000,000 = 1000 tỷ Thái Dương Hệ có sự sống.
Do sự rộng lớn của cõi Ta Bà nên trong các Kinh Đại Thừa có nói là chúng sanh ở trên thế giới này (Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở) thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn nhưng chúng sanh ở trong các thế giới khác (các Thái Dương Hệ khác) thì hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa đản sanh, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa xuất gia, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang tu khổ hạnh,hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa thành đạo, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa hiện thành Phật, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa Sơ Chuyển Pháp Luân…vô số sự sai biệt như thế.
Cho nên khi nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn trên thế giới (quả đất này) không có nghĩa là tất cả Hóa Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi Đại Thiên Thế Giới đều nhập Niết Bàn cả.
3-Hệ Thống Phật Thế Giới Hải:
Trong các Kinh Đại Thừa lại còn dùng danh từ Phật Thế Giới Hải để nói lại phạm vị giáo hoá của Báo Thân Phật.
1 Phật Thế Giới Hải:
Là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới Chủng.
1 Phật Thế Giới Chủng:
Là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới.
Như vậy một Phật Thế Giới Hải là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết, Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới.
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết là một con số đo lường trong Kinh Đại Thừa đã có nói trong bài Ý Nghĩa Về Danh Từ Các Con Số Trong Kinh Phật.
Các Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh...mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Số lượng của các Phật Thế Giới Hải ở trong cõi hư không thì không thể nào tính biết được chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Thế Giới Hải mà của Đức Phật Đại Nhật Biến Chiếu Quang (Tỳ Lô Giá Na) là Báo Thân Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì bao gồm bất khả thuyết bất khả thuyết bất khả thuyết bất khả thuyết Đại Thiên Thế Giới vi trần số thế giới.
4-Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận:
Trong Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận thì trong hư không có không cùng tận các Phật Thế Giới Hải.
Vũ Trụ Tương Đối Phần Không Gian:]/b]
1-Tiểu Kiếp: 16,798,000 năm
2-Trung Kiếp: 335,960,000 năm
3-Đại Kiếp: 1,343,840,000 năm
Giới Tử Kiếp:
Có 3 loại
1 Tiểu Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 180 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm, đây gọi là một Tiểu Kiếp.
1 Trung Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 360 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm đây gọi là một Trung Kiếp.
1 Đại Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 720 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm, đây gọi là một Đại Kiếp.
Tu Di vi trần số kiếp:
Là lấy 1 núi Tu Di phân tích thành cực vi trần (phần nhỏ nhất của vật chất theo trong kinh Phật vì nếu phân tích nữa thì thành không) cứ 1 cực vi trần là một Đại Kiếp.
Đại Thiên Thế Giới vi trần số kiếp:
Là lấy 1 Đại Thiên Thế Giới phân tích thành cực vi trần (phần nhỏ nhất của vật chất theo trong Kinh Phật vì nếu phân tích nữa thì thành không) cứ 1 cực vi trần là một Đại Kiếp.
4-Kiếp Hải
Là như nước tất cả biển của trong cõi Đại Thiên Thế Giới, cứ mỗi giọt nước là một đại kiếp, tính hết số của bao nhiêu giọt nước trong những biển ấy, gọi là 1 Kiếp Hải.
Tất cả các Thế Giới, Đại Thiên Thế Giới, Phật Thế Giới, Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều phải trải qua các giai đoạn Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt
Các giai đoạn Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt của các Thế Giới, Đại Thiên Thế Giới, Phật Thế Giới, Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều khác nhau không có nhất định.
Giai đoạn đó được tính bằng Tiểu Kiếp, Trung Kiếp, Đại Kiếp, A Tăng Kỳ Kiếp, Kiếp Hải.
Vũ Trụ Tuyệt Đối
Trong khi Vũ Trụ Tương Đối thì nói về mặt Tướng Sanh Diệt thì Vũ Trụ Tuyệt Đối thì nói về mặt Thể Bất Sanh Bất Diệt.
Chỉ có Chư Phật mới chứng được Vũ Trụ Tuyệt Đối.
Vũ Trụ Tuyệt Đối là tất cả Vũ Trụ chỉ là Tâm Thể Rỗng Lặng Sáng Suốt Thường Biết Vô Niệm là không tất cả các cảnh giới sai biệt, là không tất cả các tướng đối đãi sanh diệt.
Chứng Vũ Trụ Tuyệt Đối là Chứng Pháp Thân là Chứng Pháp Giới Tánh, là Chứng Tâm Chân Như
Trong Kinh Đại Thừa gọi Vũ Trụ Tuyệt Đối là Thường Quang Tịch Độ.
Chú Thích về danh từ số lượng trong Kinh Đại Thừa.
Theo trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm A Tăng Kỳ thì
Lạc Xoa = 100,000
Câu Chi = 1,000,000
Na Do Tha = số 10 và 11 con số 0 theo sau
A Tăng Kỳ =
10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240
Tức là số 10 và 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau.
Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4
Vô Biên = A Tăng Kỳ ^16
Vô Đẳng = A Tăng Kỳ^64
Bất Khả Sổ = A Tăng Kỳ^256
Bất Khả xưng = A Tăng Kỳ^1024
Bất Khả Tư = A Tăng Kỳ^4096
Bất Khả Lượng = A Tăng Kỳ^16348
Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^65536
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^262144
Điểm Tương Đồng Giữa Vũ Trụ Học Hiện Đại & Vũ Trụ Quan Phật Giáo
Khoa Vũ Trụ Học Hiện Đại nhờ vào các viễn vọng kính tối tân như là Hubble đã có thể nhìn thấy các Thiên Hà cách xa trái đất 15 tỷ năm ánh sáng.
Khoa Vũ Trụ Học Hiện Đại dùng các danh từ sau đây để do lường giới hạn của các vật thể trong Vũ Trụ.
1-Thái Dương Hệ(Star System)
Là Hệ Thống bao gồm 1 ngôi sao hay là nhiều ngôi sao và các hành tinh.
Thiên Hà(Galaxy)
Là Hệ Thống bao gồm từ nhiều chục tỷ đến hàng nhiểu trăm tỷ Thái Dương Hệ.
Thí dụ như là Thiên Hà Milky Way bao gồm 250 tỷ Thái Dương Hệ, Thiên Hà Andromeda bao gồm 400 tỷ Thái Dương Hệ.
Tập Họp Thiên Hà: (Cluster of galaxies)
Là một Hệ Thống nhiều chục cho đến nhiều trăm Thiên Hà.
Đại Tập Họp Thiên Hà(Super cluster of galaxies)
Là một Hệ Thống nhiều nhiều trăm đến nhiều ngàn Thiên Hà.
Về vài dữ kiện lý thú về vài vì sao trong Thiên Hà Milky Way
Sao Betelgeuse
Sao Betelgeuse là một ngôi sao ở cách Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở là 425 năm ánh sáng.
Sao Betelgeuse có đường kính bằng 630 Mặt Trời = 882,000,000 Km
Sao Betelgeuse sáng gấp 60,000 lần Mặt Trời
Sao Betelgeuse nặng gấp 12 lần Mặt Trời
***********
Sao Rigel
Sao Rigel là một ngôi sao ở cách Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở là 775 năm ánh sáng.
Sao Rigel có đường kính bằng 30 Mặt Trời = 42,000,000 Km
Sao Rigel sáng gấp 40,000 lần Mặt Trời
Sao Rigel nặng gấp 17 lần Mặt Trời
Các danh từ về khoa Vũ Trụ Học
1 năm ánh sáng là khoảng cách mà ánh sang đi liên tục trong 1 năm:
1 năm ánh sáng = 9,460,800,000,000 Km = 9470 tỷ Km
Đường Kính của Mặt Trời = 1,400,000 Km
Sức Nặng của Mặt Trời = 2,000 tỷ tỷ tỷ tấn
Sức Sáng của Mặt Trời = 400,000,000 tỷ tỷ watts
Vũ Trụ Quan Phật Giáo có chia làm hai loại nói theo Sự Tương Đối của Thế Gian.
1-Vũ Trụ Quan Tương Đối
Khi nói về Vũ Trụ Tương Quan Đối thì trong Kinh Phật có giải thích về sự hình thành của tất cả các thế giới trong cõi hư không này đều là do Nhân Duyên Sanh Khởi và tất cả các thế giới trong cõi hư không đều phải trải qua 4 giai đoạn là Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt.
Theo trong Kinh Phật thì sự thì Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt của tất cả các thế giới trong cõi hư không đều nương nơi 4 lực là:
1)Phật Lực
2)Nguyện Lực của các Bồ Tát
3)Nghiệp Lực của chúng sanh
4)Lực của các Đại
Khi mà 4 lực này đều hội tụ thì một thế giới sẽ được Hình Thành và khi 4 Lực thiếu khuyết thì thế giới sẽ bị Hoại Diệt.
Khi một Thế Giới bị Hoại Diệt thì các phần căn bản cực của vật chất mà trong kinh Phật gọi là Cực Vi Trần sẽ phân tán trong hư không đến khi mà các Nhân Duyên để tạo thành một Thế Giới hội tụ thì một Thế Giới mới lại xuất hiện.
Trong Kinh Phật dạy là tất cả chúng sanh và thế giới đều có từ Vô Thủy (Không Có Sự Bắt Đầu) vì vậy mà không có thể nói là có chúng sanh nào hay là thế giới nào đầu tiên được.
Khi nói đến Sanh Tử Luân Hồi là nói đến tất cả các chúng sanh trong tất cả các thế giới trong hư không chứ không riêng gì ở trên quả đất nhỏ bé này.
Trong Kinh Phật dạy tất cả chúng sanh trong tất cả các thế giới theo Nghiệp đã tạo bị dẫn đi trong Sanh Tử Luân Hồi.
Thế giới này bị hoại diệt thì sanh sang thế giới khác.
Tất cả các chúng sanh có 6 đường là:
1-Trời
a-Trời
b-Thiên Ma
2-Người
a-Loài Người
b-Tiên
3-A Tu La
a-Thần
b-Quỷ
4-Súc Sanh
a-Các loài súc sanh cho đến vi trùng cũng nằm trong này.
b-Rồng, Kim Sí Điểu
c-Các loại Tinh, Yêu, Mị
5-Ngạ Quỷ
6-Địa Ngục
Vũ Trụ Quan Tương Đối Phần Không Gian:
1-Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới
2-Hệ Thống Phật Thế Giới
3-Hệ Thống Phật Thế Giới Hải
4-Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận
1-Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới
Sự cấu tạo của 1 Hệ Thống Đại Thiên Thế Giới như sau:
1 Tiểu Thế Giới = 1 Thái Dương Hệ có sự sống.
Có nghĩa là dù cho trong phạm vi 1000 Thái Dương Hệ mà chỉ có một 1 Thái Dương Hệ có sự sống thì cũng chỉ được tính là một Tiểu Thế Giới mà thôi chứ không phải là 1000 Tiểu Thế Giới.
1 Tiểu Thiên Thế Giới = 1000 Tiểu Thế Giới = 1000 Thái Dương Hệ có sự sống.
1 Trung Thiên Thế Giới = 1000 Tiểu Thiên Thế Giới = 1,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống.
1 Đại Thiên Thế Giới = 1000 Trung Thiên Thế Giới = 1,000,000,000 Thái Dương Hệ có sự sống.
Đại Thiên Thế Giới vô cùng rộng lớn nên sự Hoại Diệt của một Tiểu Thế Giới (1 Thái Dương Hệ) không có ảnh hưởng gì đến Đại Thiên Thế Giới.
Các Đại Thiên Thế Giới đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh v.v mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
2-Hệ Thống Phật Thế Giới
Trong Kinh Đại Thừa dùng các danh từ đồng nghĩa như là Phật Thế Giới, Phật Sát, Phật Độ để nói về phạm vị giáo hoá của Hoá Thân Phật của một Đức Phật.
Các Phật Thế Giới đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh v.v mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Cõi Ta Bà là phạm vi giáo hoá của Hóa Thân Phật của Đức Phật Thích Ca.
Cõi Ta Bà bao gồm 1000 Đại Thiên Thế Giới = 1,000,000,000,000 = 1000 tỷ Thái Dương Hệ có sự sống.
Do sự rộng lớn của cõi Ta Bà nên trong các Kinh Đại Thừa có nói là chúng sanh ở trên thế giới này (Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở) thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn nhưng chúng sanh ở trong các thế giới khác (các Thái Dương Hệ khác) thì hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa đản sanh, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa xuất gia, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang tu khổ hạnh,hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa thành đạo, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa hiện thành Phật, hoặc thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới vừa Sơ Chuyển Pháp Luân…vô số sự sai biệt như thế.
Cho nên khi nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn trên thế giới (quả đất này) không có nghĩa là tất cả Hóa Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi Đại Thiên Thế Giới đều nhập Niết Bàn cả.
3-Hệ Thống Phật Thế Giới Hải:
Trong các Kinh Đại Thừa lại còn dùng danh từ Phật Thế Giới Hải để nói lại phạm vị giáo hoá của Báo Thân Phật.
1 Phật Thế Giới Hải:
Là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới Chủng.
1 Phật Thế Giới Chủng:
Là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới.
Như vậy một Phật Thế Giới Hải là bao gồm Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết, Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết Phật Thế Giới.
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết là một con số đo lường trong Kinh Đại Thừa đã có nói trong bài Ý Nghĩa Về Danh Từ Các Con Số Trong Kinh Phật.
Các Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều có vô số các sự sai biệt về hình thể, cấu tạo, thời gian tồn tại, chủng loại chúng sanh...mà chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Số lượng của các Phật Thế Giới Hải ở trong cõi hư không thì không thể nào tính biết được chỉ có Chư Phật mới biết hết mà thôi.
Thế Giới Hải mà của Đức Phật Đại Nhật Biến Chiếu Quang (Tỳ Lô Giá Na) là Báo Thân Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì bao gồm bất khả thuyết bất khả thuyết bất khả thuyết bất khả thuyết Đại Thiên Thế Giới vi trần số thế giới.
4-Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận:
Trong Hệ Thống Pháp Giới Vô Tận thì trong hư không có không cùng tận các Phật Thế Giới Hải.
Vũ Trụ Tương Đối Phần Không Gian:]/b]
1-Tiểu Kiếp: 16,798,000 năm
2-Trung Kiếp: 335,960,000 năm
3-Đại Kiếp: 1,343,840,000 năm
Giới Tử Kiếp:
Có 3 loại
1 Tiểu Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 180 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm, đây gọi là một Tiểu Kiếp.
1 Trung Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 360 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm đây gọi là một Trung Kiếp.
1 Đại Kiếp
Nghĩa là ví như có một vòng thành cao rộng vuông vức 720 km trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ một hạt cải là 100 năm, đây gọi là một Đại Kiếp.
Tu Di vi trần số kiếp:
Là lấy 1 núi Tu Di phân tích thành cực vi trần (phần nhỏ nhất của vật chất theo trong kinh Phật vì nếu phân tích nữa thì thành không) cứ 1 cực vi trần là một Đại Kiếp.
Đại Thiên Thế Giới vi trần số kiếp:
Là lấy 1 Đại Thiên Thế Giới phân tích thành cực vi trần (phần nhỏ nhất của vật chất theo trong Kinh Phật vì nếu phân tích nữa thì thành không) cứ 1 cực vi trần là một Đại Kiếp.
4-Kiếp Hải
Là như nước tất cả biển của trong cõi Đại Thiên Thế Giới, cứ mỗi giọt nước là một đại kiếp, tính hết số của bao nhiêu giọt nước trong những biển ấy, gọi là 1 Kiếp Hải.
Tất cả các Thế Giới, Đại Thiên Thế Giới, Phật Thế Giới, Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều phải trải qua các giai đoạn Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt
Các giai đoạn Hình Thành, Tồn Tại, Biến Đổi, Hoại Diệt của các Thế Giới, Đại Thiên Thế Giới, Phật Thế Giới, Phật Thế Giới Chủng, Phật Thế Giới Hải đều khác nhau không có nhất định.
Giai đoạn đó được tính bằng Tiểu Kiếp, Trung Kiếp, Đại Kiếp, A Tăng Kỳ Kiếp, Kiếp Hải.
Vũ Trụ Tuyệt Đối
Trong khi Vũ Trụ Tương Đối thì nói về mặt Tướng Sanh Diệt thì Vũ Trụ Tuyệt Đối thì nói về mặt Thể Bất Sanh Bất Diệt.
Chỉ có Chư Phật mới chứng được Vũ Trụ Tuyệt Đối.
Vũ Trụ Tuyệt Đối là tất cả Vũ Trụ chỉ là Tâm Thể Rỗng Lặng Sáng Suốt Thường Biết Vô Niệm là không tất cả các cảnh giới sai biệt, là không tất cả các tướng đối đãi sanh diệt.
Chứng Vũ Trụ Tuyệt Đối là Chứng Pháp Thân là Chứng Pháp Giới Tánh, là Chứng Tâm Chân Như
Trong Kinh Đại Thừa gọi Vũ Trụ Tuyệt Đối là Thường Quang Tịch Độ.
Chú Thích về danh từ số lượng trong Kinh Đại Thừa.
Theo trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm A Tăng Kỳ thì
Lạc Xoa = 100,000
Câu Chi = 1,000,000
Na Do Tha = số 10 và 11 con số 0 theo sau
A Tăng Kỳ =
10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240
Tức là số 10 và 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau.
Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4
Vô Biên = A Tăng Kỳ ^16
Vô Đẳng = A Tăng Kỳ^64
Bất Khả Sổ = A Tăng Kỳ^256
Bất Khả xưng = A Tăng Kỳ^1024
Bất Khả Tư = A Tăng Kỳ^4096
Bất Khả Lượng = A Tăng Kỳ^16348
Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^65536
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^262144
Điểm Tương Đồng Giữa Vũ Trụ Học Hiện Đại & Vũ Trụ Quan Phật Giáo
Khoa Vũ Trụ Học Hiện Đại nhờ vào các viễn vọng kính tối tân như là Hubble đã có thể nhìn thấy các Thiên Hà cách xa trái đất 15 tỷ năm ánh sáng.
Khoa Vũ Trụ Học Hiện Đại dùng các danh từ sau đây để do lường giới hạn của các vật thể trong Vũ Trụ.
1-Thái Dương Hệ(Star System)
Là Hệ Thống bao gồm 1 ngôi sao hay là nhiều ngôi sao và các hành tinh.
Thiên Hà(Galaxy)
Là Hệ Thống bao gồm từ nhiều chục tỷ đến hàng nhiểu trăm tỷ Thái Dương Hệ.
Thí dụ như là Thiên Hà Milky Way bao gồm 250 tỷ Thái Dương Hệ, Thiên Hà Andromeda bao gồm 400 tỷ Thái Dương Hệ.
Tập Họp Thiên Hà: (Cluster of galaxies)
Là một Hệ Thống nhiều chục cho đến nhiều trăm Thiên Hà.
Đại Tập Họp Thiên Hà(Super cluster of galaxies)
Là một Hệ Thống nhiều nhiều trăm đến nhiều ngàn Thiên Hà.
Về vài dữ kiện lý thú về vài vì sao trong Thiên Hà Milky Way
Sao Betelgeuse
Sao Betelgeuse là một ngôi sao ở cách Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở là 425 năm ánh sáng.
Sao Betelgeuse có đường kính bằng 630 Mặt Trời = 882,000,000 Km
Sao Betelgeuse sáng gấp 60,000 lần Mặt Trời
Sao Betelgeuse nặng gấp 12 lần Mặt Trời
***********
Sao Rigel
Sao Rigel là một ngôi sao ở cách Thái Dương Hệ mà chúng ta đang ở là 775 năm ánh sáng.
Sao Rigel có đường kính bằng 30 Mặt Trời = 42,000,000 Km
Sao Rigel sáng gấp 40,000 lần Mặt Trời
Sao Rigel nặng gấp 17 lần Mặt Trời
Các danh từ về khoa Vũ Trụ Học
1 năm ánh sáng là khoảng cách mà ánh sang đi liên tục trong 1 năm:
1 năm ánh sáng = 9,460,800,000,000 Km = 9470 tỷ Km
Đường Kính của Mặt Trời = 1,400,000 Km
Sức Nặng của Mặt Trời = 2,000 tỷ tỷ tỷ tấn
Sức Sáng của Mặt Trời = 400,000,000 tỷ tỷ watts