Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Xin chào các đạo hữu,

Nguyên Chiếu xin được kiến giải về bài kệ khai Kinh theo sự hiểu của Ng -Chiếu, có gì xin các đạo hữu bổ khuyết thêm.

Dẫn nhập:

Kinh là một trong những lời kim khẩu của Phật được các đệ tử ghi lại, Luật là các giới luật đức Phật nói để giáo dục hàng đệ tử của Ngài, Luận là các lời diễn giải Kinh của các bậc Tổ sư, lời mà các vị Tổ chứng đắc sau khi thực hành lời Phật dạy.

Vậy bài kệ khai Kinh là một trong các bài Luận của các chư Tổ đã dày công thực hành, kiểm chứng và truyền lại cho chúng ta.

Nội dung:

Để phân biệt Kinh Phật, lời chư Tổ và đâu là những Kinh không phải là Kinh của Chư Phật, Tổ thì cần phải quán 3 nguyên tắc này ( gọi là Tam Pháp Ấn ):

-Vô thường
-Khổ
-Vô Ngã

Chánh văn:

BÀI KỆ KHAI KINH

Phật pháp cao vời lại sâu thẳm
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem nội dung và ý nghĩa của bài kệ khai Kinh có 3 nguyên tắc đó không ?

(còn tiếp)



Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

1) Câu kệ thứ nhất :

Hán văn: Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Dịch nghĩa : Phật pháp cao vời lại sâu thẳm

Ý nghĩa : Phật pháp là giáo pháp của đức Phật

Cao vời là nói về chúng sanh ở cõi Vô sắc giới, sắc giới

Sâu thẳm là chúng sanh ở cõi dục ( bao gồm thiên, nhân , atula,
súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục )

=>Vậy hàm ý của câu này là Pháp Phật bao trùm khắp tất cả tam giới, từ cõi cao nhất đến cõi thấp đều có giáo pháp của Phật, giáo pháp của Ngài được thông hành, được xem là giáo pháp cao siêu, trí tuệ, từ bi, đem đến sự giải thoát hoàn toàn.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

2) Câu kệ thứ hai :

Hán văn: Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Dịch nghĩa: Trăm ngàn vạn kiếp khó tìm cầu

Ýnghĩa :Trăm ngàn vạn kiếp là nói về vô số kiếp luân hồi trong 3 cõi 6 đường

Khó tìm cầu là trong Kinh có nói: Phật Pháp khó nghe, Phật Pháp khó gặp.....

=>Vậy hàm ý của câu kệ này nói tất cả chúng sanh trong tam giới, nhất là cõi dục, phần nhiều là vô minh, lòng tham ái còn dính mắc, cái bản ngã chấp thủ luôn hiện hữu, sự sân hận ngập tràn.....nên nếu có một ai đó phát tâm từ bi, hiểu rõ chánh pháp, thực hành chánh pháp là đều rất khó, ví như như hạt cát trên sa mạc. Vì vậy nên trăm ngàn van kiếp khó tìm cầu là vậy.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

3) Câu kệ thứ ba :

Hán văn: Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Dịch nghĩa: Con nay nghe thấy xin trì tụng

Ý nghĩa : Trì tụng là cách để nhiếp tâm, cách để định tâm.

=>Vậy hàm ý của câu này là khi một chúng sanh còn trong lưới vô minh, tham sân si tràn ngập, nếu phát tâm từ bi, tìm về chánh pháp, muốn cho tâm khỏi bị dao động, bằng cách chuyên tâm trì tụng để thu nhiếp cái tâm vốn đã bị cái màng vô minh che mờ để trở về với cái bổn tâm tự tánh của mình.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

4) Câu kệ thứ tư:

Hán văn: Nguyện giải Như-lai chân thật nghĩa.

Dịch nghĩa: Nguyện tỏ Như-lai nghĩa nhiệm mầu

Ý nghĩa: Nguyện tỏ Như Lai tức là nguyện hiểu lời Phật, cố gắng học và hành theo lời Phật
Nhiệm mầu là sự mầu nhiệm, sự không thể nghĩ bàn.

=>Vậy hàm ý của câu này là khi một chúng sanh tìm hiểu chánh Pháp, thấu rõ giáo Pháp,tin tưởng lời Phật, làm theo lời Phật dạy, thì nhất định sẽ một nhân quả tốt trong đời vị lai. Nếu phát nguyện tu trì, hành trì y giáo, diệt tham sân si, chấp ngã thì sẽ được giải thoát khỏi luân hồi. Cho nên sự nhiệm mầu là vậy.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tìm hiểu bài kệ khai Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Kết Luận:

Qua bốn câu kệ của bài kệ khai Kinh, chúng ta thấy rõ là bài kệ này đã tán thán lời nói chân lý của đức Như Lai và nói lên lời phát nguyện tu trì của hàng đệ tử của Phật cho đến khi thành quả vô thượng bồ đề. Bài kệ cũng nói lên sự vô thường, khổ và vô ngã trong tam giới, chỉ khi một ai đó phát tâm từ bi , thực hành chánh Pháp thì mới đặng thoát khỏi luân hồi nghiệp báo.

Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Nên biết đời nay được thân người là do nhơn lành của đời trước biết tu dưỡng, biết giữ gìn 5 giới 10 điều thiện. Nay gặp được Phật-pháp, thì phải biết hết lòng trân quý kính trọng duyên lành này. Chúng ta sanh ra đời này tuy không gặp Phật tại thế, nhưng còn gặp được tam tạng Kinh điển chánh pháp của Ngài để lại, nên chúng ta kính Kinh như kính Phật, kính luận như kính chư Tổ. Khi đọc kinh Phật, trước hết phải lắng lòng khiến tâm bình khí hòa, để tinh thần định trụ trong lời Phật dạy thì mới hay thâm ngộ được Phật lý, chẳng nên đọc qua loa để lướt qua đi những thâm ý sâu xa trong lời Phật, Tổ nói, hay chấp thủ một vấn đề nào đó trong khi tri kiến của ta vẫn chưa thấu rõ hay hội lãnh được lời của Ngài.

Vậy khi nghiên cứu và tìm hiểu Phật Pháp thì chúng ta phải quán ba nguyên tắc này : Văn – Tư – Tu, nếu một trong ba nguyên tắc này bị thiếu thì cũng không được xem là người tìm hiểu đúng giáo lý và cũng không phải là một Phật tử có chánh kiến.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách