Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

47. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI KEO KIẾT A NAN ĐÀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ông A Nan Đà là người giàu có lớn mà rất rít róng, chẳng hề chịu bố thí cho ai cả.

Thuở ấy ở nước Xá Vệ có một người rất giàu, gia sản lên đến tám triệu tiền vàng, nhưng rất rít róng, chẳng dám ăn tiêu, chẳng hề chịu bố thí cho người nghèo khổ. Ông ta thường dạy con là Mã La Sĩ rằng: "Con đừng tưởng là nhà ta giàu có lớn. Con chẳng nên bố thí cho ai, mà phải lo làm sao cho của cải mỗi ngày một tăng thêm, nếu không sẽ bị phá sản". Ông ta có năm hủ vàng chôn dấu trong nhà; đến khi chết, quên chẳng kịp chỉ chỗ cho người con.

A Nan Đà thác sanh vào một làng chuyên nghề đi ăn xin, ở nước Xá Vệ. Khi mẹ ông ta mang thai, cả làng bị khốn khó vì đi xin chẳng được ai cho như ngày trước. Các vị bô lão trong làng, nghi rằng trong làng hiện đang có kẻ bất hạnh, đem đến điều không may cho cả xóm, mới bàn cùng nhau, tìm xem nhà nào là nhà gây ra sự xui xẻo đó. Sau khi phân tách, chia ra từng nhóm, họ nhận thấy chính người đàn bà mang thai kia là nguyên nhơn, nên đuổi bà ta ra khỏi làng. Người đàn bà bất hạnh nọ, sau sanh ra được một đứa con rất xấu xí, mặt mũi gớm ghiếc, trông thấy rất ghê tởm. Mỗi khi đi ẵm con đi xin, chẳng ai dám nhìn mà cho tiền bố thí. Hôm nào bỏ con ở nhà, đi xin mới được đủ tiền nuôi miệng. Khi đứa con biết đi, bà ta cho nó một cái bát để tự đi xin ăn lấy, rồi bỏ nó luôn. Bấy giờ, đứa bé lang thang đi khắp nước Xá Vệ, bỗng sực nhớ đến tiền kiếp của nó, nhà cửa rất giàu có. Nó liền đi trở lại nhà cũ, nhưng lũ con của Mã La Sĩ trông thấy gương mặt gớm ghiếc của nó, khóc thét lên, nên bọn đầy tớ lấy gậy đuổi nó đi khỏi.

Lúc bấy giờ, đức Phật và chư Tăng đang đi khất thực ở thành Xá Vệ, Ngài thấy cảnh tượng ấy, biết đến tiền kiếp của A Nan Đà rít róng như thế nào, đã dạy con ra sao, mới sai đệ tử mời Mã La Sĩ đến tu viện nói chuyện. Đức Phật bảo Mã La Sĩ rằng, đứa bé ăn mày kia chính là cha của anh ta vào kiếp trước. Mã La Sĩ chẳng tin. Đức Phật nói thêm, cha anh chôn năm hủ vàng trong nhà, khi chết chưa kịp chỉ chỗ cho anh. Mã La Sĩ theo lời chỉ dạy của Phật, về nhà đào lên, được vàng, mới tin lời Phật. Kể từ ấy, Mã La Sĩ trở nên một Phật tử tại gia rất thuần thành.

Bấy giờ đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • "Đây, con Ta!". "Đấy, của Ta!"
    Người ngu tham ái sanh ra ưu phiền.
    Sao chẳng biết "Ta" riêng còn chẳng có,
    Nói làm chi "con ta đó", "của ta đây"?
    (Kệ số 062)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Keo kiết: Hà tiện, rít róng, kẹo, bỏn xẻn.

- A Nan Đà: Tên thật người nầy tiếng Pali là Ānanda. Đừng lầm với Tôn giả A Nan Đà là vị đại đệ tử của đức Phật.

- Gia sản: Gia = nhà; Sản = của cải. Gia sản là tiền của trong nhà.

- Mã La Sĩ: Tên thật người con nầy tiếng Pali là Mūlasiri.

- Phá sản: Phá = bị hư hao; Bị phá sản là bị nghèo đi, hết tiền..

- Bô lão: Các người già cả và minh mẫn.

- Tiền kiếp: Tiền = trước kia; Kiếp = đời sống. Tiền kiếp là đời sống trước đời hiện tại.

- Ưu phiền: Sự phiền muộn, buồn khổ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại cuộc đời và kiếp tái sanh của một con người rít róng, giàu có mà chẳng dám tiêu xài, chẳng chịu bố thí. Vì quá bỏn xẻn trong lối sống, nên theo nghiệp phải tái sanh làm kẻ nghèo khổ.

Ý nghĩa quan trọng của Tích chuyện là tiền bạc, con cái chẳng thể mang theo để giúp đỡ cho ta trong kiếp sống sau nầy, chỉ có sự bố thí, hào phóng (= bố thí rộng rãi) mới đem lại hạnh phúc vào các đời sau.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 062:

Bài Kệ, nhơn Tích chuyện nói lên hai điều quan trọng:
  • a. Vì tham luyến về tiền bạc, con cái, mà con người phải chịu phiền não.

    b. Quan niệm VÔ NGÃ trong giáo lý nhà Phật.
- Về sự tham luyến: Tham ái, tham luyến là một tình cảm tríu mến, bám chặt vào điều mình ham thích. Chính sự bấu víu nầy làm nguyên nhơn khiến cho chúng sanh phải tái sanh mãi trong vòng sanh tử của cõi Luân hồi, để theo đuổi vào điều mình ham thích. Ngay trong cuộc sống hiện tại, vì sự tham luyến, mà con người phải chịu nhiều phiền lụy, như có tiền chẳng dám tiêu dùng, lo tích trữ, chịu thiếu thốn, "làm mọi" cho đồng tiền, mỗi khi phải chi tiêu thì xót xa trong bụng.

- Về quan niệm VÔ NGÃ: Đây là quan niệm căn bản trong giáo lý nhà Phật. Vô ngã là chẳng có cái Ta, cái Ngã. Thông thường mọi người nói: Ta có thân Ta, có nhà Ta, có con cái của Ta. Phật học gọi Ta là Ngã, những điều của Ta đó, là Ngã sở. Phật học cho rằng Ngã và Ngã sở đều rỗng rang, giả tạm, chẳng có thật, tuy thấy có đó, nhưng rồi sẽ tiêu tán đi, chẳng bền vững. Người tu hành chẳng tham luyến vào điều giả tạm, mà phải biết quí trọng đến điều chơn thật, bền vững. Điều chơn thật, bền vững đó, chính là Phật tánh có sẵn nơi mọi chúng sanh; Phật tánh là khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi cảnh Luân hồi. Còn tấm thân nầy, ta gọi là Ta đó, do năm uẩn hợp thành, sẽ có lúc năm uẩn rời nhau ra mà thân bị diệt chết. Chỉ có Phật tánh mới tồn tại, hằng còn, nhưng người thường chẳng biết đến để noi theo mà tu tập thoát khổ.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; lưu ý về quan niệm Vô ngã.

(2) Tập dứt bỏ sự luyến ái:

- Mỗi khi mất mát một vật chi, đừng quá tiếc rẻ.

- Nên bố thí rộng rãi để diệt bỏ bụng xẻn tham.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

48. TICH CHUYỆN HAI NGƯỜI MÓC TÚI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến hai người làm nghề móc túi.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ, có hai người chuyên sống về nghề móc túi trộm tiền của kẻ khác. Một hôm, cả hai theo chơn một nhóm Phật tử vào chùa Kỳ Viên nghe đức Phật giảng pháp. Một người lắng nghe lời Phật dạy, còn một người thừa cơ các Phật tử mãi lo nghe, để móc túi họ lấy tiền bạc. Sau buổi giảng pháp, cả hai quay về nhà nấu cơm ăn. Người móc túi được tiền, mua đồ ăn ngon nấu trong bếp; còn anh kia chẳng có tiền, phải ăn nhờ vào bạn. Người vợ anh móc túi liền nói mỉa mai anh kia: "Anh là người quá thông minh, biết nghe lời Phật dạy, nên chẳng kiếm được tiền, nay phải đến nhà tôi ăn nhờ vào của chồng tôi vừa kiếm ra". Nghe nói thế, anh nầy nghĩ rằng: "Bà ta là người ngu mà cứ tưởng mình và chồng mình là người có trí, nên mới mỉa mai chê trách ta như vậy".

Sau đó, anh cùng với thân nhơn trở lại yết kiến đức Phật ở chùa Kỳ Viên. Khi nghe anh kể lại lời mỉa mai của người vợ bạn móc túi của anh, đức Phật mới nói lên bài Kệ ngắn sau đây:
  • Người ngu biết mình ngu,
    Chẳng ngu đến chừng ấy.
    Người ngu nhận mình trí,
    Đấy là người chí ngu.
    (Kệ số 063)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Mỉa mai: Nói lời chua ngoa, thầm chê kẻ khác.

- Thân nhơn: Người bà con.

- Chí ngu: Ngu hết sức là ngu.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc hai người móc túi, đến nghe đức Phật giảng pháp. Một người biết mình còn ngu dại làm nghề bất lương, nên lắng nghe lời giảng. Còn người kia, tự cho mình là người khôn, biết thừa cơ hội để móc túi những kẻ đang chăm chú nghe lời Phật.

Ý nghĩa của Tích chuyện là: Thừa cơ hội người ta chăm chú nghe pháp mà móc túi, là một hành động rất ngu khờ, vì tạo nên tội lỗi, sau phải chịu quả báo xấu. Chẳng biết sự ngu khờ đó, mà lại tưởng mình khôn lanh biết thừa cơ hội, đó là sự dại dột đến tột bực: chỉ trông thấy mối lợi nhỏ, chẳng biết quả báo tai hại về đời sau.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 063:

Bài Kệ phân tách hai trường hợp:

- Người ngu biết mình ngu: biết được mình ngu chẳng còn ngu đến chừng ấy, vì đã biết được mình. Nếu mình biết mình còn ngu, mình mới lo học hỏi thêm, mới có cơ hội để thành người trí.

- Người ngu tự nhận mình là người trí: chẳng biết được mình, lại thêm kiêu căng nhận mình là người khôn, thì còn cái ngu nào bằng, cho nên bài Kệ mới nói là chí ngu, hết sức ngu! Tại sao lại chí ngu? Chí ngu vì khi tự nhận mình đã khôn rồi, đâu chịu học hỏi thêm, thành ra chẳng có cơ hội mở mang trí thông minh của mình, sống mãi trong sự ngu tối.

Ý nghĩa quan trọng của bài Kệ: đừng bao giờ tự nhận mình là người trí, hãy khiêm nhường nhận sự thiếu thông minh của mình để học hỏi thêm điều hay lẽ phải.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, nhớ lấy để giữ lấy tánh khiêm nhường.

(2) Khi bị ai chê là ngu, đừng nổi giận. Hãy bình tâm xét xem mình đã ngu ở điểm nào mà sửa chữa lại. Hành động nầy là hành động khôn ngoan, để trả lời cho người đã chê mình ngu vừa qua.

(3) Nên thành thật cám ơn kẻ chê mình ngu, vì kẻ ấy đã giúp cơ hội cho mình được khôn thêm.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

49. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO ƯU ĐÀ DI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Ưu Đà Di.

Thuở ấy, có Trưởng lão Ưu Đà Di là một tỳ kheo tánh hay khoe khoang, muốn được mọi người khen tặng mình là người thông hiểu rành rẽ về Chánh pháp, nên hay lên ngồi nơi các vị Trưởng lão thường thuyết pháp. Một hôm có một nhóm du tăng đến viếng chùa, trông thấy Trưởng lão Ưu Đà Di, mới đến thưa hỏi về ngũ uẩn. Trưởng lão Ưu Đà Di chẳng thể giảng giải được thế nào là năm uẩn, vì Trưởng lão chẳng thông suốt Chánh pháp. Các vị du tăng rất ngạc nhiên, nhận thấy một vị tỳ kheo lớn tuổi, đã ở lâu bên cạnh Phật mà chẳng hiểu được thế nào là tấm thân năm uẩn, chẳng rành về lục căn và lục trần.

Bấy giờ, để trả lời chỗ họ thắc mắc, đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người ngu dầu mãi bên người trí,
    Chánh pháp còn chẳng tí hiểu rành;
    Khác nào cái muỗng múc canh,
    Múc thời có múc, chẳng sành vị ngon.
    (Kệ số 064)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Trưởng lão: Trưởng = lớn; Lão = già cả. Trong Phật học, chữ Trưởng lão dùng để chỉ các vị tu hành lâu năm, đức hạnh cao. Tiếng Pali là Thera; phái nữ là Theri.

- Ưu Đà Di: Tên thật của Trưởng lão, tiếng Pali là Udāyi.

- Du tăng: Du = đi đó đây; Tăng = nam tu sĩ. Các vị du tăng thường đi đây đó, để tìm thầy học hỏi thêm về Đạo pháp.

- Ngũ uẩn, năm uẩn: Năm nhóm tụ họp tạm thời tạo nên thân tâm con người. Đó là sắc uẩn, thân thể vật chất, và bốn uẩn thuôc về tâm: thọ uẩn, các tình cảm; tưởng uẩn, các tư tưởng, hành uẩn, các hành động, và thức uẩn, các sự hiểu biết.

- Lục căn: Lục = sáu; Căn = nơi phát xuất ra, nguồn gốc. Lục căn là các giác quan giúp ta biết được cảnh bên ngoài và tư tưởng bên trong. Lục căn gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

- Lục trần: Trần = bụi bặm. Chữ Lục trần trong Phật học dùng để chỉ sáu hình thái của cảnh vật bên ngoài và ý bên trong. Đó là: sắc (màu sắc, hình dáng), thanh (tiếng động), hương (mùi), vị (vị nếm), xúc (sự đụng chạm), pháp (sự vật bên ngoài gợi lên ý bên trong).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị, chê Trưởng lão Ưu Đà Di ở gần bên Phật lâu ngày mà chẳng thông hiểu được Chánh pháp.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 064:

Bài Kệ ví người ngu ở gần người trí, mà chẳng biết học hỏi thêm điều gì, tựa như cái muỗng ngâm trong tô canh mà chẳng biết gì đến vị ngon của canh cả.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; mỗi khi đến chùa nghe giảng Kinh kệ, nên tìm hiểu cho rành rẽ hầu ứng dụng vào việc tu hành; chớ lơ là, nghe xong rồi ra khỏi cổng chùa, bao nhiêu lời giảng đều cuốn theo chiều gió!

(2) Tập thưa hỏi với các bực thiện tri thức:

- Đem những điều mình còn thắc mắc ra hỏi, đừng e lệ sợ bị chê là dốt;

- Thử nhìn lại thân tâm mình, xét xem sắc uẩn, thọ uẩn... là gì, tại sao thân năm uẩn nầy lại vô thường và vô ngã.

- Học thuộc lòng lục căn, lục trần gồm có những gì, để biết kềm chế các giác quan chẳng chạy theo cảnh vật bên ngoài khiến cho tâm phải vọng động.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

50. TÍCH CHUYỆN BA MƯƠI CHÀNG THANH NIÊN
Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến ba mươi chàng thanh niên ở Phả Vị Kha.

Thuở ấy, có một nhóm thanh niên tại làng Phả Vị Kha dẫn một dâm nữ vào rừng để hành lạc. Người dâm nữ lén đánh cắp các vật trang sức và bỏ trốn đi. Trong khi bọn thanh niên lùng kiếm trong rừng, thì họ gặp được đức Phật và chư Tăng đi ngang qua đó. Họ dừng lại, nghe đức Phật thuyết- pháp và một số ít trong nhóm thanh niên chứng được quả vị Tu đà hườn. Các thanh niên ấy liền xin đức Phật cho gia nhập Tăng đoàn, và theo đức Phật về chùa Kỳ Viên. Trong một thời gian ngắn cư trú tại đây, các thanh niên ấy đã tỏ ra rất chuyên cần tu tập, giữ gìới thật thanh tịnh và theo hạnh đầu đà để thanh lọc thân tâm. Đến khi đức Phật thuyết giảng Kinh Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga Samyutta), tất cả ba mươi chàng thanh niên ở làng Phả Vị Kha đều chứng đắc được đạo quả A la hán.

Khi các vị tỳ kheo khác tỏ ra ngạc nhiên trước sự thành đạt nhanh chóng của đoàn thanh-niên Phả Vị Kha, đức Phật liền nói lên bài Kệ sau:
  • Người khôn một lúc bên người trí,
    Chánh pháp liền thông chí ngọn ngành,
    Khác nào cái lưỡi nếm canh,
    Canh chua, canh ngót, đều sành vị ngon.
    (Kệ số 065)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phả Vị Kha: Tên thật làng nầy tiếng Pali là Pāveyyaka.

- Dâm nữ: Người đàn bà bán dâm (= làm điếm).

- Hành lạc: Hành = làm; Lạc = vui. Hành lạc là mua vui về thể xác.

- Vật trang sức: Đồ vật quí giá đeo trong người để trang điểm.

- Hạnh đầu đà: Tiếng Pali là Dhutanga; đây là lối tu khổ hạnh. Người khéo giữ hạnh đầu đà vào thời đức Phật là Tôn giả Đại Ca Diếp.

- Kinh Tương Ưng Vô Thỉ: Trong các bản Kinh thuộc Tương Ưng nầy, đức Phật diễn giảng về thuyết Luân hồi, cắt nghĩa tại sao chúng sanh phải trôi lăn mãi qua vô lượng kiếp tái sanh sống đi chết lại.

- Thông chí ngọn ngành: Thông suốt rành rẽ cả đầu đuôi gốc ngọn, chẳng sót chỗ nào.

- Canh chua, canh ngót: Thiện Nhựt tôi xin thành tâm sám hối, vì trong bản nguyên tác chẳng có bốn chữ "Canh chua, canh ngót" nầy, tôi sở dĩ thêm vào, là để cho gọn câu văn. Canh ngót là canh rau ngót.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc ba mươi chàng thanh niên biết bỏ các thú vui nhục dục, nghe lời Phật dạy mà tu tập chứng được quả vị A la hán. Họ sở dĩ thành công nhanh chóng, là nhờ vào trí huệ thông minh, chí kiên quyết tu tập và giữ giới hạnh đầu đà.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 065:

Thử so sánh với bài Kệ trước, số 064: người ngu ở mãi bên người trí, cũng chẳng học được gì, còn người khôn dầu ở bên người trí một thời gian ngắn, cũng sớm thông thạo được Chánh pháp.

Trái với bài Kệ số 064 so sánh người ngu như cái muỗng vô tri, chẳng biết mùi vị của canh, bài Kệ số 065 khen người khôn như cái lưỡi nhạy cảm, nếm biết được mùi vị thơm ngon của các loại canh.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, so sánh với bài Kệ trước, và cố gắng thưa hỏi thêm để sớm trở thành người khôn.

(2) Thử soát lại xem mình đã hiểu bổn phận của người Phật tử tu tại gia như thế nào: Thọ Tam quy là gì? Tại sao lại quy y? Giữ ngũ giới là giữ những giới nào? Tại sao? Nếu còn ngập ngừng, phải mau thưa hỏi các vị tu hành nơi chùa.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

51. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI CÙI SỞ PHÙ BÚT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ông Sở Phù Bút là người cùi.

Thuở ấy có một người cùi tên là Sở Phù Bút, ngồi bên ngoài đám đông đang tụ tập nghe đức Phật giảng pháp, mà chứng được quả vị Tu đà hườn. Đến khi đám đông giải tán, anh Sở mới lặng lẽ bước theo sau chơn đức Phật và chư Tăng mà đi về chùa Kỳ Viên. Dọc đường, có vị Thiên Đế là Sắc Ca muốn thử xem tín tâm của anh Sở có kiên cố chăng, mới hiện hình lên làm một người giàu có, nói với anh Sở: "Này anh kia, tôi xem anh đang nghèo khó, bịnh tật, phải sống nhờ vào lòng từ thiện của mọi người. Nay tôi sẽ ban cho anh thật nhiều của cải, nếu anh chịu từ khước đừng tin tưởng vào Phật, Pháp và Tăng nữa. Anh chịu không?" Anh Sở thẳng thắng trả lời: "Thưa ông, ông lầm lắm. Tôi là người giàu có, đủ cả bảy món thánh tài của bực Thánh giả. Một là tín tâm; hai là giới hạnh; ba là tâm tàm; bốn là tâm quí; năm là đa văn; sáu là trí huệ; bảy là xả ly. Bấy nhiêu điều đó còn quí hơn tài sản của ông cho tôi".

Vị Thiên Đế liền đến bên Phật, trước khi Sở Phù Bút tới chùa. Thiên Đế thuật lại những lời đối đáp của anh Sở cho đức Phật nghe. Đức Phật nói: "Cho dầu có một trăm vị Thiên Đế như ông đến dụ dỗ anh Sở cũng chẳng thành công khiến anh ta chẳng tin vào Phật pháp". Vừa lúc ấy, anh Sở tới nơi, trình với đức Phật rằng, anh vừa chứng được quả vị Tu đà hườn, sau khi nghe Phật giảng pháp. Sau đó, anh rời chùa ra về. Dọc đường, anh Sở bị một con bò cái hung hăng húc vào người, anh ngả ra chết tại chỗ.

Bấy giờ chư Tăng nghe thấy, mới đến thưa cùng Phật và hỏi chẳng biết anh Sở được tái sanh về cõi nào. Đức Phật đáp: "Anh Sở hiện đang tái sanh vào cõi Trời Đao Lợi, nhờ chứng được quả vị Tu đà hườn. Trong một kiếp trước, anh Sở đã phun nhổ vào một vị Bích Chi Phật, nên kiếp nầy phải sanh làm người cùi hủi. Trong một kiếp khác, anh Sở đã giết một người dâm nữ, nên nay bị ngưòi ấy, đầu thai làm con bò húc chết để trả thù".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người ngu là kẻ thù chính họ;
    Làm ác, vì chẳng có trí khôn,
    Phải chịu quả đắng cay khổ sở.
    (Kệ số 066)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Người cùi: Người bị bịnh phung (= phong) lở lói, rụng móng tay, móng chơn, nhức nhối, khổ sở. Còn gọi là bịnh hủi.

- Sở Phù Bút: Tên thật người cùi nầy tiếng Pali là Suppabuddha.

- Thiên Đế Sắc Ca: Tên vị Vua Trời nầy tiếng Pali là Sakka.

- Tín tâm: Tín = lòng tin tưởng vào Phật pháp; tâm = lòng. Tiếng Pali là Saddhā.

- Kiên cố: Bền chặc, vững chắc, chẳng lung lay.

- Từ thiện: Từ = nhơn từ, thương người; Thiện = lành. Từ thiện là lòng thương người nghèo khó, muốn giúp đỡ họ.

- Bảy món Thánh tài: Thánh = bực đã giác ngộ và giải thoát; trái với phàm phu; Tài = tài sản, của cải. Bảy món Thánh tài là bảy đức tánh của bực Thánh giả, quí báu hơn của cải vật chất.

- Giới hạnh: Giới = điều răn cấm; Hạnh = hạnh kiểm. Giới hạnh là sự giữ gìn các giới cấm; tiếng Pali là Sila.

- Tâm tàm: Tàm = biết hổ thẹn trong lòng khi lỡ làm điều quấy. Tiếng Pali là Hiri.

- Tâm Quí: Quí = Biết lo sợ khi lỡ làm điều quấy (sợ quả báo xấu). Tiếng Pali là Ottappa.

- Đa văn: Đa = nhiều; Văn = nghe. Đa văn là người nghe nhiều, học rộng. Tôn giả A nan là người đa văn bực nhứt vào thời đức Phật Thích Ca.

- Trí huệ: Ở đây là trí thông minh đưa ta đến bờ giác ngộ và giải thoát, trong Phật học gọi là Trí huệ Bát nhã; tiếng Pali là Pannā.

- Xả ly: Xả = buông bỏ, chẳng luyến tiếc; Ly = lìa xa. Tiếng Pali là Upekkha.

- Cõi Trời Đao Lợi: Cõi Trời nầy, tiếng Pali là Tāvatimsa.

- Bích Chi Phật: Phiên âm tiếng Pali là Paccekabuddha; Bích Chi Phật là vị tu hành vào thời chẳng có Phật giáng sanh, quán chiếu pháp Mười Hai Nhơn Duyên mà chứng quả. Còn gọi là Duyên giác, Độc giác.

- Quả đắng cay: Quả = quả báo, kết quả của việc đã làm lúc trước. Trái nghĩa với chữ nguyên nhơn, nhơn duyên. Quả báo đắng cay là trong đời nầy phải chịu nhiều điều khổ sở.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:
  • a. Lời đối đáp giữa anh Sở Phù Bút và Thiên Đế Sắc Ca, liên quan đến bảy món Thánh tài.

    b. Quả báo xấu mà người cùi Sở Phù Bút phải gánh chịu trong đời nầy.
Tại sao gọi bảy đức tánh của bực Thánh là Thất Thánh tài? Bảy đức tánh quí báu nầy giúp ta đến nơi giác ngộ và giải thoát khỏi cuộc sống khổ sở, nên cao quí hơn tiền bạc, của cải.

Theo Luật Nhơn Quả, hễ làm ác thì phải chịu quả báo xấu trong đời nầy hay các đời sau. Quả báo chẳng trỗ liền theo hành động, mà chờ đủ cơ duyên mới kết thành, có thể kéo dài qua nhiều đời.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 066:

Thử phân tách từng câu của bài Kệ:

- Người ngu là kẻ thù chính họ: người ngu tạo điều ác gây ra quả báo khổ sở, cũng như kẻ thù gây đau khổ cho mình. Vì thế, sự ngu dốt của mình là kẻ thù của chính mình, cần phải tu học dẹp bỏ sự si mê.

- Làm ác, vì chẳng có trí khôn: người ngu chỉ trông thấy mối lợi nhỏ trước mắt, chẳng phân biệt được điều lành với việc ác, chẳng trông xa biết đến Luật Nhơn quả sau nầy, nên mới phạm tội. Đó chẳng qua vì thiếu trí khôn, chẳng phân biệt được thiện và ác.

- Phải chịu quả đắng cay, khổ sở: đây là hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra, hoặc trong đời nầy, hoặc về đời sau. Cứ nhìn đến cảnh khổ của người cùi Sở Phù Bút là biết được quả đắng cay xảy ra như thế nào.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ để tự răn mình, mỗi khi sắp làm điều sai

(2) Học thuộc lòng Thất Thánh tài (thất = bảy); tự xét xem mình đang có được món nào; còn đang thiếu món nào, ráng tập để có được.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

52. TÍCH CHUYỆN MỘT NGƯỜI NÔNG PHU
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một người nông phu cầm thuốc độc.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ, có một bọn trộm cắp vào nhà một người giàu có, lấy mất một số tiền bạc lớn, đem chia nhau rồi giải tán. Một đứa trong bọn, lãnh phần, trên đường về, đánh rơi một gói vàng ở dọc đường mà không hay biết.

Bấy giờ, vào sáng sớm, sau cơn Thiền định, đức Phật quán thấy có một người nông phu trong làng kia, đã đến cơ duyên chứng được quả vị Tu đà hườn, nên Ngài cùng chư Tăng đi khất thực ngang qua đó. Người nông phu trông thấy đức Phật, liền cung kính làm lễ, rồi mới tiếp tục cày bừa. Đức Phật nhìn thấy bên vệ đường có gói vàng, mới nói với Tôn giả A Nan: "Này A Nan, ông có thấy một con rắn rất độc đó không?" Tôn giả A Nan cũng nhìn thấy gói vàng đó, mới thưa cùng Phật: "Bạch Thế Tôn, vâng, đó là một con rắn thật độc". Nói xong, cả đoàn tiếp tục lên đường.

Người nông phu nghe đức Phật và Tôn giả A Nan nói có rắn độc bên đường, mới dừng cày lại, đến bên vệ đường tìm xem con rắn, nhưng chỉ thấy một gói vàng của ai bỏ quên đó. Anh ta liền cầm lên, đem vào bụi rậm, bỏ đấy, rồi trở ra làm việc như cũ. Lúc ấy, người nhà giàu hay tin bị mất trộm, mới cùng đầy tớ, theo dấu, rượt theo bọn cắp. Đến nơi người nông phu đang cày ruộng, họ nom theo dấu chơn, xông vào bụi rậm, lấy lại được túi vàng. Họ bắt anh nông phu, đánh đập anh và giải anh đến đền vua để kết tội. Vua ra lịnh xử tử người nông phu vì tội trộm. Các người lính được lịnh dẫn người nông phu ra pháp trường để giết chết. Dọc đường, người nông phu cứ lập đi, lập lại mãi câu nói: "Này A Nan, ông có thấy con rắn độc đó không? - Bạch Thế Tôn, vâng đó là một con rắn thật độc". Bọn lính chẳng hiểu ý nghĩa tại sao người nông phu cứ lảm nhảm nói mãi như vậy, mới dẫn anh ta trở lại đền Vua, và trình lên Vua sự việc như thế. Vua nghĩ có lẽ anh nông phu vô tội và muốn được đức Phật đứng ra làm chứng cho sự vô tội của anh, mới truyền dẫn anh đến gặp đức Phật. Nghe đức Phật thuật lại việc thấy gói vàng ban sáng, nhà Vua biết anh nông phu vô tội, mới tha cho. Vua nói: "Nếu người nông phu nầy chẳng nhắc lại lời của đức Phật, thì đã bị xử tử rồi". Đức Phật bảo: "Người hiền trí chẳng hề làm việc gì mà phải hối tiếc về sau".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Hành động ác, làm xong thì hối quá.
    Lệ tràn mi, sợ quả báo về sau.
    (Kệ số 067)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Giải tán: Rời nhau mà đi phân tán, mỗi người một ngả.

- Vệ đường: Lề đường.

- Pháp trường: Pháp = pháp luật; Trường = nơi, chỗ. Pháp trường là nơi xử tử các tội nhơn bị tử- hình.

- Hiền trí: Hiền = hiền lành, ngay thẳng; Trí = thông minh. Người hiền trí là người có trí thông mình, làm lành lánh dữ.

- Hối tiếc: Hối quá: Hối = ăn năn; Tiếc = tiếc rẻ; Quá = tội lỗi. Hối tiếc là tiếc rẻ; Hối quá là ăn năn đã lỡ phạm tội.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Ý nghĩa chánh yếu của Tích chuyện là xem gói vàng bỏ bên đường như con rắn độc. Tại sao gọi đó là con rắn độc? Bị rắn độc cắn, nọc độc có thể giết chết người. Gói vàng bỏ quên kia, nếu tham lam mà lấy, sau bị người chủ biết, sẽ bị tù tội; tai hại cũng như nọc độc của con rắn giết người. Bài học của Tích chuyện là chớ nên tham lam lấy của rơi.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 067:

Bài Kệ số 067 định nghĩa thế nào là hành động ác. Hành động ác, làm xong thì tỏ ra hối tiếc, lo lắng vì sợ bị quả báo xấu.

Thông thường, muốn biết một hành động lành hay dữ, người ta xét đến hành động ấy có đem lại lợi ích hay gây ra tổn hại. Nếu có lợi cho mình mà có hại cho người khác, thì đó là hành động xấu. Dầu trong hiện tại có đem lợi cho mình ít nhiều, nhưng vì gây thiệt hại cho kẻ khác, nên hành động ấy trở nên xấu ác, mà hậu quả bất lợi sẽ đến với người chủ động về sau.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; ghi nhớ để khỏi bị cám dỗ làm việc ác.

(2) Tập tánh ngay thẳng cho trẻ con:

- Đi đường thấy có tiền rơi, lượm lên đem cho người ăn xin.

- Trong lớp, lượm được cây viết chì, đem lên trình Thầy để trả lại cho người mất.

- Đi xe buýt, thấy trên ghế có cây dù bỏ quên, cầm lấy giao cho người tài xế, để đem hoàn lại cho người chủ, v.v...
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

53. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI BÁN HOA SỬ MÃ NA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến người bán hoa tên là Sử Mã Na.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá, có một người bán hoa tên là Sử Mã Na, mỗi ngày cung cấp hoa tươi cho vua Tần Bà Sa La. Một hôm, anh mang hoa đến đền vua, dọc đường gặp đức Phật đang cùng chư Tăng đi khất thực, ánh hào quang rực rỡ toả ra. Anh Sử trông thấy cảnh trang nghiêm đó, mới phát tâm dâng hoa cúng dường lên đức Phật. Trong đầu anh nghĩ, cho dầu vua có đuổi anh ra khỏi thành, cho dầu Vua có buộc tội chết cho anh đi nữa, vì chẳng đem hoa đúng hẹn, anh cũng muốn được đến bên Phật mà dâng hoa lên cho ngài. Nghĩ xong, anh liền đem tất cả bó hoa rải lên trên đỉnh đầu đức Phật, hai bên và sau lưng ngài. Lạ lùng thay, các bông hoa chẳng rơi xuống đất, mà lơ lửng trên không, kết thành một cái lọng che đầu Phật, làm thành một bức tường hoa hai bên và sau lưng Phật. Mỗi bước chơn của Phật bước tới, các cánh hoa bay theo, chẳng rời. Dân chúng trong thành nô nức rủ nhau ra ngắm xem cảnh tượng đẹp đẽ đó. Lòng anh Sử tràn ngập một niềm phỉ lạc vô biên.

Bấy giờ, vợ của Sử Mã Na đến hoàng cung, tâu cùng vua Tần Bà Sa La, là chồng bà đã đem hết hoa ra dâng cúng Phật rồi, nên hôm nay chẳng có hoa để đem dâng vua. Nhà Vua nghe nói có đức Phật đi đến, mới ngự ra thành, trông thấy quang cảnh trang nghiêm, đức Phật đang đi dưới tàng hoa đẹp, hào quang sáng chói, mới thỉnh Phật vào thành cúng dường thực phẩm. Sau buổi ngọ trai, đức Phật quay về tịnh xá, nhà Vua đi tiễn một quãng đường. Trở về hoàng cung, Vua cho gọi Sử Mã Na đến, thưởng cho tám con voi, tám con ngựa, tám người nô lệ nam, tám người nô lệ nữ, tám người đầy tớ gái và tám ngàn đồng tiền.

Nơi tịnh xá, khi đức Phật bước vào Hương phòng, thì các bó hoa tự nhiên rơi xuống đất. Ngài A Nan bạch Phật: "Sử Mã Na dưng hoa cúng dường như thế được công đức gì?" Đức Phật bảo: "Sử Mã Na dâng hoa cúng dường Phật mà chẳng nghĩ đến mạng sống, vì có thể bị tội với vua, sẽ được công đức rất to lớn: trong nhiều kiếp Luân hồi, Sử Mã Na sẽ khỏi phải sa vào nẻo dữ, rồi sau cùng sẽ chứng được quả vị Bích Chi Phật". Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Hành động thiện, làm xong không tiếc rẻ,
    Quả báo lành, mặt đầy vẻ vui tươi.
    (Kệ số 068)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sử Mã Na: Tên thật của người bán hoa, tiếng Pali là Sumana.

- Hào quang: Ánh sáng năm màu rực rỡ toả ra từ đức Phật.

- Tần Bà Sa La: Tên thật vị vua nước Ma Kiệt Đà (Magadha) nầy, tiếng Pali là Bimbisāra.

- Vương Xá: Tên thành nầy, tiếng Pali là Rājagaha.

- Phát tâm: Trong lòng nẩy ra ý định tốt.

- Phỉ lạc: Niềm vui rộng lớn từ trong lòng toả ra mặt mũi.

- Vô biên: Chẳng có bờ bến nào, hết sức rộng lớn.

- Nẻo dữ: Tái sanh vào cõi ác đạo như điạ ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể kại việc ông Sử Ma Na phát tâm dâng hoa cúng dường Phật, mà chẳng nghĩ đến mạng sống của mình bị lâm nguy. Làm được công đức nầy, lòng ông Sử tràn đầy niềm phỉ lạc. Theo lời đức Phật ông Sử nhờ đó mà chẳng sa vào ác đạo khi tái sanh và về sau sẽ chứng được quả vị Bích Chi Phật. Đó là hành động thiện đem lại quả báo tốt, đúng theo Luật Nhơn Quả.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 068:

Trái với bài Kệ số 067 ở trước, bài Kệ nầy nói về hành động thiện. Hành động thiện, làm xong, thì chẳng tiếc rẻ; trái lại người làm việc thiện, biết sẽ được quả báo lành về sau, nên trong hiện tại, lòng rất vui thích. Đó là lợi ích của việc thiện.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, nhớ lại bài Kệ trước, để phân biệt các hành động thiện và ác.

(2) Điều quan trọng trong việc cúng dường là sự thành tâm, chẳng phải vì mong muốn được quả báo tốt, mà chỉ vì lòng thành kính đối với Phật là bực đại giác đã chỉ dạy ta con đường thoát khổ. Quả báo tốt thế nào cũng đến, chẳng cần phải mong cầu, tự nó sẽ đến về sau.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

54. TÍCH CHUYỆN NỮ TRƯỞNG LÃO BÍCH LIÊN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Kỳ Viên Tự, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Nữ trưởng lão Bích Liên.

Thuở ấy ở nước Xá Vệ có một cô thiếu nữ rất đẹp và hiền thục. Vẻ đẹp sắc sảo và tánh nết hiền hoà của cô, được mọi người khen tặng và gọi cô là nàng Bích Liên, đóa hoa sen màu xanh biếc. Nhiều bực vương tôn, công tử, hào phú đều gấm ghé xin cưới làm vợ. Nhưng cô chẳng ưng ai cả, lại muốn xuất gia vào làm ni cô trong chùa. Sau khi được thọ giới Tỳ kheo ni, ni cô tinh tấn tu hành; trong một kỳ tọa thiền, ngồi chăm chú nhìn vào ngọn đèn, quán chiếu về đề tài thiền quán là hỏa đại, ni cô Bích Liên chứng đắc được đạo quả A la hán.

Sau đó, ni cô Bích Liên dựng một cái cốc nhỏ nơi rừng Hắc Lâm để tịnh tu trong cảnh độc cư. Vào một buổi sáng nọ, ni cô mang bình bát vào làng khất thực. Một kẻ bất lương tên là Nan Đà, vốn là con người cậu của ni cô, lẻn vào cốc, trốn dưới gầm giường. Khi ni cô trở về, hắn nhảy ra cưỡng bức; vì sức yếu, ni cô chống cự chẳng lại, bị hắn hãm hiếp. Sau khi thỏa mãn thú tánh, hắn bước ra ngoài; bỗng đất nứt ra, hút hắn sa ngay vào điạ ngục A tỳ.

Khi được biết thảm trạng của ni cô, đức Phật nói lên bài Kệ sau:
  • Hành vi ác còn chưa chín rục,
    Tưởng như là mật ngọt, người ngu.
    Đến khi nó đã chín muồi,
    Phải mang quả khổ khóc vùi, người ngu.
    (Kệ số 069)
Bấy giờ, đức Phật sai thỉnh vua Ba Tư Nặc nước Câu Tát La đến tịnh xá, trình bày cùng Vua sự nguy hiểm của các ni cô phải sống độc cư trong rừng và yêu cầu vua bảo vệ họ, tránh sự tái diễn thảm trạng bị cưỡng hiếp đó. Vua hứa sẽ cho xây cất nữ tu viện ở gần thành, để các tỳ kheo ni có chỗ an toàn mà tu tập.
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Nữ Trưởng lão: Vị tỳ kheo ni tu lâu năm, đức hạnh cao. Tiếng Pali là Theri. Phái nam gọi là Thera, trưởng lão.

- Bích Liên: Bích = màu xanh biếc; Liên = hoa sen. Tên thật của vị ni cô, tiếng Pali là Uppalavannā.

- Đề tài thiền quán: Trong khi ngồi Thiền, chuyên tâm suy tư về một đề tài. Ở đây, ni cô suy tư về lửa, hay là hỏa đại

- Cưỡng bức: Dùng sức mạnh mà hiếp người phụ nữ.

- Hãm hiếp: dùng võ lực xâm phạm tiết hạnh người phụ nữ.

- Thú tánh: Thoả mãn thú vui xác thịt, cách dã man như loài thú.

- Điạ ngục A tỳ: Tên điạ ngục, nơi chịu hình phạt chẳng ngừng. Tiếng Pali là Avīci Niraya.

- Thảm trạng: Thảm = bi thảm, đau đớn; Trạng = tình trạng.

- Chín rục: Chín muồi = đã đầy đủ nhơn duyên đưa đến hậu quả.

- Tái diễn: Tái = lập lại; diễn = xảy ra. Tái diễn là việc cũ xảy ra lần nữa.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại cuộc đời đạo hạnh của một vị ni sư trẻ đẹp chẳng may bị cưỡng hiếp. Hành động xấu ác của kẻ dâm ô xâm phạm tiết hạnh của ni cô, bị quả báo nhãn tiền (= trước mắt), ngay sau khi hãm hiếp: bị đất nứt hút sâu vào điạ ngục A tỳ.

Ý nghĩa quan trọng: làm ác bị quả báo dữ, theo Luật Nhơn Quả.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 069:

Bài Kệ nói về hậu quả mau và chậm của hành động xấu ác. Khi chưa thấy hậu quả, người ngu tưởng rằng hành động xấu đem lại lợi lạc cho mình, như mật ngọt; nhưng đến khi quả báo xấu trổ ra, bị khổ sở, bấy giờ người ngu sẽ khóc vùi vì đau khổ.
HỌC TẬP:
Học thuộc lòng bài Kệ, để răn mình, tránh bị điều ác cám dỗ.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

55. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO GIANG BỬU KHA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Giang Bửu Kha.

Thuở ấy, ở nước Xá Vệ, có một người con nhà giàu có, tên là Giang Bửu Kha, vì nghiệp quả xấu của các đời trước, nên có hai tập quán lạ lùng: ngủ trên mặt đất, chẳng nằm giường chiếu, và ăn phân của chính mình, thay vì dùng cơm như mọi người. Lớn lên, cha mẹ gởi theo học đạo với nhóm ẩn sĩ loã thể. Khi các người ẩn sĩ biết được thói quen xấu hay ăn phân của Giang, họ liền đuổi Giang đi khỏi. Giang lang thang đây đó, đứng một chân, miệng há hốc. Có ai hỏi, Giang nói mình chỉ sống nhờ không khí, chẳng ăn uống, cho nên mới mở miệng ra hoài. Chỉ đứng một chơn thôi, vì sợ mặt đất chẳng chịu đựng nổi sức nặng của thân mình. Giang thường tự hào bảo rằng: "Tôi chẳng bao giờ ngồi xuống và chẳng bao giờ ngủ cả". Nhiều người tưởng thật, mới dưng cúng thực phẩm ngon cho Giang. Y chỉ vít lấy một chút xíu đồ ăn và nói với người hiến cơm rằng: "Ta thọ nhận bấy nhiêu cũng đủ tạo công đức cúng dường cho anh rồi. Thôi, đi đi!" Thái độ kỳ dị của Giang đã khiến cho mọi người tặng cho anh ta biệt hiệu là con chó sói.

Một hôm, trong cơn thiền quán, đức Phật nhận thấy cơ duyên đã đến cho Giang Bửu Kha chứng được đạo quả A la hán. Buổi chiều hôm ấy, đức Phật đi đến chỗ Giang trú ngụ, và xin Giang chỉ cho mình một chỗ để nghỉ qua đêm. Giang liền chỉ hang đá bên cạnh. Vào khoảng canh ba đêm ấy, các vị Thiên Đế xuống yết kiến đức Phật, từ Tứ Thiên Vương, Vua Trời Đế Thích, đến cả Đại Phạm Thiên Vương, lần lượt đến đảnh lễ Phật, hào quang sáng chói cả vùng. Sáng ra, Giang Bửu Kha tới hỏi Phật có thấy ánh hào quang ban đêm không. Khi nghe đức Phật thuật lại việc các Thiên Vương đến đảnh lễ, Giang liền nói: "Ngài hẳn là một bực siêu nhơn được các vua Trời đảnh lễ. Tôi tu khổ hạnh hơn bốn mươi lăm năm nay, đứng một chơn, chỉ sống bằng không khí chẳng hề ăn uống, thế mà chẳng có vị Trời nào đảnh lễ tôi cả". Đức Phật đáp: "Này Giang Bửu Kha, anh có gạt người khác thì được, chớ nói dối ta chẳng được đâu. Ta biết rõ, trong bốn mươi lăm năm, anh chỉ ăn phân thế cơm, và tối ngủ nằm dưới đất". Rồi đức Phật lại thuật chuyện tiền kiếp của Giang cho Giang nghe. Vào thời đức Phật Ca Diếp, Giang đã ngăn trở một vị Trưởng lão không cho đến nhà một thí chủ, chỉ để một mình Giang nhận thực phẩm cúng dường mà thôi. Khi ra về, thí chủ nhờ mang cơm về cho vị Trưởng lão, thì Giang đem vứt đi hết. Vì tội ác đó mà kiếp nầy, Giang mới ăn phân và ngủ trên mặt đất. Nghe đến đó, Giang rùng mình hoảng sợ, ăn năn tội lỗi, và xin đức Phật cho quy y để gia nhập Tăng đoàn. Đức Phật liền đem Chánh pháp ra giảng dạy cho Giang nghe. Giang tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu chứng được quả vị A la hán.

Sau đó, có mấy người đệ tử cũ của Giang ngày xưa, đến tịnh xá Kỳ Viên, thấy Giang ở đó, mới ngạc nhiên hỏi. Giang cho biết, bây giờ đã quy y Phật pháp, làm đệ tử của đức Phật. Đức Phật mới nói với các người đệ tử cũ của Giang rằng: "Thầy cũ của các ông, mặc dầu trong hơn bốn mươi năm tu khổ hạnh, ăn rất ít, nhưng công đức đó chẳng bằng một phần mười sáu của sự tu tập và chứng quả ngày nay".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Tháng nầy qua tháng nọ,
    Người ngu tu khổ hạnh,
    Ăn ít, vít bằng ngọn cỏ kusa.
    So ra hắn chẳng bằng phần mười sáu
    Của bực sành Chơn lý pháp hữu vi.
    (Kệ số 070)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Giang Bửu Kha: tên thật vị trưởng lão nầy, tiếng Pali là Jambuka.

- Nghiệp quả: Hành động của kiếp đã qua có ảnh hưởng đến đời sống của kiếp hiện tại.

- Tập quán: Thói quen.

- Tự hào: Tự cho mình là giỏi, khoe khoang.

- Hiến: Tặng, đem cho.

- Tứ Thiên Vương: Bốn vị Vua Trời trị vì ở bốn phương trên cõi Trời Dục- giới: Trì Quốc (Đông), Tăng Trưởng (Nam), Quảng Mục (Tây) và Đa Văn (Bắc). Tiếng Pali là Cātumahārājika.

- Đại Phạm Thiên: Vua Trời cõi Sắc giới, tiếng Pali là Mahābrahmā.

- Siêu nhơn: Siêu = vượt lên trên; Nhơn = người. Bực siêu nhơn là người tài năng vượt lên trên người thường.

- Tu khổ hạnh: Tu ép xác, tưởng lầm rằng hễ càng ép xác là càng được giải thoát.

- Ăn ít, vít bằng ngọn cỏ kusa: Kusa là tên một loại cỏ, lá nhỏ. Câu nầy có nghĩa là ăn rất ít,như dùng lá cỏ kusa khều chất ăn vào miệng.

- Pháp hữu vi: Pháp = tất cả sự sự, vật vật; Hữu = có; Vi = làm. Các pháp hữu vi là những sự vật có hình thể, do tạo nên mà có, và vì thế mà chẳng bền vững, vô thường; thí dụ như ngôi nhà, bàn ghế. Trái với pháp hữu vi là pháp vô vi, những sự việc chẳng có hình tướng mà thường hằng, chẳng biến đổi, chẳng phải do sự tạo tác mà nên, thí dụ như Sự Thật, Phật tánh. Người tu hành để được giải thoát, chẳng chạy theo các pháp hữu vi để tham luyến, mà hướng về các pháp vô vi để thanh lọc thân tâm, phát triển trí huệ hầu sớm ra khỏi cảnh Luân hồi sanh tử khổ đau.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện có hai ý nghĩa:
  • a. Giang Bửu Kha mang hai tật xấu ăn phân và nằm ngủ trên mặt đất, là do quả báo của kiếp trước đã vứt bỏ thức ăn cúng dường cho một vị Trưởng lão.

    b. Việc tu khổ hạnh, ép xác là sai lầm, chẳng đưa đến sự giác ngộ và giải thoát.
Nhờ gặp được Phật chỉ dạy cho Chánh pháp, Giang mới biết bỏ lối tu khổ hạnh mà theo đúng đường tu phát triển Trí huệ để được giải thoát.[/list] (2) Ý nghĩa của bài Kệ số 070:

Bài Kệ chê trách lối tu khổ hạnh (= ép xác), hành hạ thân thể như đứng mãi một chơn chẳng ngồi, ăn thật ít chỉ để khỏi chết đói, như thế chẳng làm phát triển được Trí huệ, để có thể được giác Ngộ và giải thoát. Đức Phật cho rằng tu khổ hạnh như thế, tháng nầy qua tháng nọ, mà công đức chẳng bằng một phần mười sáu của người đã thông hiểu Chơn lý các pháp hữu vi nói trong Chánh pháp.

Tu hành để giải thoát khỏi cảnh khổ của Luân hồi, phải dựa vào Trí huệ, giúp ta phân biệt được việc nào vô thường, việc nào thường hằng. Tránh chẳng để các pháp hữu vi cám dỗ mà tham luyến, biết sự bền vững của các pháp vô vi mà noi theo, người Phật tử tu tập Thiền định, mở mang Trí huệ, nhờ đó mà giác ngộ và giải thoát, sớm chứng được lẽ vô sanh của Niết Bàn tịch diệt.

Tóm lại, bài Kệ dạy ta, giữa hai con đường:
  • a. Lợi dưỡng, chạy theo các tiện nghi vật chất thái quá, và

    b. Khổ hạnh, ép xác, hành hạ thân thể.
ta phải chọn con đường Trung đạo, biết giữ gìn sức khoẻ để phát triển Trí huệ, mới mong sớm đến ngày thành công viên mãn.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ; ứng dụng vào việc tu hành hằng ngày: ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khoẻ, đồng thời siêng năng tu Thiền định.

(2) Phá bỏ các sự hiểu lầm về việc ăn chay: nhiều người cứ tưởng tu tại gia là phải ăn chay trường, càng ăn khắc khổ càng được phước. Đó là điều sai lầm lớn.

- Ăn chay cốt là để diệt bỏ ý sát sanh. Nếu trong khi ăn chay mà còn nghĩ đến thịt, đến cá, thì việc ăn chay chẳng đem lại công đức gì, vì ý sát sanh vẫn còn đó. Mặt khác, ăn chay thì phải ăn đầy đủ các chất bổ dưỡng, chẳng nên ăn quấy quá, cơm với muối sả mà thôi, sẽ mất sức rồi đau ốm, thì việc tu hành chẳng tiến bộ được.

- Dọn thức ăn chay, chẳng nên làm các món chay trông giống món ăn mặn, như chiên mì căn làm con cá, kho cà tím làm cá trê; như thế, gợi lên sự thèm thuồng các món mặn, và chưa bỏ được ý nghĩ sát sanh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

56. TÍCH CHUYỆN VỀ NGẠ QUỈ A HI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một ngạ quỉ tên là A Hi.

Thuở ấy, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên cùng với tỳ kheo Lạt Kha Na đi khất thực tại một làng ở gần thành Vương Xá. Dọc dường, Tôn giả chợt nhìn thấy một điều gì, mỉm cười rồi tiếp tục đi, chẳng nói gì cả. Đến khi về đến tịnh xá, tỳ kheo Lạt Kha Na mới hỏi, tại sao lúc nẩy Tôn giả đã mỉm cười. Tôn giả đáp: "Tôi nhìn thấy một ngạ quỉ đầu người mình rắn, nên mới mỉm cười".

Đức Phật nghe thấy, cũng bảo rằng: "Vào ngày ta chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ta cũng trông thấy ngạ quỉ đó". Rồi đức Phật liền kể lại tiền kiếp của ngạ quỉ đó. Vào một thời xa xưa, có một vị Bích Chi Phật được nhiều người tôn sùng. Dân chúng đi lại để đảnh lễ ngài nơi tịnh xá, phải trải qua một cánh đồng. Người chủ cánh đồng sợ dân chúng qua lại nhiều, dẫm lên lúa má của mình, nên thừa dịp vị Bích Chi Phật đi vắng, lén đốt cháy ngôi tịnh xá. Vị Bích Chi Phật phải dời đi nơi khác. Các người đệ tử của ngài tức giận, mới giết chết người chủ ruộng. Người nầy tái sanh vào điạ ngục Vô gián A tỳ, vì hành động xấu ác đó mà chịu hình phạt trong nhiều kiếp. Đến kiếp nầy, y mang thân hình ngạ quỉ, để trả nốt quả báo.

Đức Phật kết luận: "Một hành động xấu chẳng đem đén quả báo xấu ngay tức khắc, nhưng nghiệp quả vẫn theo đuổi mãi người phạm tội cũng như viên than hồng còn ngún mãi dưới đống tro".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Việc làm ác đâu liền trỗ quả,
    Như sữa tươi đâu đã đông ngay,
    Âm thầm theo đốt người ngu dốt,
    Như cục than hồng ngún dưới tro.
    (Kệ số 071)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ngạ quỉ: Còn gọi là Ngã quỉ, là quỉ đói, một loại chúng sanh trong đường dữ, bụng to mà cổ nhỏ, luôn luôn đói khát.

- Lạt Kha Na: Tên thật của vị tỳ kheo, tiếng Pali là Lakkhana.

- Đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: Dịch nghĩa chữ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara Sanyak Sambodhi) tức là quả vị Phật. Vô thượng = chẳng còn gì cao hơn nữa; Chánh đẳng = đẳng cấp chơn chánh nhứt; Chánh giác = giác ngộ đứng đắn nhứt.

- Trổ quả: Hành động ác sanh ra hậu quả xấu, cũng như cây đơm bông, kết trái vậy.

- Đông: Đông đặc lại.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nêu lên hậu quả dài lâu, từ ngục Vô gián đến thân hình quỉ đói, của một hành động xấu ác: đốt tịnh xá của vị Bích Chi Phật đang tu hành.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 071:

Bài kệ nhắc lại ý nghĩa của Tích chuyện: chẳng có cách nào trốn thoát quả báo của một hành động xấu. Tuy chẳng khởi phát ngay liền sau hành động, ví như sữa tươi chẳng đông đặc ngay; nhưng quả báo vẫn theo đuổi người phạm tội mãi mãi, tựa như viên than hồng còn ngún dưới tro chẳng tắt.
HỌC TẬP:
Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ về Luật Nhơn Quả.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

57. TÍCH CHUYỆN VỀ NGẠ QUỈ SA THI CỪU
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến ngạ quỉ Sa Thi Cừu.

Thuở ấy, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên, cùng với tỳ kheo Lạt Kha Na, đang đi khất thực; bỗng Tôn giả nhìn thấy một ngạ quỉ với một cái đầu to lớn dị thường. Về đến tịnh xá, Tôn giả thưa trình với Phật. Đức Phật nói: "Đó là ngạ quỉ Sa Thi Cừu, trong một tiền kiếp, có tài quăng đá, trăm phát trăm trúng. Một hôm, Sa Thi Cừu xin người Thầy cho phép mình thử tài ném đá xem. Vị Thầy bảo, đừng ném vào trâu, bò hay người đi đường, vì phải bồi thường thiệt hại. Chỉ nên chọn một mục tiêu nào chẳng có chủ hay người chăn giữ mà ném.

Vừa lúc ấy, Sa Thi Cừu trông thấy một vị Bích Chi Phật đi khất thực ngang qua đấy. Anh ta nghĩ vị tu sĩ nầy chẳng có thân nhơn, chẳng có ai đi theo coi chừng, vậy đó là một mục tiêu lý tưởng cho anh ta thử tài ném đá. Anh ta liền quăng một hòn đá nhỏ, vào lỗ tai bên trái, rồi xuyên qua lỗ tai bên mặt của vị Bích Chi Phật. Khi về đến am, vị Bích Chi Phật ngã ra chết. Các người đệ tử biết chuyện, tìm đến giết chết Sa Thi Cừu để trả thù. Sa Thi Cừu chết đi, lọt vào địa ngục A tỳ, chịu hình phạt nhiều kiếp; đến kiếp nầy, tái sanh dưới thân hình ngạ quỉ, đầu to dềnh dàng, luôn bị một cái búa đồng nóng đỏ đập vào liên tiếp. Đó là để trả nốt nghiệp quả mà y đã gây ra, vì thử tài ném đá vào đầu vị Bích Chi Phật.

Đức Phật kết luận: "Người ngu mà có tài khéo léo chỉ tổ hại mình mà thôi!"

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chỉ có hại cho thân,
    Người ngu tập thuật khéo;
    Danh vọng và kiến thức
    Tiêu diệt mất công đức,
    Bổ đầu anh bể nứt.
    (Kệ số 072)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sa Thi Cừu: Tên ngạ quỉ nầy, tiếng Pali là Satthikūtapeta.

- Trúc Lâm: Trúc = cây tre, cây trúc; Lâm = rừng. Vua Tần Bà Sa La dưng cúng vườn trúc gần thành Vương xá, để cất Tịnh xá Trúc lâm.

- Mục tiêu: Mục = con mắt; tiêu = cái nêu để nhắm vào mà bắn.

- Lý tưởng: Ở đây mục tiêu lý tưởng có nghĩa là mục tiêu tốt nhứt.

- Dềnh dàng: To lớn quá, kềnh càng.

-Thuật: Kỹ thuật, sự khéo léo.
TÌM HIỂU:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Cũng như bài trước, Tích chuyện kể lại hậu quả của hành động ác phải gánh chịu trong nhiều kiếp. Mặt khác, Tích chuyện nêu lên sự ngu khờ của Sa Thi Cừu, nghe thầy nói nên chọn mục tiêu chẳng có chủ, liền nhắm vào nhà tu hành mà ném đá. Vì chẳng có trí thông minh, nên tài khéo ném đá trở lại hại anh ta, chẳng những bị giết chết kiếp nầy, mà còn bị hình phạt ở điạ ngục và đầu thai làm ngạ quỉ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 072:

Bài Kệ nêu lên sự nguy hiểm cho người ngu khi tập làm khéo, vì thuật khéo đó, nếu chẳng biết sử dụng đúng đường, sẽ trở lại hại mình.

Ba câu Kệ sau nói về danh vọng và kiến thức làm tiêu diệt mất công đức. Danh vọng dễ làm người say mê, kiêu căng và ỷ tài, thường đưa đến cái hại cho thân. Kiến thức là sự hiểu biết; nếu biết nhiều mà chẳng có đức hạnh, sự hiểu biết cũng có thể khiến ta theo con đường tà, có hại. Bài Kệ bảo rằng danh vọng và kiến thức bổ đầu ta, đó là vì cả hai thường cám dỗ, xúi dục người ngu hành động liều lĩnh, dễ gây tai hại cho người và cho mình.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để tự răn mình, đừng ham "làm khéo".

(2) Ghi nhớ hai Tích chuyện số 56 và 57: đây là những thí dụ chứng minh được nói trong Kinh sách về Luật Nhơn Quả.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

58. TÍCH CHUYỆN VỀ NGƯỜI GIA CHỦ TÊN TÂM
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến Tỳ kheo Sử Đạt Ma và một người gia chủ tên Tâm.

Thuở ấy có người gia chủ tên Tâm, một hôm gặp được Tôn giả Ma Nam là một trong năm người đệ tử đầu tiên của Đức Phật, đang đi khất thực. Ông Tâm dâng cúng thực phẩm rồi được nghe giảng pháp và chứng đắc được quả vị Tu Đà hườn. Sau đó, ông Tâm dựng một tịnh Xá trong vườn xoài của mình, tiếp đón chư Tăng, cúng dường mọi nhu cầu và mời Tỳ kheo Sử Đạt Ma về làm trụ trì.

Một hôm, hai vị đại đệ tử của đức Phật là Tôn giả Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên đến viếng tịnh xá trong vườn xoài. Sau khi nghe Tôn giả Xá Lợi Phất giảng pháp, ông Tâm chứng được quả vị A Na Hàm. Ông liền thỉnh hai vị đại đệ tử ngày mai đến nhà thọ thực. Hôm sau, khi hai Tôn giả đến nhà, ông Tâm liền đến mời Tỳ kheo Sử Đạt Ma cùng dự buổi ngọ trai. Vị tỳ kheo thấy ông Tâm mời mình sau khi thỉnh hai vị kia, cho rằng ông Tâm khinh dễ mình mới từ chối. Ông Tâm ngõ lời xin lỗi nhiều lần, tỳ kheo Sử mới chịu đến, nhưng chẳng vào ngồi. Khi nhìn thấy lễ vật dâng cúng lên hai vị đại đệ tử, tỳ kheo Sử trong lòng nổi lên ganh tị, đứng dậy to tiếng nói với ông Tâm: "Ta chẳng thèm ở tịnh xá nầy nữa!" rồi bỏ ra đi.

Tỳ kheo Sử Đạt Ma liền đó đi đến chùa Kỳ viên, thưa trình sự việc nơi nhà ông Tâm lên đức Phật. Đức Phật bảo: "Nầy tỳ kheo Sử Đạt Ma, ông đã có lỗi hỗn hào với gia chủ Tâm, ông nên đến xin lỗi đi". Vâng lịnh đức Phật, tỳ kheo Sử đến xin lỗi gia chủ, nhưng ông Tâm vẫn chưa vừa lòng. Tỳ kheo Sử mới trở lại chùa Kỳ Viên lần nữa để thưa với Phật. Đức Phật nhận thấy, bấy giờ, sự kiêu mạn nơi tâm của tỳ kheo Sử đã giảm mất đi nhiều, mới bảo ông ta rằng:

- Nầy tỳ kheo Sử Đạt Ma, một vị tỳ kheo đứng đắn chẳng bao giờ nói: Đây là chùa của tôi, đây là đệ tử của tôi, đây là đàn việt của tôi! Tại sao? Vì khi nói lên như thế, thì khiến cho sự tham luyến, sự kiêu mạn trong lòng ngày càng gia tăng".

Rồi đức Phật nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Kẻ ngu tăng ham danh chẳng xứng,
    Trong Tăng đoàn, dành đứng chỗ cao;
    Nơi tu viện, đòi cao quyền thế,
    Ngoài đời, muốn kẻ thế tôn sùng.
    (Kệ số 073)

    "Hãy để cho người Tăng, kẻ tục
    Nghĩ, nhờ ta công tác mới thành.
    Trong mọi việc, dầu to, dầu nhỏ,
    Ai cũng đều theo lịnh của Ta!"
    Đó là tham vọng người ngu dại,
    Khiến cho dục, mạn, lại gia tăng.
    (Kệ số 074)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tâm: Tên nguời gia chủ nầy, tiếng Pali là Citta.

- Sử Đạt Ma: Tên vị tỳ kheo nầy tiếng Pali là Sudhamma.

- Ma Nam: Tên vị Tôn giả nầy tiếng Pali là Mahānāma. Cùng với các ông Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề và Ca Diếp là những người được nghe đức Phật thuyết giảng Kinh Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, sau khi đức Phật vừa thành Đạo.

- Ganh tị: Ghen ghét, cà nanh.

- Kiêu mạn: Kiêu căng, phách lối.

- Đàn việt: Người thí chủ, tin tưởng đạo Phật, năng cúng dường. Tiếng Pali là Dānapati.

- Ngu tăng: Vị Tăng thiếu trí thông minh.

- Kẻ thế, kẻ tục: Những người ở ngoài đời, chưa xuất gia đi tu.

- Dục, mạn: Dục = dục vọng, lòng ham muốn, tham luyến; Mạn = kiêu mạn, kiêu căng, phách lối.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một vị tỳ kheo vì lòng ganh tị và kiêu mạn mà có lời hỗn hào với một người gia chủ (= chủ nhà) đã thành tâm cúng dường một ngôi tịnh xá. Biết nghe lời dạy của đức Phật, tỳ kheo Sử Đạt Ma đến xin lỗi ông Tâm là người gia chủ, nhờ đó mà lòng kiêu mạn nơi vị tỳ kheo được diệt bỏ.

Kiêu mạn, ganh tị là những món độc khiến cho tâm chẳng được thanh tịnh; người tu hành cần phải diệt bỏ, cũng như đối với ba món độc căn bản là tham, sân, si.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 073 và 074:

Trong hai bài Kệ nầy, đức Phật chê trách thái độ ngu dốt, kiêu mạn và ham muốn của các người ngu tăng:

- Ham danh chẳng xứng: ham muốn được người đời trọng vọng, trong khi mình chẳng có đức độ gì, chẳng xứng đáng gì;

- Nơi Tăng đoàn, dành đứng chỗ cao: ham đứng, ngồi vào chỗ dành riêng cho các bực Trưởng lão;

- Nơi tu viện, đòi cao quyền thế: trong chùa, đòi có nhiều quyền hành cai quản, chỉ huy mọi người;

- Ngoài đời, muốn kẻ thế tôn sùng: ham muốn được các thiện nam, tín nữ ngoài đời trọng vọng mình;

- Thường khoe khoang: "Hãy để cho mọi người nghĩ rằng nhờ mình mà các công tác được thành tựu", hay dành công với người khác;

- Thường tự hào: "Mọi việc lớn, nhỏ, phải theo lịnh của Ta!", tự xem mình như người lãnh đạo, có quyền chỉ huy mọi người.

Các thái độ xấu đó chỉ làm gia tăng sự kiêu căng, phách lối, có hại cho sự thanh lọc thân tâm, nên cần phải luôn luôn xét mình mà diệt bỏ.
HỌC TẬP:
Tuy hai bài Kệ nói đến các ngu tăng, nhưng người Phật tử tại gia cũng nên học thuộc lòng, để ghi nhớ, tập tánh khiêm nhường, mỗi khi đi đến chùa làm công quả.
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách