Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

213. TÍCH CHUYỆN BÀ PHẢ THA CA

Tích chuyện nầy giống với Tích chuyện số (92).

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bà Phả Tha Ca.

Chỉ trong một buổi sáng, bà Phả Tha Ca bị mất cả chồng, lẫn hai con. Rồi lại hay tin cha, mẹ, anh chị em cũng đều chết hết, bà hóa ra mất trí. Đến khi gặp đức Phật, bà tỉnh lại và được nghe Ngài dạy rằng: "Nầy Phả Tha Ca, trước cái chết, con cái, cha mẹ, họ hàng, thân hữu cũng chẳng thể làm gì để giúp đỡ được. Người hiền trí, ngay khi còn khoẻ mạnh, biết giữ gìn giới luật, và dọn dẹp cho thật sạch sẽ các chướng ngại trên con đường đưa tới Niết Bàn".

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây:
  • Một khi Thần Chết bắt mang đi,
    Con cái, mẹ cha giúp được gì?
    Cả trong vòng bà con, thân hữu,
    Ai là người bảo bọc, hộ trì?
    (Kệ số 288)

    Người hiền trí biết rành như thế,
    Giới luật giữ gìn thật nghiêm minh,
    Mau khai quang chướng ngại sạch sẽ,
    Dẫn đường tới Niết Bàn vô sanh.
    (Kệ số 289)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phả Tha Ca: Tên người nầy, tiếng Pali là Patācārā.

- Thân hữu: Bạn bè.

- Hiền trí: Hiền = hiền lành; Trí = trí huệ. Danh từ Hiền trí trong Phật học chỉ vào người thông hiểu Chánh pháp, dạy lại cho kẻ khác; còn được gọi là bực Thiện tri thức.

- Giới luật: Các điều răn cấm trong Đạo.

- Chướng ngại: Cản trở. Các chướng ngại làm cản trở con đường đưa đến Niết Bàn? Đó là mối độc to lớn: tham, sân, si. Cũng có thể nói đó là tam chướng, gồm có:
  • (1) Phiền não chướng (= phiền não như tham, sân, si, mạn, nghi, v.v...);

    (2) Sở tri chướng (= các sự hiểu biết sai lầm);

    (3) Báo chướng (chướng ngại do tấm thân năm uẩn còn chịu nghiệp báo).
- Hộ trì: Hộ = bảo hộ, bao bọc; Trì = giữ gìn. Hộ trì là giúp đỡ.

- Khai quang: Dọn dẹp cho trống trải.

- Vô sanh: Vô = chẳng; Sanh = sanh trở lại cõi Luân hồi. Chứng được Vô sanh là thoát khỏi vòng tái sanh lẩn quẩn của Luân hồi lận đận, được tự tại trong cảnh an lạc và vắng vẻ.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Xin xem lại Tích chuyện đầy đủ cùng Ý nghĩa ở bài số (92), nơi các trang 294 đến 298), Tập 2.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 288 và 289:

Ý nghĩa của bài Kệ số 288: Đến khi gần chết, chẳng có ai giúp đỡ mình khỏi chết cả, dầu đó là con cái, cha mẹ, anh chị em, họ hàng hay bạn bè. Tại sao? Vì chẳng ai đã sanh ra mà lại khỏi chết cả; có sanh tất phải có chết.

Bài Kệ số 289 khuyên ta hai điều:
  1. Giữ giới luật cho thật nghiêm minh, để thanh lọc thân tâm, sống trong giới đức vẹn toàn;
    b. Dọn dẹp thật sạch sẽ các chướng ngại, trên con đường đưa tới cảnh Niết Bàn. Ba món độc lớn tham, sân, si là các chướng ngại lớn nhứt.
Người chứng vô sanh, hết bị tái sanh, làm sao mà chết nữa được?
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TẬP 4
XXI. PHẨM TẠP LỤC

214. TÍCH CHUYỆN CÔNG ĐỨC XƯA CỦA ĐỨC PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến các công đức về tiền kiếp của đức Phật Thích Ca.

Thuở ấy ở xứ Tỳ Da Ly, trời hạn hán, cỏ cây khô héo, mùa màng ruộng vườn đều hư hỏng, gây nên nạn đói kém nặng nề; nhiều người chết đói. Thây người nằm ngổn ngang chẳng được chôn cất, khiến bịnh dịch lan tràn. Theo mùi tử khí, các bầy ác quỉ đến gây thêm tác hại. Dân chúng chẳng biết tìm đường nào để sống sót. Họ nghe nói có đức Phật ở nước Xá Vệ, lòng từ bi thường hay cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh, nên mới cử người đến thưa cùng các vị hoàng tử xứ Ly Xa, đến thỉnh đức Phật. Vương tử Đại Ly mới cùng một phái đoàn các người Ba la môn trong vùng, đến yết-kiến vua Tần Bà Sa La nhờ nhà vua đến thỉnh Đức Phật, vì hiện Ngài đang ngụ gần thành Vương Xá, thủ đô xứ Ma Kiệt Đà của vua Tần Bà Sa La.

Khi vua Tần Bà Sa La đến gặp đức Phật, trình bày sự thống khổ của dân chúng trong xứ Tỳ Da Ly, Đức Phật liền nhận lời đến viếng xứ ấy, trước là giúp đỡ các nạn nhơn đói khổ, sau là để tạo cơ duyên tốt cho dân chúng trong vùng biết đến Chánh pháp và chứng đắc quả vị. Vua Tần Bà Sa La rất vui lòng, ra lịnh sửa sang đường xá từ thành Vương Xá đến tận bờ sông Hằng, cứ độ vài do tuần, cho dựng một nhà nghỉ mát, có đầy đủ tiện nghi về thực phẩm. Bên kia bờ sông Hằng, vương tử Đại Ly cũng chuẩn bị y như thế, từ bờ sông đến thành Tỳ Da Ly. Đến ngày lên đường, đức Phật cùng với đông đảo tỳ kheo rời thành Vương Xá, ngày đi đêm nghỉ; vua Tần Bà Sa La theo tiễn chơn đến bờ sông Hằng, rồi mới quay về.

Hôm đức Phật và chư tăng vừa vượt qua khỏi sông Hằng, trời đổ mưa dầm liên tiếp trong nhiều ngày, nước chảy tràn khắp, cuốn các tử thi ở Tỳ Da Ly trôi theo sông ra biển cả. Nhờ đó, quang cảnh ở Tỳ Da Ly được đổi mới, sạch sẽ; bầu không khí trở nên dễ chịu, uế khí tan rả, các loài chim kên kên ăn xác người chết bỏ bay đi cả; bịnh dịch ngưng lan tràn. Đức Phật lại khiến Tôn giả A Nan cùng một số tỳ kheo đi diễn hành qua đường phố trong thành, vừa đi vừa đọc tụng Kinh Tam Bảo. Nghe tiếng tụng Kinh, các ác quỉ hoảng sợ, bỏ chạy cả, và các bịnh nhơn lần lần hồi-phục, cùng rủ nhau theo sau Tôn giả đến hầu đức Phật . Trong bảy ngày liền, đức Phật giảng Kinh Tam Bảo, và Tôn giả A Nan hằng ngày hướng dẫn các tỳ kheo đi vòng quanh thành tụng đọc Kinh ấy. Thành Tỳ Da Ly trở lại bình thường sau một tuần lễ. Các vị hoàng tử xứ Ly Xa rất vui mừng, mở đại hội bố thí và cúng dường đức Phật cùng chư Tăng rất là trọng thể. Sau đó, các vị hoàng tử và dân chúng cùng đi tiễn ccức Phật và chư Tăng trở về, đến tận bờ sông Hằng.

Bên kia bờ sông Hằng, vua Tần Bà Sa La cùng với quan dân đang chờ đón đức Phật và chư Tăng, trong khung cảnh thật tưng bừng và trang nghiêm. Trên không trung, chư Thiên nghinh đón trong tiếng nhạc trời. Long vương, vua loài rồng, cùng quyến thuộc cũng có mặt. Sau khi mọi người đảnh lễ và dưng cúng lễ vật lên tăng đoàn xong, Long vương thỉnh đức Phật cùng chư tỳ kheo ngồi lên thuyền rồng, trang hoàng bằng các loại hoa sen màu sắc thật rực rỡ, đi viếng Long cung. Đức Phật muốn tỏ lòng quí trọng Long vương, nên nhận lời. Ngài thi triển thần thông, ánh sáng năm màu chiếu rực rỡ lên; quang cảnh ấy giống như khi trước, lúc Đức Phật vừa từ cung Trời Đao Lợi trở lại thế gian.

Khi cả đoàn trở về thành Vương Xá, các tỳ kheo rất hoan hỉ được chứng kiến cảnh tráng lệ vừa qua, vô cùng khen ngợi công đức của đức Phật trong việc cứu độ dân chúng ở Tỳ Da Ly. Đức Phật bảo: "Nầy chư Tăng, chẳng phải vì việc cứu độ vừa qua, hay đã thi triển thần thông trên sông Hằng, mà nay Như Lai được sự cúng dường trọng thể. Đó thật ra là nhờ trong đời quá khứ, Như Lai đã có nhiều công đức tuy nhỏ nhưng đã đem đến các phước báu ngày nay". Rồi đức Phật mới kể lại tiền kiếp, như sau:

Vào thuở xa xưa, ở thành Ta Xi La, có một người Bà la môn tên là San Kha, có được một người con trai tên Sử Sĩ Mã rất thông minh. Ông San Kha gởi con đến học với một vị Bà la môn khác về khoa thiên văn. Sử học rất tấn bộ, chẳng bao lâu, kiến thức đã ngang với thầy, nên được thầy giới thiệu đến thọ giáo với một vị Bích chi Phật. Vị nầy bảo Sử, phải thọ giới làm tỳ kheo, mới được chỉ dạy. Sử vâng lời và từ đó giữ gìn giới luật rất đầy đủ, tu tập thiền định rất tinh tấn, trong một thời gian đã tự mình chứng ngộ được bốn Chơn lý nhiệm mầu và đắc quả vị Bích chi Phật. Nghiệp báo đời trước đã sớm dứt, nên Sử Sĩ Mã chẳng sống lâu thêm, liền nhập Niết bàn. Ông San Kha tìm đến Ta Xi La thăm con, hay tin con đã nhập diệt, lòng rất đau buồn, mới thiêu xác con, lấy xá lợi đem thờ trong ngôi tháp. Hằng ngày, ông quét dọn sạch sẽ chung quanh tháp, trang trí với nhiều bông hoa rừng đẹp đẽ. Đức Phật kết thúc câu chuyện: "Chính nhờ công đức dựng tháp để kính lễ một vị Bích chi Phật đó mà ngày nay Như Lai hưởng được phước báu cúng dường vừa qua của Trời và người".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Chính nhờ từ bỏ dục lạc nhỏ,
    Mà ta tìm thấy phước lạc to.
    Thú vui nhỏ nhặt, người hiền bỏ,
    Phước lớn Niết Bàn, cố tìm lo.
    (Kệ số 290)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tạp lục: Tạp = có nhiều thứ khác nhau, lẫn lộn; Lục = ghi chép. Phẩm Tạp lục ghi chung lại các bài Kệ có nhiều đề mục khác nhau.

- Tiền kiếp: Tiền = trước; Kiếp = nhiều đời; Tiền kiếp là các cuộc đời trước, trước đời hiện tại nầy.

- Thành Tỳ Da Ly, xứ Ly Xa: tên các địa danh nầy, tiếng Pali là thành Vesāli, xứ Licchavi, ở miền Bắc Ấn Độ xưa.

- Hạn hán: Trời nắng lâu ngày chẳng mưa, thiếu nước nên cây cỏ khô héo.

- Bịnh dịch: Bịnh truyền nhiễm lây nhanh sang kẻ khác, dễ chết.

- Tác hại: Tác = làm; Hại = tổn hại; Tác hại là tàn ác gây tổn hại.

- Từ bi: Từ = thương người mà mang lại niềm vui; Bi = xót, tội nghiệp cho kẻ khác mà cứu khổ họ.

- Vua Tần Bà Sa La, thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà: Tiếng Pali: vua Bimbisara, thành Rājagaha, nước Magadha, xưa ở miền Bắc Ấn.

- Chánh pháp: Giáo lý của Đức Phật, tiếng Pali là Dhamma.

- Sông Hằng: Một con sông lớn ở Ấn Độ, tiếng Pali là Gangā.

- Do tuần: Đơn vị đo chiều dài đường xá, hơn một cây số; tiếng Pali là Yojana.

- Tử thi: Tử = chết; Thi = thây ma; Tử thi là thây chết chưa chôn cất

- Uế khí: Uế = dơ bẩn; Khí = hơi; Uế khí ở đây là mùi hôi thối.

- Đi diễn hành: Diễn = trải qua; Hành = đi; Đi diễn hành là nhiều người đi trong trật tự, từ từ bước qua các đường phố lớn trong thành.

- Kinh Tam Bảo: Tam = ba; Bảo = kho tàng quí báu. Trong Phật học, chữ Tam Bảo nói về sự quí báu của
  • (1) Đức Phật,
    (2) Chánh pháp của Phật
    (3) Tăng già, đoàn thể các đệ tử tu theo giáo lý của Phật.
Tiếng Pali là Ratana Sutta (Ratana = kho báu; Sutta = Kinh). Chữ Tam Bảo thường được nói gọn là: Tam Bảo = Phật, Pháp, Tăng.

- Đại hội bố thí: Cuộc bố thí, phát chẩn, tặng cơm gạo, quần áo cho những người nghèo khổ.

- Cúng dường: đọc trại từ chữ Hán Việt: cung dưỡng; cung = cung cấp; dưỡng = nuôi dưỡng.

- Trọng thể: Trọng = lớn, nặng; Thể = hình thể; Trọng thể là rất lớn, rất trang trọng.

- Chư Thiên: Chư = số nhiều, số đông; Thiên = Trời.

- Long vương: Long = rồng; Vương = vua.

- Quyến thuộc: Quyến = gia quyến, bàcon; Thuộc = thân thuộc, họ hàng.

- Long cung: Long = rồng; Cung = cung điện.

- Thi triển thần thông: Biến hoá ra các phép tắc lạ thường; ở đây, đức Phật phóng hào quang (= phát ra ánh sáng) năm màu rực rỡ.

- Đức Phật từ cung Trời Đao Lợi trở lại thế gian: Sau khi giảng pháp ở trên cõi Trời Đao Lợi cho mẹ nghe, đức Phật trở lại chùa Kỳ Viên, ở thế gian nầy. Xin xem lại Tich chuyện số 149, trang 464, Tập 3.

- Tráng lệ: Thật hết là đẹp đẽ.

- Thành Ta Xi La: Tên thành nầy ở nước Xá Vệ, tiếng Pali là Taxila.

- San Kha, Sử Sĩ Mã: Các tên nầy, tiếng Pali là Sankha, Susīma.

- Thiên văn: Khoa học khảo sát các vị tinh tú trong không gian.

- Kiến thức: Kiến = thấy; Thức = biết; Kiến thức là sự hiểu biết.

- Bích chi Phật: Vị tu hành tự mình giác ngộ và giải thoát vào thời chẳng có Chánh pháp của một đức Phật nào. Tiếng Pali là Pacceka Buddha, còn được dịch là Duyên giác. Vị Bích chi Phật chỉ có sự tự giác, chẳng có sự giác tha (giúp cho kẻ khác giác ngộ theo).

- Dục lạc: Dục = ham muốn; Lạc = vui; Dục lạc là ham các thú vui về vật chất, về thân xác; vì dục lạc chỉ là tạm bợ.

- Phước lạc: Niềm vui chơn thật và bền vững về tinh thần; Phước lạc ở đây là hạnh phước thoát được mọi khổ, tự tại trong Niết Bàn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất dài, có thể chia ra làm ba phần:
  1. Nạn chết đói vì hạn hán ở Tỳ Da Ly.
  2. Đức Phật cứu độ dân chúng ở Tỳ Da Ly.
  3. Trong một tiền kiếp làm người Bà la môn, đức Phật có công xây tháp và kính lễ một vị Bích chi Phật.
Ý nghĩa của Tích chuyện là sự tiếp đón long trọng của Trời, Người trong dịp đức Phật đến thành Tỳ Da Ly để cứu nạn cho dân chúng, chẳng phải vì công đức cứu độ đó mà được hưởng phước báu, mà chính là do trong một tiền kiếp làm người Bà la môn, Ngài đã xây tháp thờ cúng một vị Bích chi Phật, nên nay Ngài mới được sự cung kính của Nhơn, Thiên. Ý đức Phật muốn khuyên ta đừng bỏ qua các việc thiện nhỏ, phải dứt bỏ các thú vui nhỏ mà tìm phước báu lớn là được chứng nhập cảnh Niết bàn.

(2) Ý nghĩa của Bài Kệ số 290:

Tuy bài Kệ chỉ có bốn câu ngắn, gọn, dễ hiểu, nhưng tầm quan trọng đối với người tu tại gia rất là to lớn. Tại sao? Vì bài Kệ vạch rõ hai con đường: một đường chạy theo các thú vui vật chất, thoả mãn các nhu cầu thể xác, tạm thời; còn một đường nêu rõ phước báu to lớn, được thoát khỏi vĩnh viễn cảnh khổ đau của cuộc đời, ra khỏi vòng sanh tử, tử sanh lẩn quẩn của cõi Luân hồi lận đận và chứng được cảnh giới an vui, tự tại của Niết Bàn. Bài Kệ dạy rõ: từ bỏ các thú vui nhỏ, để cố tìm lo chứng được Niết Bàn là phước báu to lớn, bền chặt nhứt. Bằng cách nào? Học tập và ứng dụng Chánh pháp trong cuộc sống hằng ngày.

Nói cách khác, bài Kệ chỉ ra hai con đường: sống buông trôi theo thú vui vật chất tạm bợ, để phải chịu khổ triền miên trong cảnh tái sanh, và lối sống tu hành, biết khước từ các dục lạc (ham muốn về thể xác), tìm theo các lạc thú tinh thần, dẹp hết phiền não, dứt mọi lậu hoặc, để sớm chứng đắc cảnh an nhiên, tự tại của Niết Bàn. Con đường nào đưa tới Niết Bàn? Đó là con đường thánh đạo, tức là Bát Chánh Đạo.
HỌC TẬP:
  • (1) Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ sự so sánh giữa hai việc: dục lạc nhỏ và phước báu lớn.

    (2) Tập dứt bỏ các thói quen nhỏ mà xấu, như: mỗi sáng, khi tỉnh giấc, hay "nằm nướng" trên giường; nay hăng hái ngồi dậy rửa mặt, lo đi ngồi thiền hay niệm Phật ngay.

    (3) Tập khước từ vài thú vui nhỏ như ngồi nán xem thêm phim Chưởng, nên tắt sớm Tivi, lên giường xem qua vài đoạn Kinh rồi dỗ giấc ngủ.

    (4) Chứng được Niết Bàn là điều cao xa đối với người tu tại gia, nhưng nhường nhịn nhau một câu khiến cho gia đình khỏi rầy lộn, từ chối lời mời của bạn ghé quán rượu "nhậu sơ ba sợi", để về nhà sớm phụ vợ dọn cơm cho vui, thì sẽ khỏi bị ... cằn nhằn, lỗ tai khỏi phải "nhức nhối", tâm khỏi hờn mát, tránh được những cái khổ... nho nhỏ đó, đấy là đang bước đến ngưỡng cửa của Niết Bàn ở thế gian!
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

215. TÍCH CHUYỆN MỘT BÀ HAY ĂN HỘT GÀ
Tích chuyện nầy giống với Tích chuyện Nữ quái Kha ly, số (4),trang 17, Tăp 1.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến người đàn bà hay ăn hột gà.

Thuở ấy, ở một làng gần thành Xá Vệ, có một người đàn bà nuôi một con gà mái đẻ trứng; mỗi ngày, gà vừa đẻ xong, bà lượm trứng đem vào bếp, luộc ăn. Con gà mái lòng đau khổ vì mất trứng chẳng nở gà con, nên phát lời nguyền sẽ trả mối thù đó. Trong kiếp tới, gà mái đầu thai làm mèo, còn người đàn bà lại thành gà mái, bao nhiêu gà con sanh ra lần lượt bị mèo cắn chết hết. Đến kiếp tới, một đàng sanh làm beo gấm ăn thịt nai con của nai mẹ. Cứ thế mà mối thù truyền kiếp kéo dài hết đời nầy sang đời khác. Cho đến khi đức Phật thị hiện ở nước Xá Vệ, thì một đàng sanh ra làm đàn bà, còn một đàng làm ngạ quỉ.

Một hôm, người đàn bà cùng chồng, bồng con về thăm quê mẹ. Dọc đường, trời nóng, người chồng xuống ao tắm; người đàn bà bỗng trông thấy ngạ quỉ đi tới, chực bắt con mình, mới lật đật bồng con, chạy vào chùa Kỳ Viên, đặt con dưới chơn đức Phật nhờ che chở. Ngạ quỉ rượt theo đến cổng chùa, bị ngăn lại. Đức Phật nhìn thấy, bảo cứ cho vào, để Ngài phán dạy. Sau khi nghe hai bên trình bày mối thù truyền kiếp, đức Phật bảo: "Nầy hai tín nữ, nếu hai bà chẳng đến đây gặp Như Lai, thì mối thù truyền kiếp giữa hai bà chẳng bao giờ chấm dứt. Hận thù đâu dập tắt được hận thù. Chỉ có lòng từ bi mới khiến hận thù được giải kết".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó mà người đàn bà chứng được sơ quả Tu đà hƯờn và ngạ quỉ xin quy y Tam Bảo:
  • Ai gieo đau khổ cho người,
    Để tìm hạnh phước vui tươi cho mình;
    Kẻ ấy bị hận tình ràng buộc
    Biết bao giờ thoát được oán thù.
    (Kệ số 291)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đầu thai: Theo giáo lý nhà Phật, mỗi chúng sanh mãn đời nầy được tái sanh vào đời sau; khi nhập vào thai mẹ, gọi là đầu thai.

- Truyền kiếp: Kéo dài từ đời nầy sang nhiều đời khác.

- Thị hiện: Thị = bày tỏ ra; Hiện = nổi lên, cho thấy rõ; chữ Thị hiện ở đây muốn nói đức Phật giáng sanh ở cõi đời nầy, hiện lên cho thấy.

- Ngạ quỉ: Quỉ đói; một hạng chúng sanh thuộc đường dữ, bụng to, cổ nhỏ, thường bị đói khát. Tiếng Pali là Peta.

- Giải kết: Giải = mở ra; Kết = buộc lại. Giải kết là mở chỗ buộc ra

- Hận tình: Tình cảm thù oán; như chữ Hận thù.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nầy giống với Tích chuyện Nữ quái Kha ly, có ý nghĩa dạy ta, thù oán chỉ nên cởi mở ra, chớ đừng đem thù trả oán; thù oán vì thế cứ kéo dài mãi chẳng thôi, ràng buộc cả hai bên, chẳng bao giờ được giác ngộ và giải thoát.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 291:

Ý nghĩa của bài Kệ rất rõ ràng, khuyên ta chớ nên vì hạnh phước của mình, gây thù oán với kẻ khác. Vì thù oán gây ra ràng buộc, khiến ta phải mắc vòng Luân hồi mãi, chẳng giải thoát được.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để dạy trẻ, anh chị em trong nhà chớ giận nhau, chẳng chịu nhìn mặt, hay nói chuyện cùng nhau.

(2) Ăn hột gà, có tội sát sanh không? Hột gà có "trống", có mầm mống của gà con sẽ nở ra. Nếu không, chẳng có tội sát sanh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

216. TÍCH CHUYỆN CÁC TỲ KHEO ĐAN DÉP CỎ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại thành Bá Đi Gia, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến các vị tỳ kheo lo đan dép cỏ để mang.

Thuở ấy, tại một tu viện ở thành Bá Đi Gia, có một số tỳ kheo để công ra tìm cỏ lau, đan thành dép và dùng hoa khô trang trí lên quai dép. Đức Phật biết được sự việc đó, mới quở rằng: "Nầy các tỳ kheo, các ông đã từ bỏ đời sống thế tục, gia nhập Tăng đoàn là để lo tu hành cho sớm được giác ngộ và giải thoát. Cớ sao lại lãng phí thì giờ, lo đan dép cỏ, kết hoa khô vào quai, mang đi để khoe đẹp?"

Rồi đức Phật mới nói lên hai bài Kệ sau đây, nhờ đó mà một số tỳ kheo biết nỗ lực hành thiền, sớm chứng được quả vị A la hán:
  • Chẳng làm điều đáng làm,
    Chẳng nên làm, lại làm.
    Thiếu tỉnh giác, kiêu căng,
    Lậu hoặc ắt gia tăng.
    (Kệ số 292)

    Năng quán thân bất tịnh,
    Siêng làm điều đáng làm,
    Tránh điều chẳng nên làm,
    Thông suốt và giác tỉnh,
    Lậu hoặc ắt tiêu trừ.
    (Kệ số 293)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Bá Đi Gia: Tên thành phố nầy tiếng Pali là Baddiya.

- Thế tục: Thế = đời; Tục = thường; Đời sống thế tục là đời sống thường, có gia đình, trong xã hội.

- Tăng đoàn: Tăng = tu-sĩ Phật giáo. Cứ bốn vị tăng trở lên tu chung với nhau, thành một Tăng đoàn. Tiếng Pali là Sangha, Tăng-già

- A la hán: Quả vị thứ tư, cao nhứt, dứt hết phiền não, lìa bỏ mọi ham muốn, thoát khỏi cảnh khổ Luân hồi, chứng được Niết Bàn an vui, tự tại. Tiếng Pali là Arahant.

- Tỉnh giác: Tỉnh = chẳng mê; Giác = biết. Người tỉnh giác khi làm, nói, nghĩ điều gì thì trong tâm biết rõ mình đang làm, nói hay nghĩ về đìều ấy, và chỉ điều ấy mà thôi, chẳng hề lo ra, luôn luôn chú ý.

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy ra; Hoặc = điều sái quấy. Chữ Lậu hoặc chỉ các điều sái quấy khởi lên trong lòng, bộc lộ ra (= rỉ chảy) bằng hành động xấu, hay lời nói thô ác. Cùng nghĩa với chữ phiền não.

- Quán: Ngồi Thiền, tâm yên tịnh và suy nghĩ sâu xa về một đề tài; thường nói là quán tưởng hayquán chiếu.

- Quán Thân bất tịnh: Bất = chẳng; Tịnh = sạch. Quán Thân bất tịnh là suy nghĩ sâu xa về tấm thân vật chất nầy, bề ngoài xem là đẹp mà bên trong chứa nhiều chất dơ dáy, như máu, mủ, ghèn, nước tiểu, phẩn, v.v... Do quán thấy chỗ dơ trong thân mà sanh ra nhàm chán thân, chẳng chạy theo sắc đẹp nữa; nhờ đó mà biết thân nầy sẽ tan rã theo lẽ Vô thường. Phép qán Thân bất tịnh là một trong bốn phép quán của Tứ niệm xứ:
  • (1) Quán Thân bất tịnh;
    (2) Quán Thọ (= cảm giác) là khổ;
    (3) Tâm là vô thường;
    (4) Pháp (= muôn sự vật) là vô ngã.
Tu theo phép quán Tứ niệm xứ được thuần thục, thông suốt được ba lẽ: Khổ, Vô thường, Vô ngã thì sẽ chứng được quả vị A la hán.

- Gia tăng, Tiêu trừ: Gia = thêm lên; Tăng = hơn lên; Tiêu = mất; Trừ = bớt. Hai chữ Gia tăng và Tiêu trừ nầy đối nghịch nhau, một đàng thì thêm lên, còn một đằng mất đi hết.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị, đức Phật quở các tỳ kheo đan dép, chẳng lo hành Thiền, cho chóng được giác ngộ và giải thoát.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 292 và 293:

Bài Kệ trước nói khi nào lậu hoặc gia tăng; bài Kệ sau chỉ cách tiêu trừ lậu hoặc. Cách nào? Phải luôn luôn tỉnh giác, nỗ-lực tu tập quán chiếu về thân bất tịnh.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

217. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO PHÁT DI GIA, NGƯỜI THẤP LÙN
Tích chuyện nầy hơi giống các Tích chuyện: số (65) và số (197).

Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Trưởng lão Phát Di Gia, người thấp lùn.

Thuở ấy, có một nhóm tỳ kheo từ phương xa đến yết kiến đức Phật. Lúc bấy giờ, có Trưởng lão Phát Di Gia dáng người thấp lùn, đang đứng ở cuối phòng. Đức Phật hướng về phía Trưởng lão, bảo các vị tỳ kheo rằng: "Nầy chư tỳ kheo, các ông có trông thấy vị Tăng đang đứng phía kia không? Đó là người đã giết xong cha cùng mẹ, nay ra đi nhẹ nhàng, chẳng còn chút khổ đau nào cả". Vừa nghe xong lời nói của Đức Phật, chúng tỳ kheo rất ngạc nhiên, chẳng hiểu được thâm ý của đức Phật, mới xin đức Phật giải thích thêm.

Đức Phật liền đọc hai bài Kệ sau đây để giải thích lời ẩn dụ:
  • Giết cha NGÃ MẠN, mẹ ÁI DỤC,
    Diệt ĐOẠN KIẾN, THƯỜNG KIẾN hai vua,
    Tổng Tài ÁI LUYẾN vừa thu phục,
    Vương quốc MƯỜI HAI XỨ đánh thua,
    Phạm Chí ra đi chẳng sầu muộn.
    (Kệ số 294)

    Giết cha, giết mẹ vừa xong,
    Bà la môn dòng hai chúa, giết luôn.
    Ngũ hổ tướng NGHI NAN diệt hẳn,
    Phạm Chí ra đi chẳng ưu phiền.
    (Kệ số 295)
Xin lưu ý: Tích chuyện và Bài Kệ mới đọc qua, thấy khó hiểu, vì ý của đức Phật được nói ra thành lời ẩn dụ, nghĩa là nói thí dụ một cách thầm kín; vì thế mà khó hiểu được ngay. Xin chịu khó đọc qua PHẦN TÌM HIỂU, rồi trở lại đọc Tích chuyện và hai bài Kệ, sẽ rõ hơn.
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Phát Di Gia: tên vị Trưởng lão thấp lùn nầy, tiếng Pali là Bhaddiya.

- Thâm ý: Thâm = sâu kín; Ý = ý tưởng; Thâm ý là ý sâu bên trong, tuy khó hiểu liền, nhưng đó mới thật là ý của người muốn nói.

- Lời ẩn dụ: Ẩn = dấu kín; Dụ = thí dụ. Lời ẩn dụ là lời nói thí dụ một cách bóng bảy, ý sâu dấu kín trong sự so sánh của thí dụ. Như muốn nói, tôi đói bụng, mà lại nói, trong bụng tôi có kiến cắn, vì bụng đói cồn cào, tựa như bị con kiến cắn vậy. Ở đây, đức Phật nói giết cha, giết mẹ, là ý Ngài muốn nói, đã diệt xong các nguyên nhơn khiến ta phải tái sanh ra lại; vì các nguyên nhơn đó làm cho ta tái sanh, thì chúng cũng như là cha, là mẹ đã sanh ra ta vậy. Hễ diệt được các nguyên nhơn gây tái sanh nầy xong, thì thoát khỏi vòng Luân hồi, tức là đâu còn phải sanh lại để chịu đau khổ nữa. Nguyên nhơn nào gây ra sự tái sanh? Đó là ngã mạn và ái dục.

- Ngã mạn: Ngã = ta; Mạn = kiêu mạn, tự cao. Ngã mạn, tiếng thường là làm phách, coi Ta là hơn cả, chẳng muốn Ta bị thua thiệt, bị hao mòn, bị chết mất. Vì còn quá trọng cái Ta như thế, nên khi lìa đời, chẳng muốn cái Ta mất đi, cho nên phải tái sanh để cái Ta tiếp tục sống nữa, đó là nguyên nhơn gây ra tái sanh vậy. Vì thế, Đức Phật gọi ngã mạn là "cha". Tiếng Pali gọi ngã mạn là Mana.

- Ái dục: Ái = thương, thích; Dục = ham muốn. Ái dục là một tình cảm sâu đậm nhứt của con người, thúc dục ta phải khao khát, đòi hỏi chiếm cho được điều mình thương, việc mình thích; như thèm khát các thú vui vật chất, thỏa mãn các giác quan, hưởng thọ khoái lạc giữa nam nữ, tất cả những dục lạc do cuộc sống mang lại. Vì sự khao khát đó, nên sanh ra sự cố bám chặt vào đời sống sướng thì ít mà khổ lại nhiều nầy; do đó, ái dục được đức Phật xem là nguyên nhơn gây ra Khổ, trong Chơn lý thứ hai của Tứ Diệu đế, tức là Tập đế. Vì ái dục là nguyên nhơn gây ra cảnh Khổ trong cuộc tái sanh trong vòng Luân hồi, cho nên đức Phật mới ví như bà mẹ sanh con vậy. Tiếng Pali gọi ái dục là Tanhā.

- Đoạn kiến: Đoạn = cắt rời, làm đứt đoạn; Kiến = ý kiến. Đoạn kiến là một tà kiến, một tư tưởng sai lầm, cho rằng con người khi chết đi là hết, chẳng còn gì nữa, chẳng có đời sau, cũng như chẳng có đời trước; đó là "cắt đứt" cuộc sống vốn vô thủy, vô chung (= chẳng biết lúc bắt đầu, cũng chẳng biết khi nào chấm dứt), chẳng có quả báo chi cả. Người chấp vào đoạn kiến chỉ biết làm sao để hưởng thụ thật nhiều ngay trong hiện tại, chẳng kể chi thiện ác, vì họ đâu có tin vào Luật Nhơn quả, chết đi là hết cả kia mà. Vì đoạn kiến khiến họ có lối sống như thế, nên đoạn kiến được xem như một ông vua đã sai khiến dân chúng trong nước phải mang tà kiến sai lầm nặng nề đó, bị ràng buộc mãi trong kiếp sống trầm luân, khổ ách của Luân hồi, chẳng thấy biết được ánh sáng của sự tự do giải thoát. Tiếng Pali gọi đoạn kiến là Ucchedaditthi.

- Thường kiến: Thường = thường còn, chẳng hề mất đi; Kiến = ý kiến. Thường kiến cũng là một tà kiến, một tư tưởng sai lầm, cho rằng con người có sẵn một linh hồn bất diệt, nay sống đây, dầu có phạm vào điều gì sái quấy, hay thực hiện được việc gì đạo đức đi nữa, cũng chẳng có ảnh hưởng chi đến linh hồn bất diệt kia cả, một mai thân nầy chết đi, linh hồn đó vẫn tiếp tục mãi trong một thế giới thường hằng, chẳng biến diệt. Người vướng vào thường kiến cũng phủ nhận luật Nhơn quả, lý Luân hồi, chỉ tin vào cuộc sống ở cõi đời hiện tại nầy, chẳng hề lo nghĩ đến các cõi ác khác, mà cái "linh hồn" kia sẽ phải sa đoạ. Vì thường kiến thúc dục con người cứ đinh ninh sẽ giữ mãi được hiện trạng, nên được ví như một ông vua đã khiến dân chúng cứ vui sống mãi trong thân phận khổ nhiều sướng ít nầy, cứ bị trôi lăn trong vòng lẩn quẩn của Luân hồi mà chẳng hề nghĩ đến việc giải thoát khỏi, để được tự do, tự tại. Tiếng Pali gọi Thường kiến là Sassataditthi.

- Tổng Tài: Đây là dịch rất gượng chữ Pali Sānucaram, vị quan trông coi kho bạc của nhà vua; Tổng Tài ở đây muốn nói đến vị tổng trưởng tài chánh, người chịu trách nhiệm về tiền bạc trong nước.

- Ái luyến: Ái = thương, thích; Luyến = mê luyến, say đắm, đeo chặt. Ái luyến là thái độ bám víu vào, ôm chặt lấy vào điều mình thương, vào việc mình thích, chẳng thể rời ra được, vì thế mà bị ràng buộc nặng nề. Sự ái luyến sanh ra từ lòng ái dục, vì thèm khát mà trở nên bám chặt vào sự ước muốn được có mãi, chẳng cho mất đi. Đây là sự thương mến đi quá mức, trở nên một nết xấu, ràng buộc nhiều. Tiếng Pali gọi sự Ái luyến là Nandirāga.

- Thu phục: Thu = thâu giữ; Phục = làm cho phải tuân theo lịnh mình; Thu phục là đã thắng và buộc kẻ kia phải phục tùng mình.

- Vương quốc: Vương = vua; Quốc = đất nước; Vương quốc là cõi đất nước của một vị vua cai trị; ở đây chữ Vương quốc dùng theo nghĩa bóng, chỉ đến thân tâm con người cùng hoàn cảnh chung quanh

- Mười hai xứ: Chữ Xứ ở đây dùng theo nghĩa bóng, chỉ vào sáu căn (= mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và sáu trần (= sáu hình thể của cảnh vật: màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm xúc và tư tưởng); đó là chỉ sáu nội nhập (= các cơ quan thâu nhận cảnh vật bên ngoài đem vào tâm; nội = trong; nhập = đưa vào) và sáu ngoại nhập (= các hình thái từ bên ngoài xuyên qua các giác quan đi vào tâm; ngoại = bên ngoài). Ở đây, nói đánh thua Mười hai xứ Vương quốc, có nghĩa là đã làm chủ được các giác quan, biết tự kềm chề, khiến cho thân tâm chẳng bị cảnh vật bên ngoài lôi cuốn nữa. Tiếng Pali gọi các Căn là Indriya và các Trần là Dhātu, sáu nội nhập là Ajjhatta āyatana, sáu ngoại nhập là Bahiddha āyatana.

- Phạm Chí: Cùng nghĩa với chữ Bà la môn (Brahmana), là bực tu sĩ, đạo đức cao. Ở đây, chữ Phạm chí chỉ bực tu sĩ đã đắc được quả vị A la hán, diệt hết phiền não, lìa mọi dục vọng, chứng được vô sanh (= chẳng còn bị tái sanh trong Luân hồi), an vui và tự tại.

- Bà la môn dòng hai chúa: Câu văn nầy khúc mắc, nếu nói cho xuôi lại thì: hai chúa dòng Bà la môn. Hai chúa dòng Bà la môn ở đây nhắc lại hai Vua là Đoạn kiến và Thường kiến, được nói đến ở bài Kệ trước, số 194. Câu "Bà la môn dòng hai chúa, giết luôn" có nghĩa là đã diệt bỏ hẳn hai tà kiến về đoạn kiến và thường kiến xong rồi.

- Ngũ hổ tướng NGHI NAN: Ngũ hổ tướng là năm vị tướng mạnh mẽ như cọp; Nghi nan = nghi ngờ, ở đây là nghi ngờ, chẳng chịu tin theo Chánh pháp của đức Phật. Sao lại gọi là ngũ hổ tướng? Ba chữ nầy dùng theo nghĩa bóng, để chỉ năm điều ngăn che, danh từ Hán Việt gọi là ngũ cái, năm cái nấp vung che đậy, dấu kín bên trong, chẳng thấy được Sự Thật; đó là:
  • (1) Tham,
    (2) Sân,
    (3) Thùy miên (= mê ngủ nhiều),
    (4) Trạo hối (= quá xao động) và nghi nan.
Vì nghi nan là vị "tướng" thứ năm trong ngũ cái, nên mới gọi là ngũ hổ tướng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một nhóm tỳ kheo từ phương xa đến yết kiến đức Phật. Họ được đức Phật chỉ cho thấy Trưởng lão Phát Di Gia, và nói cho họ biết, đó là người đã giết cha, giết mẹ, nay ra đi một cách tự tại. Các vị tỳ kheo rất ngạc nhiên khi nghe nói như thế. Họ được đức Phật đọc hai bài Kệ giải thích, mới hiểu thâm ý đức Phật là muốn nói đến một vị tỳ kheo đã chứng được quả vị A la hán.

Ý nghĩa của Tích chuyện là: muốn chứng được quả vị A la hán, cần phải diệt xong các phiền não, dứt các tà kiến, kềm chế các giác quan, giữ tâm an tịnh trước hoàn cảnh chung quanh; các điều nầy được đức Phật kể tiếp ra trong hai bài Kệ.

(2) Ý nghĩa của hai bài Kệ số 294 và 295:

Ý nghĩa của hai bài Kệ là: con đường tu tập để đi đến quả vị A la hán gồm có những bước nào? Xin phân tách từng câu và giải nghĩa thêm về các lời ẩn dụ của Phật đã nói trong hai bài Kệ:
  1. Giết cha NGÃ MAN, mẹ ÁI DUC: chẳng phải là giết cha mẹ thật của mình, mà giết hay là diệt bỏ các nguyên nhơn gây nên sự tái sanh trong cõi đời nầy. Cha Ngã mạn, Mẹ Ái dục mới thật sự khiến ta phải tái sanh để mang lấy thân tâm nầy sống trong cuộc Luân hồi.
  2. Diệt ĐOAN KIẾN, THƯỜNG KIẾN hai vua: hai tà kiến Đoạn và Thường nầy thúc đẩy ta sống cuộc đời chẳng đúng theo đạo-đức, cũng tựa như hai Vua buộc ta phải sống theo luật lệ trong nước của các vị ấy. Diệt hai vua đó là lìa bỏ hai tà kiến ấy.
  3. Tổng tài ÁI LUYẾN vừa thu phục: Tổng tài là Tổng trưởng Tài chánh, vị cầm giữ kho bạc trong nước; ý so sánh ở đây là gọi sự say đắm của Ái luyến như sẵn có tiền, có bạc, dễ xài phí để chạy theo các sự ham muốn. Thu phục được vị nầy, sự ái luyến nầy, tức là nắm lại được quyền tự làm chủ lấy mình, tự biết kềm chế lấy mình.
  4. Vương quốc MƯỜI HAI XỨ đánh thua: thắng được nước kia gồm có mười hai xứ. Xứ nào? Đó là sáu căn cộng với sáu trần. Tâm bên trong yên tĩnh được là nhờ khéo biết lúc nào nên đóng, lúc nào nên mở, sáu cánh cửa nhìn ra ngoài, chận được sáu hình thể của cảnh vật bên ngoài chẳng len vào được khuấy rối tâm. Đánh thua ở đây là biết điều phục các căn vậy.
  5. Phạm Chí ra đi chẳng sầu muộn: Phạm Chí tức là Bà la môn, ở đây chỉ vị tu sĩ Phật giáo, đó là vị Trưởng lão Phát Di Gia đã chứng được quả vị A la hán. Vị Phạm Chí đắc quả đó từ nay sống cuộc đời tự tại, an vui trong cảnh Niết-bàn, nên khi ra đi chẳng còn sầu muộn.
Về bài Kệ thứ nhì, số 295:
  1. Giết cha, giết mẹ vừa xong: diệt xong Ngã mạn là cha, Ái dục là mẹ, hai đấng sanh thành đã đưa ta tái sanh vào cõi đời nầy.
  2. Bà la môn dòng hai chúa, giết luôn: nói lại cho xuôi câu: giết luôn cả hai vua dòng Bà la môn. Hai vua đó là hai tà-kiến: đoạn kiến và thường kiến, đã nói qua trong bài Kệ trước.
  3. Ngũ hổ tướng NGHI NAN diệt hẳn: ông tướng lãnh thứ năm, mạnh như cọp nầy chỉ vào sự Nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào Chánh pháp của Đức Phật. Sao lại gọi là ông tướng thứ năm? Vì ông ấy đứng hàng thứ năm trong năm "ông" trong ngũ cái, là năm điều ngăn che, chẳng cho ta thấy được Chơn lý. (Năm ông nào vậy? Xin xem lại Phần Nghĩa Chữ ở trên). Hễ diệt được sự Nghi nan, bắt đầu tin hiểu Chánh pháp, thì vững bước trên con đường tiến đến đạo quả.
  4. Phạm Chí ra đi chẳng ưu phiền: Vị Phạm Chí nầy, đắc quả A la hán, chính là Trưởng lão Phá Di Gia, mà đức Phật muốn giới thiệu với các tỳ kheo khi họ đến đảnh lễ đức Phật, nói trong Tích chuyện.
HỌC TẬP:
(1) Nếu bỏ công ra học thuộc lòng hai Bài Kệ, mà chẳng tìm hiểu hết ý nghĩa ẩn kín, thì chẳng có ích-lợi chi nhiều cho việc tu tập. Vì hai bài Kệ chứa nhiều danh từ chuyên môn trong Phật học, nên Phần Tìm Hiểu cũng giúp ích được đôi chút, nhưng phần quan trọng chính là ở chỗ người tu hành, phải tự mình thực hành, bằng không đó chỉ là sự hiểu-biết về danh từ suông mà thôi.

(2) Hai tà kiến: đoạn kiến và thường kiến, sở dĩ ta vướng phải, là vì: hoặc vì chưa hiểu thấu các hình thức và sự nguy hiểm của hai tà kiến đó; hoặc đã biết nhưng vì tự cao, chẳng chịu tin theo Chánh pháp, cứ ngoan cố giữ mãi tà kiến. Bỏ được không, chỉ do quyết tâm.

(3) Xin để dịp khác sẽ bàn thêm về cách dứt được Ái Dục.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

218. TÍCH CHUYỆN CON NGƯỜI ĐỐN CỦI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến người con của kẻ đốn củi.

Thuở ấy, ở thành Vương Xá có một người tiều phu hằng ngày thường cùng với đứa con trai vào rừng đốn củi. Hôm ấy, trời xế chiều, họ đốn được một xe củi, mới quay về. Dọc đường, hai cha con dừng lại bên nghĩa địa, lấy cơm ra ăn. Họ cởi cái ách khỏi cổ của đôi bò, thả cho chúng đi ăn cỏ. Hai con bò đi từ bụi cỏ nầy sang bãi cỏ khác, chẳng mấy chốc đã đi xa; đến khi người tiều phu sực nhớ, nhìn lại chẳng thấy đôi bò đâu cả. Ông liền dặn con cứ ngồi lại bên xe, chờ ông chạy đi kiếm. Theo dấu chơn bò, người cha đi mãi vào thành. Đến khi tìm được hai con thú, thì trời đã tối mò, cửa thành đã đóng lại, ông chẳng trở ra được để tìm con. Đứa con chờ cha mãi chẳng thấy trở lại, đành nằm xuống dưới gầm xe, đánh một giấc ngủ ngon.

Trời càng về khuya, theo cơn gió lộng, có hai hồn ma đi lang thang, nhìn thấy đứa bé nằm ngủ dưới gầm xe, mới dừng lại khuấy rối. Nào kéo chơn, kéo tay, nào hù doạ; nhưng đứa trẻ vốn là một Phật tử thuần thành, chẳng sợ hãi, chấp tay, miệng niệm "Mô Phật" vang lên, lòng tưởng đến công đức của Phật đà. Nghe tiếng niệm Phật, hai hồn ma hoảng sợ, định bỏ chạy, nhưng nhìn thấy đứa trẻ thơ ngây đang nằm một mình, e nó bị hại, mới sanh lòng thương. Rồi một hồn ma ở lại bên xe, canh chừng, còn hồn ma kia đi tìm thức ăn cho nó. Vào đền vua, hồn ma ấy thấy trong nhà bếp có dọn sẵn một mâm cơm, liền bưng đi, để lại một miếng giấy làm tin.

Sáng hôm sau, người nhà bếp thấy mất mâm cơm, có tờ giấy trên bàn, mới đem trình Vua Tần Bà Sa La. Vua đọc mảnh giấy xong, biết nơi tìm, mới sai người ra nghĩa địa. Được hạch hỏi, đứa bé chỉ trả lời là đêm qua bị ma nhát, nó liền niệm Phật được bình yên, rồi sau đó, cha mẹ nó dọn cơm cho nó ăn, ăn xong nó nằm xuống ngủ, nó chỉ biết có thế mà thôi. Vua ra lịnh dẫn cha con người tiều phu đến chùa, trình lên đức Phật sự việc đêm qua. Nhà vua hỏi: "Bạch Thế Tôn, lòng tưởng niệm đến công đức của Phật đà, chí thành niệm "Mô Phật" như thế, có đủ năng lực tránh được các tai-hoạ chăng?" Đức Phật bảo: "Nầy Đại vương, tâm hằng tỉnh giác tưởng niệm đến sáu việc nầy, sẽ giúp ta tránh khỏi tội ác và tai hoạ".

Rồi đức Phật đọc lên sáu bài Kệ sau đây, kể rõ sáu việc đó:
  • Hằng tỉnh giác, chuyên cần thúc liễm,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Công đức Phật đà luôn tưởng niệm.
    (Kệ số 296)

    Hằng tỉnh giác, chuyên cần thúc liễm,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Công đức Chánh pháp luôn tưởng niệm.
    (Kệ số 297)

    Hằng tỉnh giác, chuyên cần thúc liễm,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Công đức Tăng già luôn tưởng niệm.
    (Kệ số 298)

    Hằng tỉnh giác, chuyên cần tinh tấn,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Sắc thân bất tịnh luôn tưởng quán.
    (Kệ số 299)

    Chuyên cần tinh tấn, hằng tỉnh giác,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Luôn vui với đức vô hại tác.
    (Kệ số 300)

    Chuyên cần tinh tấn, hằng giác tỉnh,
    Các đệ tử Phật Gotama,
    Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
    Luôn vui thỏa thích tu thiền định.
    (Kệ số 301)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tiều phu: Người đốn củi trong rừng để đem bán.

- Vương Xá: Tên thủ đô xứ Ma Kiệt Đà (Magadha), tiếng Pali là Rājagaha. Gần thành Vương Xá, vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) có xây tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), trong vườn trúc, để dưng cúng Đức Phật.

- Ách: Thanh gỗ cứng, đè lên cổ trâu, bò, để buộc chúng vào xe.

- Gầm xe: Bên dưới chiếc xe, khoảng giữa hai bánh xe.

- Hồn ma: Theo sự tin tưởng trong Phật học, đây là một hạng chúng sanh vô hình, đi lang thang, vất vưởng, thuộc vào đường dữ, thường gọi là ngạ quỉ hay là quỉ đói.

- Hù dọa: Dọa nạt, khiến cho sợ hãi.

- Phật tử thuần thành: Người tin theo đạo Phật, tuân theo Chánh pháp, siêng năng đi chùa nghe giảng pháp, sống có đạo đức. (Thuần = chuyên cần, đứng đắn, tốt; Thành = nhiệt thành, thành thật).

- Mô Phật: Nói tắt bốn chữ Nam mô Phật đà, tiếng Pali là Namo Buddhassa, có nghĩa là Chí tâm đảnh lễ đức Phật, kính lạy đức Phật.

- Nghĩa địa: Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết.

- Tỉnh giác: Tỉnh = tỉnh táo, chẳng mê; Giác = biết. Người tỉnh giác là người luôn luôn chú ý, đang làm, nói hay nghĩ điều gì, trong tâm biết rõ mình đang làm, nói hay nghĩ về điều đó và chỉ điều đó thôi.

- Thúc liễm: Thúc = bó buộc; Liễm = gom góp lại; Thúc liễm là giữ mình cẩn thận, chẳng lơ là, chẳng phóng túng, tự canh chừng lấy mình, ráng giữ để tránh các lỗi lầm, tội ác.

- Phật Gotama: Đức Phật Thích Ca; Gotama là họ, đọc là Gô Ta Ma, phiên âm Hán Việt là Cồ Đàm.

- Tưởng niệm: Luôn luôn ghi nhớ trong lòng, chẳng hề quên.

- Tăng già: Phiên âm chữ Pali Sangha, đoàn thể tu sĩ Phật giáo có từ bốn vị tu chung với nhau trở lên; dịch là Giáo hội Phật giáo.

- Tưởng quán Sắc thân bất tịnh: Tưởng quán = tâm an định suy nghĩ sâu xa về một đề tài thiền quán. Sắc thân: tấm thân vật chất; Bất tịnh: Bất = chẳng; Tịnh = trong sạch. Quán tưởng sắc thân bất tịnh là một phép quán, trong Kinh Tứ niệm xứ, riêng quán về tấm thân con người, bề ngoài xem đẹp đẽ, mà bên trong chứa ba mươi hai chỗ dơ dáy, đáng gớm ghiếc; hễ siêng tu tập về đề tài thiền quán nầy sẽ dứt bỏ được sự say mê theo các thú vui xác thịt, từ từ diệt bỏ được cái Ngã, thấy rõ tấm thân nầy hay biến đổi rồi sẽ hoại diệt, gây ra đau khổ, nhờ đó mà thấu hiểu được các lẽ Vô thường, Khổ và Vô-ngã.

- Vô hại tác: Dịch gượng chữ Pali Ahimsa, đức tánh chẳng hề làm tổn hại ai, ngay cả đối với kẻ thù, đối với loài côn trùng nhỏ nhít đi nữa. (Vô = chẳng; Hại = gây sự tổn hại; Tác = làm). Danh từ vô tác hại còn được dịch là Vô não (Não = não hại, gây sự phiền não, tổn hại).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện tuy dài, có thể tóm tắt lại như sau: một đứa bé bị ma nhát, liền niệm Phật thật to, nhờ đó mà chẳng bị hại.

Ý nghĩa của Tích chuyện là nhờ tâm hằng tỉnh giác, luôn luôn tưởng niệm đến lời Phật dạy, nên tránh được tai họa và tội ác.

(2) Ý nghĩa của sáu bài Kệ từ số 296 đến số 301:

Đọc kỹ sáu bài Kệ, ta thấy chúng giống nhau gần hết, chỉ trừ ở mỗi bài, nơi câu chót, có bốn chữ khác nhau:
  • a. Phần giống nhau giữa sáu bài Kệ: Các đệ tử Phật luôn luôn tỉnh giác, tâm hằng tưởng niệm hoặc đến công đức Phật, Pháp, Tăng, hoặc quán tưởng sắc thân bất tịnh, hoặc vui trong tánh vô hại tác, hoặc thoả thích trong Thiền định.

    b. Phần khác nhau về đề mục tưởng niệm hay quán tưởng:
    • (a) Bài Kệ số 296 nói về sự Tưởng niệm công đức Phật: đó là tưởng niệm về sự tự giác, giác tha và giác hành viên mãn của đức Phật. Nói cách khác, Đức Phật là bực tự mình giác ngộ lấy, đi dạy kẻ khác giác ngộ theo, và công cuộc dạy dỗ kẻ khác của Ngài đã được hoàn thành tốt đẹp.

      (b) Bài Kệ số 297 nói về Tưởng niệm công đức Chánh pháp: đó là tưởng niệm về Giáo pháp của đức Phật đã chỉ rõ cho chúng ta thấy được con đường giác ngộ và giải thoát khỏi mọi khổ đau.

      (c) Bài Kệ số 298 nói về Tưởng niệm công đức Tăng già: đó là dạy ta biết noi theo tấm gương tốt tu hành của các vị đệ tử của đức Phật, lìa bỏ mọi ham muốn ràng buộc, giữ giới luật nghiêm minh.

      (d) Bài Kệ số 299 nói về Quán tưởng về sắc thân bất tịnh: nhờ đó mà lìa bỏ được các thú vui thể xác, thấu hiểu rõ được các lý lẽ vô thường, khổ và vô ngã, để tiến lần đến sự giác ngộ.

      (e) Bài Kệ số 300 nói về Quán tưởng về đức vô hại tác: nhờ chẳng làm hại ai, biết đem ơn ra báo oán, diệt được sân hận, rải Tâm Từ bi rộng đến muôn loài, khiến cho cuộc sống chung trở nên hài hòa.

      (f) Bài Kệ số 301 nói về sự Thỏa thích tu Thiền định: nhờ đó sớm đắc định tâm, khiến cho Trí huệ Bát nhã được phát sáng, sớm đến nơi giác ngộ và giải thoát.
Tóm lại sáu bài Kệ là sáu đề tài Thiền quán, dùng để suy nghĩ sâu xa khi ngồi Thiền, và để áp-dụng trong đời sống đạo đức.
HỌC TẬP:
1.- Sáu bài Kệ tuy dài, nhưng cũng dễ nhớ; nếu muốn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài thứ nhứt; đến các bài kế, nhớ đổi bốn chữ đầu tiên của câu chót.

2.- Học tập về sáu bài Kệ, chẳng phải cố học sao thuộc nằm lòng, ngâm nga lên cho thú vị, mà phải đem các lời Phật dạy ra thi hành trong đời sống hằng ngày, như:

- Tưởng niệm công đức Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng: trong các khoá lễ, miệng đọc Quy y Phật, thân cúi xuống lạy, thì trong tâm phải nhớ đến các công đức của Phật; Quy y Pháp và Tăng cũng vậy;

- Khi Quán thân bất tịnh, nên soát lại ngày hôm nay, có bớt các đòi hỏi về ăn mặc được phần nào chưa, bụng còn muốn các món trang sức đắt tiền không, soát lại để bỏ bớt từ từ, đó là làm thanh tịnh cho phần tinh thần của thân tâm.

- Học đức vô hại tác bằng các hành vi nhỏ nhặt trước, vứt bỏ mấy chai thuốc giết sâu bọ ngoài vườn; rồi đến thái độ hoà nhã, bị đạp chơn nơi đông người, biết vui nhường bước chẳng hề cãi vã.

- Tập thỏa thích tu Thiền định, bằng cách tự kiểm lại tâm mình, trước khóa Thiền, bụng có viện cớ nầy, cớ nọ để bỏ qua không, trong khi ngồi, có bực mình khi nghe tiếng động không, sau khi ngồi, lòng mình có thanh thản nhẹ nhàng hơn trước khi ngồi thiền không?
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

219. TÍCH CHUYỆN VỊ TỲ KHEO Ở TỲ DA LY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến một vị tỳ kheo ở Tỳ Da Ly chẳng thấy thỏa thích trong nếp sống xuất gia.

Thuở ấy, vào một đêm rằm, trời trong sáng, dân chúng trong thành Tỳ Da Ly mở hội hoa đăng, vui đùa, ca múa thật tưng bừng rộn rịp, để mừng trăng sao. Tại nơi tu viện, một vị tỳ kheo đứng dưới gốc cây cổ thọ, lặng lẽ nhìn ánh sáng rực rỡ nơi kinh thành, lòng chán nản, chép miệng than: "Trên cõi đời nầy, chẳng ai có thân phận buồn khổ hơn thân phận tỳ kheo của ta nữa!" Vào lúc ấy, vị thọ thần trên cây cổ thọ nghe thấy, mới hiện lên đứng bên cạnh và nói: "Nầy thầy tỳ kheo, các kẻ bị đoạ trong địa ngục rất thèm khát cuộc sống trên các cõi Trời. Các người lao động trong thành cũng ước mong được tự tại trong cảnh rừng vắng vẻ nơi tu viện nầy". Nghe nói thế, vị tỳ kheo liền tỉnh ngộ, hiểu được lời khuyên kín đáo và tỏ ra hối tiếc đã có ý nghĩ chẳng tốt đối với đời sống xuất gia.

Sáng hôm sau, vị tỳ kheo ấy đến yết kiến đức Phật, trình lại lời nói của vị thọ thần. Đức Phật dạy thêm: "Nầy tỳ kheo, cuộc sống của chúng sanh trong cõi Luân hồi, đều mang sẵn nỗi niềm đau khổ cả".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây, nhờ đó vị tỳ kheo giác ngộ, nỗ lực tu tập, chẳng bao lâu chứng được quả vị A la hán:
  • Rời khỏi nhà, đi tu là khó,
    Vui hạnh tỳ kheo, khó lắm thay!
    Chủ gia đình hằng ngày chịu khổ;
    Gần người chẳng hợp, khổ nào tày?
    Luân hồi trôi lặn đắng cay,
    Chớ theo khổ, phải dứt ngay Luân hồi.
    (Kệ số 302)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Tỳ Da Ly: Tên thành nầy, tiếng Pali là Vesāli.

- Tịnh xá Trúc Lâm: Tu viện cất trong vườn Trúc, tiếng Pali là Veluvana, do vua Tần Bà Sa La dưng cúng Phật, gần thành Vương Xá.

- Xuất gia: Xuất = ra khỏi; Gia = nhà. Trong Phật học, chữ xuất gia có nghĩa là rời khỏi nhà, lìa cuộc sống trong gia đình, đi tu. Đối nghĩa với xuất gia là tại gia, người tu hành còn sống trong gia đình.

- Hoa đăng: Hoa = bông hoa; Đăng = đèn; Hội hoa đăng là buổi lễ vui treo đèn, kết hoa.

- Cổ thọ: Cổ = xưa; Thọ = cây to lớn; Cổ thọ là cây lâu năm, to lớn.

- Thân phận: Cảnh ngộ; vận mạng, hoàn cảnh đời sống của mình.

- Thọ thần: Thọ = cây cổ thọ; Thần = thần linh. Thọ thần là một vị thần linh, thuộc hạng A tu la, sống trên cây cối.

- Tự tại: Tự do, chẳng bị ràng buộc.

- Tỉnh ngộ: Tỉnh = hết mê, thức tỉnh; Ngộ = hiểu; Tỉnh ngộ là biết rõ trước mình đã lầm, nay theo điều đúng.

- Luân hồi: Luân = bánh xe; Hồi = trở lại. Phật học tin rằng, chúng sanh sau cuộc sống nầy sẽ sanh trở lại, vào một cuộc sống mới, để phải chết đi rồi tái sanh mãi, như bánh xe cứ quay tròn. Tiếng Pali là Samsāra.

- Giác ngộ: Giác = biết rõ; Ngộ = hiểu thấu. Người giác ngộ là người đã hiểu rõ Chơn lý, biết đúng lẽ sống chết của chúng sanh. Đức Phật là bực đại giác.

- Hạnh Tỳ kheo: Hạnh = hạnh kiểm, đức hạnh; Tỳ kheo phiên âm tiếng Pali là Bhikkhu, hay Bí sô hoặc Tỳ khưu, còn dịch là Khất sĩ, tức là tu sĩ Phật giáo phải đi xin ăn, tuân theo 250 điều giới luật, sống xa gia đình thế tục. Phái nữ là tỳ kheo ni (Bhikkhuni) thọ 348 giới-luật.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một vị tỳ kheo đứng nơi tu viện vắng vẻ, hướng nhìn về cảnh vui nhộn của hội hoa đăng trong thành Tỳ Da Ly, cảm thấy buồn tẻ, mới than thở về thân phận tỳ kheo của mình. Một vị thọ thần nghe thấy hiện lên bảo cho biết, ở dưới địa ngục có kẻ còn đang đau khổ, ở trong thành còn có người lao động thiếu tự do. Vị tỳ kheo sực tỉnh, hối tiếc đã nghĩ chẳng tốt về nếp sống xuất gia. Hôm sau, vị ấy được đức Phật dạy thêm, chúng sanh phải chịu khổ đau nhiều trong ba đường dữ, vậy nên phải cố gắng tu tập để ra khỏi cảnh tái sanh của vòng Luân hồi lẩn quẩn.

Ý nghĩa của Tích chuyện là: xuất gia đi tu được là đang có phước lớn, vì đã chọn đúng con đường giải thoát dứt khoát mọi khổ đau.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 302:

Bài Kệ chẳng có chữ chi khó hiểu cả, nhưng ý nghĩa rất thâm sâu, xin phân tách từng câu:
  • a. Rời khỏi nhà, đi tu là khó: Tại sao khó? Vì trong lòng còn bận bịu, quyến luyến đời sống ở nhà. "Rời khỏi nhà" nghĩa sâu ở đây là lìa bỏ "nhà phiền não", tức là thân tâm còn đeo nặng tham, sân, si.

    b. Vui hạnh tỳ kheo, khó lắm thay: Tại sao khó? Vì phải tuân giới luật đã nhiều, lại nghiêm khắc; nhưng tự khép mình trong kỷ luật, đó lại chính là đang tự giải thoát mình ra khỏi phiền não và tội ác, nên đấy mới là niềm vui của hạnh tỳ kheo mà ít người biết đến.

    c. Chủ gia đình hằng ngày chịu khổ: Tại sao khổ? Vì phải vật lộn với đời để mưu sanh, tranh sống cho mình và cho gia đình mình.

    d. Gần người chẳng hợp, khổ nào tày: Tại sao gần người chẳng hợp lại chẳng khổ nào bằng? Vì trái ý nhau, chống đối nhau luôn, sanh ra khó chịu, khổ sở. Nhưng câu nầy còn nhắc đến bảy nỗi khổ khác nữa: sanh, già, bịnh, chết, thương mà xa nhau, cầu mà chẳng được, thân tâm chẳng thăng bằng.

    e. Luân hồi trôi lặn đắng cay: Tại sao đắng cay? Vì sẽ phải đoạ vào các đường dữ: điạ ngục, quỉ đói và thú vật.

    6) Chớ theo khổ, phải dứt ngay Luân hồi: Dứt bằng cách nào? Chỉ có cách duy nhứt là tu hành theo Chánh pháp, và con đường nhanh và chắc nhứt là "vui theo hạnh tỳ kheo" đó.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

220. TÍCH CHUYỆN VỀ VỊ GIA CHỦ CHI TA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị gia chủ tên là Chi Ta.

Thuở ấy ở thành Mã Chi Kha, có một người gia chủ tên Chi Ta, rất giàu có, được nghe Tôn giả Xá Lợi Phất giảng pháp, nên chứng được đạo quả A na hàm. Chi Ta dùng năm trăm xe bò chở đầy thực phẩm và lễ vật, cùng với cả ngàn bạn đạo, lên đường đến chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, để đảnh lễ đức Phật. Sau hơn một tháng, cả đoàn đến nơi. Trong khi Chi Ta và các bạn đạo đang yết kiến đức Phật thì trên không trung chư Thiên rải hoa trời xuống như mưa. Chi Ta và cả ngàn bạn đạo lưu lại chùa Kỳ Viên trọn tháng, hằng ngày dâng cúng thực phẩm lên đức Phật và chư Tăng và nghe giảng Chánh pháp.

Đến gần ngày từ giã, Chi Ta đem tất cả những bảo vật còn lại trong các xe, chất hết vào kho chùa; nhưng lạ thay, đến lúc quay về, các xe bò đều đầy vật quí như cũ. Tôn giả A Nan biết chư Thiên đã ban cấp cho Chi Ta, mới vào trình đức Phật: "Bạch Thế Tôn, vì Chi Ta đã dưng cúng lên đức Phật và chúng tăng nên được chư Thiên hiến tặng lại các quí vật; chẳng biết khi Chi Ta đi bố thí ở những nơi khác, có được khen ngợi và ban tặng của cải như thế không?" Đức Phật bảo: "Nầy A Nan, một người tin tưởng vào Phật pháp như Chi Ta, đức hạnh đầy đủ, rộng lòng bố thí như thế, đi đâu lại chẳng được cung kính và dâng hiến của cải".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Niềm tin đủ, vẹn toàn giới hạnh,
    Danh tiếng cao, tài sản dồi dào,
    Dù cho đi đến nơi nào,
    Vị nầy cũng được kính chào, tôn vinh.
    (Kệ số 303)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Chi Ta: Tên người chủ gia đình nầy, tiếng Pali là Citta (= tâm).

- Mã Chi Kha: Tên thành phố nầy, tiếng Pali là Macchikāsanda.

- Đạo quả A na hàm: Đạo = đường lối, cách thức tu hành, tiếng Pali là Magga; Quả = kết quả tu hành thành công, tiếng Pali là Phala; A na hàm tiếng Pali là Anāgāmi, là quả vị thứ ba, dịch là Bất Lai, chẳng trở lại cõi người nữa, sanh lên Trời, tu tiếp sẽ chứng A la hán.

- Đảnh lễ: Cúi đầu lạy để làm lễ ra mắt bực trưởng thượng.

- Chánh Pháp: Chánh = chơn chánh, đứng đắn; Pháp = phép tu. Chánh pháp là lời Phật dạy cách tu hành để giác ngộ và giải thoát.

- Bảo vật: Bảo = quí báu. Các bảo vật như là vàng bạc, ngọc ngà.

- Thế Tôn: Thế = thế gian; Tôn = tôn kính; Thế Tôn là bực được cả thế gian tôn-kính. Các đệ tử thưa với Phật bằng Thế tôn; Phật tự xưng là Như lai.

- Bố thí: Bố = rộng khắp; Thí = tặng. Bố thí là hiến tặng tiền của, phẩm vật, hoặc công sức, hay lời khuyên, an ủi, cho người cần đến.

- Tôn vinh: Kính trọng và khen ngợi với mọi người.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc một gia chủ giàu có tên là Chi Ta, cùng với đông đảo các bạn đạo, đi cả tháng, chở thực phẩm và bảo vật đến cúng dường đức Phật và chư Tăng ở chùa Kỳ Viên. Khi họ đảnh lễ đức Phật, chư Thiên trên Trời rải hoa xuống khen ngợi. Họ ở lại trọn tháng để cúng dường thực phẩm và nghe Phật giảng Chánh pháp. Trước khi ra về, Chi Ta đem tặng hết các quí vật trong xe, cất vào kho trong chùa; nhưng chư Thiên đã khiến cho các xe đầy trân bảo như cũ.

Ý nghĩa của Tích chuyện là công đức bố thí chẳng hề mất, người bố thí được mọi người kính trọng và giúp đỡ của cải thêm để bố thí.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 303:

Bài Kệ kể ra bốn điều kiện để được mọi người kính trọng:
  • a. Đầy đủ niềm tin vào Phật pháp,
    b. Giữ vẹn giớiluật,
    c. Có tiếng tốt,
    d. Của cải nhiều, sẵn lòng bố thí.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

221. TÍCH CHUYỆN CÔ CHU LA SỬ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ viên, nước Xá vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến cô Chu La Sử, con gái của đại cư sĩ Cấp Cô Độc.

Ông Cấp Cô Độc vốn là một Phật tử rất thuần thành, mua khu vườn của Thái tử Kỳ Đà để xây cất chùa Kỳ Viên dưng cúng Đức Phật và Tăng đoàn. Thuở nhỏ, ông cùng học một trường với ông Úc Gia, một người theo phái ngoại đạo. Hai người thân nhau, nên ông Cấp Cô Độc gả con gái là Chu La Sử cho con trai ông Úc, ở xa cách đó hơn một trăm hai mươi do tuần. Từ khi về làm dâu nhà ông Úc, cô Chu thường khen ngợi công đức của đức Phật. Bà mẹ chồng mong mỏi có dịp được yết kiến đức Phật.

Một hôm, bà mẹ chồng bảo con dâu, bà muốn cung thỉnh đức Phật và chư Tăng về nhà để cúng dường. Cô Chu rất mừng, đem hương hoa lên trên từng gác thượng, hướng về chùa Kỳ Viên, cầu nguyện rằng: "Bạch Thế Tôn, con là Chu La Sử thành tâm phụng thỉnh Thế Tôn và chư Tăng ngày mai đến nhà con, để mẹ con kính dâng lễ vật cúng dường trai tăng". Nguyện xong, cô Chu tung các cành hoa lên không trung, lạ thay, hoa bay theo gió thổi đến chùa Kỳ Viên, kết thành tràng, lơ lửng giữa chánh điện, nơi đức Phật đang thuyết pháp. Sau thời pháp, cư sĩ Cấp Cô Độc đứng lên thỉnh Phật ngày mai đến thọ thực tại nhà mình. Đức Phật từ chối, bảo rằng Ngài vừa nhận lời đến thọ trai ở nhà cô Chu La Sử. Ông Cấp Cô Độc rất ngạc nhiên, bạch với đức Phật: "Bạch Thế Tôn, nhà của Chu ở cách thành Xá Vệ nầy hơn trăm do tuần". Nhưng đức Phật bảo: "Nầy thiện nam tử, đúng vậy, nhưng một việc thiện dầu cách xa hàng trăm do tuần, cũng vẫn sáng rõ lồ lộ". Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người lành dầu ở thật xa,
    Sáng lồ lộ giống như toà Tuyết sơn.
    Chẳng ai nhìn kẻ ác, gần hơn,
    Như mũi tên bay trong đêm tối.
    (Kệ số 304)
Sáng hôm sau, Đức Phật cùng chư Tăng ngồi trên nhiều chiếc thiên xa, trang hoàng rực rỡ, giữa tiếng nhạc trời, bay đi trong giây phút đã đến nhà ông Úc Gia. Toàn thể gia đình ra nghinh tiếp, ông Úc rất đổi tán thán vẻ trang nghiêm của Tăng đoàn, nên thành tâm dưng cúng lễ vật lên đức Phật. Sau đó, cả nhà được ngồi nghe đức Phật giảng Chánh pháp. Đức Phật lưu lại đây trong bảy ngày dạy đạo, khiến cho cả nhà ông Úc đều quy y Tam Bảo.
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Chu La Sử: Tên người con gái của ông Cấp Cô Độc, tiếng Pali là Cūlasubhaddā.

- Cấp Cô Độc: Danh hiệu người đời tặng ông Anāthapindika, vì ông xuất nhiều tiền bạc ra bố thí, cứu giúp người đơn côi, nghèo khổ.

- Úc Gia: Tên người ngoại đạo nầy, tiếng Pali là Ugga.

- Do tuần: Đơn vị đo chiếu dài đường xá ở Ấn Độ xưa, vào khoảng hơn một cây số. Tiếng Pali là yojana.

- Ngoại đạo: Ngoại = ngoài. Ngoại đạo là các môn phái tu hành chẳng theo đạo Phật. Vào thời Đức Phật, ở Ấn có sáu phái ngoại đạo.

- Phụng thỉnh: Thành tâm kính mời.

- Trai tăng: Trai = bữa ăn chay; Tăng = tu sĩ Phật giáo. Trai tăng là dâng cúng thực phẩm lên các tu sĩ Phật giáo.

- Tràng: Các bông hoa được xâu lại thành vòng hoa lớn.

- Thiện nam tử: Thiện = lành; Nam = đàn ông; Tử = con trai. Thiện nam tử là người đàn ông có lòng làm lành. Phái nữ gọi thiện nữ nhơn.

- Tuyết sơn: Dãy núi Hi mã lạp sơn, Himalaya, cao nhứt thế giới.

- Thiên xa: Chiếc xe trên trời. (Thiên = trời; Xa = xe).

- Tán thán: Khen ngợi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc cô Chu La Sử đem hương hoa lên sân thượng, hướng về chùa Kỳ Viên cầu nguyện, cung thỉnh đức Phật đến nhà để cúng dường trai tăng. Truyện kể hai việc nhiệm mầu: thứ nhứt là lời cầu nguyện của cô Chu cảm ứng đến Đức Phật ở xa, cách đó hơn trăm dặm; thứ hai là hôm sau, đức Phật cùng chúng Tăng ngồi trên thiên xa bay từ chùa Kỳ Viên đến nhà cô Chu. Hai việc lạ thường nầy có thể gây thắc mắc, khiến nhiều người chẳng tin. Nhưng sự cầu nguyện được cảm ứng chính do tâm thành khẩn của người cầu đã phát ra những luồng sóng tư tưởng chuyển động đến tâm thanh tịnh của đức Phật. Và sự di chuyển trên không trung là do sức thần thông của đức Phật. Ngày nay, hai việc đó dễ dàng xảy ra nhờ ở vô tuyến điện truyền tin và phi cơ hàng không, cũng chẳng có chi là mê-tín.

Tuy nhiên ý nghĩa của Tích chuyện chẳng phải ở hai việc nhiệm mầu đó, mà chính là lời đáp của đức Phật với ông Cấp Cô Độc: "Việc thiện dầu ở xa cũng vẫn sáng rõ lồ lộ. "Tại sao? Vì việc lành cũng như hương bay theo chiều gió, toả rộng khắp nơi, mọi người đều nhìn thấy; đấy là lời khuyên ta nên theo con đường lành.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 304:

Khác với Tích chuyện, bài Kệ chẳng chứa một sự nhiệm mầu nào cả, mà lại nói lên một sự thật mọi người đều biết: người lành dầu ở thật xa cũng vẫn sáng rõ được mọi người đều trông vào; còn kẻ dữ dầu có ở gần đi nữa, ai cũng lánh xa như tránh mũi tên độc.
HỌC TẬP:
(1) Có mấy thái độ cầu nguyện sai lầm cần nên tránh:

- Đem hương hoa, lễ vật vào chùa, cầu cho con thi đậu, mình được buôn may bán đắt, đó chẳng khác gì đi lo lót đấng thiêng liêng.

- Trong lời khấn, thường hứa sẽ ăn chay mấy tháng, hoặc phóng sanh chim, cá, để tạ ơn, đó nào khác gì trả tiền công cho sự linh ứng.

(2) Cầu nguyện đứng đắn là tâm thành khẩn hướng về người thân, rải lòng Từ đến người ấy, có nhiệt thành mới có hiệu quả: kẻ đang cầu thì an tâm; thân nhơn hưởng điển lành do tâm từ mang đến.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

222. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO ĐỘC CƯ Y KHA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến vị Tỳ kheo thường sống một mình là Trưởng lão Y Kha.

Trưởng lão Y Kha rất ít khi gia nhập vào các nhóm tỳ kheo thảo luận hay trò chuyện. Trưởng lão thường im lặng, đứng riêng một mình nơi vắng vẻ. Trưởng lão sống một mình, đi một mình, đứng một mình, mà ngồi, nằm cũng một mình. Nhiều vị tỳ kheo khác chẳng thích thái độ độc cư đó, cho rằng Trưởng lão chẳng có tinh thần hòa hợp, mới đến trình với đức Phật. Đức Phật chẳng những chẳng hề quở trách Trưởng lão Y Kha, trái lại Ngài còn khen thái độ sống một mình đó và bảo: "Nầy chư tỳ kheo, biết sống một mình mà không buồn chán như tỳ kheo Y Kha là điều đáng nên bắt chước!"

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Ngồi một mình, nằm cũng một mình,
    Đi một mình, lòng không buồn chán.
    Tự mình điều phục chính mình,
    Sống vui thoải mái cảnh rừng xanh.
    (Kệ số 305)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Trưởng lão: Trưởng = lớn; Lão = già. Chữ Trưởng lão dành cho vị tu hành đã lâu năm, chứng đắc quả vị. Tiếng Pali là Thera.

- Độc cư: Độc = cô độc, riêng một mình; Cư = ở. Độc cư là lối sống riêng một mình nơi vắng vẻ.

- Y Kha: Đây là danh hiệu mà các vị tỳ kheo khác đặt cho Trưởng lão độc cư; tiếng Pali là Ekavīhāri (Eka = một; vihāri = đang cư trú.)

- Hòa hợp: Có tinh thần hòa hợp thì thường tham gia vào đời sống chung, sanh hoạt chung, chẳng có sự tranh cãi.

- Điều phục: Sửa đổi lại cho đúng, giữ đúng trong vòng kỷ luật. Tự điều phục là tự mình kềm chế lấy mình trong kỷ luật tu hành.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện rất giản dị, thuật lại việc một vị Trưởng lão sống độc cư ngay trong chùa, giữa những bạn đồng tu. Trưởng lão đi một mình, đứng một mình, ngồi một mình, nằm cũng một mình, tâm luôn tỉnh giác, lòng chẳng buồn chán. Các vị tỳ kheo khác hiểu lầm cho đó là thái độ thiếu hòa hợp trong Tăng đoàn, nhưng đức Phật lại khen lối vui sống trong cảnh độc cư đó và khuyên các tỳ kheo nên bắt chước.

Ý nghĩa của Tích chuyện là nhờ biết luôn luôn quay vào bên trong, lòng hằng tỉnh giác, người tu hành theo dõi mọi biến chuyển của tâm, khiến các vọng tưởng thưa dần, sớm chứng được định tâm.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 305:

Bài Kệ cũng rất giản dị nhưng ý nghĩa lại rất thâm trầm, xin phân tách từng câu:
  • a. Ngồi một mình, nằm cũng một mình: thông thường, ngồi một mình hay nhớ chuyện cũ, tưởng việc sắp đến; nằm một mình thì thả hồn mơ mộng; đó chưa hẳn là đang sống một mình, còn đang "làm bạn" với các ý nghĩ vẩn vơ đó. Người biết sống một mình, khi ngồi, khi nằm, tâm giữ chánh niệm, theo dõi nhịp thở ra vào đều đặn, cùng với sức sống bên trong nhập lại "làm một", đấy mới thật sự là đang sống một mình.

    b. Đi một mình, lòng không buồn chán: thông thường khi đi một mình, hay trông cho mau đến, dọc đường bị cảnh vật bên ngoài lôi cuốn, đó chưa hẳn là đi một mình, vì còn có nơi sắp đến, có cảnh vật dọc đường, đi theo làm bạn đồng-hành. Chỉ khi bước chơn lên, đặt chơn xuống, tâm biết rõ mình đang đi, bao giờ đến, cảnh gì vui, chẳng màng đến, chỉ nương theo nhịp thở ra vào của chính mình mà di chuyển, mới sớm đắc được định tâm trong việc thiền hành.

    c. Tự mình điều phục chính mình: tâm theo dõi mỗi cử động trên thân, mỗi biến chuyển trong tâm, đó là tự điều phục, làm sao vọng tưởng có dịp khởi lên được để đánh mất định tâm.

    d. Sống vui thoải mái cảnh rừng xanh: tâm an định trong cảnh sống một mình, đó là niềm vui nhẹ nhàng, thoải mái, kéo dài mãi, bất cứ ở nơi đâu, thì "cảnh rừng xanh, cảnh giới Niết bàn" chắc cũng chẳng hơn nhiều cảnh độc cư thật sự đó bao nhiêu đâu.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XXII. PHẨM ĐỊA NGỤC

223. TÍCH CHUYỆN BÀ SƠN ĐÀ LY
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến bà Sơn Đà Ly, người ngoại đạo, muốn làm giảm thanh danh của đức Phật.

Thuở ấy, các nhóm ngoại đạo nhận thấy các tín đồ của họ lần lần ngả theo Phật giáo, số phẩm vật lợi dưỡng của họ bị giảm bớt, nên mới tìm cách phá hoại thanh danh của Phật. Họ bàn mưu tính kế với một thiếu phụ trẻ đẹp tên Sơn Đà Ly, để vu tội dâm cho đức Phật.

Mỗi buổi chiều trời chạng vạng, bà Sơn ăn mặc diêm dúa, đi về hướng chùa Kỳ Viên, gặp ai hỏi thì đáp, vào chùa ngủ chung với Phật ở hương phòng. Gần đến cổng, bà ta lại rẽ sang khu vực nhóm ngoại đạo. Đến sáng sớm ra về, dọc đường khoe với kẻ khác, đêm qua bà ở trong hương phòng. Cứ như thế, được ba hôm, nhóm ngoại đạo mướn bọn côn đồ say rượu rình giết chết bà Sơn, đem thây chôn dưới đống rác phía sau chùa. Chúng sai người đến tố cáo nơi đền Vua rằng, các tỳ kheo đã giết bà Sơn Đà Ly để che dấu tội dâm của đức Phật.

Chưa kịp điều tra sự thật cho rõ ràng, các quan đã cho phép bọn ngoại đạo đi khắp đường phố trong thành, rêu rao tội các tỳ kheo đã giết người dấu xác để che đậy sự dâm loạn của tu sĩ Cồ Đàm. Thấy dân chúng xôn xao, nhà Vua ra lịnh truy tầm hung thủ, bắt được bọn côn đồ say rượu, họ thú nhận đã lấy tiền của nhóm ngoại đạo mà thi hành tội ác. Nhà vua liền bắt các kẻ chủ mưu dẫn đi khắp thành, hô to lên: "Chính chúng tôi mới là kẻ giết người để vu oan tội dâm cho tu sĩ Cồ Đàm". Thanh danh của đức Phật chẳng hề bị thương tổn.

Nơi chùa Kỳ Viên, khi nghe các tỳ kheo tường trình lại biến cố vừa qua, đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người nói dối phải sa địa ngục,
    Kẻ làm ác, chối: "chẳng có làm",
    Cả hai bị địa ngục giam,
    Ác nghiệp đã làm, đồng khổ kiếp sau.
    (Kệ số 306)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Sơn Đà Ly: Tên người đàn bà nầy, tiếng Pali là Sundarī.

- Lợi dưỡng: Lợi = có ích lợi; Dưỡng: nuôi dưỡng. Lợi dưỡng là các phẩm vật, tiện nghi cung cấp cho người tu hành để nuôi thân.

- Vu tội: Đặt điều nói xấu khiến cho người khác mắc tội oan.

- Chạng vạng: Trời sắp tối.

- Truy tầm hung thủ: Lùng kiếm kẻ đã gây tội ác (giết người).

- Thanh danh: Danh tiếng tốt; danh dự.

- Địa ngục: Điạ = đất; Ngục = nhà giam tù. Theo giáo lý nhà Phật, kẻ làm tội ác nặng, khi chết đi, phải chịu hình phạt nơi cõi u tối, gọi là Địa ngục (tiếng Pali là Niraya). Địa ngục là một trong ba đường dữ, hai đường kia là quỉ đói và súc sanh (= thú vật).

- Ác nghiệp: Những việc ác đã làm tạo nên ác nghiệp. (Nghiệp = những hành động đã làm, gồm có việc làm, lời nói và ý tưởng).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc các nhóm ngoại đạo bị mất tín đồ vì họ đi theo Phật giáo, muốn vu tội dâm cho Đức Phật, nên họ nhờ bà Sơn Đà Ly giả làm người đi lại với Phật, rồi sai kẻ côn đồ giết chết, dấu xác bà sau chùa. Về sau, nhà vua cho điều tra ra sự thật, bắt được kẻ chủ mưu, truyền dẫn đi khắp thành, nói lên tội ác của họ.

Ý nghĩa của Tích chuyện là lời Phật nói trong bài Kệ: kẻ nói dối sẽ bị sa địa ngục.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 306:

Bài Kệ nêu rõ tội nói dối, vu oan kẻ khác và chối tội, sẽ phải chịu hình phạt sa vào địa ngục khi chết đi. Nhưng ngay trong hiện đời, kẻ quen nói dối chẳng bao giờ được sự tín nhiệm của ai cả. Sự nói dối tạo nên ác nghiệp, đeo theo người nối dối, phải chịu khổ trong kiếp tới nữa. Vì lẽ đó, giới luật thứ tư của người tu tại gia là cấm nói sai sự thật, chỉ trừ một trường hợp duy nhứt là nói dối để cứu mạng người.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

224. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN THẤY NGẠ QUỈ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Trúc lâm, gần thành Vương xá, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến các ngạ quỉ do Tôn giả Mục Kiền Liên nhìn thấy.

Thuở ấy, Tôn giả Mục Kiền Liên cùng với một vị Trưởng lão, một hôm đi từ trên đỉnh núi Linh Thứu xuống, đến triền núi, bỗng thấy một con quỉ đói, thân hình ốm o như một bộ xương khô. Tôn giả nhìn kỹ, lại thấy thêm bốn vị tỳ kheo mặc áo vàng, đang oằn oại trong ngọn lửa bốc cháy. Khi về đến tịnh xá, Tôn giả mới trình với đức Phật những điều trông thấy. Đức Phật bảo: "Vào thời đức Phật Ca Diếp, có bốn tỳ kheo đã phạm nhiều tội ác, họ vừa mãn hạn trong địa ngục xong, nay phải chịu nốt hình phạt trong kiếp ngạ quỉ bị lửa đốt cháy".

Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Nhiều người khoác áo cà sa,
    Tâm chưa nhiếp phục, ác tà nhiễm ô.
    Vì nghiệp dữ đẩy xô vào địa ngục,
    Cảnh khổ nầy do ác hạnh sanh ra.
    (Kệ số 307)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Mục Kiền Liên: Tên vị đại đệ tử của Phật, giỏi nhứt về thần thông, tiếng Pali là Moggallāna.

- Tịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá: Tu viện nầy do vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra), nước Ma Kiệt Đà (Magadha), xây cất gần thủ đô Vương Xá (Rājagaha), trong vườn trúc, để dâng cúng đức Phật. Tịnh xá Trúc Lâm, tiếng Pali là Veluvana.

- Linh thứu: Chim kên kên; ngọn núi giống hình chim kên kên xoè hai cánh ra; nơi đây đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa. Tên ngọn núi nầy, tiếng Pali là Gijjhakūta.

- Ngạ quỉ: Quỉ đói; một hạng chúng sanh ở cõi dữ, thân ốm, bụng to, cổ nhỏ, luôn đói khát. Tiếng Pali là Peta.

- Phật Ca Diếp: Đức Phật Kassapa ra đời trước Đức Phật Thích Ca.

- Địa ngục: Cõi u tối, nơi các tội nhơn chịu hình phạt khi chết.

- Cà sa: tiếng Pali là Kasaya, áo choàng bên ngoài, màu vàng, của tu sĩ Phật giáo.

- Nhiếp phục: Điều phục, tuân theo kỷ luật. Tâm nhiếp phục chẳng còn chạy lang thang nữa, biết tập trung tư tưởng và chú tâm.

- Ác tà: Ác = dữ; Tà = xiêng xéo, chẳng đúng đắn.

- Nhiễm ô: Nhiễm = lây, dính dơ; Ô = ô trọc; dơ dáy.

- Ác hạnh: Ác = xấu, dữ; Hạnh = hạnh kiểm; Ác hạnh là tánh tình xấu ác, thường gây ra tội lỗi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện nầy giống với Tích chuyện số (207), trang 607, Tập 3 nói về vì sao phải tái sanh làm ngạ quỉ, tức là quỉ đói. Ở Tích chuyện nầy, bốn vị tỳ kheo vào thời đức Phật Ca Diếp, vì chẳng giữ đúng giới luật, tâm buông lung, phạm nhiều tội ác, nên sau khi mãn hạn ở địa ngục ra, phải sanh làm quỉ đói bị lửa đốt cháy. Theo kinh sách, khi còn sống mà quá bỏn xẻn, rít róng, keo kiệt, thì kiếp sau sẽ vướng vào đường dữ của quỉ đói, đó là ý nghĩa của Tích chuyện.

Nhơn đây, xin nói thêm về sáu cõi trong Luân hồi: chúng sanh tùy theo nghiệp mà được sanh vào một trong sáu cõi, chia ra ba đường lành và ba đường dữ:

- Ba đường lành:
  • a. Cõi Trời;
    b. Cõi Người;
    c. Cõi A tu la, tức là cõi thần linh;
- Ba đường dữ:
  • d. Địa ngục;
    e. Ngạ quỉ;
    f. Súc sanh.
Tùy theo nghiệp lành hay dữ, chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong sáu cõi của Luân hồi. Tu chứng được quả vị A la hán, mới dứt.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 307:

Bài Kệ nói về các vị tỳ kheo tu hành chẳng đứng đắn, phạm giới luật, gây tội ác, nên phải sa vào điạ ngục. Sau một đời ở địa ngục rất lâu, lại phải tái sanh làm ngạ quỉ, chịu đói khát trong một đời nữa. Đó là ý nghĩa răn dạy của hai câu: "Vì nghiệp dữ đẩy xô vào điạ ngục; Cảnh khổ nầy do ác hạnh sanh ra". (Chữ "cảnh khổ nầy" ám chỉ cảnh khổ của loài ngạ quỉ).
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách