ĐẠO PHẬT

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đạo Phật

Đạo Phật chủ truơng vô ngã vì hết thảy pháp giới đều do một "nguyên lý", một "chân lý" tối cao mà ra. Chẳng phải do một người nào tạo ra nên nói "Vô ngã".
Nói nguyên lý vì nó là đầu tiên
Nói chân lý vì nó rất chân thật.

Nguyên lý, chân lý đó là gì ?
Có chỗ gọi là "Pháp thân", có chỗ gọi là “Phật tánh”, "Pháp tánh", có khi gọi là "Tánh không", có khi gọi là "Niết Bàn" v.v... Nhưng thường thì người ta gọi đơn giản bằng một chữ "TÂM".

Chư Phật chỉ là người đại diện nguyên lý, chân lý tối cao đó. Vì vậy có rất nhiều vị Phật. Các ngài từ "Chân Tâm" hiện ra để cứu độ chúng sanh ra khỏi bể khổ sinh tử luân hồi.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo, vì một tôn giáo phải có người đầu tiên, gọi là Thượng đế, người này sanh ra vũ trụ và người khác, vật khác.
Đạo Phật không có người đầu tiên như vậy.

Đạo Phật là một nền giáo dục, vì đạo Phật dạy người ta cách cư xử với người khác, với chúng sinh và với chính mình.

Đạo Phật là một phương pháp, chỉ dẫn người ta cách thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, cách tiến hóa và thăng hoa của tâm thức để đạt đến tuyệt đối.

Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật chia việc tu học làm 2 giai đoạn, dựa trên hành trình của những người đi tìm châu báu :

Từ khi mới đi cho đến khi đến "Hóa thành"
Từ "Hóa thành" cho đến đích là "Bảo sở" .

Giai đoạn đầu Phật dạy các pháp ấn "Khổ, vô thường, vô ngã"
Giai đoạn hai Phật dạy về "Bảo sở" (tức Niết Bàn) có các tính chất :"Thường, Lạc, Ngã, Tịnh".

Đạo Phật có hai tông phái chính : Nam Tông và Bắc tông.
Theo Nam Tông thì tu học đến khi chứng A La Hán quả, hay chứng Duyên giác, Độc giác là đã đến “Hóa thành” như trên đã nói.
Theo Bắc Tông thì tu học đến khi chứng “Vô sinh pháp nhẫn” hay được vãng sanh là đã đến “Hóa thành”.
Tiếp sau đó là hành trình đi đến “Bảo Sở” tức là “Thành Phật” thì giống nhau. Cho nên Phật bảo “Chỉ có một thừa duy nhất là Phật thừa mà thôi”.

Không thể nói rằng những pháp phù hợp với tam pháp ấn “Khổ, vô thường, vô ngã” mới là đạo Phật. Vì sao ? Vì Phật và các vị La Hán không còn khổ và vô thường nữa thì không phải là trong đạo Phật nữa à ? Niết bàn (có bốn tính chất: Thường, Lạc, Nã, Tịnh) không phải là trong đạo Phật sao ?

Đạo Phật giống như một viên kim cương, tùy theo chỗ đứng của người quan sát mà thấy màu sắc , ánh sáng của nó có khác nhau. Nhưng đều là màu thật.

Cốt tủy của đạo Phật là TÂM.
Tâm vừa là ngã, vừa là vô ngã.
TÂM là ngã bởi vì nó là nguyên nhân đầu tiên, chân thật. Nó là chủ , không phụ thuộc vào cái gì khác.
TÂM là vô ngã, vì nó chẳng phải là người hay là vật.
TÂM ứng xử với các tác động một cách bình đẳng, không thiên vị nên còn gọi là vô ngã.

Tâm là động mà chẳng động.
TÂM thì thường hằng, chẳng động, nhưng vọng tâm thì biến đổi , vô thường.

Tâm là chơn, cũng là vọng.
Cái chúng ta thấy biết đều là vọng. Nhưng sau cái vọng ấy chính là cái chơn thật.
Thí dụ : Một người mỏi mắt, thấy hoa đốm giữa hư không.
Hoa đốm ấy là vọng. Nhưng con mắt kia là thật. Vì nếu không có con mắt đó thì làm sao thấy được hoa đốm.

Có người hỏi tôi :
“ trong ngũ uẩn hư vọng, cái nào là chân tâm ?”

Nếu xem ngũ uẩn hư vọng kia là hoa đốm, thì chơn tâm chính là Ông đó.

Cái chơn thật ở ngay nơi mình, còn tìm ở Thượng đế nào khác ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:Đạo Phật

Đạo Phật chủ truơng vô ngã vì hết thảy pháp giới đều do một "nguyên lý", một "chân lý" tối cao mà ra. Chẳng phải do một người nào tạo ra nên nói "Vô ngã".
Nói nguyên lý vì nó là đầu tiên
Nói chân lý vì nó rất chân thật.

Nguyên lý, chân lý đó là gì ?
Có chỗ gọi là "Pháp thân", có chỗ gọi là “Phật tánh”, "Pháp tánh", có khi gọi là "Tánh không", có khi gọi là "Niết Bàn" v.v... Nhưng thường thì người ta gọi đơn giản bằng một chữ "TÂM".

Chư Phật chỉ là người đại diện nguyên lý, chân lý tối cao đó. Vì vậy có rất nhiều vị Phật. Các ngài từ "Chân Tâm" hiện ra để cứu độ chúng sanh ra khỏi bể khổ sinh tử luân hồi.

Đạo Phật không phải là một tôn giáo, vì một tôn giáo phải có người đầu tiên, gọi là Thượng đế, người này sanh ra vũ trụ và người khác, vật khác.
Đạo Phật không có người đầu tiên như vậy.

Đạo Phật là một nền giáo dục, vì đạo Phật dạy người ta cách cư xử với người khác, với chúng sinh và với chính mình.

Đạo Phật là một phương pháp, chỉ dẫn người ta cách thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, cách tiến hóa và thăng hoa của tâm thức để đạt đến tuyệt đối.

Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật chia việc tu học làm 2 giai đoạn, dựa trên hành trình của những người đi tìm châu báu :

Từ khi mới đi cho đến khi đến "Hóa thành"
Từ "Hóa thành" cho đến đích là "Bảo sở" .

Giai đoạn đầu Phật dạy các pháp ấn "Khổ, vô thường, vô ngã"
Giai đoạn hai Phật dạy về "Bảo sở" (tức Niết Bàn) có các tính chất :"Thường, Lạc, Ngã, Tịnh".

Đạo Phật có hai tông phái chính : Nam Tông và Bắc tông.
Theo Nam Tông thì tu học đến khi chứng A La Hán quả, hay chứng Duyên giác, Độc giác là đã đến “Hóa thành” như trên đã nói.
Theo Bắc Tông thì tu học đến khi chứng “Vô sinh pháp nhẫn” hay được vãng sanh là đã đến “Hóa thành”.
Tiếp sau đó là hành trình đi đến “Bảo Sở” tức là “Thành Phật” thì giống nhau. Cho nên Phật bảo “Chỉ có một thừa duy nhất là Phật thừa mà thôi”.

Không thể nói rằng những pháp phù hợp với tam pháp ấn “Khổ, vô thường, vô ngã” mới là đạo Phật. Vì sao ? Vì Phật và các vị La Hán không còn khổ và vô thường nữa thì không phải là trong đạo Phật nữa à ? Niết bàn (có bốn tính chất: Thường, Lạc, Nã, Tịnh) không phải là trong đạo Phật sao ?

Đạo Phật giống như một viên kim cương, tùy theo chỗ đứng của người quan sát mà thấy màu sắc , ánh sáng của nó có khác nhau. Nhưng đều là màu thật.

Cốt tủy của đạo Phật là TÂM.
Tâm vừa là ngã, vừa là vô ngã.
TÂM là ngã bởi vì nó là nguyên nhân đầu tiên, chân thật. Nó là chủ , không phụ thuộc vào cái gì khác.
TÂM là vô ngã, vì nó chẳng phải là người hay là vật.
TÂM ứng xử với các tác động một cách bình đẳng, không thiên vị nên còn gọi là vô ngã.

Tâm là động mà chẳng động.
TÂM thì thường hằng, chẳng động, nhưng vọng tâm thì biến đổi , vô thường.

Tâm là chơn, cũng là vọng.
Cái chúng ta thấy biết đều là vọng. Nhưng sau cái vọng ấy chính là cái chơn thật.
Thí dụ : Một người mỏi mắt, thấy hoa đốm giữa hư không.
Hoa đốm ấy là vọng. Nhưng con mắt kia là thật. Vì nếu không có con mắt đó thì làm sao thấy được hoa đốm.

Có người hỏi tôi :
“ trong ngũ uẩn hư vọng, cái nào là chân tâm ?”

Nếu xem ngũ uẩn hư vọng kia là hoa đốm, thì chơn tâm chính là Ông đó.

Cái chơn thật ở ngay nơi mình, còn tìm ở Thượng đế nào khác ?
Bài viết này mà không có mods nào comment ''Thanks'' hết vậy cà, bộ không hay, hay không nhớ hết (chưa thuộc bài)?
Từ khi mới đi cho đến khi đến "Hóa thành"
Từ "Hóa thành" cho đến đích là "Bảo sở" .
Sư phụ Bình kính,

Cái nghĩa từ giai đoạn, giai đoạn ''Hóa thành'' ''Bảo sở'' là thế nào ạ, theo nghĩa thông thường của phổ thông ngày nay.

Và tại sao Hành giả không Tu một lần thành Phật mà phải tu từ từ, hi hi. tangbong cafene xin mời.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐẠO PHẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Từ khi mới đi cho đến khi đến "Hóa thành"
Từ "Hóa thành" cho đến đích là "Bảo sở" .
Vụ này phải xem kinh Pháp Hoa, phẩm Hóa Thành mới rõ.

Đại khái là như vầy :
Có một số người muốn đến kho tàng châu báu. Nhưng vì đường đi xa xôi, gian nan, vất vả, lại không ai biết đường.
Nên họ mới nhờ một người đạo sư, người đạo sư này thông thuộc đường lối, lại có nhiều chước hay phép lạ, dẫn dắt.
Trên đường đi , vì lâu xa, vất vả, nên có một số người muốn trở lại.
Vị đạo sư liền hóa ra một cái thành lớn, trong đó đầy đủ vật chất. Và bảo mọi người rằng "Đừng có về, nơi có châu báu không còn xa nữa. Ở đây có một cái thành lớn, chúng ta có thể vào nghỉ ngơi cho hết mệt nhọc rồi đi tiếp".

Sau khi mọi người vào thành nghỉ ngơi, Bậc đạo sư liền diệt hóa thành, rồi bảo với họ rằng
"Nơi bảo sở (nơi có kho tàng châu báu) cách đây không xa, đây chỉ là hóa thành, ta hóa hiện ra cho các ông nghỉ ngơi thôi, Nay chúng ta phải đi tiếp đến nơi có của báu chơn thật".

Cũng như thế, đường đi đến Phật quả lâu xa (nhiều A Tăng Kỳ kiếp) mà khó đi, vất vả.
Phật mới dùng phuơng tiện hóa hiện ra các thứ Niết bàn (hữu dư) để mọi người ra thoát khỏi sinh tử. Rồi từ đó mà tiến tu cho tới khi thành Phật. Nhập "Bát Niết Bàn". Đó mới là quả chân thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách