Phật tức tâm

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Phật tức tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT TỨC TÂM
(Trích dẫn: "Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật"
Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam
Ban Hành Đạo Hội Thượng xuất bản năm 1974, trang 89-93)
Phật là một danh từ biểu hiệu kẻ giác ngộ Chân lý, hưởng hạnh phúc tuyệt đối mà mọi người đang mong ước.

Thông thường, gọi người giác ngộ là Phật, Thánh v.v... Nhưng thật ra, quả vị giác ngộ được chia ra làm bốn bậc: A la hán, Bích chi, Bồ tát và Như Lai. Mỗi chúng sanh khi soi sáng được bản tánh của mình để giác ngộ, liễu sanh tử. Bản tánh ấy là Chân Tâm; và tóm lại các kinh đều cùng một ý, chỉ lối đắc liễu sanh tử nhờ Chân Tâm ấy được soi sáng.

Tâm chân có nhiều danh từ để chỉ: Vô sinh tâm, Chân như tâm, Bản thể tâm, Thường tịch tâm, Bồ đề tâm v.v... Vậy tâm ấy là thế nào?

Ở đời người ta thường nói: nội tâm, ngoại cảnh... để chỉ vể Cảnh, Tân, Chân, Giả... Ta gọi nôm na là cái biết và sự vật bị phân biệt.

Ta hãy xem cái biết đâu mà có?

Con người thường bảo rằng: nhờ thấy mà biết, nhờ nghe mà biết, nhờ đụng chạm mà biết, tức nhờ giác quan, nhờ suy tư mà biết.

Ta hãy riêng xét kỹ: nhờ thấy mà biết.

Nếu nói do vật chất mà có cái biết, thì chẽ cây, đập đá ra tìm được cái thấy, cái biết hay không?

Nhờ ánh sáng làm thấy hay nhờ mắt làm cho ta thấy?

Nếu nhờ con mắt thấy, khi không có sự vật thì làm sao ta thấy và thấy cái gì? Nếu nhờ ánh sáng làm thấy, khi ánh sáng mất, ta lại chẳng còn thấy hay sao? Vì có ánh sáng thì thấy trắng, còn không ánh sáng thì thấy đen; nghĩa là có hay không có ánh sáng ta vẫn thấy.

Nếu bảo: "Cái thấy" hợp với mọi vật để thấy, thì nó hợp với sự vật nào? Nếu hợp vào cái tối thì lẽ ra không hợp vào cái sáng, và nếu cho rằng nó hợp được, và khi đã hợp xong rồi, thì "cái tánh thấy" ấy thấy cảnh hay cái cảnh thấy "cái biết thấy"?

Nếu bảo: tự nhiên thấy; là tự nhiên mà thấy được thì chẳng cần phải có sự vật cũng đã thấy, cần gì phải nhờ cảnh bên ngoài?

Vậy, mỗi chúng sanh vốn đã có cái "nghe thấy" gieo sẵn, hợp vào nghiệp lực mà thành "cái sống". Và dòng sống quá khứ, hiện tại, vị lai nối tiếp nhau không đầu, không đuôi, không có chỗ đứng vững. Do đấy mà bảo rằng: Dòng sống mê muội.

Từ đâu đã tạo cho ta "cái sống"? Tại sao thấy đói thì ăn? Rằng vui thì cười. Rằng suy nghĩ đem đến hành động, hành động lôi kéo suy nghĩ? Trong dòng sống ấy, sự vật là của ta hay ta là của sự vật? Vật là giả, ta là thực hay vật là thực mà ta là giả? Mơ mơ hồ hồ, cuộc sống quay cuồng mãi nào khác giấc chiêm bao!

Người nào thấy được cái chân lý kia thì suốt thông được lẽ huyền vi của vũ trụ, chúng sinh. Đó là người Giác ngộ, đó là người đắc được cái đạo Tâm tức Phật. Ngoài ra vạn pháp luôn luôn luân hồi trong mê muội.

Suốt trong lục đạo, bất cứ chúng sinh nào đắc được Chân tâm mà giải thoát sinh tử luân hồi, mới không là tà ma, ngoại đạo. "Thiên kinh vạn luận bất ngoại nhất Tâm", đó là mục đích của sự tu Phật.
  • ĐÂU LÀ CHÂN LÝ
Trên đời, người ta ước mong dạt được chân lý, vì thế đã có người hy sinh triệt để, để đi tìm chân lý.

Cũng vì thế nên có câu: "Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo". Ta chỉ bàn về chân lý đạo Phật.

Ta tin Phật là bởi đức Thích Ca Mâu Ni lưu truyền qua các vị Tổ, đã để lại cho ta một mối đạo.

Từ khi chư Tổ thất lạc đến nay, biết nhờ ai dẫn lối? Hình sắc nhà chùa có làm cho ta thoát được cái khổ luân hồi sinh tử chăng? Phật nói: "Âm thanh, sắc tướng không có chân lý". Chân lý không ở trong văn tự nên ta cũng không thể lấy Kinh mà tìm được.

Hiện dụng từ bi để làm đích đi cho đến chân lý Phật, thì mấy ai đã làm đúng? Và từ bi mà không trí giải thoát cũng lắm lỗi lầm.

Căn cứ nơi mấy thầy tu? Mấy thầy đâu hẳn là kẻ đã đến chân lý? Có kẻ lại quan niệm: Cái gì được đa số tin theo là chân lý; như vậy, trong lúc Phật còn tại thế, tín đồ đạo Bà la môn đông hơn tín đồ của Phật, thế thì đạo Phật không là chân lý hay sao? Do đó, ở đời có kẻ đi tìm chân lý sái đường nhiều khi đã hy sinh thân mạng mà tựu trung chỉ để phụng sự cho đời, cho một hội đời, cho một chủ nghĩa đời, rồi tự cho đó là biểu dương sức mạnh của tín ngưỡng, nhưng đạo lý Phật không dùng sức mạnh và nếu đã dùng sức mạnh thì không còn là chân lý nữa.

Cho nên, người mong chờ có kẻ đem chân lý thi hành, ấy là nhờ chánh pháp của Phật để bù vào cái thiếu sót của Mạt thế hiện tại.
  • ĐI TÌM CHÂN LÝ
Người muốn tu hành đạo lý, trước hết phải hiểu rõ thế nào là đời giả tạm, hư dối. Vì muốn thoát khỏi đau khổ ấy, nên người tìm đạo lập chí vững bền, hy sinh thân thế để tìm đạo, tức phát tâm chân chính. Cương quyết hành đạo, theo cho được chân lý dù lâu dài hay khổ sở, đó là quyết định hành vi chân chính.

Đã phát tâm chân chính. Cương quyết hành vi chân chính còn phải tìm cái gì chân chính để thực hành. Đó là mục đích của tu hành vậy.

Đạo Phật là con đường độ đời, cứu khổ, tức là con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh chứ không riêng ai; trên đời dù hạng người nào nghèo, giàu, ngu dốt, thông minh, bình dân, trí thức, nói chung là các hạng nam, nữ, già, trẻ đều có phương tiện tu hành của Phật giúp ta thoát khổ dược cả. Nên Phật nói ra hàng trăm vạn pháp môn. Nếu chỉ làm một hạng, một lối, thì chỉ một pháp môn là đủ, cần chi có nhiều. Và nếu chỉ là một, thì kẻ làm theo được, kẻ không làm theo được, sao gọi là độ tất cả?

Vậy đường lối tu của Phật có nhiều để hợp vào mỗi căn cơ, mỗi thời kỳ, tức là tùy hoàn cảnh và các hạng người, song chỉ có một ý chính là "Cứu khổ cho tất cả là đủ".

Ví như từ Nha Trang muốn đến Sài Gòn, có nhiều cách, đi xe hỏa, đi xe hơi, đi tàu thủy, đi máy bay, đi xe đạp v.v... Dù cách nào, miễn làm sao đến được Sài Gòn là đủ mà thôi.

Nhưng tùy sức của mỗi một: Sức yếu làm sao vác nặng? Căn cơ chậm làm sao đi mau? Chỉ cốt là đến Giải thoát. Chậm hay mau ta không nên vội vã đẻ mà sanh tâm tham lam, không thể nào đến đích được. Chậm hay mau đối sự tu hành cũng phải cố gắng trong suốt cuộc đời sống của ta. Nhưng cũng lại có kẻ chủ trương phải tu năm, mười kiếp sau mới được đạo, thì đó là việc sai quấy.

Xưa Phật dạy cho bao nhiêu người cần tu kiếp hiện tại. Ta phải có cái vốn, tu sao cho thấy quả trong kiếp hiện tại, nếu để chết mới thấy, thì có chắc là thấy được chăng. Ai biết, ai tin lời nói của ta lúc ấy.

Theo thí dụ trên, muốn đi Sài Gòn, kẻ ít tiền, thiếu điều kiện thì phải dùng tàu hỏa, xe hơi... Tuy chậm song vẫn đến. Đi lâu thì cũng có khổ thật đấy nhưng không đủ tiền thì làm sao đi máy bay như kẻ khác? Nhưng nếu nói rằng: Không đủ tiền thì thôi, chứ không chịu đi tàu hỏa, xe hơi; hay tự nhủ: chừng nào đến cũng được, tức là thiếu cương quyết, không làm sao, không thể nào, không khi nào đi đến được.

Tu Phật nhiều đường lối, đường nào cũng đến đích, dù mau hay chậm. Thoạt tiên, ta hãy tìn từng đường lối mà đi, như thế gọi là cầu lấy pháp môn để tu hành. Đó là bước đầu của kẻ tu. Khi tìm thấy pháp môn xong, ta sẽ bắt tay vào việc. (Hành sự chớ không nên theo thói đời, nghe nói hội kia đông người, ông kia tài giỏi, chỗ nọ thuyết hay, rồi theo càn không tìm hiểu, chỉ nói học một mớ lý thuyết suông, tín ngưỡng suông...). Tu như thế là tu mù vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách