Pháp thân và Pháp giới

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Pháp thân và Pháp giới

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Về lý thì Pháp thân không hình, không tướng. Nhưng Pháp thân bao trùm pháp giới nên về sự Pháp thân chính là Pháp giới.
Bởi vậy mới nói "Thân Phật chẳng phải có cũng chẳng phải không" hay nói là "Chơn không diệu hữu" nghĩa là trong cái không chơn thật (tức Pháp thân) lai có cái hiện hữu kỳ diệu (là Pháp giới).
Cho nên pháp giới tôi gọi là "Pháp giới thân" tức là thân hiện hữu của chư Phật là Pháp giới.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Pháp thân và Pháp giới

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chiểu theo ý nghĩa trên, khi một người niệm Phật thì
- Ngoài là cầu phước đức cho pháp giới chúng sinh
- Trong thì không một vật có thể lập.
Cho nên Tây Phuơng Hiệp Luận , chuơng 6, phần 2 (Hạnh Chỉ Quán ) nói :
Nói niệm Phật đủ cả ba pháp quán thì cũng như nói ngay một tiếng niệm Phật liền thấu suốt thể của chủ thể niệm này rỗng không, nên đối tượng niệm cũng không có tướng. Như vậy, ngay khi niệm Phật có Không quán; đức Phật đối tượng tức là ứng thân, tức là cái tâm phá kiến tư hoặc. Tuy thể của chủ thể niệm rỗng không, đối tượng niệm không có tướng, nhưng không ngại sự rõ ràng của chủ thể niệm, sự hiện bày của đối tượng niệm. Như vậy, ngay khi niệm Phật có Giả quán; đức Phật đối tượng tức là báo thân, tức là cái tâm phá trần sa hoặc. Mặt khác, ngay khi chủ thể niệm, đối tượng niệm đều rỗng không tức là chủ thể niệm, đối tượng niệm hiện bày. Ngay khi chủ thể niệm, đối tượng niệm hiện bày tức là chủ thể niệm, đối tượng niệm vắng lặng. Do đó, Không quán, Giả quán tồn tại lẫn nhau. Như vậy, ngay khi niệm Phật có Trung quán; đức Phật đối tượng tức là pháp thân, tức là cái tâm phá vô minh hoặc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Pháp thân và Pháp giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Về lý thì Pháp thân không hình, không tướng. Nhưng Pháp thân bao trùm pháp giới nên về sự Pháp thân chính là Pháp giới.
Bởi vậy mới nói "Thân Phật chẳng phải có cũng chẳng phải không" hay nói là "Chơn không diệu hữu" nghĩa là trong cái không chơn thật (tức Pháp thân) lai có cái hiện hữu kỳ diệu (là Pháp giới).
Cho nên pháp giới tôi gọi là "Pháp giới thân" tức là thân hiện hữu của chư Phật là Pháp giới.
Hiểu sai lầm.

1. Nói pháp thân bao trùm pháp giới vậy là pháp thân và pháp giới là 2 vật khác nhau, đâu còn nghĩa bất nhị. Phải nói Pháp thân chính là pháp giới, pháp giới chính là pháp thân. Do vậy gọi là pháp giới thân vì pháp thân cùng khắp pháp giới.

2. Nói "thân Phật chẳng phải có cũng chẳng phải không" không phải nghĩa chơn không diệu hữu gì cả, mà nghĩa là Pháp Thân siêu vượt có và không, lìa tứ cú tuyệt bách phi. Vì tứ cú là còn trong vòng tương đối, còn pháp thân thì là bản thể tuyệt đổi cùng khắp. Nếu nói là có thì lọt vào hữu, nếu nói là không thì lọt vào vô, nếu nói chẳng có chẳng không thì lại lọt vào chẳng có chẳng không, nếu nói cũng có cũng không thì lọt vào cũng có cũng không. Đó gọi là lọt vào tứ cú.

3. Bản thể tuyệt đối xưa nay không một vật, vì có vật thì chẳng phải bản tánh, do vậy một bản thể toàn chân, toàn không, nên gọi là chơn không. Chơn không là diệu dụng của tự tánh, vì không nên mới có diệu dụng vô ngại tự tại khắp nơi, vì vậy gọi cái diệu dụng vô ngại tự tại là diệu hữu.

Chỉ là từ ngữ của giáo môn tạm nói, kỳ thật bản thể tuyệt đối chẳng dính dáng gì tới các từ ngữ chơn không diệu hữu cả. Hãy vức các danh từ ấy ra ngàn dậm đi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Pháp thân và Pháp giới

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri hiểu chưa tới.
Pháp giới ở trong hư không.
Phật nói : Hư không ở trong Pháp thân cũng như một đám mây giữa bầu trời.
cho nên nói Pháp thân bao trùm pháp giới cũng không có gì sai.

Về hình tướng mà nói thì "Pháp thân chính là pháp giới"
Về lý tánh mà nói thì "Pháp thân vô tướng, rỗng suốt như hư không".

Tất nhiên là từ trong hư không mà hiện ra pháp giới,
Từ trong lý tánh mà hiện ra hình tướng.
Cho nên mọi hình tướng vốn đều từ không sanh.
Thể của pháp giới là chơn tâm, mà thể của chơn tâm vốn rỗng không,
Nên mới nói "Vạn pháp giai không".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Pháp thân và Pháp giới

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay thật hoan hỷ thay khi có bậc hữu học toàn giác như vầy
Theo thiển ý của ngu tui thì pháp giới còn chịu sự quản lý của nghiệp. Trong khi đó, pháp thân không còn chịu sự quản lý của nghiệp. Một thứ hồ đồ như pháp giới làm sao bao trùm một thứ đã được tinh lọc ở mức độ hoàn toàn như pháp thân được chứ?
Thành Kính!


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách