Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VII. PHẨM A LA HÁN

71. TÍCH CHUYỆN VỀ Y SĨ KỲ BÀ HỎI ĐỨC PHẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá trong Vườn Xoài của vị Y sĩ Kỳ Bà, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến một câu hỏi của y sĩ Kỳ Bà.

Thuở ấy, Đề Bà Đạt Đa muốn ám sát đức Phật, lăn một tảng đá lớn từ trên đỉnh núi Linh Thứu xuống, khi đức Phật đi ngang qua. Tảng đá va mạnh vào một mép đá nhô lên bên sườn núi, một mảnh vụn văng ra trúng vào ngón chơn cái của Phật, khiến ngài bị thương. Đức Phật liền được đưa đến tịnh xá trong vườn xoài của y sĩ Kỳ Bà. Nơi đây, vị y sĩ nổi tiếng nầy thoa thuốc và băng bó vết thương cho đức Phật. Sau đó, ý sĩ phải lên đường đến chữa bịnh cho một bịnh nhơn khác trong thành, và hẹn chiều sẽ về thay băng cho đức Phật. Chiều hôm ấy, khi y sĩ Kỳ Bà quay về để thăm đức Phật, thì rủi thay, bốn cửa thành đều đóng cả. Y sĩ rất lo lắng, vì nếu chẳng thay băng kịp thời, thì vết thương sẽ gây nhức nhối, thân thể sẽ phát nhiệt và đức Phật có thể bị đau đớn và khổ sở.

Vào lúc ấy, nơi tịnh xá, đức Phật gọi Tôn giả A Nan đến gỡ băng cho ngài và thấy vết thương đã hoàn toàn lành hẳn. Sáng sớm hôm sau, khi y sĩ Kỳ Bà về đến nơi, ông liền đến gần bên đức Phật và thưa hỏi: "Bạch Thế Tôn, đêm qua con về chẳng kịp để thay băng cho Thế Tôn, chẳng hay Thế Tôn có bị nhức nhối, đau đớn chăng?" Đức Phật đáp: "Nầy ông Kỳ Bà, kể từ ngày Như Lai đắc quả vị Vô thượng Bồ đề, Như Lai chẳng hề cảm thấy có sự nhức nhối, đau đớn, lo lắng chi cả".

Rồi đức Phật nói lên bài Kệ sau đây:
  • Với người đi trọn đường sống chết,
    Giải thoát ưu phiền và tất cả;
    Gông cùm, xiềng xích đã đập tan,
    Đâu còn nóng bức vì não nhiệt.
    (Kệ số 090)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Y sĩ Kỳ Bà: Tên vị thầy thuốc nổi tiếng nầy, tiếng Pali là Jīvaka.

- Vườn Xoài: Đây là một vườn xoài rất đẹp ở ngoài thành Vương Xá, được y sĩ Kỳ Bà dưng cúng cho Tăng đoàn để cất tịnh xá.

- Ám sát: Ám = mờ ám, lén lút; Sát = giết. Ám sát là giết lén.

- Phát nhiệt: Nhiệt = nóng bức trong người.

- Quả vị Vô thượng Bồ đề: Ngôi vị Phật.

- Đi trọn đường sống chết: Ở đây, ý muốn nói, người đã trải qua cảnh sanh tử, tử sanh của Luân hồi, nay chứng được quả Vô sanh, chẳng còn phải tái sanh nữa.

- Gông cùm, xiềng xích: Gông = tấm gỗ nặng đeo ở cổ người tù; Cùm = còng sắt khoá chơn của tù; Xiềng xích = dây sắt trói buộc chơn tay. Ở đây, gông, cùm, xiềng, xích chỉ những điều ràng buộc khổ sở, tức là các mối phiền não, lậu hoặc làm cho ta đau khổ trong cuộc sống.

- Não nhiệt: Não = phiền não, sự đau buồn; Nhiệt = nóng bức. Ở đây chữ não nhiệt có nghĩa là các mối phiền muộn trong lòng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại đức Phật bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá để ám sát, nhưng chỉ bị thương ở ngón chơn. Ngài được y sĩ Kỳ Bà săn sóc, nhưng ngài chẳng hề bị nhức nhối, đau đớn chi cả.

Ý nghĩa của Tích chuyện: Đắc quả vị Phật thì chẳng còn phiền não.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 090:

Bài kệ mô tả cảnh sống an nhiên, tự tại của một bực A la hán vì đã tận diệt xong các sự ràng buộc của phiền não, lậu hoặc.
HỌC TẬP:
- Học thuộc lòng bài Kệ, ghi nhớ mục tiêu tu tập là tiêu diệt phiền não, để được sống trong cảnh an nhiên, tự tại.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

72. TÍCH CHUYỆN TÔN GIẢ ĐẠI CA DIẾP Ở LẠI TRÚC LÂM
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại Tịnh xá Trúc Lâm, gần thành Vương Xá, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến việc Tôn giả Đại Ca Diếp lưu lại tịnh xá nầy.

Thuở ấy, vào mùa an cư kiết hạ, đức Phật cùng chư Tăng đang ở tại Vương Xá thành. Còn mười lăm hôm nữa thì xuất hạ, Đức Phật dặn bảo chư Tăng chuẩn bị hành trang để lên đường. Bấy giờ, tăng chúng rộn rịp, kẻ giặt gỵa áo quần, người may vá cà sa. Một số tỳ kheo nhìn thấy Tôn giả Đại Ca Diếp đem phơi các bộ áo mới đẹp đẽ, mới nghĩ: "Tôn giả Đại Ca Diếp được dân thành Vương Xá quí phục lắm, nên dâng cúng những bộ y rất đẹp. Chẳng lẽ Tôn giả lại rời bỏ họ ra đi, thế nào ngài cũng ở nán lại đây".

Đến hôm trước ngày khởi hành, đức Phật lại nghĩ, hiện ở đây, dân chúng còn cần được giúp đỡ về mặt giáo lý, như chỉ dạy thêm cho các Sa di hay cho các thiện nam, tín nữ đến tịnh xá cúng dường. Do đó, đức Phật liền chỉ định Tôn giả Đại Ca Diếp cùng với một số tỳ kheo vừa gia nhập Tăng đoàn, nên lưu lại Tịnh Xá Trúc Lâm thêm một thời gian nữa.

Đến hôm khởi hành, chẳng thấy Tôn giả Đại Ca Diếp tháp tùng đức Phật, mấy vị tỳ kheo kia liền nói: "Đúng rồi, ta đã đoán chẳng sai! Tôn giả Đại Ca Diếp lưu luyến các tín đồ ở đây, nên chẳng chịu rời đi". Đức Phật nghe thấy mới bảo họ rằng: "Các ông đừng nghĩ xấu cho Đại Ca Diếp. Chính Như Lai đã yêu cầu Đại Ca Diếp ở lại tịnh xá Trúc Lâm để chỉ dạy giáo lý thêm cho dân chúng, chớ nào phải vì luyến lưu nơi nầy mà Đại Ca Diếp chẳng rời đi được".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chuyên cần tỉnh giác trong chánh niệm,
    Chẳng tìm thỏa thích nơi chỗ trú chơn,
    Rời nhà phiền não, tâm không ái nhiễm.
    Như cánh ngỗng trời rời hồ bẩn đục,
    Rày đó mai đây, vui sống độc thân.
    (Kệ số 091)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Trúc Lâm: Trúc = tre, hay trúc; Lâm = rừng. Vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) nước Ma Kiệt Đà (Magadha) dâng cúng lên đức Phật ngôi vườn trúc rất đẹp, để xây cất Tịnh Xá Trúc Lâm (Veluvana), gần thành Vương Xá (Rājagaha).

- Xuất hạ: Xuất = đi ra. Hạ = mùa hè. Xuất hạ ở đây có nghĩa là chấm dứt thời kỳ an cư kiết hạ.

- Đại Ca Diếp: Tiếng Pali là Mahākassapa, tôn giả là đại đệ tử của đức Phật, tu theo hạnh đầu đà, cầm đầu Tăng đoàn khi đức Phật mất.

- Lưu luyến: Mê thích, chẳng rời bỏ được.

- Tỉnh giác trong chánh niệm: Là làm gi, nói gì, nghĩ gì, cũng biết mình đang làm, đang nói, đang nghĩ đến việc đó, chẳng xao lãng.

- Ái nhiễm: Ái = thương yêu, tríu mến; Nhiễm: dính, lây. Chữ ái nhiễm ở đây có nghĩa như tham ái, khát ái, ái dục, khiến ta say đắm, dứt bỏ ra chẳng được; vì thế mà phải chiu mãi cảnh khổ của Luân hồi.

- Ngỗng trời: Tiếng Hán Việt là thiên nga, ngỗng lông màu trắng.

- Rày đây mai đó: Nay ở đây mai ở chỗ kia, chẳng quyến luyến chỗ ở nào cả.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại một số Tỳ kheo thấy Tôn giả Đại Ca Diếp lưu lại tịnh xá Trúc Lâm, sau khi đức Phật và Tăng đoàn rời đi, cho rằng Tôn giả lưu luyến nơi nầy. Đức Phật quở các vị Tỳ kheo đó đã nghĩ quấy về Tôn giả. Đức Phật bảo, Ca Diếp ở nán lại Trúc Lâm là do lời yêu cầu của Phật, để dạy dỗ dân chúng về giáo lý, chớ Tôn giả đã dứt bỏ sự tham luyến rồi, đâu còn tríu mến nơi nầy hơn nơi khác.

Ý nghĩa quan trọng của Tích chuyện là dạy ta đừng tham luyến.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 091:

Ý nghĩa của bài Kệ dạy ta về hạnh xả bỏ, còn gọi là hạnh khước từ, hay hạnh viễn ly. Theo hạnh nầy thì chẳng tham đắm, mê luyến, hay tríu mến vào điều nào cả. Tại sao phải lìa bỏ, đừng tham đắm? Vì sự tríu mến có tánh cách ràng buộc, khiến ta mất sự tự do. Chỉ vì quyến luyến vào cuộc sống sướng ít khổ nhiều nầy, mà con người phải tái sanh lại mãi trong vòng Luân hồi, chẳng được giải thoát.

Như đã biết, Xả là một trong bốn Tâm vô lượng, khiến ta xem mọi sự vật đều bình đẳng như nhau (vì bản tánh muôn vật vốn rỗng rang), chẳng quá mến vật nầy, chẳng quá ghét việc kia; giữ được tâm xả, là có được tâm quân bình, thanh thản. Trong bốn Tâm vô lượng Từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm Xả là khó tu tập nhứt, nhưng nhờ nó mà ta dứt bỏ được sự ràng buộc.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, đặc biệt nên ghi nhớ câu "Chẳng tìm thoả thích nơi chỗ trú chơn", để chẳng tríu mến mọi sự vật trên cõi đời "tạm trú chơn" nầy.

(2) Thử tập một vài điều nhỏ trong hạnh Xả ly:

- Đến "cử" cà phê, đang bận làm việc gì, nên làm cho xong đàng hoàng, rồi hãy uống.

- Đến nhà lạ ngủ, thiếu cái gối ôm quen thuộc, đừng thao thức nhớ mà chẳng ngủ được. Thử ngủ thiếu gối một đêm xem sao.

- Con dao cưng bị mẻ, đừng quát tháo vang lên, dao nào cũng là dao, sao lại chẳng tạm dùng đỡ dao khác cho tiện.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

73. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO LÃ THA SĨ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Lã Tha Sĩ về vấn đề ăn uống.

Thuở ấy có Trưởng lão Lã Tha Sĩ khi đi khất thực trong làng, thường ngừng lại để dùng bữa. Sau đó, Trưởng lão lại lên đường tiếp tục đi khất thực nữa, để có thêm thực phẩm. Khi về đến tu viện, Trưởng lão đem cơm ra phơi khô và tích trữ lại. Mấy ngày hôm sau, Trưởng lão cứ lấy cơm khô ra pha nước vào, hâm nóng lại mà dùng, khỏi phải đi khất thực, để dành trọn thời giờ ngồi Thiền. Có vài vị Tỳ kheo thấy thế, cho rằng Trưởng lão đã vi phạm giới luật, tích trữ vật phẩm, mới trình với đức Phật. Đức Phật liền ra lịnh cấm không cho tỳ kheo để dành thực phẩm đã xin được, sau bữa ngọ trai. Nhưng đức Phật chẳng khiển trách Trưởng lão Lã Tha Sĩ, vì việc Trưởng lão phơi cơm để dành ăn hôm sau xảy ra trước khi có lịnh cấm. Vả lại, Trưởng lão sở dĩ tích trữ cơm trước đây, chẳng phải vì lòng tham lam về thức ăn, mà chỉ vì muốn có dư thời giờ để ngồi thiền lâu hơn.

Bấy giờ, đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Những ai chẳng tích trữ,
    Biết niệm thực khi ăn,
    Lấy Giải thoát Niết Bàn
    - Vốn Không và Vô tướng -
    Để riêng làm đối tượng,
    Hướng họ đi, khó vẽ
    Như chim bay trên trời.
    (Kệ số 092)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Lã Tha Sĩ: Tên thật của Trưởng lão, tiếng Pali là Belatthasīsa.

- Tích trữ: Chứa lại để dành về sau.

- Khiển trách: Rầy la, trách phạt và dạy dỗ.

- Niệm thực: Niệm = đọc thầm hay đọc ra tiếng; Thực = ăn. Theo giới luật, trong bữa ăn, tu sĩ phải niệm thực, nghĩa là, khởi lên trong tâm những ý tưởng thiện lành liên quan về việc ăn uống, như sau đây:

Theo Bắc tông, khi ăn ba muỗng cơm đầu, phải niệm Tam đề:

(1) Nguyện bỏ điều ác.
(2) Nguyện làm điều lành.
(3) Nguyện giữ tâm ý trong sạch, cứu độ chúng sanh.

Và suốt bữa ăn, trong tâm phải nghĩ đến Ngũ quán:

(1) Nhớ ơn thí chủ đã hiến tặng bữa ăn.
(2) Xét xem mình có xứng đáng được lãnh ăn vật thực cúng dường chăng.
(3) Phải ngăn lòng tham ăn.
(4) Quán tưởng thức ăn như vị thuốc để trị bịnh đói của mình.
(5) Dùng các thức ăn nầy chỉ để thêm sức khoẻ mà tu tập cho chóng thành Đạo.

Theo Nam tông, niệm thực có nghĩa là trong khi ăn, phải có ba sự liễu tri (Parinnās = hiểu biết thật rõ ràng) về vật thực:

(1) Biết rõ bản chất của món đang ăn (nataparinnā).
(2) biết rõ tánh cách vật chất thấp kém của thức ăn (tīranaparinnā).
(3) biết rõ chẳng ham thích trong việc ăn uống (pahānaparinnā).

- Giải thoát Niết Bàn: Giải = tháo mở ra; Thoát = ra khỏi; Niết bàn = chữ Phạn là Nirvana, tiếng Pali là Nibbana, có nghĩa là ra khỏi rừng u tối của các phiền não, khổ sở.

- Không: Tiếng Phạn là Sunyata, có nghĩa là trống không, rỗng rang, chẳng chứa đựng gì. Đừng tưởng lầm Không là chẳng có, trái lại, Không có nghĩa là Có, có mà rỗng rang. Đây là một ý niệm rất khó giải thích trong giáo lý Phật học.

- Vô tướng: Vô = chẳng có; Tướng = hình tướng. Vô tướng là chẳng có hình dạng, màu sắc, mùi vị, v.v... để dùng giác quan mà nhận ra được, nhưng dùng trí thì biết được.

- Đối tượng: Đối = ở trước mặt; Tượng = hình thể. Chữ đối tượng ở đây có nghĩa là những gì mình đang nghĩ đến trong tâm, những gì tâm mình đang quán thấy.

- Hướng họ đi khó vẽ: vì đã chứng đắc Niết bàn, chẳng tái sanh nữa, nên chẳng thể biết được họ "đi" về đâu (ở cõi tịch diệt, vắng vẻ).
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc Trưởng lão Lã Tha Sĩ để dành cơm, đem phơi khô, để khỏi đi khất thực hằng ngày, dùng thời giờ dư ra để ngồi Thiền, tu tập cho tinh tấn. Đức Phật sau đó có ra lịnh cấm chẳng được tích trữ thực phẩm, vì chẳng muốn cho tỳ kheo có lòng tham lam về ăn uống. Ý-nghĩa của Tích chuyện là chẳng nên tham đắm về thực phẩm, chẳng nên tích trữ đồ vật, để dẹp lòng tham ái còn sót lại.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 092:

Bài Kệ nầy dạy ta ba điều:
  • a. Chẳng nên tích trữ: Theo giới luật của Tỳ kheo, mỗi người chỉ có được ba bộ quần áo, một cái bát, và một vài vật dụng cần thiết khác cùng thuốc men. Tại sao vậy? Đây là hạnh nguyện giữ sự bần cùng, chẳng tham đắm của cải, bởi vì tiền bạc, tài sản là sợi dây ràng buộc con người vào đời sống thế tục, khiến ta cứ trôi lăn mãi trong vòng sanh tử của Luân hồi.

    b. Biết niệm thực khi ăn: Đây là giới luật phải thi hành trước khi dùng bữa. Cho dầu là Bắc tông, hay Nam tông, người tu sĩ trong khi ăn phải niệm trong tâm rằng việc ăn uống chỉ cần thiết để mình có đủ sức khoẻ hầu tinh tấn tu hành. Thức ăn được coi như một vị thuốc, thuốc để trị bịnh đói nơi ta, chớ chẳng phải để cho khoái khẩu vị!

    c. Tu tập Thiền định nhắm vào mục tiêu Niết Bàn: đây là lời dạy cho các vị tu hành nhằm chứng đắc sự giác ngộ và giải thoát; mục tiêu rất cao cho người Phật tử tại gia. Dầu sao, bước khởi đầu cho cả hai hạng xuất gia và tại gia, đều là sự dứt bỏ chẳng tham luyến đến thực phẩm, chẳng tích trữ của cải. Nhờ sự dứt bỏ nầy mà lòng tham ái lần lần bị dẹp đi, mở đường cho sự giải thoát sau nầy.
HỌC TẬP:
(1) Ghi các điều NIỆM THỰC trước khi ăn và nhớ nên xem thức ăn chỉ như vị thuốc trị bịnh đói hàng ngày mà thôi.

(2) Xin đề nghị nhìn lại dưới gầm giường, trong nhà xe, các vật bị trữ lại lâu ngày, nên vứt đi. "Bỏ thì thương, mà vương thì tội!"
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

74. TÍCH CHUYỆN TRƯỠNG LÃO A NA LUẬT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến Trưởng lão A Na Luật.

Thuở ấy, Trưởng lão A Na Luật vì chiếc áo cà sa đã cũ, rách nhiều chỗ, muốn tìm vải may một bộ áo lành để mặc. Trưởng lão định đến các đống rác, nhặt các mảnh vải vụn, đem về ráp may áo. Lúc bấy giờ, thiên-nữ Gia Li Ni trên cung Trời, nhìn thấy người chồng cũ của mình trong tiền kiếp là Trưởng lão A Na Luật, đang bới các đống rác tìm vải vụn, mới lấy ba khúc vải quí trên cõi Trời đem dấu bên dưới. Trưởng lão nhìn thấy, lấy đem về tịnh xá. Hôm sau, đức Phật cùng chúng Tăng đến viếng Trưởng lão A Na Luật và giúp Trưởng lão may cắt áo.

Khi ấy, thiên nữ Gia Li Ni hoá hình thành một thiếu phụ, đi vào làng, kêu gọi dân chúng trong vùng, mang thực phẩm tươi tốt đến cúng dường đức Phật. Số thực phẩm dâng cúng rất nhiều, chư Tăng dùng chẳng hết. Bấy giờ, có một số tỳ kheo nghĩ rằng, Trưởng lão A Na Luật muốn khoe khoang mình có nhiều đồ chúng, đã bảo họ dâng cúng nhiều phẩm vật lên đức Phật và chúng Tăng như thế, cho nên mới thừa thãi. Đoán biết tâm trạng của họ đang nghĩ lầm về Trưởng lão A Na Luật, Đức Phật nói: "Nầy chư Tỳ kheo, chớ nên nghĩ lầm về thái độ của A Na Luật. Tấm vải quí nầy, cùng thực phẩm cúng dường kia, là do vị thiên nữ Gia Li Ni trên cung Trời dâng cúng. Đối với bực A la hán đã giải thoát như A Na Luật, trong lòng chẳng bao giờ có sự lo nghĩ đến các sự ăn, mặc cả".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người tận diệt lậu hoặc,
    Chẳng đắm say vật thực,
    Lấy Giải thoát Niết bàn
    - Vốn Không và Vô tướng -
    Để riêng làm đối tượng,
    Như chim bay trên không,
    Lối người đi, khó vẽ
    (Kệ số 093)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- A Na Luật: Tên thật của Trưởng lão, tiếng Pali là Anuruddha; thường được phiên âm theo giọng đọc Hán Việt là A Nâu Lâu Đà.

- Đồ chúng: Đồ = tín đồ, đệ tử, người theo học Đạo; Chúng = số đông. Đồ chúng là những người đệ tử theo học Đạo.

- Tận diệt: Tận = hết cả; Diệt = làm cho tiêu mất. Tận diệt là dẹp hết.

- Lậu hoặc: Lậu = rỉ chảy ra, như máu, mủ; Hoặc = điều sai lầm. Chữ Lậu hoặc được dùng để dịch chữ Āsavas tiếng Pali, chỉ vào các phiền não như tham, sân, si, thường bộc lộ ra các hành động xấu ác, xem như chất dơ dáy từ trong người rỉ chảy ra.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc Trưởng lão A Na Luật đi lượm vải vụn về ráp may áo cà sa. Nhơn việc nầy, đức Phật dạy, các bực A la hán chẳng hề lo nghĩ đến việc ăn và mặc, để chuyên tâm tu hành.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 093: Giống bài Kệ số 092.
HỌC TẬP:
- Học thuộc lòng hai bài Kệ số 092 và 093, để ghi nhớ, đừng quá chú trọng đến việc ăn thật ngon, mặc thật đẹp, để lo tu hành.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

75. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO CA CHIÊN DIÊN
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại tịnh xá Đông Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Đại Ca Chiên Diên.

Vào cuối thời kỳ an cư kiết hạ, nhằm đêm trăng tròn, vua Trời Đế Thích cùng chư Thiên đến đảnh lễ đức Phật tại tịnh xá Đông Viên, do bà nữ cư sĩ Vi Sa Kha xây cất và cúng dường cho Tăng ni đoàn. Bấy giờ, vây quanh đức Phật có đông đủ các vị đại đệ tử và chư tăng, ni. Chỉ còn thiếu Trưởng lão Ca Chiên Diên đang bận việc ở xứ A Văng Ti chưa về kịp; một chỗ ngồi trang trọng được chừa trống, để chờ Trưởng lão. Sau khi dâng hoa và lễ Phật xong, vua Trời Đế Thích nhìn thấy chỗ trống, mới hỏi, để dành cho ai ngồi. Khi nghe đáp, chỗ ấy dành cho Trưởng lão Ca Chiên Diên, Vua Đế Thích mới phát lòng ngưỡng mộ, mong được dâng hoa cúng dường Trưởng lão Ca Chiên Diên. Ngay vào lúc ấy, Trưởng lão về đến nơi và được chư Thiên chào đón, dâng hoa và đảnh lễ.

Đa số chư Tăng đều kính mến Trưởng lão Ca Chiên Diên, chỉ có một số ít lại cho rằng vua Trời Đế Thích đã tỏ ra thiên vị vì ngưỡng mộ Trưởng lão hơn các vị tỳ kheo khác. Đức Phật bảo: "Một người đã khéo điều phục các căn thì được cả Trời và Người cùng kính mến".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Bực A la hán điều phục các căn,
    Như ngựa thuần khéo luyện bởi người chăn.
    Ngã mạn đã trừ, lậu hoặc cũng dứt,
    Người vững chắc, chư Thiên đều mến phục.
    (Kệ số 094)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Ca Chiên Diên: Tên thật Trưởng lão, tiếng Pali là Mahakaccāyana, thường được phiên âm, đọc theo tiếng Hán Việt là Đại Ca Chiên Diên.

- Đông viên: Ngôi tịnh xá do bà Vi Sa Kha xây cất để cúng dường Tăng ni đoàn, nằm phía Đông chùa Kỳ Viên; tiếng Pali là Pubbārāma.

- A Văng Ti: Tên địa danh nầy tiếng Pali là Avanti.

- Trang trọng: Cao quí.

- Thiên vị: Thiên = nghiêng về một bên; Vị = vị trí, chỗ. Thiên vị là chẳng công bình, ưa người nầy hơn người khác.

- Ngựa thuần: Ngựa đã được luyện tập thuần thục, dễ khiến, dễ cỡi

- Ngã mạn: Kiêu căng, phách lối.

- Lậu hoặc: Các lỗi lầm, phiền não để lộ ra hành động xấu.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Khi thấy Vua Trời Đế Thích riêng tỏ lòng ngưỡng mộ Trưởng lão Ca Chiên Diên, một số tỳ kheo cho đó là hành vi thiên vị, đức Phật dạy rằng, một bực A La hán như Trưởng lão, đã điều phục được các giác quan, dẹp xong lòng ngã mạn, thì đáng được chư Thiên kính mộ.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 094:

Ý nghĩa bài Kệ nêu ra bốn đức tánh của bực A la hán:
  • a. Điều phục các căn; chẳng chạy theo cảnh vật bên ngoài;

    b. Ngã mạn đã trừ: dẹp bỏ sự kiêu căng, chẳng xem mình hơn kẻ khác; có lòng nhũn nhặn.

    c. Lậu hoặc cũng dứt: các món phiền não tham, sân, si đã được tận diệt.

    d. Người vững chắc: ý muốn nói, tâm đã an định, hết xao động.
HỌC TẬP:
- Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ bốn đức tánh của bực La hán. Đối với người tu tại gia, có thể bắt đầu tập bỏ bớt hai điều lậu hoặc nầy: diệt tham bằng bố thí; diệt sân bằng nhẫn nhục, chẳng tranh hơn thua.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

76. TÍCH CHUYỆN TRƯỞNG LÃO XÁ LỢI PHẤT BỊ VU CÁO
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến việc Trưởng lão Xá Lợi Phất bị vu cáo.

Thuở ấy, vào cuối mùa an cư, Trưởng lão Xá Lợi Phất sắp sửa lên đường đi xa, cùng với một số tỳ kheo. Có một tăng nhơn trẻ tuổi vì bị Trưởng lão nghiêm khắc chỉ dạy lỗi lầm, nên sanh lòng oán giận, đến thưa trình với đức Phật rằng, mình bị Trưởng lão Xá Lợi Phất mắng nhiếc và đánh đập. Đức Phật cho mời Trưởng lão đến để hỏi sự thật ra sao. Trưởng lão Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Thế Tôn, có thể nào một tỳ kheo thường quán niệm thân tâm, trước khi lên đường đi xa lại chẳng sám hối lỗi lầm của mình với người bạn đồng tu? Con đây cũng như đất kia, chẳng thấy thoả-thich khi được hoa đẹp cắm lên, cũng chẳng thấy buồn phiền khi bị phân hay rác rưới vung vãi lên. Con cũng như tấm thảm để chà chơn, như người ăn mày, như con trâu đã gãy sừng. Con lại cảm thấy nhàm chán, chẳng hề luyến ái đến tấm thân bất tịnh nầy".

Khi nghe Trưởng lão thốt lên những lời như thế, vị tăng nhơn trẻ tuổi cảm thấy hổ thẹn quá đỗi, bật lên khóc và xin thú tội đã nói dối vu oan cho Trưởng lão. Đức Phật khuyên Trưởng lão nên vì lòng từ bi mà chấp nhận lời sám hối của vị tăng nhơn, kẻo y bị trừng phạt nặng nề. Trưởng lão Xá Lợi Phất chẳng những chấp nhận lời sám hối của vị tăng nhơn mà còn xin lỗi lại với vị nầy, nếu trước đây Trưởng lão có làm điều chi xúc phạm đến.

Lúc bấy giờ, chư Tăng thấy thái độ đáng kính của Trưởng lão nên hết lời khen ngợi. Đức Phật nói: "Nầy chư tỳ kheo, Xá Lợi Phất chẳng còn chút sân hận và ác ý trong tâm nữa. Cũng như đất kia, Xá Lợi Phất rất nhẫn nhục; cũng như trụ đồng kia, Xá Lợi Phất rất vững chắc; cũng như nước hồ kia lắng sạch bùn sình, tâm Xá Lợi Phất luôn luôn thanh tịnh".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Trơ như đất, tâm không hiềm hận;
    Vững như trụ đồng, mặc cảnh nhục vinh,
    Trong như hồ nước lắng sạch bùn sình,
    Bực La hán dứt Luân hồi lận đận.
    (Kệ số 095)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Xá Lợi Phất: Vị đại đệ tử của Phật, nổi tiếng là thông minh bực nhứt. Tên tiếng Pali là Sariputta, nghĩa là con trai của bà Sari (= bà Thu).

- Vu cáo: Vu = bịa đặt ra để gán tội cho ai; Cáo = mách, mét. Vu cáo là dùng lời nói dối trá đổ tội oan cho kẻ khác.

- Quán niệm thân tâm: Quán niệm = suy nghĩ sâu xa. Theo phép Quán Tứ niệm Xứ, hành giả luôn nhớ nghĩ đến bốn điều:

(1) Thân bất tịnh (= bên trong thân chứa nhiều chất dơ).
(2) Thọ thị khổ (= các cảm thọ gây ra đau khổ).
(3) Tâm vô thường (= tâm hay thay đổi luôn).
(4) Pháp vô ngã (= muôn vật đều rỗng rang, vô ngã).

Nhờ phép quán nầy, ta chẳng bấu víu vào thú vui vật chất của cuộc đời sướng ít khổ nhiều nầy, mà lo tu hành.

- Bất tịnh: Bất = chẳng; Tịnh = sạch sẽ. Thân bất tịnh, ở đây, chỉ vào bên trong thân chứa nhiều chất dơ, thân chẳng đáng quá quí trọng.

- Từ bi: Từ = thương người và đem vui cho người; Bi = thương người và cứu khổ cho người. Từ bi, ở đây, nghĩa là vì lòng thương mà tha tội.

- Sân hận: Sân = giận; Hận = hờn. Sân, giận thì nổi nóng la quát một lúc rồi nguôi; còn hận, hờn, tuy chẳng la lối, nhưng trong lòng giữ sự phiền trách lâu ngày hơn.

- Nhục Vinh: Nhục = bị nó nặng, làm mất danh dự, bị chạm tự ái; Vinh = vinh quang, được khen ngợi, đề cao.

- Lận đận: Gian nan, khốn khó, khổ sở, ba chìm bảy nổi.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện đề cao thái độ của Trưởng lão Xá Lợi Phất: chẳng tìm cách tự bào chữa mình khi bị vu oan, chẳng oán giận người vu cáo mình. Thái độ nầy rất khó cho ta tập luyện được, vì thường nhơn hay phản ứng, ăn miếng trả miếng. Trong sáu pháp Ba la mật của Bồ tát đạo: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và Bát nhã, hạnh nhẫn nhục là hạnh khó tập luyện nhứt, vì phải biết quên cái Ta.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 095:

Bài Kệ dạy ta giữ tâm cho thật an tịnh:

- Tâm an: Phải trơ như đất, vững như trụ đồng. Trơ như đất, có nghĩa là khi bị sỉ nhục, chẳng dùng lời thô ác chống đối lại, giữ sự im lặng mà trong lòng chẳng giận. Vững như trụ đồng, có nghĩa là khi được khen chẳng nở mũi khoe khoang; khi bị chê trách chẳng xụ mặt giận dữ.

- Tâm tịnh: Tịnh là trong sạch. Tâm thanh tịnh chẳng chứa giữ các ý xấu ác, chỉ nghĩ tốt cho người, chỉ nghĩ nhũn nhặn cho mình.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ phải giữ tâm an tịnh.

(2) Thử đề nghị tập giữ tâm thản nhiên:

- Khi được khen, chỉ cám ơn người khen và mỉm cười.

- Khi bị chê, cũng cám ơn và nhỏ nhẹ hứa sửa đổi.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

77. TÍCH CHUYỆN VỊ SA DI Ở CÔ SÂM BI
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến một vị Sa di nhỏ tuổi ở xứ Cô Sâm Bi.

Thuở ấy ở Cô Sâm Bi có một cậu bé con lên bảy tuổi được nhận vào làm Sa di, dưới sự chỉ dạy của Trưởng lão Thi Sa. Trước khi làm lễ thế phát cho cậu, Trưởng lão dạy cho cậu một đề tài thiền quán. Trong khi được cạo đầu, cậu bé suy tư về đề tài quán chiếu thật là chăm chú, khiến cho đến khi các sợi tóc cuối cùng vừa được hớt xong, thì cậu bé đã chứng được quả vị A la hán.

Sau đó ít lâu, Trưởng lão Thi Sa dẫn cậu bé lên đường đi đến Xá Vệ để đảnh lễ đức Phật. Dọc đường, cả hai nghỉ đêm trong một ngôi chùa nhỏ trong làng. Đêm ấy, Trưởng lão lên giường nằm ngủ, còn cậu bé lại ngồi thiền suốt cả đêm bên cạnh giường của Sư phụ. Trời mờ mờ sáng, Trưởng lão chỗi dậy, định đánh thức cậu Sa di, mới dùng cán quạt lá kè khỏ vào đầu để gọi dậy. Rủi thay, cán quạt lại đánh mạnh nhằm vào mắt cậu Sa di. Cậu lấy tay che mắt, nhổm dậy, đi lo nấu nước nóng cho Sư phụ rửa mặt. Khi bưng nước ấm dâng lên cho Thầy, cậu cầm thau nước có một tay, còn một tay thì che mắt. Sư phụ quở, sao lại vô lễ dùng có một tay? Cậu vội bỏ tay bụm mắt ra cầm lấy thau nước, bấy giờ Trưởng lão mới nhận ra là mình đã đánh trúng mắt học trò và làm hỏng hết một con mắt. Trưởng lão vội vàng xin lỗi, nhưng cậu Sa di thưa: "Bạch Thầy, đó chẳng phải là lỗi của Thầy, mà chính là vì nghiệp cũ của con, nay con phải chịu chột mắt".

Đến khi đảnh lễ đức Phật, Trưởng lão bạch Phật rằng, cậu Sa di nầy là một bực cao quí nhứt mà Trưởng lão chưa từng gặp. Khi nghe kể chuyện lại, Đức Phật mới bảo rằng: "Nầy chư tỳ kheo, một vị A la hán chẳng hề sanh lòng tức giận đối với một ai, bao giờ cũng điều phục các căn và luôn luôn tỏ ra thanh thản và hoàn toàn trầm tĩnh".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Tâm trầm tĩnh, ý lời trầm tĩnh,
    Các hành động cũng đều trầm tĩnh.
    Đó là người có chánh biến tri,
    Giải thoát, sống quân bình, an tịnh.
    (Kệ số 096)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Thi Sa: Tên của Trưởng lão tiếng Pali là Tissa.

- Thế phát: Thế = cắt, hớt (tóc); Phát = tóc. Làm lễ thế phát là cạo trọc đầu đi tu.

- Ngồi Thiền: Ngồi yên trong tư thế kiết già(= tréo hai chơn lên hai đùi), chăm chú suy tư về một đề tài, chẳng lo ra. Còn gọi là tọa thiền.

- Sư phụ: Sư = thầy dạy; Phụ = cha. Sư phụ là thầy dạy. Ở chùa, các vị tu hành thường gọi thầy hay sư cô dạy đạo cho mình là Sư phụ.

- Lá kè: Lá cây kè, giống như lá dừa nước.

- Hỏng: Hư. Làm hỏng mắt là làm hư con mắt.

- Nghiệp cũ: Các hành động của kiếp trước, nay sanh ra quả báo.

- Chột mắt: Bị hư hết một con mắt.

- Trầm tĩnh: Trầm = chìm, lắng xuống; Tĩnh = yên tịnh.

- Thanh thản: Nói về tâm hồn của người cảm thấy nhẹ nhàng, chẳng lo lắng, chẳng phiền muộn.

- Chánh biến tri: Chánh = chơn chánh, đúng đắn; Biến = cùng khắp tất cả, mọi việc; Tri = biết rõ. Chữ Chánh biến tri dùng để dịch danh từ tiếng Phạn là Samyak-sambuddha, biết rõ được tất cả, đại giác ngộ.

- Quân bình: Quân = đều nhau; Bình = ngang nhau, bằng nhau. Sống quân bình có nghĩa là cuộc sống bình thản, yên ổn, chẳng náo động, có tâm hồn êm ả, chẳng xao xuyến.

- An tịnh: An = yên ổn; Tịnh = vắng lặng. Chữ an tịnh ở đây nói về tâm; tâm an tịnh là tâm vừa trong sạch, vừa yên ổn, vắng lặng, có nghĩa là lòng chẳng có ý ác, chẳng lo sợ, chẳng phiền muộn, luôn nhẹ nhàng.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:
  • a. Vị Sa di chuyên tâm quán chiếu trong khi làm lễ thế phát đã chứng đắc được quả vị cao quí A la hán. Chẳng phải ai làm theo như thế mà cũng chứng đắc được; đây là trường hợp hết sức đặc biệt; vì phải tu nhiều đời kiếp, còn chưa chứng được quả vị A la hán như thế.

    b. Khi bị đánh hư một mắt, vị Sa di chẳng thốt lên lời than vãn kêu đau: đây là ý chí hết sức mạnh mẽ đè nén được cơn đau khủng khiếp. Đến khi Thầy ngõ lời xin lỗi vì lỡ tay, vị Sa di lại cho rằng chính vì nghiệp cũ của mình mà bị chột mắt chớ chẳng phải do lỗi vô ý của Thầy gây ra. Thái độ chẳng oán hờn nầy rất đáng ta nễ phục.

    (2) Ý nghĩa của bài Kệ số 096:

    Bài Kệ nêu lên đức tánh của vị A la hán: Tâm an tịnh; Trí giải thoát. Thế nào là tâm an tịnh? Ở đây, có ba phương diện:
    • a. Tâm trầm tĩnh.
      b. Ý trầm tĩnh,
      c. Lời trầm tĩnh.
Cả ba phương diện nói đến sự trầm tĩnh, nghĩa là luôn luôn hiền từ, dịu dàng, từ tốn, thanh thản. Thế nào là Trí giải thoát? Ở đây, bài Kệ nói đến Chánh biến tri, đó sự hiểu biết thông suốt được tất cả mọi sự việc; đấy là Trí huệ của đức Phật. Người Phật tử còn chưa được chánh biến tri, cho nên cố gắng học tập Kinh điển, thực hành lời dạy của đức Phật, dẹp bỏ các tà kiến, sẽ đi đến gần chỗ Trí huệ được giải thoát.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ phải luôn tập tâm trầm tĩnh.

(2) Đề nghị một thái độ trầm tĩnh: bị đứt tay chảy máu nhiều, đừng khóc lóc, chớ cuống lên, hãy lo băng bó trong yên lặng.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

78. TÍCH CHUYỆN VỀ MỘT LỜI NÓI CỦA ĐẠI ĐỨC XÁ LỢI PHẤT
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập về ý nghĩa của một lời nói của Trưởng lão Xá Lợi Phất.

Thuở ấy có ba mươi vị tỳ kheo từ một làng nọ đi đến tịnh xá Kỳ Viên để đảnh lễ đức Phật. Đức Phật quán thấy trong số đó sẽ có người sắp chứng đắc được quả vị A la hán, mới cho mời Trưởng lão Xá Lợi Phất đến và hỏi rằng: "Nầy Xá Lợi Phất, ông có nghĩ rằng khi quán chiếu thâm sâu về các căn, hành giả có thể chứng đắc được Niết bàn chăng?" Trưởng lão Xá Lợi Phất bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, về vấn đề chứng đắc được Niết bàn nhờ quán chiếu thâm sâu về các căn, chẳng phải vì con đây đã nghe lời dạy của Thế Tôn, rồi tin tưởng nơi Thế Tôn mà con tin theo đó; chỉ có những kẻ còn chưa tự mình chứng đắc mới đi tin lời của người khác nói mà thôi". Nghe nói thế, một số tỳ kheo hiểu lầm và cho rằng Trưởng lão chưa dứt sạch các tà kiến và thiếu niềm tin nơi đức Phật.

Đoán biết tâm trạng nghi ngờ nầy của các tỳ kheo kia, đức Phật liền giải thích thêm: "Này các tỳ kheo, lời nói của Xá Lợi Phất chỉ có nghĩa giản dị như thế nầy: Xá Lợi Phất có tin rằng, nhờ quán chiếu thâm sâu các căn, hành giả sẽ chứng đắc Niết bàn; nhưng Xá Lợi Phất chỉ tin như thế, sau khi chính mình đã thực sự chứng đắc Niết bàn, chớ chẳng phải chỉ tin vì nhẹ dạ nghe theo lời dạy của kẻ khác. Xá Lợi Phất luôn luôn tin tưởng vào Phật, tin tưởng vào các hậu quả của các hành động thiện và bất thiện".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Người chẳng dễ tin vì nhẹ dạ,
    Thông đạt pháp vô vi Niết bàn,
    Cắt mọi hệ lụy gây tái sanh,
    Diệt mọi duyên tạo nên nhơn quả,
    Bao tham ái cũng đều bỏ cả,
    Quả thật là vô thượng Thánh nhơn.
    (Kệ số 097)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Quán chiếu thâm sâu: Suy nghĩ thật sâu xa, chẳng xao lãng.

- Các căn: Căn = gốc, nơi phát sanh. Chữ các căn trong Phật học chỉ vào năm giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi và da; nhưng trong Phật học có sáu căn, thêm ý căn trong tâm.

- Hậu quả: Hậu = sau; Quả = kết quả. Hậu quả của một hành động là những gì xảy ra do hành động đó gây nên. Hậu quả =/= Nguyên nhơn.

- Thiện và Bất thiện: Thiện = lành; Bất thiện = chẳng lành.

- Pháp vô vi: Các sự việc chẳng bị điều kiện hóa, chẳng bị biến đổi, luôn luôn thường còn, được gọi là pháp vô vi, thí dụ như Chơn lý, Hư không là các pháp vô vi. Niết bàn cũng thế.

- Hệ lụy: Hệ = liên hệ, dính mắc vào; Lụy = bó buộc.

- Tái sanh: Tái = một lần nữa; sanh = sanh ra. Tái sanh là sau khi chết đi ở cõi đời nầy lại sanh ra một đời khác, theo luật Luân hồi.

- Duyên: Cơ duyên, những gì khiến cho một sự việc xảy ra.

- Nhơn Quả: Nguyên nhơn và hậu quả.

- Thánh nhơn: Thánh = theo giáo lý nhà Phật, bực đã dứt được tái sanh trong vòng Luân hồi. Tu hành đến bực A la hán là chứng bực Thánh; còn ba quả vị kia: Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm, vì còn tái sanh, nên được gọi là bực Hiền. Đó là bốn quả vị, ba hiền, một thánh của hàng Thanh văn.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể lại việc hiểu lầm về một lời nói của Trưởng lão Xá Lợi Phất: "Chẳng phải vì con nghe lời dạy của Thế Tôn mà con tin theo..." rồi cho rằng Trưởng lão thiếu lòng tin tưởng nơi đức Phật. Đâu phải vậy! Ý Trưởng lão muốn nói, chỉ tin vào Phật, sau khi đem lời dạy của Phật ra thi hành thấy đúng và có lợi ích. Nếu ta vừa nghe xong, đã tin ngay, đó có thể là vì nhẹ dạ mà tin, niềm tin đó còn lỏng lẻo; chỉ khi nào ta thực hành theo lời dạy, thấy rõ kết quả mong muốn, bấy giờ niềm tin mới vững chắc.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 097:

Xin phân tách các đức tánh của Thánh nhơn, nêu trong bài Kệ:
  • a. Người chẳng dễ tin vì nhẹ dạ: đây là lòng tin tưởng thật vững chắc vào Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.

    b. Thông đạt pháp vô vi Niết bàn: chẳng những hiểu rõ rành rẽ về các pháp vô vi (= thường hằng, chẳng bị điều kiện hóa, chẳng bị thay đổi) mà còn thực hành, chứng đắc về Niết bàn (= tâm trạng người đã dứt hết các phiền não, chẳng còn phải tái sanh nữa).

    c. Cắt mọi hệ lụy gây tái sanh: có nghĩa là dứt được mọi ràng buộc trong cảnh Luân hồi; nói cách khác, khiến cho sạch được nghiệp, chẳng còn tạo nhơn ác để phải tái sanh lại nữa.

    d. Diệt mọi duyên tạo nên nhơn quả: tức là bỏ dứt việc làm ác tạo nên ác báo sau nầy, chỉ chuyên hành thiện để mong được giải thoát.

    e. Bao tham ái cũng đều bỏ cả: dứt mọi tham luyến vào cuộc sống sướng ít khổ nhiều nầy, chỉ chuyên tâm tu để được giải thoát. Nhắm mục tiêu Niết Bàn, mà chẳng mong cầu sớm đắc Niết bàn, vì còn mong cầu là còn tham ái.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để ghi nhớ về lòng tin vững chắc vào Phật pháp, sau khi đã biết thực hành theo giáo pháp.

(2) Đề nghị bỏ thái độ nghe đồn ở đâu có chùa linh thiêng, có thầy đắc đạo, liền vội chạy đi theo. Đừng chê ngay, xét cho kỹ mới tin.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

79. TÍCH CHUYỆN VỀ TRƯỞNG LÃO LÊ VA TA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến Trưởng lão Lê Va Ta, tu ẩn cư trong rừng keo.

Thuở ấy gia đình của Trưởng lão Xá Lợi Phất có nhiều người đi xuất gia, trong nhà chỉ còn một cậu trai nhỏ bảy tuổi. Cha mẹ lo lắng rồi đây chẳng còn ai ở bên cạnh lúc tuổi già, nên đã sớm nhờ mối lái tìm vợ cho cậu Lê Va Ta, theo phong tục tảo hôn ở Ấn Độ. Đến ngày đám cưới của mình, cậu Lê bỗng gặp một bà cụ già, hơn trăm tuổi; nhìn thấy cụ già lụm cụm, cậu liền nghĩ đến cảnh khổ của con người trong kiếp sống, rồi đây ai cũng phải trải qua sự suy nhược của tuổi già. Nghĩ đến đấy, cậu liền bỏ buổi lễ, trốn đi, chạy vào ngụ trong một tu viện. Bấy giờ, các vị tỳ kheo trong tu viện, trước đây có được lời dặn của Trưởng lão Xá Lợi Phất, hễ em của Ngài muốn đi tu, thì cứ nhận ngay cho làm Sa di. Sau lễ thế phát, các tỳ kheo liền thông báo cho Trưởng lão Xá Lợi Phất hay tin rằng Lê Va Ta đã xuất gia.

Sa di Lê Va Ta được các tỳ kheo chỉ dạy cho một đề tài thiền quán, liền xin phép lên đường vào khu rừng cây keo, cách tu viện hơn ba mươi do tuần để tu hành ẩn cư. Chẳng bao lâu, chứng đươc quả vị A La Hán. Sau mùa an cư kiết hạ, Trưởng lão Xá Lợi Phất xin phép đức Phật để vào khu rừng keo thăm em. Đức Phật bảo, Ngài và chúng Tăng sẽ cùng đi để viếng nơi cư ngụ của Sa di Lê Va Ta.

Đường đi đến rừng keo khá xa, quanh co, gồ ghề, lại vắng người, nhưng chư Thiên đã dựng lên ở mỗi do tuần một trạm nghỉ chơn, có đầy đủ thức ăn vật uống để cúng dường đức Phật và chúng Tăng. Khi hay tin Tăng đoàn sắp đến, Sa di Lê Va Ta nỗ lực dựng thêm lều để tiếp đón. Và trong thời gian lưu lại tại rừng keo, mọi người đều được đủ tiện nghi.

Khi trở về, đức Phật và chúng Tăng ghé qua tu viện Đông Viên ở phía đông thành Xá Vệ. Bà Vi Sa Kha ra nghinh đón, dâng cúng thực phẩm lên đức Phật. Sau buổi ngọ trai, bà Vi Sa Kha thưa hỏi đức Phật về nơi cư trú trong rừng keo của Sa di Lê Va Ta như thế nào, đức Phật liền đáp bằng bài Kệ, như sau đây:
  • Dù tại trong làng mạc,
    Hay ở chốn rừng sâu,
    Vực thẩm hay đồi cao,
    Nơi La hán toạ lạc,
    Vùng đất lành khả ái.
    (Kệ số 098)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Lê Va Ta: Tên của Trưởng lão, tiếng Pali là Revata.

- Rừng keo: Rừng nầy có nhiều cây keo (tên cây nầy là Acacia)

- Tảo hôn: Tảo = quá sớm; hôn = cưới vợ. Theo tục tảo hôn, cha me lo cưới vợ cho con trai còn nhỏ tuổi. Tục nầy ở Việt nam xưa kia cũng có.

- Suy nhược: Suy = suy sụp; Nhược = yếu ớt. Trong bốn cảnh Khổ, được nói trong giáo lý nhà Phật: sanh, lão, bịnh, tử thì lão (= già) chỉ vào sự suy nhược. Chẳng có ai tránh khỏi sự suy nhược khi về già cả.

- Do tuần: Dài khoảng một dặm (km, cây số), tiếng Pali là yojana.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện mang hai ý nghĩa:
  • a. Bỏ trốn vào ngày đám cưới: đây là trường hợp rất đặc biệt của một cậu bé bảy tuổi rời cuộc sống trong gia đình để đi tu. Tích chuyện thuật lại vì cậu Lê trông thấy cảnh già suy nơi bà lão lụm cụm hơn trăm tuổi mà quyết định xuất gia, tìm đường giải thoát khỏi cảnh Khổ của sanh già bịnh chết. Quyết định xuất gia nầy xảy ra vào ngày đám cưới rất kịp thời vì ngăn chặn được sự tạo thêm các mối ràng buộc về vợ con sau nầy. Ta có thể thắc mắc tại sao một cậu bé mới bảy tuổi mà có được một quyết định quan trọng như thế; nhưng xét lại, trong nhà cậu, các anh chị em đều đã xuất gia, đó cũng là một nguyên nhơn đã thúc đẩy cậu noi theo con đường mà anh chị đã chọn. Nếu ta tin vào tiền kiếp, có lẽ trong các đời trước, cậu đã tu hành nhiều, nên kiếp nầy mới sớm cắt đứt được mọi luyến ái trong gia đình mà đi xuất gia.

    b. Vùng đất lành khả ái nơi vị A la hán ẩn tu: Tích chuyện thuật lại đức Phật đến Rừng Keo thăm viếng nơi Sa di Lê Va Ta ở, với mục đích đề cao cảnh trí ẩn tu thanh tịnh. Tại sao nơi có vị A la hán ở lại là vùng đất khả ái, đáng yêu? Đó là một nơi vắng vẻ, xa hẳn chốn xôn xao, đua chen của đời sống xã hội ồn ào. Đó là một nơi mà đức hạnh cao cả của người tu hành có thể làm biến đổi được phong tục của những người sống chung quanh, bằng lối sống giản dị, an nhiên, tự tại.
(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 098:

Trong bài Kệ nầy, đức Phật bảo, bất cứ nơi nào có vị A la hán đang tu hành, dầu ngay trong làng mạc, hay ở chốn vắng vẻ, nhờ đức hạnh cao cả và sáng chói của bực Thánh, đã trở thành một vùng đất an lành, khả ái. Tại sao? Lý do vừa được nêu lên ở mục b, bên trên.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để biết mến nơi tu hành thanh vắng.

(2) Để giải trí vào dịp cuối tuần, xin đề nghị đưa gia đình đi viếng thăm một ngôi chùa trên núi.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

80. TÍCH CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ QUYẾN RŨ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp có đề cập đến việc một tỳ kheo bị một người đàn bà quyến rũ.

Thuở ấy có một vị tỳ kheo, sau khi được đức Phật chỉ dạy cho một đề tài thiền quán, liền đến một khu vườn để thực tập toạ Thiền. Bấy giờ, có một người đàn bà đi ngang qua trông thấy trang mạo tuấn tú của vị tu sĩ mới sanh lòng quyến luyến, và đến bên cạnh tìm cách dụ dỗ. Vị tỳ kheo vừa sợ hãi, vừa cảm thấy toàn thân được một sự thoả thích lâng lâng tràn ngập. Từ nơi hương phòng ở chùa Kỳ Viên, đức Phật quán thấy cảnh tượng ấy, ngại cho vị tỳ kheo sa ngã, Ngài dùng thần thông, chiếu hào quang đến khu vườn và bảo vị Tỳ kheo rằng: "Nầy Tỳ kheo, bọn phàm phu thường hay chạy theo các dục lạc về thể chất; đây chẳng phải là nơi thuận tiện cho việc tọa thiền. Nên chọn nơi vắng vẻ trong rừng sâu, vì phàm phu chẳng tìm thấy thoả thích ở các nơi ấy".

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Rừng rú đầy thích thú,
    Người đời ít ai chuộng.
    Bực đã dứt dục vọng,
    Mến sống cảnh rừng hoang.
    (Kệ số 099)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Quyến rũ: Theo rủ rê khiến cho người phải ngã theo điều xấu.

- Trang mạo: Hình dung, dung nhan, gương mặt, dáng vóc.

- Tuấn tú: Đẹp trai, hiên ngang, khôi ngô.

- Quán thấy: Trong cơn Thiền định, thấy được nơi tâm.

- Thần thông: Phép lực cao cường như có thể bay trên không.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện kể việc một tỳ kheo ngồi Thiền trong vườn bị một người đàn bà đi ngang qua quyến rũ; nhưng nhờ đức Phật chỉ dạy nên chọn nơi rừng sâu vắng vẻ, mới khỏi bị sa ngã.

Ý nghĩa của Tích chuyện là khi ngồi Thiền, ta phải chọn một nơi thích hợp, vắng vẻ, mới có thể chuyên tâm tu hành.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 099:

Bài Kệ rất giản dị, chẳng chữ nào khó cả, đề cao cảnh thanh vắng của rừng rú, dễ cho việc tu hành tinh tấn. Người thường chẳng thích nơi rừng rú vì họ còn ham mê các thú vui nhục dục, rộn ràng; còn người đã dứt bỏ mọi dục vọng (tức là bực A la hán), dẹp bỏ mọi ham muốn, thì thấy thoả thích khi sống trong cảnh núi rừng xa vắng.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ, để biết mến chuộng cảnh núi rừng.

(2) Thử đề nghị một cách nghỉ hè: tham dự một khoá tu Thiền tại vùng núi rừng. Đây là một lối thay đổi không khí rất thoải mái, đi du lịch rất thích thú, chẳng phải chỉ để ngoạn cảnh núi non hùng vĩ, mà còn có dịp ngồi dưới gốc cây khô, trên tảng đá mòn, tĩnh tâm xét lại lòng mình.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VIII. PHẨM NGÀN

81. TÍCH CHUYỆN NGƯỜI ĐAO PHỦ TAM BÁ ĐÀ
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc người đao phủ thủ tên là Tam Bá Đà.

Thuở ấy, có người đao phủ thủ, tên là Tam Bá Đà, chuyên nghề chặt đầu các tội phạm đã bị nhà Vua xử tử hình. Tam làm nghề đao phủ trong năm mươi lăm năm, vừa nghĩ việc về hưu. Sáng hôm ấy, anh ta vừa nấu xong một nồi cháo, định xuống sông tắm rửa rồi sẽ ăn sáng. Bấy giờ, Trưởng lão Xá Lợi Phất vừa xuất cơn diệt tận định, là cõi thiền định cao nhứt, lên đường đi khất thực. Khi sắp bước vào nhà, Tam nhìn thấy Trưởng lão Xá Lợi Phất đang cầm bình bát đứng trước cửa, chờ được bố thí. Tam nghĩ trong lòng, mấy chục năm qua, ta theo nghề chặt đầu tội nhơn, chẳng có dịp làm được một việc thiện nào, nay chính là lúc nên đem cả nồi cháo ra cúng dường cho vị Trưởng lão nầy để tạo phước. Nghĩ xong, anh ta thỉnh Trưởng lão vào nhà và bưng cháo ra dâng cúng.

Sau khi thọ thực, Trưởng lão Xá Lợi Phất liền đem Chánh pháp ra giảng dạy cho Tam Bá Đà nghe, nhưng lúc ấy Tam chẳng thể nào chú tâm nghe hiểu được, vì trong lòng cứ mãi nhớ cả đời đao phủ thủ của mình chỉ chuyên đi giết người. Đoán biết tâm trạng đó, Trưởng lão Xá Lợi Phất mới khéo léo hỏi rằng: "Trong mấy mươi năm qua, ông giết người vì theo lịnh của Vua hay vì chính anh thích giết?" Tam liền đáp, vì theo lịnh Vua mà giết. Trưởng lão bảo: "Như thế, nếu chẳng có ác ý giết người, thì đâu có tội sát sanh". Nghe nói thế, lòng của Tam Bá Đà trở nên thanh thản mới chăm chú nghe giảng và thông hiểu được Chánh pháp. Bấy giờ, anh chứng được tuệ thuận thứ của Tu đà hườn đạo. Khi Trưởng lão chấm dứt thời pháp, Tam theo tiễn đưa Ngài một quảng đường; khi trở về, rũi thay, Tam Bá Đà bị một con bò điên húc chết.

Chiều hôm ấy, khi hay tin Tam Bá Đà đã chết, các vị tỳ kheo mới thưa trình đức Phật và hỏi ngài, chẳng biết Tam Bá Đà nay được tái sanh về đâu. Đức Phật bảo, mặc dầu Tam Bá Đà suốt đời có phạm tội giết người theo lịnh Vua, nhưng trước khi chết, đã thông hiểu được Chánh pháp, chứng đắc được tuệ thuận thứ, nên nay được tái sanh lên cõi Trời Đâu Suất. Các vị tỳ kheo tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy Tam Bá Đà chỉ nghe Chánh pháp được tuyên giảng có một lần mà đắc được đạo quả và sanh lên Trời, đức Phật liền bảo, chẳng phải thuộc làu muôn kinh ngàn kệ trong Chánh pháp là điều quan trọng, mà chỉ cần hiểu rõ một câu thật có ý nghĩa trong Chánh pháp là được hưởng phước lạc cao.

Rồi đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:
  • Dầu có nói ngàn lời vô dụng,
    Chẳng theo đúng đạo quả Niết bàn.
    Sao bằng thốt một lời ý nghĩa,
    Nghe xong rồi tâm được bình an.
    (Kệ số 100)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Đao phủ thủ: Đao = cây dao lớn để chém; Phủ = cái búa lớn; Thủ = tay; Đao phủ thủ là người chém đầu các tội nhơn bị xử tử hình.

- Tam Bá Đà: Tên kẻ đao phủ thủ nầy tiếng Pali là Tambadāthika.

- Về hưu: Thôi việc về nghĩ, sau một thời gian làm nhiều năm.

- Diệt Tận Định: Cơn đại định cao nhứt trong tám cõi Thiền và Định, trong đó hành giả đã chấm dứt được tất cả các cảm thọ và tri giác. Danh từ Pali là Jhāna samāpatti.

- Tội nhơn: Tội = lỗi lớn; Nhơn = người. Tội nhơn là kẻ phạm tội nặng

- Tuệ thuận thứ: Tuệ = trí huệ, tâm trí; Thuận = theo đúng chiều hướng; Thứ = thứ lớp trước sau. Theo Thiền Minh Sát (Vipassanā), đây là giai đoạn định tâm khiến cho sự nhận thức của hành giả về Danh Sắc (Nāmarūpa) diễn tiến theo đúng chiều hướng của Đạo (Magga).

- Tu đà hườn đạo: Còn gọi là Tu đà hườn hướng (Sotāpatti Magga), theo đó hành giả đã theo đúng con đường đưa đến quả vị Tu đà hườn.

- Húc: Bị con bò điên đâm đầu vào và đạp lên.

- Đâu Suất: Cõi Trời cao hơn cõi Trời Tứ Thiên Vương và cõi trời Đao Lợi. Tiếng Pali là Tusita.

- Phước lạc: Phước = hạnh phước; Lạc = vui. Phước lạc là điều vui.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại một người chuyên hành hình tội nhơn, nhờ nghe hiểu được một câu trong Chánh pháp mà được tái sanh lên cõi trời Đâu Suất. Ý nghĩa quan trọng của Tích chuyện gồm có bốn điểm chánh:
  • a. Phương tiện khéo léo của Trưởng lão Xá Lợi Phất dùng câu hỏi để khiến cho người nghe bớt lo lắng mà chú tâm vào việc nghe giảng pháp: Trưởng lão biết ông Tam đang lo sợ vì tội suốt đời đã giết chết nhiều người, nên chẳng thể chú tâm nghe pháp, mới dùng câu hỏi khiến cho ông Tam nhận thức rằng, mình chẳng có ác ý gây tội sát-sanh, để lòng được thanh thản mà nghe pháp.

    b. Đây chỉ là một phương tiện khéo thôi, chớ ông Tam vẫn có tội sát sanh. Tại sao? Vì tuy chẳng có ác ý sát sanh, nhưng hành động của nghề đao phủ là giết người; tội nầy do vì ông đã chẳng biết chọn đúng được một nghề sanh sống chẳng làm hại mạng chúng sanh. Chọn nghề đúng đắn để mưu sanh, trong Bát Chánh Đạo, gọi là Chánh mạng. Theo đúng Chánh mạng, ta chẳng chọn các nghề như đánh cá, săn bắn, chế tạo khí giới, bán rượu mạnh; dĩ nhiên, nghề đao phủ cũng là nghề chẳng chánh đáng.

    c. Tại sao biết ông Tam vẫn có tội mà Trưởng lão lại đưa ra câu hỏi khiến cho ông Tam tưởng lầm là mình vô tội? - Đó là vì Trưởng lão muốn cho lòng ông Tam bớt lo lắng, để có thể chú tâm vào lời giảng, và nhờ hiểu rõ lời giảng nên mới có đủ phước duyên để chứng đạo quả Tu đà hườn, thoát được cảnh ác, mà sanh lên cõi Trời. Đấy là phương tiện khéo giúp người tạo thêm duyên lành để tránh được ác báo. Điều nầy giúp ta vững tin rằng, một người tuy mắc phải tội lỗi, nếu biết sớm quay về con đường phải của Chánh pháp, tạo được phước lành, thì ác báo sẽ chẳng có đủ cơ duyên để khởi lên được.

    d. Chẳng phải cần thông thuộc tất cả Kinh điển, chỉ cần hiểu biết thật rõ một câu có ý nghĩa trong Chánh pháp là có thể được hưởng phước lạc cao. Phước lạc đó, đối với ông đao phủ thủ Tam Bá Đà là khỏi phải sa vào cõi địa ngục vì tội đồng loã sát sanh, mà lại được sanh lên cảnh Trời Đâu Suất, hưởng phước thanh nhàn. Ứng dụng điểm nầy, khi học tập về Kinh kệ, ta chớ nên tham lam học cho nhiều bài, chỉ cần hiểu rõ một bài, một câu, có ý nghĩa liên quan đến sự giác ngộ và giải thoát, đủ để tu tập sao cho tâm được thanh tịnh và bình an.
(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 100:

Bài Kệ nầy rất quan trọng, dạy ta khi học tập Kinh kệ, chớ nên tham lam thâu góp cho thật nhiều, mà phải biết nghe hiểu một lời thật có ý nghĩa, khiến cho tâm được bình yên. Khi nào tâm bình yên? Khi nhờ nghe Chánh pháp mà lòng ta trở nên trong sạch, thanh thản, thấy rõ con đường tu tâm để giải thoát khỏi các phiền não.
HỌC TẬP:
(1) Học thuộc lòng bài Kệ nầy, để ghi nhớ, khi họC tập Kinh kệ, chẳng phải cầu lấy số nhiều, mà phải biết hiểu rõ câu nào, lời nào giúp cho tâm được thanh tịnh, bình an.

(2) Một bài kệ tóm tắt được cả Chánh pháp:
  • - Chớ làm điều ác,
    - Siêng làm việc lành,
    - Tâm ý thanh tịnh,
    - Là lời Phật dạy.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tìm Hiểu & Học Tập Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

82. TÍCH CHUYỆN VỀ BÁ HI GIA
Vào một thời kia, đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, nước Xá Vệ, trong một kỳ giảng pháp, có đề cập đến việc người lái buôn Bá Hi Gia.

Thuở ấy có một nhóm thương gia ngồi thuyền vượt biển đi buôn xa. Chẳng may, thuyền bị bão tố lớn đánh chìm, các thương gia bị chết đuối, chỉ trừ một người sống sót, tên là Bá Hi Gia. Nhờ ôm được một khúc gỗ, Bá trôi dạt vào bờ, tấp vào hải cảng Sử Pha Kha. Mình trần truồng, Bá lấy miếng ván che thân, lượm được một cái bát, mới đến chỗ có người qua lại, để ăn xin. Nhiều khách bộ hành thương tình đem cơm cháo đến bố thí, có kẻ lại đem quần áo cho để che thân, nhưng Bá từ chối, vì sợ nếu ăn mặc theo người thường, sẽ ít được người bố thí. Lại có nhiều người trông thấy cảnh Bá che thân bằng tấm ván, tưởng đâu đó là bực tu hành khổ hạnh, đã chứng đắc được đạo quả A la hán. Tiếng đồn vang xa, rồi chính Bá cũng tưởng đâu mình là một bực A la hán thật, cứ tiếp tục sống trong tà kiến như thế.

Cho đến một đêm kia, Bá Hi Gia đang ngủ, bị một người đánh thức dậy. Người ấy là một bực chơn tu vốn là bạn thân với Bá Hi Gia trong một tiền kiếp. Người bạn nói: "Nầy anh Bá Hi Gia, anh đâu phải là người đã chứng đắc được đạo quả A la hán, sao anh lại dám nhận như thế?" Bá Hi Gia thật tình thưa: "Tôi cũng biết tôi có tội lớn, chẳng có tu hành chi mà chứng đắc được. Anh có biết trên thế gian nầy ai là người đã chứng được ngôi vị A la hán không?" Người bạn đáp: "Tôi có biết. Cách đây hơn trăm dặm đường, tại chùa Kỳ Viên, có tu sĩ Cồ Đàm chứng đắc được quả vị A la hán, là bực đã hoàn toàn giác ngộ và giải thoát". Bá Hi Gia mừng rỡ nói: "Tôi phải đến đây để xin Ngài chỉ dạy". Liền đó, Bá Hi Gia nhờ người bạn chỉ đường, lặn lội cả đêm ngày để đến chùa Kỳ Viên.

Vào sáng sớm hôm ấy, đức Phật cùng chư Tăng đang đi khất thực. Bá Hi Gia quần áo rách rưới, chân cẳng bị trầy sướt, quì bên đàng và thưa với đức Phật: "Bạch Ngài, con lặn lội đường xa đến đây, mong Ngài đem Chánh pháp ra chỉ dạy cho con". Đức Phật đáp, nay còn chưa phải thời, vì đang đi khất thực, hãy để đến khi khác. Nhưng Bá Hi Gia cố nài nỉ thưa rằng, đời người quá ngắn ngủi, chẳng biết rồi đây có bị tai nạn gì mất mạng sống đi chăng, xin đức Phật thương tình mà chỉ dạy ngay cho.

Đức Phật quán thấy đã đủ cơ duyên cho Bá Hi Gia chứng đắc đạo quả, nên Ngài liền dừng lại bên đường, giảng vắn tắt cho Bá Hi Gia nghe: "Nầy thiện nam tử, khi mắt nhìn một vật, chỉ nên thấy có vật; khi tai nghe tiếng, chỉ để ý đến tiếng; khi mũi ngửi, chỉ biết đến mùi hương; khi lưỡi nếm, chỉ nhận ra vị; khi có sự đụng chạm, chỉ cảm nhận được cảm giác; khi nghĩ đến một việc, chỉ ý thức đến việc ấy mà thôi". Khi chăm chú nghe xong lời đức Phật giảng, tâm trí của Bá Hi Gia liền khai ngộ và chứng đắc ngay quả vị A la hán. Bá Hi Gia liền thỉnh cầu đức Phật cho gia nhập Tăng đoàn. Đức Phật bảo Bá Hi Gia hãy đi lấy áo cà sa, bình bát và các thứ cần dùng của một tỳ kheo đem đến. Bá Hi Gia vâng lời; trên đường đi, rủi thay lại bị một con bò điên húc vào và ngã ra chết trên đống rác. Sau khi thọ trai xong, các tỳ kheo phát giác thi thể của Bá Hi Gia, vào trình đức Phật. Đức Phật bảo làm lễ hỏa táng cho Bá Hi Gia và lấy tro xương đem thờ nơi tháp.

Trở về chùa Kỳ Viên, đức Phật bảo chúng Tăng rằng, sau khi nghe Phật giảng mấy câu về Chánh pháp, Bá Hi Gia đã thấu hiểu nhanh chóng, đắc được đạo và quả A la hán, nên nay nhập vào cảnh giới Niết bàn. Trước sự ngạc nhiên của các tỳ kheo thấy Bá Hi Gia chỉ nghe có mấy câu trong Chánh pháp mà chứng đắc được quả vị Niết bàn, đức Phật mới bảo: "Một bài pháp đem lại lợi ích cho người, đâu cần phải dài dòng".

Rồi đức Phật mới thốt lên bài Kệ sau đây:
  • Dầu có đọc một ngàn câu Kệ
    Chẳng liên hệ đạo quả Niết bàn,
    Sao bằng nói một câu Chánh pháp,
    Nghe xong rồi, tâm được bình an.
    (Kệ số 101)
TÌM HIỂU:

A. NGHĨA CHỮ:
- Bá Hi Gia: Tên người nầy tiếng Pali là Bāhiyadāruciriya.

- Sử Pha Kha: Tên hải cảng nầy tiếng Pali là Suppāraka.

- Hải cảng: Hải = biển; Cảng = cửa biển. Hải cảng là cửa sông đổ ra biển, nơi tu tập ghe thuyền buôn bán.

- Đạo và Quả A la hán: Đạo = con đường, đường lối tu hành (Magga); Quả = quả vị, sự tu đã thành công (Phala). A la hán = quả vị Thánh, cao nhứt trong hàng Thanh văn(Sravaka), đã diệt được hết các lậu hoặc, phiền não, chẳng còn tái sanh trong cảnh Luân hồi nữa.

- Tà kiến: Tà = xiêng xéo, sai lầm; Kiến = ý kiến. Tà kiến là ý kiến sai lầm.

- Chơn tu: Chơn = chơn lý, đúng sự thật. Bực chơn tu là bực tu hành có đức hạnh cao.

- Cồ Đàm: Họ của đức Phật Thích Ca; tiếng Pali là Gautama.

- Hoàn toàn giác ngộ và giải thoát: Tức là thành Phật. Giác ngộ là thông hiểu tất cả mọi sự việc, đúng theo Chơn lý; Giải thoát là thoát khỏi mọi phiền não, lậu hoặc, chẳng còn bị tái sanh trong cõi Luân hồi nữa.

- Chưa phải thời: Chưa phải lúc thuận tiện.

- Cơ duyên: Cơ = cơ hội; Duyên = duyên cớ. Chữ cơ duyên hàm ý nghĩa là cơ hội may mắn đang đến.

- Ý thức: Ý = ý tưởng; Thức = biết rõ. Có ý thức về việc gì có nghĩa là biết mình đang nghĩ ngợi và hiểu biết về điều ấy. Nhưng nếu biết mà chẳng để ý, thì chẳng gọi là có ý thức được.

- Khai ngộ: Khai = mở ra; Ngộ = hiểu rõ. Trước còn chưa hiểu, nay nhờ nghe và suy nghĩ mà hiểu, mà biết, đó gọi là khai ngộ.

- Bình bát: Cái bình giống như cái nồi nhỏ, để đựng cơm khi đi khất thực; bằng sành, bằng gỗ hay bằng đồng.

- Hỏa táng: Hỏa = lửa; táng = đám ma. Hỏa táng là lễ thiêu đốt xác người chết.

- Tháp: Ngôi mộ xây nhọn lên cao, thờ tro, xá lợi các bực tu hành.

- Chẳng liên hệ đạo quả Niết bàn: Ý muốn nói, dầu có nhiều lời chẳng dính dấp chi đến việc tu hành để được giác ngộ và giải thoát, để chứng được cảnh an vui, vắng lặng của Niết bàn.

- Tâm bình an: Tâm yên ổn. Ở đây, có nghĩa là tâm của bực A la hán, đã diệt xong các phiền não mà trở nên thanh tịnh, quân bình; và đang sống tự tại trong cảnh giới Niết bàn, chẳng còn phải tái sanh khổ sở nữa mà trở nên an nhiên.
B. NGHĨA Ý:
(1) Ý nghĩa của Tích chuyện:

Tích chuyện thuật lại việc một người biết ăn năn lỗi lầm gạt kẻ khác là mình đã chứng đắc quả vị A la hán, đến xin đức Phật chỉ dạy cách tu hành để được giác ngộ và giải thoát. Với một bài pháp ngắn, đức Phật dạy cách điều phục các căn: khi thấy, nghe, ngữi, nếm, sờ, nghĩ, chẳng để cho tâm bị cảnh vật bên ngoài và ý tưởng bên trong trì níu, lôi cuốn. Đó là pháp khiến tâm an tịnh, để bước vào ngưỡng cửa Niết Bàn.

Đấy là ý nghĩa quan trọng của Tích chuyện.

(2) Ý nghĩa của bài Kệ số 101:

Cũng như bài Kệ số 100, bài Kệ nầy dạy ta phải biết nghe và hiểu Chánh pháp, thế nào để ứng dụng tu tâm. Chẳng phải học thuộc lòng muôn kinh ngàn kệ mà được giác ngộ và giải thoát. Hiểu rõ một câu và chí thành áp dụng, mới đem lại ích lợi thiết thực cho đường tu.

(3) Một thắc mắc cần được giải nghi:

Trong hai Tích chuyện vừa qua, cả hai người, Tam Bá Đà và Bá Hi Gia, vừa nghe và hiểu xong Chánh pháp, khi ra về lại bị một con bò điên húc chết. Thắc mắc: họ nghe pháp rồi bị chết như thế thì có lợi ích chi đâu? Đừng nghĩ lầm như thế! Cả hai người vừa chứng được đạo quả, hai cái chết đột ngột đến chỉ là dịp cuối cùng cho họ trả xong được nghiệp báo đã qua, nếu không họ còn phải kéo dài cuộc sống khổ, trước khi sanh lên Trời, hay được nhập Niết bàn.
HỌC TẬP:
- Đọc kỹ lại lời dạy của đức Phật về cách điều phục các căn.
Hình ảnh


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách