Sống Đời Giá Trị

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

sốngđờigiátrị0001.jpg
sốngđờigiátrị0001.jpg (322.63 KiB) Đã xem 1152 lần
Phương pháp ứng dụng lời Phật dạy
vào đời sống hành giả

SỐNG ĐỜI GIÁ TRỊ
Tỳ kheo Thích Thiện Pháp
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

LỜI NÓI ĐẦU
  • NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    Kính bạch chư tôn Thiền Đức và chư Phật Tử.
Muốn cho Phật pháp thường còn ở thế gian để nhân loại có chỗ nương tựa nhằm trưởng dưỡng tâm linh giác ngộ, từ đó việc truyền bá chánh pháp là trách nhiệm của người con Phật. Công hạnh này luôn được các thế hệ không ngừng thể hiện qua việc luận giải lời Phật dạy, hoặc ấn tống kinh sách để truyền đạt Phật pháp đến mọi người.

Vào những ngày đầu xuân Mậu Tý, Phật lịch 2551, nhân Phật tử câu hội về chùa lễ Phật, thăm hỏi, chúc Tết nhau, chúng con thường thuyết giảng và nhắc nhở Phật tử sống hiểu biết, thực hành theo tinh thần của chánh pháp. Nay đủ duyên lành, chúng con lược soạn bản Sống Đời Giá Trị được triển khai từ bốn pháp tu tập hạnh phúc mà đức Thế Tôn đã từng dạy cho chúng tại gia trong Tăng Chi Bộ Kinh, với mục đích cúng dường Pháp bảo cho Phật tử hữu duyên.

Trong việc lược soạn này, chúng con không tránh khỏi những điều thiếu sót. Kính mong chư tôn Thiền đức phương tiện đọc qua, từ tâm góp ý, giúp đỡ chúng con trong việc xiển đương Phật pháp để chánh pháp thường còn.

  • Pháp Thường, mùa xuân năm Mậu Tý.
    • Tỳ kheo Thích Thiện Pháp


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

SỐNG ĐỜI GIÁ TRỊ
Tìm hiểu về con người, chúng ta phải công nhận rằng: Tiềm năng của con người thật là vô cùng phong phú. Tánh linh của con người có khả năng biết được quá khứ, hiện tại, vị lai; trí huệ của con người, có khả năng thấu suốt được chân lý để trang bị cho mình tầm nhìn tỉnh thức; việc làm của con người có khả năng chuyển hóa những thói quen thấp hèn để thăng hoa cuộc sống. Nơi kinh Bổn Sanh, đức Phật có dạy: "Trải qua nhiều kiếp vào ra sanh tử trong các loài, từ nơi thân người mà chư Bồ tát tu hành thành bậc chánh giác". Nay được thân người, và có duyên lành làm đệ tử Phật, chúng ta nên chuyên tâm học hỏi, tu tập, nhằm kiến tạo cho mình và người kinh nghiệm sống an lạc.

Về cơ bản, con người chúng ta gồm cả trí dục, đức dục và tính dục nghĩa là con người đều có những ham muốn về trí tuệ, về phẩm hạnh đạo đức, và về bản năng tình cảm (kể cả dục tình). Mỗi người luôn có khuynh hướng phát triển mạnh về một mặt nào đó, nhưng nếu nghiêng về mặt tình cảm mà thiếu lý trí thì con người dễ lầm lạc và đau khổ. Bởi thế, chúng ta được quí trọng hay bị xem thường đều do bản thân có chịu tu sửa, hướng đến mục tiêu chân, thiện, mỹ hay không. Hiểu được điều này, chúng ta nên định đoạt cho mình lập trường sống vượt qua bản năng để sống đời giá trị. Trong kinh Tăng Chi Bộ IIIA, đức Phật có dạy bốn pháp tu tập hạnh phúc, cho chúng tại gia như sau:

  • 1. Đầy đủ đức tính tháo vát.
    2. Đầy đủ đức tính phòng hộ.
    3. Đầy đủ đức tính hướng thiện.
    4. Đầy đủ đức tính thăng bằng.
  • 1. Đầy Đủ Đức Tính Tháo Vát
Tháo vát là đức tính cần cù, chịu khó, siêng năng làm việc. Đây là tánh tốt, cần thiết cho tất cả mọi người. Bất luận công việc gì cũng cần phải có tinh thần tháo vát mới có thể thành công, từ xây dựng sự nghiệp trong xã hội cho đến đạo nghiệp trong Phật pháp, nếu ta do dự, giãi đãi tiêu cực kết quả sẽ không tốt. Người tháo vát thường làm ra của cải vật chất, xây dựng hạnh phúc cho chính mình và đem lại lơi ích cho kẻ khác nên thành tựu giá trị đời người. Như lời đức Thế Tôn răn dạy: "Không có công đức nào từ sự lười biếng giãi đãi mà sinh ra". Thế gian thường lên án người lười biếng là kẻ ăn bám, vì ở bất cứ nơi đâu họ thường làm phiền lòng mọi người để rồi bị con người đào thải. Người lười biếng không tạo ra của cải vật chất, không hữu ích cho cuộc đời nên uy tín của họ đối với người đời sẽ yếu kém:
  • Lười biếng thành tiêu cực
    Tánh tháo vát, tích cực
    Tạo nên sự thành công
    Trong muôn ngàn lãnh vực
    .
Xưa nay có biết bao nhiêu nhân tài, họ đã thành công từ sự siêng năng tháo vát chẳng hạn như Edison là một thiên tài về phát minh, cống hiên rất lớn cho nhân loại, thành công lớn nhất của ông là phát minh ra bóng đèn điện, sau khi ông đã phải trải qua bao nhiêu vất vả, thực hiện trên mấy trăm loại nguyên liệu, thất bại hàng trăm ngàn lần nhưng ông vẫn kiên trì không chán nản. Chính đức tính siêng năng, phấn đấu đến cùng, ông đã đem lại ánh sáng phục vụ hữu ích cho sinh hoạt con người.
  • Chồn có tánh ham ngủ
    Không thể bắt được gà
    Thỏ có bệnh lười biếng
    Nên không tròn trách nhiệm.
Trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta có khi gần như mâu thuẫn, vì có lúc ta rất là siêng năng, mà cũng có lúc ta rơi vào lười biếng giãi đãi. Vì vậy hành giả cần điều chỉnh thân tâm, tăng trưởng tánh tháo vát để hóa giải tánh lười biếng tiềm ngầm trong mình. Bất luận làm việc gì cũng cần phải có đức tính siêng năng. Nếu ta do dự không tiến tới, hoặc có chút lười biếng, giãi đãi sẽ không thành tựu được một việc gì cả.
  • Đối trị bệnh lười biếng
    Phật dạy pháp tinh tấn
    Giúp hành giả siêng năng
    Hướng về đạo giải thoát.
Lười biếng là căn bệnh của chúng sanh, mà thuốc trị của nó trong nhà Phật gọi là công hạnh tinh tấn.
  • Tinh đủ là tinh chuyên
    Ròng rặt không xen tạp
    Tấn nghĩa là tiến tới
    Tiến mãi không thối lui.
Tinh tấn là cố gắng không ngừng nghỉ trong công việc diệt trừ, chặn đứng cái xấu ác phát sanh, tăng trưởng cái đẹp, cái thiện với mục đích cuối cùng là thành tựu nếp sống tỉnh thức. Tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên con đường thánh thiện. Không có tinh tấn thì dù ta có sáng suốt bao nhiêu, có nhân từ, có đức hạnh bao nhiêu cũng không làm lợi ích nhiều cho ta và xã hội. Tinh tấn như dầu, xăng trong bộ máy xe hơi. Máy dù tốt, người lái dù giỏi, mà không có xăng, chiếc xe vẫn nằm ỳ một chỗ.
  • Bí quyết để thành công
    Phần đông nhờ tinh tấn
    Như xe đủ xăng, dầu
    Đi đâu cũng toại nguyện.
Những bậc Thánh Hiền, các vị Tổ sư lưu danh muôn thuở đều nhờ công hạnh tinh tấn. Do vậy các ngài đã chiến thắng tất cả từ ngoại cảnh cho đến nội tâm, họ đã đạt được những nguyện ước tốt đẹp. Như ngài Huyền Trang đi Thiên Trúc thỉnh kinh, trải qua tám trăm dặm sa mạc, giữa đường thiếu nước, cơ hồ bỏ mình nơi hoang mạc, song ngài vẫn nguyện: "Thà đi về hướng Tây một bước mà chết, quyết không quay về hướng Đông một bước mà sống!" Nếu là người không có lập trường kiên nhẫn, không có tâm tinh tấn vì đạo, thì làm sao có thể làm được việc như vậy? Hòa thượng Bách Trượng Hoài Hải là một thiền sư nổi tiếng với tư cách là bậc tông tượng đầu tiên chế ra quy củ sinh hoạt cho thiền viện. Trong bản Bách Trượng Thanh Quy của người có định ra phần lao động thể lực gọi là "tác vụ".

Ngay cả khi Hòa thượng tuổi đã cao, tự bản thân ngài vẫn không hề bỏ một buổi tác vụ nào cả. Chúng đệ tử có thỉnh cầu ngài hãy nghỉ ngơi nhưng người vẫn tiên phong đi làm việc. Một hôm, vị tăng quản lý bèn đem dấu chìa khóa phòng của Hòa thượng, nghĩ rằng nếu không có dụng cụ thì chắc chắn thế nào Hòa thượng cũng phải nghỉ thôi. Hôm ấy Hòa thượng không ra đi làm, và thay vào đó thì người chẳng ăn gì cả. Chúng đệ tử hỏi người rằng: "Hòa thượng không dùng cơm sao?" Hòa thượng trả lời: "Ngày nào không làm thì ngày đó không ăn".

Thật là gương sáng của sự tinh tấn, nghị lực siêng năng ấy khích lệ trong lòng chúng ta và đáng cho hậu thế muôn đời soi chung. Ngoài đời cũng như trong đạo, thành công sự nghiệp không phải một sớm một chiều mà có. Nó là một quá trình lao động gian khổ, khắc phục khó khăn, bền bỉ làm việc. Con người phải cần cù tháo vát "buông dầm cầm chèo", không làm việc này cũng làm việc khác, không lo chuyện bề ngoài cũng quay về bên trong lo tu hành. Không làm việc phước đức thì cũng làm việc có công đức, tiết kiệm và quý trọng từng chút thời gian, sử dụng tất cả thời giờ vào công việc hữu ích để tích lũy công đức, lâu ngày mới thành tựu việc lớn:
  • Một tấc thời gian một tấc vàng
    Vàng nào mua được tấc thời gian
    Tấc vàng mất đi kiếm lại được
    Thời gian qua mất khó lòng tìm.
Khả năng tháo vát tạo sự phát triển hai mặt vật chất và tinh thần. Vật chất dồi dào, hình thành phong cảnh đẹp, tạo thành y báo trang nghiêm, tinh thần an ổn, tăng trưởng tâm trí huệ hình thành chánh báo vi diệu. Như vậy, đầy đủ đức tính tháo vát là chất liệu cần thiết hành giả cần trang bị để thành tựu nếp sống tốt đẹp, giữa con người và con người.
  • Thành tựu các công đức
    Nhờ đức tành tháo vát
    Cần cù vượt hiểm ải
    Mới có ngày vinh quang.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

LƯƠNG TÂM mách bảo làm sao thì ta làm vậy. Đời như vậy là có giá trị.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
ngusi
Bài viết: 94
Ngày: 12/12/13 11:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: thưa thiên huế

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi ngusi »

BATKHONG1985 đã viết:LƯƠNG TÂM mách bảo làm sao thì ta làm vậy. Đời như vậy là có giá trị.
Nhưng phải dùng lí trí mà suy xét không thôi là bị vọng tưởng


Những điều ngusi nói chỉ nên tham khảo, đừng vội cho là đúng, trước tiên phải suy xét kỹ càng, nếu thấy đúng thì mới làm theo.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

ngusi đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:LƯƠNG TÂM mách bảo làm sao thì ta làm vậy. Đời như vậy là có giá trị.
Nhưng phải dùng lí trí mà suy xét không thôi là bị vọng tưởng
Chính xát! Đây là nhân đầu tiên trong 8 chánh đạo nhưng tìêm tàng bao gồm các nhân còn lại.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

ngusi đã viết:
BATKHONG1985 đã viết:LƯƠNG TÂM mách bảo làm sao thì ta làm vậy. Đời như vậy là có giá trị.
Nhưng phải dùng lí trí mà suy xét không thôi là bị vọng tưởng
tangbong
DH hiểu rõ như thế là tốt hơn tại hạ rồi, nhưng mà nói dễ làm khó. Ngay khi đã nhận ra vọng tưởng cũng chưa chắc gì là không bị dẫn dắt, mà khi bị dẫn dắt thì đã xa rời lương tâm mách bảo "làm thế nào là đúng". Chắc ai cũng có trãi nghiệm này!

Đúng hông?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vọng tưởng hay vọng niệm xảy ra liên tục trong tâm thức, vọng này vừa lặng thì vọng khác nổi lên. Ngay khi nó khởi lên thì nắm đầu nó chém liền, không phải chém bằng tay, mà dùng chánh niệm nhận ra nó thì nó liền mất. Cứ thế vọng niệm và chánh niệm "đánh nhau" không ngớt. Đánh riết nó cũng phải chịu thua! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

2. Đầy Đủ Đức Tính Phòng Hộ

Phòng hộ gọi đủ là đề phòng và bảo hộ, nghĩa là cẩn thận gìn giữ những gì ta đang có như tiền của, thân tâm để phục vụ theo nhu cầu sinh hoạt ngõ hầu thiết lập sự sống bền vững và nâng cao giá trị sống nơi mỗi con người. Như lời Phật dạy: Hàng Phật tử tại gia mục tiêu sống của chính mình là "đạo đời song tu", nghĩa là phải năng động khéo tính, khéo làm để tạo ra của cải sản nghiệp và nương tựa Tam Bảo để có được món ăn tinh thần trong sáng, khi vật chất và tinh thần được viên dung tròn đủ hành giả sẽ sống có an lạc và hạnh phúc.

Quí Phật tử lưu ý phòng hộ từ vật chật đến tinh thần như sau:
    • a. Phòng hộ tài sản
Tài sản là phương tiện cần thiết để phục vụ cho đời sống con người. Tài sản là minh chứng cho sự thành công, phát triển giàu mạnh của một đất nước. Con người sống trong cuộc đời dù làm bất cứ việc gì mục đích cuối cùng của họ cũng không ngoài việc tìm cầu cơ sở, tích lũy và phát triển tài sản để tồn tại.

Có nhiều cách lập nghiệp vì thế người Phật tử tại gia nên lựa chọn cho mình ngành nghề chơn chánh theo phương châm "lấy chánh nghiệp nuôi chánh mạng". Phải tự biết khả năng của mình để vận dụng trí lực, sức lực và sản lực đầu tư vào việc làm thì mới thành công. Muốn tạo ra tài sản, chúng ta phải trải qua những chặng đường lao động gian khổ, khắc phục muôn ngàn khó khăn, nếm đủ mùi vị thất bại và cay đắng, vật dụng kinh nghiệm có được để kiến tạo sự nghiệp, chủ động cuộc sống. Nên tài sản có được không thể tách rời với sự cần cù chịu khó: "Có lao động vất vả mới có được đời sống vinh quang".

Tạo dựng tài sản hợp pháp vốn dĩ rất khó khăn nhưng để giữ vững nó lại càng khó khăn hơn. Đương nhiên ai cũng cần phải được hưởng thành quả lao động của mình với số tiền kiếm được, từ đó con người phải biết giữ gìn, sử dụng tiền một cách đúng chỗ, đúng phương cách thì mới ổn định cuộc sống, phát triển gia nghiệp. Trong một làng nọ, có hai vợ chồng tâm ý hiền hòa nhưng gia đình lại nghèo, gia tài chỉ năm sào đất hoang do cha mẹ để lại. Thường ngày, hai vợ chồng siêng năng lao động trồng tỉa, chăn nuôi tạo ra tiền bạc để sinh sống và nuôi ba đứa con ăn học. Nhờ cần cù, nhẫn nại làm việc, từ năm sào đất bạc màu đã biến thành vườn cây ăn trái. Với thu hoạch mỗi năm, hai vợ chồng thường ăn xài tiết kiệm, tiền bạc có dư bao nhiêu đều dành dụm phòng khi già yếu và bệnh hoạn. Nhờ vậy vốn liếng được tích lũy dần, mười năm sau đã xây dượng được một ngôi nhà khang trang, mua thêm hai mãu đất mở mang sản xuất. Từ đó cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.

Khi của cải làm ra được phải chi dùng một cách thích hợp, đừng quá phung phí mà cũng đừng quá keo kiệt bỏn sẻn. Nếu chi tiêu quá phung phí thì dễ phá sản, keo kiệt bỏn sen quá thì bị nô lệ đồng tiền. Đức Phật dạy cách xử lý tài sản như sau: Mười phần tiền của kiếm được; hai phần dùng vào việc phước thiện, bố thí thí cúng dường; hai phần chi dụng trong cuộc sống hàng ngày; hai phần để dành phòng khi già cả, ốm đau và lúc cần gấp. Còn lại bốn phần dùng vào việc kinh doanh để phát triển gia nghiệp.

Không phải ai có của cũng giữ được, nếu như không biết kiểm soát những sự ham muốn, tiêu xài không chính đáng. Những ai đã từng vung tiền qua cửa để thỏa mãn nhưng cái ham thích của mình, đến khi hồi tỉnh mới thấy giá trị của sự góp nhặt, chắt chiu, cần kiệm. Vì vậy chúng ta phải có lập trường "Tiền ít xài ít, tiền nhiều xài ít" mới giữ gìn tài sản được bền vững.
  • Sửa mình ít dục
    Cần kiệm tề gia
    Ngăn ngừa lãng phí se xua
    Dự phòng tiền của sắm mua khi cần.
Tiền đồ vị lai của cá nhân là tùy theo hành vi tốt xấu hiện tại của chính mình quyết định, nếu cứ xa hoa phung phí, không lo cần kiệm làm ăn thì nhất định một ngày nào đó sẽ bị nghèo khổ.
  • Nghèo hèn sanh cần kiệm
    Cần kiệm sanh giàu sang
    Giàu sang sanh kiêu sa
    Kiêu sa sanh nghèo hèn.
Vì vậy, con người phải biết sử dụng tiền của đúng chỗ và sáng suốt để gặt hái lợi ích cho mình và cho người khác.

Với tuệ giác của đức Thế Tôn thì giàu có, sở hữu nhiều tài sản hợp pháp là phước báo. Tuy nhiên, tự thân các tài sản này không bền vững, cực kỳ mong manh, luôn biến động và bị chi phối bởi: thiên tai, hỏa hoạn, mất mát do trộm cướp, và con hư phá sản. Cho nên tiền của làm ra được không nên cất chứa hưởng thụ cho riêng mình mà còn phải biết bố thí cúng dường, làm những việc lợi ích để vun bồi cội phúc. Người ta thường nói "Của ăn thì hết, của cho thì còn". Của cho là tài sản tích lũy để dành kiếp sau. Làm được như vậy gọi là người sống có hậu, cuộc sống hiện tại được an vui tốt đẹp, kiếp vị lai lại càng tốt đẹp an vui hơn.
  • Vui mừng ngay ở kiếp này
    Kiếp sau cũng lại tràn đầy niềm vui
    Người làm điều thiện ở đời
    Thấy rằng hạnh phúc khắp nơi theo mình.
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế chúng ta phải hết sức trân quý và giữ gìn. Chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và người. Luôn luôn quán sát tự thân, cẩn thận không đam mê bất chánh, tránh tiêu xài phung phí để cuộc sống được an vui, nhằm thiết lập cho mình nếp sống có ý nghĩa.
  • Làm ra của là khó
    Giữ của được khó hơn
    Muốn giữ của bền vững
    Nên khéo xài tiết kiệm
    Và gieo bòn phước đức.

    • b. Phòng Hộ Thân
Nơi kinh Phật dạy:
  • Tất cả các pháp trong đời
    Cũng như giấc mộng khác gì huyễn thôi
    Tựa hồ bọt nước dòng khơi
    Mảnh thân bào ảnh chút hơi xương tàn
    Ngày qua chớp nhoáng lẹ làng
    Phải nên suy xét hợp tan đó là.
Thật vậy, thân thể con người do tứ đại hợp thành, vì do nhân duyên hòa hợp nên tạm có không chân thật. Thân người chửng khác nào như tuyết gá cành cây, sương đầu ngọn cả, mới thấy đó rồi lại mất đó. Thân vô thường, nó sanh diệt từng phút giây, thời gian âm thầm đưa đẩy chúng sanh tiến dần vào cõi chết. Mạng sống con người mong manh, ngắn ngủi, chúng ta sống được là nương vào hơi thở, thở ra mà không hít vào đó là mạng người chấm dứt. Bất luận là vương giả hay thứ dân, giàu nghèo, sang hèn ai ai rồi cũng phải chết.
  • Đất nước cùng gió lửa
    Duyên hợp có thân này
    Bị vô thường chi phối
    Nên sanh già bệnh chết.
Thân người là bất tịnh, đã bất tịnh thì không có gì trong sạch. Cái đẹp bên ngoài là lớp da bao bọc, bên trong chứa những đồ bất tịnh không ra gì.
  • Thân thể của chúng ta
    Bên ngoài bọc lớp da
    Trong chứa đồ bất tịnh
    Vào ra qua cửu khiếu.
Quả thật, thân là vô thường, bất tịnh, thế mà nhiều người vì không xét kỹ nên muốn bồi bổ, cung phụng cho thân đủ điều. Người ta cũng cấp cho nó đủ thức ngon vật lạ, đùm bọc nó trong lụa là gấm vóc, che chở nó trong nhà cao cửa rộng. Người ta dám làm tất cả những việc bất nhân tổn đức để cho nó được sung sướng.

Hành giả hãy quán sát về thân, rõ biết thân là giả tạm, không nô lệ cho thân, không tạo ác nghiệp vì thân, để không gánh chịu nghiệp quả xấu.
  • Thế gian là vô thường
    Cõi nước này dòn bở
    Thân tứ đại khổ, không
    Năm ấm thì vô ngã
    Sanh diệt đổi dời luôn
    Hư dối vô chủ thôi
    Tâm ấy là nguồn ác
    Hình này là rừng tội
    Như đây mà quán sát
    Lần lần thoát sanh tử.
    (Kinh Bát Đại Nhân Giác)
Lại nữa! Nơi kinh đức Phật cũng có dạy: "Được thân người là khó, tất cả chư Phật khi thành Phật đều phải nương tựa thân người" vì thế khi có được thân người, hành giả cần phải giữ gìn bảo hộ, phải có tầm nhìn chánh kiến về thân. Khi còn nghiệp hành giả nên sử dụng thân làm phương tiện để tu hành nhằm chuyển hóa nghiệp chướng kiến tạo nếp sống tỉnh thức cho mình và người.

Trong kinh Na Tiên Tỳ kheo có câu chuyện vấn đáp giữa ngài Na Tiên Tỳ kheo và vua Di Lan Đà về thân thể như sau:

Vua hỏi:

- Các vị sa môn có yêu mến thân mình hay không?

Na Tiên đáp:

- Không!

- Như nói rằng sa môn không tự yêu mến thân mình, vì sao chỗ nằm phải lo cho êm ấm, miếng ắn phải chọn những thứ ngon bổ. Như vậy nghĩa là thế nào?

- Đại vương đã từng đi ra trận chiến đấu chưa?

- Có, Trẫm dã từng ra trận.

- Khi ra trận, đại vương có từng bị gươm đao hoặc tên địch bắn trúng không?

- Có! Trẫm đã từng bị đao chém trúng.

- Khi bị thương, đại vương làm thế nào?

- Dùng thuốc đắp lên, lấy vải băng kỹ lại.

- Đại vương vì yêu mến vết thương ấy mà săn sóc kỹ như vậy chăng?

- Không phải! Trẫm không yêu mến vết thương ấy.

- Đã không yêu mến, tại sao lại dùng thuốc đắp lên, dùng vải băng kỹ lại?

- Trẫm chỉ muốn cho mau bình phục, thật không phải yêu mến gì vết thương ấy.

- Các vị sa môn cũng vậy. Không yêu mến gì bản thân của mình. Tuy thọ dụng việc ăn uống, nhưng tâm không tham đắm vui theo vị ngon, không muốn ăn những món ngon lạ, nhưng cũng không để cho thân đói khát, vì chỉ muốn giữ lấy thân thể này để tu hành theo kinh điển, giới pháp của Phật mà thôi.

Chúng ta không nuông chìu thân, không bỏ bê thân, cũng đừng nên hủy diệt thân mà phải phòng hộ thân. Hành giả phòng hộ thân phải khéo giữ gìn thân không làm điều xấu ác, luôn luôn làm điều tốt đẹp.
  • Giữ thân đừng phẫn nộ
    Phòng thân khéo bảo vệ
    Từ bỏ thân làm ác
    Với thân làm hạnh lành.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoàn cảnh nào ta sống theo hoàn cảnh đó, không đòi hỏi, không dính mắc, không tạo tội lỗi, để thân hiện tại được tốt đẹp, sống đúng phẩm hạnh con người.

Hành giả nên lợi dụng thân này cố gắng ngày đêm tu hành, sao cho sớm được tỉnh thức. Đức Phật thường dạy: "Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh bất sanh bất diệt, nó không hình tướng, lẫn lộn trong bất tịnh mà thường thanh tịnh". Biết lợi dụng cái thân bất tịnh, vô thường này mà tìm ra cái tịnh, cái thường chính là bổn ý của Phật.

Hiểu rõ đạo lý nhân sinh vô thường. sinh mạng ngắn ngủi tạm bợ, chúng ta phải khéo phòng hộ thân, giữ gìn bản thân tốt đẹp, nỗ lực làm các công việc tự lợi, lợi tha có ích cho cuộc đời, đem lại hạnh phúc cho mình, cho gia đình và xã hội.
  • Không một hương hoa nào
    Bay ngược chiều gió thổi
    Chỉ hương người đức hạnh
    Bay ngược gió bốn phương.
Có chuyện xảy vào thời đức Phật, nhân đó Phật dạy chúng ta: Chớ nên tiếc cũng chớ nên khinh thân mạng và tài vật.

Có một trăm vị lực sĩ xuất gia làm Tỳ kheo đòng ở chung một chỗ tọa thiền học đạo. Một hôm trộm thừa lúc chư Tỳ kheo đang tụng niệm lén đến lấy tất cả đồ đạc. Mỗi vị Tỳ kheo chỉ còn một bộ "nê hoàn tăng" đang mặc, bèn đến bạch Phật hay tự sự. Phật bảo: "Sao các ông không tri hô lên khi kẻ trộm mới đến". Tỳ kheo bạch: "Vì từ trước đến giờ Thế Tôn chưa cho phép nên chẳng dám".

Phật bảo: "Nếu không hô lên, trộm lột hết đồ các ông thì sao? Vậy từ nay ta cho phép các ông nếu có trộm đến la lên, hoặc tìm phương tiện khéo cho nó đi, nhớ không được làm cho nó bị thương tích. Thân mạng và tài của đối với người tu không đáng tiếc cũng chớ nên khinh thường.

Thân không đáng tiếc vì nó là vật vô thường, bại hoại không bền vững, người si mê cho thân mạng và tài vật là thật của mình, đem lòng thương tiếc, tham đắm gây ra nhiều nghiệp bất lành, thác đọa vào ác đạo, bởi thế nên không đáng tiếc mà cũng chớ nên khinh. Vì nhờ có thân này khi gặp bực hiền Thánh, kính quỳ lễ bái tiếp nghinh, sau nhờ đức phước ấy đắc Kim cương bảo thân. Thế nên chờ hủy hoại thân thể.

Tài vật không đáng tiếc vì nó thuộc của năm nhà: Giặc cướp, nước trôi, lửa cháy, quốc gia trưng dụng, con bất hiếu phá tán. Năm điều ấy bất ngờ xảy đến khiến tài vật tiêu tan. Lại chẳng nên khinh tài vật, vì nhờ có của gặp bực đại phước điền dùng nó để bố thí cúng dường, sẽ có đặng kho tàng bảy báu khắp bốn phương, cứu giúp được vô số kẻ nghèo đói. Thế nên chớ nên khinh hủy tài vật. Đức Phật ân cần giảng tiếp: Phàm bố thí tu phước chớ nên cầu phước báo cõi Nhân Thiên, hãy cầu quả Phật. Ví như gieo trồng hạt giống chỉ cầu trổ trái, chẳng cần cây lá, nhưng cây lá tự nhiên sanh ra trước. Tu phước cầu Phật quả, quả tuy chưa đến nhưng ngôi vị Kim Luân vương, Đế Thích, Phạm vương... tự nhiên đến trước vậy.

Như vậy, qua câu chuyện này, chúng ta thấy rõ: Có thân phải khổ vì thân. Nào dói rét, tật bệnh, nào thiên tai địa ách. Muôn ngàn thảm họa đều trút đổ lên thân. Con người vì thân mà gây ra lắm oan nghiệt, khổ trước chưa nguôi, sầu sau đã tới. Tuy thế, nhưng ai cũng mến tiếc xác thân, thương thân tại sao không bảo tồn nó được, vì thế Phật dạy thân không đáng tiếc.

Trên thực tế thân chẳng phải vô ích, bao công lao hiển hách, những triết lý cao siêu và cả công trình vĩ đại có ích cho đời há chẳng nhờ tiền nhân cùng các bậc tài đức cao lớn đem thân mạng ra xây dựng nên ư? Do vậy, Phật cũng dạy: Chớ nên khinh hủy thân mạng, có thân mạng mới tu hành và làm được các việc hữu ích, nếu thêm có tài của càng hay. Nhưng hành giả chủ động thân mạng tiền của, nếu để chúng sai khiến lại ta thì tài của sẽ là oán tặc, đời sống tối tăm đau khổ và thân là kho chứa những tai họa kinh hồn.

Cách ngôn Tây phương có câu: "Tiền của là một đầy tớ rất tốt, nhưng là một ông chủ tàn ác vô cùng".
    • c. Phòng hộ tâm
Phàm sống trong cuộc đời con người yêu quý nhất là thân thể, quan tâm nhất là tài sản, cái mà con người ít chú ý đến đó là trở về nguồn tâm chơn thật chính mình. Người vì lo tạo nghiệp nên bận rộn, nhọc nhằn thì nhiều, người vì tâm an tịnh lo tu niệm thì lại ít. Từ đó con người đã khong ngừng tạo biết bao điều lầm lỗi, thiếu sót. Thân thể, tài sản chỉ là phương tiện sống của ta, tâm mới là chủ nhân ông luôn theo sát bên ta như hình với bóng. Tâm là nguồn ác, tâm cũng là nguồn thiện, và tâm cũng là nguồn hạnh phúc vi diệu khi con người đạt đến nếp sống tỉnh thức. Do vậy hạnh phúc vui tươi hay đau khổ của con người căn bản đều từ tâm con người quyết định.
  • Trong các pháp do tâm làm chủ
    Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên
    Tâm nhơ tạo nghiệp chẳng hiền
    Như xe lăn bánh khổ liền theo sau.

    Trong các pháp do tâm làm chủ
    Tâm dẫn đầu tạo đủ các duyên
    Tâm thanh tạo nghiệp tốt hiền
    Như hình với bóng vui liền theo sau.
Trong cộng đồng, nếu nhân loại sống với tâm lành, thì thế giới hòa bình an lạc. Trái lại, loài người sống với tâm ác, tất nhiên xã hội phải chiến tranh đau khổ. Tâm là căn bản sống của con người, muốn sự sống an vui tốt đẹp, không chi hơn là mỗi người cẩn thận phòng hộ tâm mình.
  • Tâm là dòng tư tưởng
    Tâm là nguồn tinh thần
    Tâm là sự nhận biết
    Là chủ tạo tác nghiệp.
Chiêm nghiệm về tâm hành giả cảm nhận có hai loại, đó là vọng tâm và chân tâm. Vọng tâm là cái tâm sanh diệt thay đổi từng phút từng giây khi tiếp xúc trần cảnh. Như mắt đối sắc, tai đối thinh, mũi đối hương, miệng đối vị, thân đối xúc, ý đối pháp trần thường dính kẹt pháp trần, nay sinh tình thức. Nó chính là chủ nhân đưa chúng ta vào con đường tạo nghiệp, dẫn chúng sanh phải trầm luân trong lục đạo luân hồi.

Chân tâm là tự tánh thấy biết trong suốt, thanh tịnh, rỗng rang. không sanh không diệt, liễu tri như vậy hành giả cần nên cố gắng gìn giữ tâm trong sạch, hộ trì sáu căn để không dính nhiễm trần lao. Cho nên đức Phật dạy: "Nơi nào có phòng hộ tỉnh giác thì nơi do có an lạc, nơi nào không có phòng hộ tỉnh giác là nơi đó có đau khổ".

Nói đến phòng hộ tâm, nơi kinh Pháp Cú có câu chuyện được kể như sau:

Thuở Phật còn sanh tiền, có ngài PotThiLa là giáo thọ lão thông kinh điển nhưng chưa chứng quả, mỗi lần sư đến viếng Phật, Thế Tôn thường gọi ngài là ông sư rỗng, biết đức Từ phụ nói như vậy là để động viên ngài cố gắng gia công tu tập.

Cho đến một hôm lòng ngài buồn tột độ. Tôn giả bỏ hội chúng đi vào rừng, đi mãi cuối cùng gặp ba mươi vị A la hán vốn là học trò cũ của sư. Tôn giả PotThiLa đến đảnh lễ vị thủ tọa xin ngài hoan hỷ chỉ cho cách tu.

Vị thủ tọa mỉm cười nói làm sao tôi dám làm điều đó, khi trước kia ngài là vị giáo thọ.

Tôn giả bị đẩy xuống vị nhị tòa cũng bị từ chối..., cuối cùng tôn giả đến trước vị A la hán nhỏ tuổi nhất van nài một cách khẩn thiết.

- Ồ! Làm sao tôi dám làm điều đó, khi tuổi tác và sở học của tôi kém ngài rất xa... E rằng ngài có tin tôi hay không?

- Bạch Đại đức! Lòng con tha thiết khẩn cầu mong ngài từ bi chỉ giáo.

Vị La hán trẻ tuổi ôn tồn bảo:

- Này tôn giả lúc còn tại gia ngài có chơi đá dế không"

- Thưa biết ạ!

- Ồ! Tốt lắm giả sử có một cái hộp vuông chứa đầy dế, có sáu cửa, cửa nào cũng hé ra hết, thì các chú dế sẽ thò râu hoặc chân tay ra ngoài các ngõ ngách có phải thế không nào?

- Thưa vâng!

- Nếu cửa nào cũng mở rộng thì các chú dế sẽ chui ra ngoài hết có phải vậy không?

- Thưa đúng như vậy!

- Bây giờ muốn quan sát các chú dế ấy cho kỹ, ta phải đóng kín năm cửa chỉ chừa một cửa rồi tập trung lại nhìn cho rõ ràng vào các sinh hoạt của bầy dế, ta sẽ thấy thế nào là dế than, dế lửa, dế cơm, chúng đang làm gì một cách rõ ràng.

Này tôn giả, các cửa của cái hộp dế để chỉ cho sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của ta. Những vọng tưởng lao xao và rộn ràng chẳng khác nào bầy dế kia. Muốn điều phục chúng, không cách nào tốt thơn là ngồi im lặng, giảm bớt hoạt động của ý thức... bình thản nhìn một cách rõ ràng, chăm chú quan sát những vọng niệm của mình, không xen vào những ước muốn bám víu hoặc buông bỏ.

- Bạch Đại đức! Con đã hiểu rồi.

Tôn giả PotThiLa từ giã ba mươi vị A la hán tìm một nơi yên tĩnh tọa thiền, để khuyến khích sư, đức Thế Tôn gởi đến một bài kệ:
  • Tu thiền trí tuệ sanh
    Bỏ thiền trí tuệ diệt
    Biết rõ hai lẽ này
    Thế nào là đắc thất
    Hãy tự mình nỗ lực
    Khiến trí tuệ tăng trưởng.
Chẳng bao lâu tôn giả PotThiLa đắc quả A la hán.

Nơi mỗi con người có đủ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn duyên sáu trần khởi lên ý nghĩ này đến niệm tưởng khác, sanh diệt, diệt sanh không ngừng nghỉ. Tất cả ý tường đó đều là bóng dáng của trần cảnh do nhiễm mà có, nó vô thường giả tạm. Phàm phu lầm chấp cho đó là tâm thật của mình mà sanh ra phền não cố chấp.
  • Căn trần thức duyên hợp
    Ý tưởng liền sanh khởi
    Tâm vô thường xuất hiện
    Chẳng phải thật tâm mình.
Nếu tâm không an tịnh, niệm tưởng sẽ quấy rối tâm trí làm mệt mỏi tinh thần gây xáo trộn đời sống con người. Đức Phật nói chúng sanh khổ là do khởi niệm, nhận lầm các pháp. Người con Phật phải khéo điều phục tâm mình, thu thúc lục căn đừng phan duyên theo trần cảnh, kiểm soát biết rõ từng tâm niệm của mình, loại bỏ những vọng tưởng bất thiện, những ý niệm phức tạp..., phải giữ cho tâm thanh tịnh trong sáng thì cuộc đời của mỗi con người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ. Khi con người chưa hiểu đạo, thường quên mình vọng ngoại, ưa thích dục lạc của cuộc đời, sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngọt, xúc chạm êm ái, lợi danh, sang giàu luôn là mục tiêu chiếm hữu của con người, miệt mài chạy theo lục dục, con người đã đánh mất mình để trở thành nô lệ cho nghiệp chướng mà chính con người không tự hay biết.

Sáu trần là vị ngọt của đời rất hấp dẫn đồng thời cũng rất nguy hiểm. Nó như một chiếc bẫy được thiết kế bằng chất keo đặc biệt, khi người lỡ vướng vào thì khó thoát ra được, nếu càng vùng vẫy thì lại càng bị dính chặt.

Trong kinh A Hàm, đức Phật có kể chuyện một đàn khỉ đi ăn. Trong đó có một con khỉ thấy miếng mồi ngon, nó liền dùng chân trước chụp lấy, không ngờ đây là bẫy của anh thợ săn đã gài chất nhựa xung quanh, nên nó bị dính tay. Dính tay này nó liền lấy tay kia gở nên cũng bị dính luôn. Kế lấy chân sau gở cũng bị dính, còn lại một chân cố bơi cũng bị dính, tiếp đến nó dùng cái đuôi ngo ngoe cũng bị dính. Sau cùng nó lấy cái miệng quặp gở nên bị dính luôn. Bốn chân, đuôi, miệng, cả sáu thứ đều bị dính hết cựa quậy. Chú thợ săn đâm chết con khỉ và nướng nó trên đống củi.

Như miếng mồi dụ cho trần cảnh, khi một tay bị dính rồi thì cả sáu bộ phận đều bị dính hết. Khỉ mắc bẫy dụ cho sáu căm dính kẹt sáu trần, khi sáu căn bị sáu trần trói cột con người sẽ mất hết tự do và thường rên la đau khổ. Hành giả phải chánh niệm tỉnh giác, nhiếp phục các căn đừng để vướng mắc sáu trần thì cuộc sống mới tự do, tự tại. Giá trị của con người là ở ngay cuộc sống không bị vướng mắc bên ngoài, không ngược xuôi theo tâm tưởng viễn vong, thường làm chủ tâm ý không đánh mất mình. Nên người xưa nói: Tâm mình, nếu không bôn ba chạy theo các cảnh duyên bên ngoài, không vướng mắc vào đó, thì làm gì cảnh duyên bên ngoài lôi kéo được tâm mình. Bây giờ ta dừng lại, đừng vướng mắc, đừng chạy ra ngoài nữa là tâm an ổn. Người con Phật chân chánh phải làm sao phát huy được trí tuệ của mình. Luôn định tĩnh sáng suốt phòng hộ tâm mình bằng thiền định, niệm Phật để kiểm soát thân khẩu ý để thực hiện được đạo lý sống làm chủ bản thân và các pháp.
  • Lành thay phòng hộ mắt
    Lành thay phòng hộ tai
    Lành thay phòng hộ mũi
    Lành thay phòng hộ lưỡi
    Lành thay phòng hộ thân
    Lành thay phòng hộ lời
    Lành thay phòng hộ ý
    Lành thay phòng hộ tất cả.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 3. Đầy Đủ Đức Tính Hướng Thiện
Trong kinh A Hàm, Phật dạy: "Những chúng sanh nào từ nơi thân, khẩu, ý tạo nghiệp ác thì khi thân hoại, mạng chung phải sanh vào đường dữ, ngược lại những chúng sanh nào từ nơi thân, khẩu, ý tạo nghiệp lành thì khi thân hoại mạng chung được sanh vào cõi lành! Một phen sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi sanh, hết sanh rồi tử, và rồi trong mỗi lần sanh tử biết bao là nỗi khổ niềm vui, do thân, khẩu, ý của chính mình tạo nghiệp thiện hay nghiệp ác ở đời trước".

Tương lai của mỗi con người đều phụ thuộc vào sự tạo tác nghiệp của chính họ. Vì thế muốn hiện tại bình an, đời sau không khổ, thì ngay bây giờ nên tránh những việc khiến cho người đau khổ và năng làm những việc lợi ích giúp người, đó là tạo nghiệp lành. Bằng cách hướng về điều thiện tức là không tạo tác nghiệp ác, không gây đau khổ cho người, luôn suy nghĩ, nói và làm thiện, tạo cho mình và người một nếp sống lành mạnh góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Đầy đủ đức tánh hướng thiện là một chất liệu thăng hoa nhân cách, trang nghiêm phước báo nơi tự thân của mỗi cá nhân. Vì thế hướng thiện là phương châm sống của mỗi người con Phật.
  • Khi niệm thiện sanh khởi
    Ta bước vào đường thiện
    Nhân duyên hội tụ rồi
    Nhân lành hướng quả vui.
Nơi tâm của mỗi con người có đầy đủ hạt giống thiện ác. Vì vậy hành giả cần phải minh định cho rõ ràng thế nào là điều thiện, thế nào là điều ác, để khi làm việc không do dự, không lầm lộn, không hành động sai lệch.

Thiện nghĩa là lành là tốt, ác nghĩa là dữ là xấu. Phàm làm việc gì hiện tại mình cùng người đều được lợi ích thì nhiều đời vị lai cũng được an vui, hoặc hiện đời tuy mình bị thiệt thòi, nhưng vị lai mình cùng người đều được lợi ích an vui đó là điều thiện. Ngược lại việc làm hiện tại mình có lợi mà hại cho người, hoặc hiện tại mình có hại, người có hại, cho đến mai sau mình và người cùng đau khổ thì đó là điều ác.
  • Lợi mình và lợi người
    Được gọi là việc thiện
    Hại mình và hại người
    Điều tội ác rõ ràng.
Thiên ác là hai hạt nhân đưa đến vui và khổ, là con người ai cũng sợ khổ cầu vui. Nhưng nếu con người không biết tạo nhân lành mà mong cầu quả báo tốt là điều không thể có, sợ quả khổ mà cứ tạo nhân ác thì không hết khổ, nhân ác không gây, chẳng sợ quả khổ vì nó không đến, nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầu quả vui nó vẫn tìm tới. Đầy đủ tâm hướng thiện là không gây tổn hại cho người mà luôn đề khởi việc tốt đem sự an lành cho con người như: phát tâm từ thiện, giúp người bệnh hoạn, nghèo khổ, kẻ màn trời chiếu đất, vì lụt lội, hỏa hoạn, giúp người có công ăn việc làm, cúng dường các vị chân tu v.v... Nếu cả đời chỉ gieo nhân thiện, hướng về điều thiện, loại trừ nhân ác, chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp trong sự sống, như nơi Kinh Thư đức Khổng Tử có dạy: "Làm thiện thì điều tốt lành giáng xuống, làm điều bất thiện thì sẽ gặp quả tai ương".
  • Chớ khinh điều thiện nhỏ
    Cho rằng không trổ quả
    Như giọt nước chảy lâu
    Rồi cũng sẽ đầy bình
    Người trí thường hành thiện
    Càng nhiều phước càng lớn.
Phàm sống trong cảnh đời, tư tưởng thiện ác thường xuyên sanh khởi nơi tâm thức con người, lại nữa dễ tiêm nhiễm thói quen xấu ác nhiều hơn điều thiện lành tốt đẹp. Nếu con người không khéo tu hành kềm chế, thì tâm ác dễ dang bộc phát lấn át tâm thiện, biến con người trở thành độc ác, làm điều tội lỗi để rồi phải bị đọa lạc. Đức Phật khuyên mọi người hãy dứt bỏ điều ác, chăm làm điều lành và sửa đổi các thói hư tật xấu để trở thành con người lương thiện thông qua thực hành pháp tu Thập thiện là nền tảng căn bản của đạo Phật. Mười phương ba đời, các vị Hiền Thánh thoát khỏi sanh tử, chứng quả vô thượng đều lấy mười nghiệp thiện làm căn bản, vì mười nghiệp lành này có công năng ngừa các hành vi độc ác, làm cho ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Nhờ đó, con người mới thoát ly sanh tử, chứng quả Niết Bàn. Pháp tu Thập thiện được thể hiện nơi thân như là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh; bốn nghiệp nơi khẩu là không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói hung ác, không nói thêu dệt; ba nghiệp thiện nơi ý là là không tham, không sân, không si mê tà kiến. Thực hiện được mười điều thiện này thì con người lần lần hoàn hảo, rất xứng dáng cho mọi người kính ngưỡng và khâm phục.
  • Dừng ngừng thói ác xấu
    Chuyển nó thành tốt đẹp
    Là người biết đạo lý
    Là người biết tu hành.
Chúng ta hãy kiểm tra lại mình, suy xét quả báo hiện tại để biết nhân đời trước và làm sao cho nhân hiện tại được an vui hạnh phúc. Cho nên cổ nhân có dạy: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Thật vậy nếu gần người xấu ác, tâm mình dễ trở nên xấu ác. còn nếu gần người lành, nương đức tướng tốt đẹp của người, tâm mình sẽ trở nên thiện lành. Nhân lành hay nhân ác đều do mình tạo rồi chiêu cảm ra quả báo vui hay khổ, chi phối vào đời sống của mình. Vì vậy chúng ta chớ nên thân cận người ác mà hãy thân cận người lành để trang bị cho mình nếp sống đầy đủ đức tánh hướng thiện.
  • Chớ thân với bạn ác
    Chớ thân kẻ tiểu nhân
    Hãy thân người bạn lành
    Hãy thân bậc thượng nhân.
Cổ đức có dạy: "Người hành thiện ví như cỏ mùa xuân không thấy tăng trưởng, nhưng cỏ mỗi ngày một lớn. Người hành ác như mài dao trên đá, không thấy giảm sút nhưng đá mỗi ngày một mòn".

Người hành thiện tăng trưởng đạo đức, trí tuệ, lòng từ phát sinh, con người thật sự có giá trị, có uy tín, được mọi người kính trọng, mến mộ và học tập theo, đó là một phước báo cho tự thân. Nếu mọi người đồng làm việc lành thì sẽ tác động đến hoàn cảnh và môi trường sống, xã hội sẽ an lành vì không có sự oán thù, không có sự đấu tranh, hãm hại lẫn nhau mà chỉ còn sự tương thân tương ái.

Đời nhà Hán,có vị đại quan tên là Trần Thật, bởi tuổi già nên cáo quan về hưu. Ông ta là một người chánh trực, thích làm việc thiện, gặp việc đều khuyên mọi người hành thiện. Vào một đêm kia, trong nhà ông bắt được một tên đạo tặc. Trong khi mọi người định đánh tên trộm, ông liền ngăn lại và nói: "Làm người sống ở trên đời cũng khó tánh khỏi nghèo khó nhất thời, nhân vì quá nghèo mới đi ăn trộm, nếu như cải tà quy chánh chính đó là bậc thiện nhân". Nói xong, ông ta lấy một số tiền bạc vật dụng tặng cho tên trộm và bảo anh ta, hãy tự sửa lấy mình, tên trộm cảm động, khấu đầu cảm tạ mà đi. Việc này truyền ra bên ngoài làm cho vùng ấy từ đó về sau không có ai làm nghề ăn trộm, mọi người đều nỗ lực hướng thiện. Trần Thật thọ hơn chín mươi tuổi, sau khi chết, mọi người đi phúng điếu có hơn ba vạn, con cháu về sau đều làm quan lớn. Mọi người đương thời, ai cũng thương mến, kính tiếc ông ta.

Người nhân nghĩa ai cũng có lòng trắc ẩn, coi danh lợi như hạt sương mai. Trần Thật siêng năng hành thiện giúp đỡ mọi người, không vì tên trộm mà sanh tức giận. Ngược lại, chính tấm lòng nhân hậu của ông đã khiến mọi người quay về lẽ thiện, sống đời tốt hơn. Chính nhờ đó mà phước báu không cùng, bản thân, con cháu đều là những bậc chí sĩ hiền nhân. Chiêm nghiệm câu chuyện trên, chúng ta hãy tập noi theo tấm gương sáng của ngài Trần Thật, siêng năng làm thiện để thọ hưởng quả báo tốt lành.

Hành thiện thân tâm được trong sạch, để rồi lần lần thể nhập tánh thuần thiện. Người tu thiện không chỉ dừng ngang tiêu chuẩn thiện, mà phải tiến lên để huân tập đức tánh thuần thiện, như Lục Tổ Huệ Năng đã chỉ dạy cho ngài Huệ Minh.

Huệ Minh gặp Lục Tổ liền thưa: "Mong cư sĩ vì tôi nói pháp". Huệ Năng: "Ông đã vì pháp mà đến thì nên dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, tôi sẽ vì ông mà nói!" Huệ Minh định thần lắng nghe. Tổ bảo: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh? Huệ Minh liền đại ngộ. Lại hỏi: "Ngoài mật ngữ, mật ý trên, có có cái mật gì khác chăng?" Tổ đáp: "Vì ông mà nói tức không phải mật, nhưng nếu phản chiếu thì mật ở bên ông!".

"Dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, không nghĩ thiện, không nghĩ ác" là tâm không, ngay đó Phật tánh hiển lộ, khi đó chúng ta làm tất cả việc mà không tạo nghiệp, như thế mới thật sự là thuần thiện. Nếu ta làm thiện lại chấp vào cái thiện thì chưa rốt ráo, vì còn ngã chấp và pháp chấp. Làm việc thiện nhiều thì kiếp sau sanh lên cõi trời, nhưng phiền não không hết, ta vẫn còn luân hồi trong tam giới, chưa giải thoát trọn vẹn. Cho nên hành thiện không mong cầu cõi trời, cốt yếu là tỉnh giác ngay đời này, để kiến tạo nếp sống lợi ích cho mình và cho mọi người. Người hành thiện trong hiện đời thân tâm được cải thiện đẹp đẽ, hoàn cảnh sống được sáng sủa tươi vui và trong tương lai tránh khỏi đọa lạc chốn tam đồ ác đạo, lại hưởng phước báo cõi nhân thiên, Niết bàn. Vậy tất cả mọi người nên tu thiện để tạo hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sanh. Có như thế mới là bậc trí huệ, biết làm theo lẽ phải, vì một phen được thân người mà không chịu tu để thăng hoa kiếp sống thì khi mất thân người rồi, muôn kiếp khó trở lại được.
  • Ai dùng các hạnh lành
    Xóa mờ các nghiệp ác
    Sẽ chói chang đời này
    Như trăng thoát mây che.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sống Đời Giá Trị

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 4. Đầy Đủ Đức Tính Thăng Bằng Hay Điều hòa

    Trong nhu cầu sự sống
    Điều hòa là phương pháp
    Dẫn đến sự bình ổn
    An vui và hạnh phúc.
Trong hiện thực cuộc sống, chúng ta cần phải điều hòa thân tâm một cách khéo léo, không nên để cho thân tâm quá căng thẳng hay ù lì, biếng nhác. Như người khảy đàn, phải khéo điều chỉnh dây đàn, không được lơi quá, nếu lơi thì đàn không ra tiếng, cũng không được căng quá, nếu căng thì dễ bị đứt, mà phải vừa tầm thì tiếng đàn trong sáng, âm thanh êm dịu. Trong sự sống cũng vậy, chúng ta khéo điều hòa thân tâm cho thích hợp thì sự sống nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, lạc quan và tích cực. Thực hành như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa, giá trị.

Thực hành nếp sống điều hòa chúng ta cần nên điều hòa ăn uống, ngủ nghỉ và điều hòa tâm ý.
    • a. Điều hòa ăn uống
Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người. Ăn uống hằng ngày là cách tốt nhất để chuyển năng lượng, các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, tăng cường sức lực. Người ta không ăn không thể sống, nhưng ăn uống phải điều hòa, không đói không no, ít không đến nỗi rỗng, nhiều không quá lượng mà phải biết lượng, biết đủ.
  • Ăn nhiều sanh khổ hoạn
    Ăn ít khí lực suy
    Vừa bực cung mà ăn
    Như cân chẳng cao thấp.
Nếu không biết tiết độ và chọn lựa thực phẩm phù hợp thì ăn uống lại là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, tự làm khổ mình.
  • Họa tự miệng mà sanh
    Bệnh từ miệng mà vao
    Khéo điều hòa ăn uống
    Để ngăn ngừa các bệnh.
Có câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan đến vua Ba Tư Nặc.

Có một lúc, vua Ba Tư Nặc thường ăn rất nhiều cơm nấu với cà ri, nước sốt gia vị. Ngày kia, sau bữa điểm tâm đồi dào quá độ,cơ thể và tâm tư ngầy ngật, nhà vua đến chỗ Phật, đi tới đi lui trước mặt ngài với vẻ thật mệt mỏi. Nhà vua chỉ muốn nằm lăn ra nghỉ mà không được, nên đến ngồi xuống một bên Phật. Đức Phật thấy thế bèn hỏi:

- Đại vương, trước khi đến đây ngài chưa được nghỉ ngơi chăng?

- Bạch Thế Tôn, không phải! Con luôn luôn khó chịu khi ăn no.

- Này Đại vương! Ăn uống không điều độ thường đưa đến sự mệt mỏi.

Phật nhắc nhở nhà vua nên ăn uống vừa chừng để thân tâm nhẹ nhõm, lâu già và sống vui. Qua một thời gian, nhà vua ăn uống nhỏ nhẹ, giảm bớt trọng lượng và trở nên dễ chịu.

Noi gương vua Ba Tư Nặc, chúng ta phải biết tiết độ và chừng mực trong ăn uống, để thân thể được gọn gàng, tráng kiện đồng thời giúp cho tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Đó là cách tốt nhất để giảm thiểu bệnh tật, nâng cao tuổi thọ.
    • b. Điều hòa ngủ nghỉ
    Ngủ nhiều tâm hôn mê
    Không ngủ tâm điên loạn
    Cần điều hòa ngủ nghỉ
    Không thái quá bất cập.
Ngủ nghỉ phải điều tiết thích đáng. Nếu ngủ nghỉ quá nhiều thì tâm thức hôn ám. Nếu ngủ quá ít thì thân thể suy nhược, rồi loạn bởi bản chất ngủ nghỉ là hay che đậy tánh sáng suốt của con người, vì thế không nên ngủ nghỉ phóng túng. Như lúc chưa ngủ thì sáng suốt rõ ràng, nhưng một khi đã ngủ thì ý thức mờ mờ, tối tăm bất giác. Cho nên ngủ nghỉ vừa phải là điều cần thiết.

Vào thời đức Phật, ngài A Na Luật có bệnh mê ngủ. Mỗi khi vào giảng đường nghe Phật thuyết pháp dù đã hết sức cố gắng, A Na Luật vẫn thường ngủ gục. Vài ba lần, A Na Luật đã bị Phật quở trách. Nghe Phật quờ, từ đó A Na Luật quyết tâm không ngủ, lúc nào cũng mở to đôi mắt nhì vào khoảng không,từ đầu hôm đến sáng, từ sáng đến chiều không chớp mắt, hết ngày nọ đến ngày kia. Mất ngủ làm cho cơ thể ngài dã dượi, hai mắt sưng vù. Từ trên pháp tòa, nhìn thấy A Na Luật sưng vù hai mắt đức Phật cảm thương, gọi đến và dạy rằng: "Người tu hành tránh hai thái cực: bất cập và thái quá đều chẳng đạt đạo, mà phải đi theo con đường trung đạo".

Con người sống được nhờ ăn uống, ngủ nghỉ sức người có hạn, sau những giờ làm việc mệt nhọc, con người cần có giấc ngủ để lại sức. Không ngủ thì sức khỏe sẽ bị kiệt. Sức kiệt thì tinh thần không sáng suốt. Dân gian thường nói" Tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện". Tham ngủ quá đáng, giãi đãi, hôn trầm lại là việc không nên. Biết bao việc có ý nghĩa cần làm, lẽ nào vì ngủ nghỉ mà làm lỡ mất hay sao? Hiện tại chúng ta phải biết tận dụng thời gian, tiết chế ngủ nghỉ sao cho điều độ, đủ giữ sức khỏe để làm lợi ích, chớ đừng phí phạm buông lung để thời gian trôi qua vô ích.
    • c. Điều hòa tâm ý
Đời sống là vô thường, lúc nào cũng có nhiều thay đổi, những việc bất như ý thường xảy ra, và khi đó ta phải biết trực diện chúng một cách bình thản và thăng bằng thì mới có sự sống an lạc. Vì thế, điều hòa cần thiết là phải điều hòa tâm ý bình thường và chừng mực. Thường tâm ta hay dấy niệm chạy theo tốt xấu, phải quấy, hơn thua v.v... lâu nay cứ nhận những vọng niệm đó là thật, nó là mình nên bị nó sai sử làm cho ta bất an và phiền muộn. Điều hòa tâm ý là phải dành thời giờ xoay lại tâm mình, tự quán soi hay thiền định lóng lặng những vọng tưởng lăng xăng, không suy tư, tính toán, so đo, hơn thiệt, không vướng bên này, không kẹt bên kia, tâm an tịnh, rỗng lặng sáng suốt, đó là tâm bình thường. Sống với tâm này là gần với đạo. Trong nhà thiền các thiền sư thường dạy tâm bình thường là đạo.

Trong thiền tông Trung Quốc, có câu chuyện:

Ngàu Đại Mai hỏi Mã Tổ rằng:

- Đạo là gì?

Mã Tổ trả lời:

- Tâm bình thường là đạo.

Tâm bình thường nghĩa là không động. Tâm bình thường ví như mặt nước lặng, bằng phẳng, không có sóng gió. Điều hòa tâm bình thường giúp ta trở thành con người sống an lạc, thảnh thơi và thăng bằng, sống hòa hợp với môi trường xung quanh và những người đồng loại.
  • Tâm ý náo động xuống rồi lên
    Bình tâm lắng động chớ ngông nghênh
    Vui cảnh bình thường không vướng bận
    An vui tự tại thảnh thơi nhàn.
Ăn uống điều hòa, ngủ nghỉ vừa chừng và giữ cho tâm hồn thanh thản là những điều kiện chuẩn mực, nhằm xây dựng một nếp sống lành mạnh. Thân và tâm luôn bình ổn, nhẹ nhàng, an vui là một phước báo của mỗi con người.

Qua bốn đức tánh nêu trên, chúng ta sẽ luôn luôn huân tập và tăng trưởng để uốn nắn nhân cách, rèn luyện tâm thức tạo nếp sống hữu ích cho bản thân và cộng đồng xã hội./-
Hình ảnh 110qt Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách