Ý thức và Ngoại đạo

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ý THỨC VÀ NGOẠI ĐẠO
(Trích dẫn: "Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật"
Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam
Ban Hành Đạo Hội Thượng xuất bản năm 1974, trang 74-79)
Đối với ngoại cảnh có tiếng động, màu sắc, hương vị và hình dáng sờ mó được, năm trần phối hợp với năm căn tạo ra cảm giác. Ở nội tại, luôn luôn nổi lên những tư tưởng vui buồn, lo âu, an ổn... Đó là sự sống của con người được hiện diện có sự nhận biết này gọi là ý thức.

Vậy ý thức là cái tánh biết, phân tích, phân định những cảm giác do năm căn thâu nhận cho ta cái cảm giác: "sống".

Không có ý thức thì các cảm giác không còn là cảm giác, các căn quả vô dụng (như một xác chết), nên ta còn có thể nói ý thức ý thức là ý căn của năm trần (căn: gốc).

Vì quen nhận rằng một sinh vật có ngũ quan, đi bằng hai chân, biết suy nghĩ, lý luận, là một con người rồi phân biệt ra muôn loại. Trong loài người lại sinh ra một cái Ta riêng rẽ lâu đời nhiều kiếp, cái thói quen này chuyền nối thành như cố định. Sự phân biệt ấy dựa trên sự nhận xét của các giác quan đem ra cái thói quen nhận "ta" là con người giả danh này bị giới hạn ở ý thức.

Sự mê lầm là ở điểm ý thức nhận có cái "ta" tự mâu thuẫn lấy. Vì sao? Vì mỗi người, tất cả chỉ có một cái ta duy nhất. Nhưng cái "con người" theo nhận xét của ý thức thường nhân; quả thật chỉ có một cái "ta" chăng?

Về hình sắc chỉ vào thân xác, ý thức nhận "tôi đây" là một cái "ta vật chất". Về tinh thần khi đang suy tính, biết rằng tôi đã suy tính, lại một cái "ta" khác suy nghĩ. Khi cái "ta" suy nghĩ trong cái "ta" vật chất lại còn cái "ta" thứ ba phân xét cái "ta" thứ nhất và sự suy tư của cái "ta" thứ nhì. Như vậy là có ba cái ta. Nếu có cái "ta" thứ ba sinh ra do cái thứ nhì, thứ nhất thì tất còn sinh ra cái thứ tư, thứ năm cho đến cái "ta" thứ vô cùng. Như vậy trong một con người có biết mấy cái "ta" và cái "ta" nào mới thật là cái "ta" của con người.

Chính không rõ được cái chỗ nhất định của cái "ta" chính thức, nên ý thức bị điên đảo, trôi dạt, lăn lóc...

Theo sự trình bày trên, ta suy ra rằng:
  • - Tự nhận tứ đại là ta, là xác thân ta nên phải theo tứ đại và hóa thành xác thân tứ đại, đóng khung trong xác thân tứ đại để cảm thấy cái "sống bay biến" của giác quan.

    - Có những ý nghĩ không biết từ đâu kéo đến không do ngoại cảnh gọi nên cũng tự nhận là ý nghĩ của ta, rồi diễn biến cái ta này theo cái diễn biến của ý nghĩ ấy.

    - Đối với cảnh vật và suy tư bên ngoài, nảy ra những nhận xét mới; không biết rằng những nhận xét này là do bên ngoài chi phối tạo nên, liền tự nhận những nhận xét này là của chính ta.
Ba cái "tự nhận" trên là ý thức phàm nhân đem đến những ảnh hưởng sau đây:

1. Ý thức mê mờ vì tứ đại nhờ mắt mà thấy; nhưng cái thấy này có giới hạn; vì có giới hạn nên mới nhận rằng tứ đại có giới hạn (riêng từng con người), có dứt khoảng, có sống, có chết, có luân hồi. Kỳ thật không có cái gì mà chỉ có sự an nhiên của vạn pháp thường tuôn chảy không ngừng.

2. Ý thức mê mờ vì niệm khởi, rồi nương theo duyên khởi và các tiền trần làm nên nó mà thay đổi mãi mãi, bị lôi cuốn mãi. Có hành động nhưng ý thức không còn là chủ động nữa nên mê mờ quên gốc. Và do đó, nó bám víu lấy các trần đã sinh ra nó, nên gọi là "thần thức chấp ngã".

Ví dụ: Con vua một nước này sang ở với một nước thù địch từ thuở nhỏ để làm tin. Khi lớn lên người ấy đã trở thành con nước địch, gần như quên hẳn là con dân nước nào, đến đây có nhiệm vụ gì? Mặc dù nơi xa xôi kia có gởi đồ dùng hoặc thư từ để giữ uy tín của con tin. Con tin ấy đôi khi lại chỉ lo việc xứ người nhiều hơn là phải thi hành công việc của nơi cố thổ gởi đến. Vì mê công việc và ăn chơi ở nước địch, chẳng cần tìm đến gốc tích của mình, cái kẻ vong ơn vong nghĩa kia làm sao còn nghe lời kêu gọi của ai được nữa? Nó đã lấy địch làm thân, nó đã quên xứ sở thì mạng lệnh của xứ sở đối với nó không còn quan hệ gì nữa. Nó quên sứ mạng của nó, nó đã bị nước địch đồng hóa, nó trở thành vua nước địch rồi nên nó phải giữ cái địa vị mới của nó. Nên vạn nhất có ai nhắc đến cố hương, nó chỉ còn ầm ừ qua loa khỏa lấp, vì nó đâu còn đủ thì giớ để vừa lo công việc một nhà vua nước địch, vừa nghĩ đến gốc gác căn cơ.

Theo thí dụ trên ta thấy ý thức thi hành sứ mạng ánh sáng của Phật Tâm (sứ mạng làm con vua nước địch) để chỉ huy năm căn (giữ mối giao hảo hai nước). Song từ vô thủy ý thức quá quen với diễn biến thầm lặng (nếp sống ở nước ngoài) là tự nhận lầm là phàm tánh (con vua nước dịch), lấy năm căn, năm trần làm nghe, biết, thấy, lấy tư tưởng, lấy đối duyên làm sự thật (nhầm lẫn phong tục của địch là của mình) để đến nỗi không còn biết mình là Phật Tâm nữa.

Ý thức dùng cái phân biệt các trần và tự nhận là sự phân biệt này là các trần. Vì vậy trong một cái mê muội mảy may, tinh vi, ý thức tách rời khỏi Nhất Thể Phật Tánh, rồi có lập trường riêng; rồi sống riêng mỗi lúc mỗi xa Phật tánh. Do đó mà sinh ra cái ta (ngã và chấp ngã).

Vì sứ mạng (chỉ huy năm trần) soi sáng vũ trụ, ý thức quên (vô minh) sứ mạng, trở thành thù địch (phàm tánh).

Soi sáng vũ trụ là dụng của Phật Tâm.

Cái tánh quên (vô minh) là dụng của nghiệp, xa tánh Phật, nó theo mãi cái dụng sau này thành chấp ngã, rơi vào sinh tử luân hồi của nghiệp.

Theo bài trên, ta thấy ý thức là một thể hiện rõ của cái sống chứ không phải mơ hồ tưởng tượng.

Khi ngủ thấy chiêm bao là ý thức hiện cảnh, mặc dù có nhiều trạng thái mà thường nhân không thể nhận xét được.

Khi có một tư tưởng lạ hiện ra, đó là hiện tượng của nghiệp thức do ý thức diễn ra.

Có những người chết đã ba ngày, hoặc năm, ba giờ tim không còn đập, tứ chi lạnh ngắt, bỗng dưng sống lại. Như vậy trong thời gian tứ đại nằm yên, đã chẳng có một cái sống khác, dưới những hiện tượng, trạng thái khác nối cầu ư?

Chính trong thời gian ấy, ý thức vẫn sống dựa trên một tứ đại khác tinh anh hơn hoặc thô kệch hơn thân xác con người. Song ta cũng đừng vì thế tưởng lầm rằng ý thức là cái sống độc lập và trường tồn như thế gian thường gọi là "linh hồn" hay các tôn giáo khác gọi là "chân thánh", là "tánh linh" hay "đại ngã".

Ta thấy khi tứ đại nằm yên, cái sống vẫn còn hành dụng, song nó chỉ lảm nhảm những cái gì khi sống đã có. Thế chứng tỏ rằng nghiệp thức nối dòng luân hồi, làm nhân cho quả khác không thôi.

Nghiệp thức làm cho nguồn sống tiếp nối bỏ duyên này liền có duyên khác, giúp cho cái sống hiện nghiệp. Nhưng trong tình trạng nối tiếp này, ta vẫn tưởng là ta y nguyên như cũ. Ví như người ngồi trên xe chạy mau qua những con đường khác nhau, nhưng hai bên phố xá, cây cối sắp đặt giống nhau, người ấy vẫn tưởng là còn trên con đường cũ. Thật ra đường nào chẳng là đường, song không đường nào giống đường nào cả.

Như thế sáu đường: Thiên, nhân, A tu là, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, đều là cảnh sống luôn hiện có của vũ trụ. Ta bỏ người đi làm ngạ quỷ, vừa thoát cõi dương liền nhập làm người cõi âm: ta tưởng ta vẫn còn, ai ngờ đã khác mà riêng ta không nhận thấy.

Các môn phái ở đời không thấu triệt trạng thái, hành tung của ý thức (thần thức) lấy sức tu luyện bỏ cái trược nhận lấy cái thanh làm bản ngã. Thật ra, cái thanh này có phần lâu bền hơn cõi người, có phần tinh anh sáng suốt hơn người, nhưng vốn cũng đã cấu tạo bởi muôn pháp thì cũng theo luật vô thường của muôn pháp mà biến đổi.

Không biết cái gốc linh thiêng kia do đâu mà có, các môn phái ấy chỉ thấy được cái hiện tiền của nó, bèn tìm cách mở thông được nó, vun bồi lên cho nó được tinh diệu, nhận làm cái sống cao siêu.

Họ phân tâm, lìa cảnh mà không nhận được cái lý vốn dung thông của vũ trụ. Cái chân lý là cái tuyệt đối. Họ có một cái "ta" để biết, lại tạo nên một cái "ta" khác linh thiêng đối với vũ trụ; thế là họ đã có hai cái "ta", hai cái đối đãi nhau thành ra vẫn mắc trong vòng sinh tử luân hồi.

Đó là nguyên do các pháp đối chiếu nhau để sinh ra vũ trụ si mê. Những kẻ tu thiên kiến này đã tự cho tạm đủ, an phận, hóa thành tà kiến; Phật gọi kẻ ấy là ngoại đạo.

Ví như người đi đường xa gặp trạm nghỉ, tưởng rằng đã đến đích bèn an nghỉ. Sự hiểu lầm ấy là do: trước khi lên đường người ấy không hiểu (tri), không biết được cái đặc tính, cái cảnh tượng của cái đích phải đạt, khiến khi thấy một cái trạm tạm yên ổn, lầm trạm ấy là đích.

Tri mà bất tri, cho nên cái tin tưởng sai (tà kiến) để lúc thấy (kiến) thì gà hóa cuốc (tà kiến). Đức Thích Ca cũng từng đã nói ra qua phẩm "Hóa thành dụ" trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Do đó, kẻ thiên kiến, tà tín kia dễ sinh ra ngạo mạn có hại cho mình.

Hỡi những ai muốn đến chân lý Phật! Thà làm con người hướng Phật, hơn là làm Tiên ngạo mạn chê Phật.

Phật là cái đích chung cho cả muôn pháp trong vũ trụ, ta chớ tự ngăn lấy ta để tự mình làm cho mình đui mù, không thấy được cái tánh sống thật của mình.

Đời có khi khổ, lúc sướng, khi tội lỗi, cũng có lúc hết tội lỗi, làm người rồi cũng có lúc làm tiên. Song khi tự cho là đủ (tự mãn) thì chẳng có thể tiến bộ được nữa.

Làm người hướng Phật, ngày kia sẽ thành Phật. Làm Tiên mà chê Phật, kẻ ấy khổ sở muôn đời. Chịu khổ trăm năm còn hơn được sướng trăm năm để rước lấy cái khổ triệu năm.

Ta phải có cái suy tư riêng của mình (tự tâm tín hướng) chớ nên xu hướng tạm thời, để đừng trách rằng đời không có Phật độ thế.

Trích LUẬN TRÍ ĐỘ:
  • ... Trong cảnh chiêm bao, thật không có việc lành mà cho là lành, việc không đáng giận dữ mà giận dữ nổi lên, việc không đáng sợ mà run sợ. Chúng sinh ở trong ba cõi cũng như thế ấy.

    Vì cái vô minh nó còn ngủ trong lòng, cho nên chắng đáng sân mà sân, chẳng đáng buồn mà buồn.

    Phải biết rằng ngoài Tâm chẳng có cảnh chi khác, chỉ có chút mê, tỉnh mà vọng thấy nhiễm cảnh mà thôi. Cho nên ngoài tâm không có tướng địa ngục, khi mà ác nghiệp thành tựu thời mới thấy có chịu khổ vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

battinh giải thích từ "ngoại đạo" cho độc giả biết đi tangbong . Trân trọng cám ơn bạn cafene .

cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trong bài dã nói rõ rồi, ngu dại gì chui đầu vào "bẫy" của đạo hữu, để sanh đụng chạm và bị họ chửi à! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

battinh đã viết:Trong bài dã nói rõ rồi, ngu dại gì chui đầu vào "bẫy" của đạo hữu, để sanh đụng chạm và bị họ chửi à! :D
Mod binh thường tuyên bố ai có tư tưởng, ý kiến nào khác với mình, lập tức trở thành "kẻ ngoại đạo đội lốt Phật tử vào đây để phá đám" . Thực không khác gì chúng ta có các "gián điệp" âm thầm theo phá các bạn theo Tịnh Độ, Thiền Tông, Mật Tông .



http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 460#p91460
binh đã viết:Sư huynh "chú hỷ" à.
Có nhiều kẻ ngoại đạo đội lốt Phật tử vào đây để phá đám, và giải trí lắm.
Vì vậy tôi mới có lời cảnh bảo ở box "Thành viên thông báo" (Nhưng đã bị chuyển sang box "chào nhau thân ái").
Thật tội nghiệp cho Mod binh :( , tâm tư lúc nào cũng hoảng hốt tangbong , nhìn ai cũng thấy "kẻ địch" cần phải đề phòng, triệt hạ :( :D .

:)) :)) :))


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Aliraza142
Bài viết: 2
Ngày: 14/11/14 01:41
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: aaaaa

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Aliraza142 »

Vì bị vô minh đã che mờ nên mới có pháp môn đệ nhị. :D

Ông đọc kinh Duy Ma Cật, chương thứ 9 "Chứng nhập pháp môn không hai" để xem 31 vị Bồ tát trình bày với ông Duy Ma Cật về chỗ thể nhập pháp môn không hai của mỗi người.


Aliraza142
Bài viết: 2
Ngày: 14/11/14 01:41
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: aaaaa

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Aliraza142 »

Vì bị vô minh đã che mờ nên mới có pháp môn đệ nhị. :D

Ông đọc kinh Duy Ma Cật, chương thứ 9 "Chứng nhập pháp môn không hai" để xem 31 vị Bồ tát trình bày với ông Duy Ma Cật về chỗ thể nhập pháp môn không hai của mỗi người.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: Ý thức và Ngoại đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

000


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách