Nghiệp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

C. NGHIỆP
Trích: PHẬT PHÁP CĂN BẢN, Suy Nghiệm Theo Nguyên Lý, trang 29-31
Biên soạn: Minh Không
Trung Tâm Magnolia (California)
Ấn tống tại Hoa Kỳ - 2006,
Nghiệp nghĩa là luật gieo Nhân và gặt Quả trên phương diện đạo đức, tâm linh. Sự hoạt động của Nghiệp tương hợp với các nguyên lý cơ bản như sau: Quả tương tự như Nhân sẽ ứng hiện, chẳng hạn như gây Nhân thiện thì sẽ được hưởng Quả thiện, gây Nhân ác thì sẽ phải hứng chịu Quả ác (đồng thanh - đồng khí), thí dụ cây xoài thì ra trái xoài chứ không ra trái cam. Và khi gặp đúng hoàn cảnh và đầy đủ cơ duyên, Quả sẽ phát tác ngược trở lại người tạo Nhân (lực và phản lực). Sự kiện trên cho thấy Nghiệp không đóng vai trò phán xét, thưởng phạt, mà nó chỉ là một định luật tự nhiên trong vũ trụ tiến hành một cách máy móc không có sự phân biệt, giống như sự tuần hoàn tự nhiên của bốn mùa.

Nói rõ hơn, Nghiệp là sự chủ ý thúc đẩy ta hành động qua thân, ngữ, ý. Tạo Nghiệp là tạo tác những hành động với chủ ý thiện hoặc ác, và theo nguyên lý bảo tồn năng lượng những hành động có chủ ý này được ghi lại trong dòng tâm thức/tàng thức ở dạng Nhân và chúng sẽ trổ Quả tương ứng trong tương lai khi hội đủ điều kiện. Hành động đã tạo tác tiềm phục trong dạng Nhân sẽ chỉ tan biến sau khi trổ Quả, hoặc một Nhân (thiện/ác) sẽ bị triệt tiêu khi gặp một Nhân khác cùng loại, tương đương và đối nghịch.

Nghiệp nói lên sự việc là không có chuyện gì, biến cố gì xảy đến với một người mà không phải là do chính đương sự đã từng tạo tác qua thân, ngữ, ý. Hoàn cảnh, hình dáng, cá tính và những biến cố xảy ra trong đời của mỗi người là kết quả của những hành động và tư tưởng của họ trước đó.

Vậy Nghiệp là lý do chính đáng giải thích tại sao có sự khác biệt, chênh lệch, bất bình đẳng, bất công trên thế gian. Vì sự khác biệt của Nghiệp nên mới có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, người thông minh kẻ ngu tối, người may mắn kẻ bất hạnh, đẹp hoặc xấu, khỏe mạnh hoặc bệnh tật, được mất, vinh nhục, sướng khổ v.v...

Luật Nhân Quả hoàn toàn vô tư không thưởng không phạt một ai. Nó chỉ điều chỉnh, tái thiết sự quân bình do ta tạo sự xáo trộn khi phạm luật Ta Bà (gây nghiệp).

Ngẫu nhiên (tình cờ) nghĩa là sự việc xảy ra mà không có nguyên cớ gì cả. Định mạng (số mạng, An bài "pre-deternined") nghĩa là sự việc xảy ra do một đấng quyền năng nào đó sắp xếp. Sự hiện diện của luật Nhân Quả cho thấy hai thuyết Ngẫu nhiên và Định mạng không thể có chỗ đứng. Vì những gì ta nhận lãnh trong hiện tại là do Nhân đã tạo tác trong quá khứ và những gì ta sẽ nhận lãnh trong tương lai là do Nhân trong quá khứ và/hoặc Nhân đang tạo tác trong hiện tại. Vậy chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc và khổ đau của chúng ta. Thiên đàng và Địa ngục là do chính chúng ta tạo dựng. Ta tự tạo ra số mạng cho chính mình. Nghiệp là gia tài ta thừa hưởng do chính mình tạo ra.
  • "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Con người được sinh ra từ nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa của họ".
Tìm hiểu và áp dụng luật Nhân Quả trên con đường tu hành không phải là để ta lo làm việc thiện để cầu mong hạnh phúc, vì Nghiệp thiện lẫn ác đều là sợi dây trói buộc ta vào trong vòng sinh tử trong cõi Ta Bà, bắt ta phải nhận lãnh Quả ác cũng như Quả thiện. Và dù cho ta có được ở cõi lành, an hưởng Quả thiện, nhưng khi luật vô thường đoạn dứt những gì tốt đẹp hạnh phúc, ta sẽ lại đối diện với khổ đau.

Điểm đáng lưu ý là Nhân và Quả tăng cường và hỗ trợ cho nhau, chúng có khuynh hướng tạo thành tật, thói quen, thí dụ như điếu thuốc đầu thì rất khó khăn, nhưng nó là cái Nhân tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những điếu thuốc sau, đến khi cái Nhân lớn mạnh thì phát sinh sự đòi hỏi, chiều theo nó thì nó lại càng đòi hỏi (tuần hoàn), và hậu quả là thành tật.

Thói quen, tập quán đưa đẩy ta tạo ra Nghiệp, đồng thời ta tạo Nghiệp cũng vì tâm bám víu (tham, sân, si), bám víu vào Thiện hoặc/và Ác. Vậy ta cần nên biết rằng những hành động với tâm tham, sân, si đưa đến sự hình thành của Nghiệp, và những hành động không tham, sân, si dẫn đến sự đoạn diệt của Nghiệp. Như vậy hai người có thể cùng làm một việc, nhưng người với tham, sân, si chủ động sẽ tạo nghiệp, còn kẻ với tâm không bám víu thì không. Nói tóm lại, mục đích tối hậu của việc tu hành là vượt ra ngoài cả hai Nghiệp thiện và ác.

-/- (^!^) -/-


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]7 khách