VÔ TÁNH, TỰ TÁNH

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

VÔ TÁNH, TỰ TÁNH

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

VÔ TÁNH, TỰ TÁNH
(Trích Đại Thừa Yếu Lược, Liên Hoa Tịnh Huệ, trang 110-112)
Các kinh Phật thường sử dụng qua lại hai danh từ Vô Tánh và Tự Tánh để chỉ Phật Tánh. Trong một vài trường hợp hết sức đặc biệt, danh từ Vô Tánh lại được sử dụng để đối trị Tự Tánh. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta thử phân tách ý nghĩa của hai danh từ nói trên:

Tự Tánhtánh của chủ thể, là bản tánh, có sẵn từ vô thỉ đến giờ, không chuyển biến, không thay đổi, không bị chi phối bởi không gian và thời gian, không bị ảnh hưởng bởi lý nhân duyên. Tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà có và cũng do nhân duyên ly tan mà diệt, vì thế mới nói các pháp không có tự tánh. Lục căn cũng không có tự tánh. Nếu nhãn có tánh thấy thì cái thấy ấy phải thường hằng, không thể nào có lúc thấy, có lúc không thấy. Tứ đại (đất, nước, gió, lửa) cũng không có tự tánh, vì tánh của chúng luôn luôn biến chuyển, Như hỏa đại, khi ở trong nước nóng thì có tánh nước, ở trong gió nóng thì có tánh động, ở trong lửa thì có tánh nóng, ở trong đất nóng thì có tánh cứng. Khi đức Phật giảng dạy về Tội và Sám Hối, ngài nói: "Tội tánh bổn không, do Tâm tạo. Tâm nhược diệt thời tội diệt vong", nghĩa là: "Bổn tánh của tội là Không, do tâm tạo. Nếu tâm dứt thì tội cũng hết". Khi ngài dạy như thế, ngài xác nhận ngược lại rằng tất cả các pháp đều có tự tánh, bổn tánh vì đều do Chơn Tâm tạo. Tánh của các pháp là tánh Không, còn gọi là Vô tánh, Không Tánh. Tham, sân, si, phiền não tất cả đều có tự tánh, bổn tánh, vô tánh, Không tánh, Phật tánh, thực tánh. Vì thế mới nói, phiền não tức là Bồ đề, sanh tử tức là Niết bàn, động tức là tịnh, tội tức là phước. Nói tóm lại, Tự Tánh và Vô Tánh đồng một nghĩa, đó là nghĩa Phật tánh, nghĩa Không. Cả hai danh từ được sử dụng qua lại không phân biệt trong kinh Phật.

Tuy vậy, Vô Tánh có khi được sử dụng để đối trị Tự Tánh. Như Duy Thức học phân tách Tâm chúng sanh thành ba tự tánh: Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên Thành Thật. Để dứt trừ cái bệnh của người tu chấp có ba Tự tánh, đức Phật mật ý nói có ba Vô tánh nhằm đối trị từng cái một, đó là: Tướng Vô Tánh, Tự nhiên Vô Tánh, Thắng nghĩa Vô Tánh.

Cũng như trong mười tám pháp Không ở phần trước, chúng ta thấy có Vô Tánh Không, giống như nội, ngoại không. Như thế thì giữa hai danh từ này phải có một sự khác biệt gì đó dù rằng vi tế.

Theo thiển kiến, Tự Tánh có tánh cách xác định, xác định sự hiện hữu của nó từ vô thỉ, tự nó đã có sẵn, không phải do một động lực nào ở bên ngoài tạo ra nó. Trong khi đó, Vô Tánh không hàm súc một ý nghĩa tạo lập nào cả, chỉ nói lên cái nghĩa Không trong bản chất mà thôi. Vô Tánh hoàn toàn giống như Không tánh.

Vô Tánh thuộc về Không, Tự Tánh thuộc về . Cả hai đều đồng một nghĩa Không, nhưng Không của Vô Tánh là Không mà Không, còn Không của Tự Tánh là Có mà Không. Vì thế mới có cái Không Trung Đạo của Vô Tánh, Tự Tánh vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

THẬP BÁT KHÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THẬP BÁT KHÔNG
(Trích Đại Thừa Yếu Lược, Liên Hoa Tịnh Huệ, trang 98-100)
Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường của vua Lý Thế Dân đã liệt kê trong kinh Đại Bát Nhã, Hán dịch, mười tám cái Không mà trước đó Long Thọ (Nagarjuna) Bồ tát, Tổ thứ 14 bên Ấn Độ đã giải thích rành rẽ trong bộ Luận Đại Trí Độ của ngài. Đó là:
  1. Nội Không: sáu căn trong thân đều là không, là giả có.
  2. Ngoại Không: sáu trần ở bên ngoài cũng đều không.
  3. Nội Ngoại Không: cả sáu căn lẫn sáu trần, tức là mười hai xứ đều không.
  4. Không Không: khi trong và ngoài đều không rồi thì hành giả phải lìa cái không ấy nên gọi là không không.
  5. Đại Không: đó là cái không của pháp giới bao la vô bờ bến mà trí tửng tượng của con người không bao giờ với tới.
  6. Hữu Vi Không: các pháp hữu vi đều là giả có, vì do nhân duyên hòa hợp mà thành. Phải xem chúng như huyễn.
  7. Vô Vi Không: các pháp vô vi như Niết Bàn của A la hán không thực vì là đối đãi với các pháp hữu vi. Nay hữu vi đã không rồi thì vô vi cũng không nốt.
  8. Tất Cánh Không: đó là cái Không tối hậu, sau khi đã phá bỏ các pháp hữu vi và vô vi.
  9. Vô Thỉ Không: vạn pháp ở trong vòng nhân duyên nên không biết đâu là đầu mối. Theo chơn tánh không có vô thỉ, cũng không hữu thỉ.
  10. Tánh Không: tánh của vạn pháp là không. Đó là đứng về mặt bản thể mà xét, nhưng về mặt hiện tượng thì các pháp có muôn vàn sai biệt.
  11. Tự Tướng Không: các pháp đều có đủ sáu tướng: tổng biệt, đồng dị, thành hoại. Các tướng này còn gọi là tự tướng chỉ là giả danh vì chúng là vô thường, cho nên nói tự tướng không.
  12. Nhất Thiết Pháp Không: tất cả các pháp đều là không, đều xuất phát từ tánh Không.
  13. Bất Khả Đắc Không: năm ấm, mười hai xứ, mười tám giới đều không thật có, nên chẳng nắm giữ được gọi là bất khả đắc, rốt ráo vẫn là giả danh, do đó mới là không.
  14. Tán Không: sự hoại diệt hay là tán của các pháp chẳng phải thật có nên gọi là tán không.
  15. Hữu Pháp Không: các pháp sanh ra (hữu pháp) đều do nhân duyên. Vì thế cái sanh ấy không thật có.
  16. Vô Pháp Không: đây là cách nói đối nghịch với hữu pháp.
  17. Hữu Pháp, Vô Pháp Không: pháp sanh cũng không, pháp diệt cũng không. Cả hai đều không.
  18. Đệ Nhất Nghĩa hay Thắng Nghĩa Không: không trụ tướng có, tướng không, không chấp tướng trung đạo, đạt đến chỗ tướng tánh, sự lý tương dung. Đó là đệ nhất nghĩa không.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách