Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THUYẾT VÔ THƯỜNG TRONG NHÀ PHẬT
(Trích dẫn: "Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật"
Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam
Ban Hành Đạo Hội Thượng xuất bản năm 1974, trang 11-12)
Ở đời muôn sự, muôn vật đều đổi thay. Phàm đã là hữu hình tất hữu hoại. Không có vật gì trường tồn, không có vật gì vĩnh cửu, mọi vật đều luôn luon biến chuyển đổi dời, không bao giờ ngừng nghỉ dù là trong giờ phút.

Hằng ngày ở chung quanh ta, diễn biến biết bao nhiêu cảnh, biết bao tình. Nhưng có cảnh tình nào không biến chuyển, không đổi thay! Kìa hoa nở, trăng tròn, bèo hợp, triều dâng... Nhưng tất cả rồi cũng theo thời gian mà hoa phải tàn, trăng phải khuyết, bèo phải tan, triều phải hạ.

Một thanh gỗ mục không dùng được nữa. Nó mới mục hay đã mục từ lâu? Ta thấy rằng bây giờ nó mục hơn tháng trước, hôm nay mục hơn ngày hôm qua... nghĩa là nó thay đổi từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây.

Một đứa trẻ vừa oa oa tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên thành một đứa con nít, rong chơi khắp ngõ, kế trở nên một thanh niên hay một thiếu nữ, lấy vợ lấy chồng, rồi già rồi chết. Từ cái thể xác măng sơ đến thân già run rẩy, phút chốc đã biến thành một đống xương khô thối, mà con người tưởng đâu rằng cuộc đời lâu dài lắm. Nếu ta chịu khó ngồi nhìn lại quãng đường qua, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy thời gian trôi mau như bóng câu qua cửa sổ, những đổi thay tựa như giấc chiêm bao.

Tư tưởng con người cũng thế, chúng đổi thay theo những biến động của mỗi tình, mỗi cảnh. Những ý nghĩ này vừa dứt, nhưng ý nghĩ khác tiếp đến; tình cảm nay vừa qua, tình cảm khác liền phát khởi, giống như một đợt sóng xô đuổi nhau đập vào bờ để khơi lên những đợt sóng khác.

Vũ trụ chuyển biến theo bốn thời kỳ liên tục: thành, trụ, hoại không; vạn vật đổi dời theo bốn giai đoạn: sanh, trụ, dị, diệt; và con người phải chịu sanh, lão, bệnh, tử. Những đổi thay đó Phật pháp gọi là Vô thường.

Vô là không, thường là còn mãi. Vô thường là không thường còn, không bền bĩ, không lâu dài. Phật pháp phân tích mổ xẻ để cho ta thấy cái căn nguyên của vô thường để ta thắng cái vô thường mà an nhiên tự tại trước ngàn thay đổi.

Khi chưa có duyên gặp Phật pháp, con người luôn luôn đuổi theo bóng dáng của muôn ngàn hình tướng đổi thay, chạy theo những phù vân, biến ảo, đổi dời trong phút chốc để rồi cứ lặn hụp mãi trong bể trầm luân.

Trong kinh Pháp Dụ, có đoạn tả một quả phụ có một đứa con bị bệnh chết. Bà ta kêu gòa, la khóc thảm thiết. Nghe nói Phật là đấng quyền năng, bà ôm con dến đảnh lễ Phật và xin Phật cứu sống con bà. Phật trao cho bà một nén hương, bảo bà vào thôn tìm nhà người nào chưa có người chết, xin lửa đốt hương rồi đem về, Phật sẽ cứu sống con bà. Bà vào trong thôn từ sáng đến chiều, bà lên xóm trên xuống xóm dưới, nhưng vẫn không tìm được loại lửa mà Phật đã dặn, vì nhà nào cũng đã có người chết; cha hoặc mẹ, ông bà, con, anh em xa hoặc gần? Bà quả phụ phân vân quay về bạch Phật. Lúc ấy Phật mới bảo: "Ở đời sự chết là một điều không ai tránh được. Thân xác này không thể sống mãi. Nếu nay không chết, ấy là chưa chết, mãi cũng chết hoặc ngày kia cũng chết, cũng tan rã. Mọi vật đều vô thường. Như vậy con bà chết là chuyện không thể tránh được. Người đời ai cũng chịu chung cái luật ấy, cho nên đừng lấy sự sanh diệt, tử ly mà đau buồn, tự mình chuốc lấy khổ, vô ích".

Tu theo Phật tức là tìm cách thắng sự vô thường; thắng bằng cách phân tích nó, mổ xẻ nó để hiểu rõ cái cội rễ của nó mà không thể trôi lăn theo như phù vân biến ảo, không đuổi theo vạn hữu đổi dời để an nhiên giữa dòng đời luân chuyển.

Khi nhận ra cái vô thường của vạn hữu, ta sẽ không còn mê đắm vào cái vô thường đó; ta sẽ từ bỏ nó, vững chãi tiến mãi trên con đường đạo, bền gan và quyết tâm tìm cho ra cái thường còn, cái hạnh phúc vĩnh cửu, cái không thể diễn đạt bằng ngôn từ, cái mà Phật gọi là Chân thường.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

chúng ta có cần đi tìm cái thường còn k ?
Thực ra thường, hay vô thường chẳng có gì quan trọng cả, vì thọ lạc hay thọ khổ mà nó trở thành quan trọng.
Bạn dẫn chứng nguyên câu chuyện người đàn bà đi tìm nhà k có người chết, rồi bạn kết luận chúng ta hãy đi tìm cái thường còn. Chẳng lẽ bạn k học được gì từ câu chuyện này ?
Đi tìm là thuộc về tâm sở tầm, mà tầm, tư, tác ý luôn đồng hành với nhau. Phật từng nói rằng, nghiệp là tâm sở tư. Vì vậy, chúng ta k nên đi tìm cái gì cả.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Xin lỗi bạn, đó là bài viết do tác giả dẫn chứng trong kinh Pháp Dụ về tánh vô thường biến đổi của vạn pháp. Cái chơn thường không biến đổi là chơn tâm hay tánh không của vạn pháp vốn sẵn có trong con người nên không cần phải đi tìm cầu. Có tìm là có vọng tưởng, mà vọng tưởng thì sinh diệt vô thường...

Tôi chỉ biết như vậy, sự việc diễn biễn một cách tự nhiên dưới con mắt trạch pháp của người tu.
  • Ai hay trời đất tuyệt vời
    Chơn thường trên mỗi bước đi vô thường.
Cái chơn thường được thể hiện trong bài thơ chữ ký của bạn đó...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Bạn thân mến, hãy trả vô thường về đúng ý nghĩa của nó, đó là nó chỉ là một đề mục của thiền minh sát. Cứ nhất định phải có chân thường thì chúng ta mới sống được à ? Chúng ta có cần phải nhất định là phải có chân tâm với tánh không hay không ?


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô thường trải khắp mọi nơi, trong thân tâm và ngoại cảnh, nên nó không thuộc về bất cứ một đề mục nào của thiền minh sát hay thiền định để mà thấy sự sanh diệt của nó.

Nhờ thấy rõ lý vô thường nên ta mới biết được trong vô thường đã có sẵn cái vô sanh bất diệt tức là chơn thường hay chơn tâm, tánh Không v.v...

Thôi nhé, tôi chỉ biết như vậy là quá đủ cho tôi rồi. Bạn muốn nói thêm điều gì nữa để chứng minh theo chỗ thấy biết của bạn là tùy bạn vậy.

Kính. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: Thuyết Vô thường trong nhà Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

hì, làm gì mà bạn né dữ vậy ? vô sanh, vô diệt, chơn tướng, chơn thường, chơn tâm phật tánh ... bạn đi quá xa rồi, quay lại với thân này đi. Chỉ có sanh lên rồi diệt đi liên tục thôi, sự kế tục tiếp nối chỉ nên xem nó đúng là sự kế tục tiếp nối, hay sự tất yếu sanh lên rồi diệt đi chỉ nên xem nó đúng là sự tất yếu đừng cố gắng gọi tên thường hay vô thường cho nó, sự cố gắng liên hệ đến một quan niệm nào đó người ta gọi là tưởng kiến đó.

Nếu bạn hay thực hành từ bi hỷ xả và bạn thấy con người nhẹ nhõm, khinh an, tĩnh lặng, bạn liên hệ tới chân tâm, phật tánh và bạn cho rằng chân tâm phật tánh hiển lộ, giống như mây che mặt trăng nay tan mất nên mặt trăng hiện ra, thì đó gọi là tưởng kiến. Vì sự nhẹ nhõm, khinh an chỉ là thành tựu của tâm sở hỷ và tâm sở lạc, tĩnh lặng chỉ là sự thành tựu của tâm sở nhất hành, như vậy chẳng qua là tụi nó chơi thân với nhau, hay đi chung với nhau nên xuất hiện vậy thôi.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách