Phân cấp sự giải thoát .

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda biết ở đây còn nhiều người khúc mắc tại sao Zelda bảo rằng kinh PGNT đã dạy rõ ràng rốt ráo , nhưng Đức Phật lại chỉ dạy đến giải thoát mà lại kô hướng chúng sinh đến sự giải thoát mang tầm vóc cao đẹp hơn đó là Toàn Giác .\
Câu hỏi đầy tiên dành cho Kim Cang :
Khi tịnh diệt Vô Dư Níp Bàn thì bậc Toàn Giác và Bậc Alahan có khác nhau kô ?
Vì thời gian có giới hạn Zelda phân tích ra rất dài nên tạm tới đây.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

NIẾT BÀN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CẢNH GIỚI
DÀNH ĐỂ CHO MỘT HẠNG NGƯỜI

Như ta đã biết, Niết bàn chỉ là kết quả của sự đấu tranh và chiến thắng. Mà đấu tranh thì có thể tích cực hoặc chưa tích cực. Chiến thắng cũng có thể toàn diện hoặc cũng có thể còn đang trên đà chiến thắng. Do vậy mà quả Niết bàn có bốn bậc khác nhau.



1/- TỰ TÁNH BẢN LAI THANH TỊNH NIẾT BÀN

Giáo lý của đạo Phật dạy rằng: Tự tánh của con người vốn thanh tịnh. Tánh thanh tịnh đó được gọi là Niết bàn. Và Niết bàn chính là cái tự tánh bản lai thanh tịnh đó.

Phật dạy rằng: Con người có thể có phiền não, bị phiền não tác động hoành hành, khi con người mất tự chủ, quên cảnh giác đối với cái tâm tánh thanh tịnh vốn có của mình. Dù vậy phiền não có đến rồi phải đi, ví như khách, tung lên rồi phải lắng xuống, ví như trần. Phiền não đối với tự tánh bản lai thanh tịnh Niết bàn của con người, chúng chỉ là thứ "khách trần" mà thôi.



2/- HỮU DƯ Y NIẾT BÀN

Do công phu tu tập, đấu tranh với dục vọng, hóa giải từng phần lượng phiền não vô minh mà có được Niết bàn, tức là có được sự thanh tịnh tự thân tâm, sự khinh an, giải thoát mọi khổ đau, ràng buộc trong cuộc sống của đời mình. Được sự khinh an, giải thoát của Niết bàn mà cái thân hữu lậu hãy còn vẫn là chỗ sở y cho dòng sinh mệnh, gọi đó NIẾT BÀN HỮU DƯ Y.



3/- VÔ DƯ Y NIẾT BÀN

Diệt phiền não vô minh, chiến thắng liệt oanh với dục vọng, hiện đời đã được Niết bàn, các nguyên nhân hữu lậu ở đời sau cũng cắt đứt và cái thân sở y của dòng sinh mệnh cũng chết mất đi không còn hiện hữu, gọi đó là NIẾT BÀN VÔ DƯ Y.



4/- VÔ TRỤ XỨ NIẾT BÀN

Thứ Niết bàn nầy ở mọi chốn nơi, ở mọi hoàn cảnh, ở ngay trong sanh tử mà không rời Niết bàn.

Người nhị thừa, tức hàng Thanh văn, Duyên giác chỉ chiến thắng được "phiền não chướng" mà có được Niết bàn, cho nên ham trụ Niết bàn mà chán sợ sinh tử.

Phật quả, ở địa vị Phật chiến thắng hoàn toàn "phiền não chướng" và tiêu trừ tận gốc rễ "sở tri chướng". Cho nên dùng Phật nhãn mà quan sát thì: phiền não tức Bồ đề, sanh tử tức Niết bàn. Vì Niết bàn ở trong sanh tử cho nên ở trong sanh tử làm lợi lạc chúng sanh mà không chánh sanh tử, cũng không ham trụ Niết bàn, gọi đó là NIẾT BÀN VÔ TRỤ XỨ.

Qua nhận thức trên ta thấy Niết bàn chỉ là kết quả của quá trình đấu tranh với dục vọng và chiến thắng từng phần đối với những thứ giặc phiền não vô minh. Chừng nào diệt trừ tận gốc rễ phiền não, chiếu phá hoàn toàn sạch hết bóng tối vô minh thành tựu quả Đại Giác. Thế Tôn, bấy giờ mới long trọng tuyên bố: Rằng Như Lai đã chứng đắc QUẢ NIẾT BÀN VÔ THƯƠÏNG.
Trích: Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ đề cương - Thích Từ Thông


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Zelda biết ở đây còn nhiều người khúc mắc tại sao Zelda bảo rằng kinh PGNT đã dạy rõ ràng rốt ráo , nhưng Đức Phật lại chỉ dạy đến giải thoát mà lại không hướng chúng sinh đến sự giải thoát mang tầm vóc cao đẹp hơn đó là Toàn Giác .\
Câu hỏi đầy tiên dành cho Kim Cang :
Khi tịnh diệt Vô Dư Níp Bàn thì bậc Toàn Giác và Bậc Alahan có khác nhau không ?
Vì thời gian có giới hạn Zelda phân tích ra rất dài nên tạm tới đây.
Bạn Zelda còn quên rằng Bậc Duyên Giác cũng Chứng Niết Bàn.

Trong Kinh Nikaya của PGNT có phân biệt ba Bậc Giác Ngộ:

Phật
Duyên Giác
A La Hán.

Đức Phật có đủ 10 Trí Lực, 19 Pháp Bất Cộng mà hai Bậc A La Hán, Duyên Giác không có.

Hơn nữa Trí Lực Thần Thông Phước Đức của hai Bậc A La Hán, Duyên Giác không bằng Phật.

Phật dứt 2 Thứ Chướng:

1-Phiền Não Chướng
2-Trí Chướng


1-Dứt Phiền Não Chướng thì Giải Thoát Sanh Tử trong 3 cõi
2-Dứt Trí Chướng thì Biết Tất Cả khắp 3 đời 10 phương không bị ngăn ngại.

Phật là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác 2 Bậc A La Hán, Duyên Giác chỉ là Phần Giác.

Bạn Zelda nếu đọc 10 Đức hiệu của Đức Hiệu của Đức Phật thì sẽ biết tại sao Phật khác Bậc A La Hán, Duyên Giác.

Sự Giải Thoát của Bậc A La Hán, Duyên Giác nếu đồng với Đức Phật thì phải ngang bằng với Đức Phật về mọi mặt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào KC .
Sự Giải Thoát của Bậc A La Hán, Duyên Giác nếu đồng với Đức Phật thì phải ngang bằng với Đức Phật về mọi mặt.
câu này bạn nói như la giải thoát , chấm dứt luân hồi có phân cấp bậc. Vậy xin hỏi gồm có các cấp bậc nào , và các cấp bậc khác nhau ở điểm nào ?

Bạn Kim Cang cũng quên rằng trong 10 hồng danh của Đức Phật có danh hiệu Alahan.

Câu hỏi tiếp theo : Theo bạn thế nào là một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác ?

Và Đức Phật đã giác ngộ , chứng quả Alahan vào thời gian nào ?

Zelda hỏi kô có ý gì bạn Kim Cang đừng suy nghĩ, ý Zelda ở đây để phân tách ra rõ 2 đạo NT và BT là 2 đạo khác nhau tuy dùng chung chữ Phật Giáo.
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 26/12/07 20:40 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

10 hồng danh: Ứng cúng , Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Giới gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.
Phật Giáo Nam Tông Việt Nam
NGHI LỄ VÀ TỰ VIỆN
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ng ... ien-02.htm
Ứng cúng là gì?
Ứng là nên, phải. Cúng là cúng dường. Tứ ma và pháp thế gian là oan gia của Bồ Tát, phiền não cũng vậy. Chư Phật lúc làm Bồ Tát đã phải dùng trí huệ phá tan các thứ oan gia ấy, xa lìa phiền não, vì chúng sanh phải thọ khổ mà tâm lúc nào cũng thường vui. Vì nhơn, thiên nên đem lễ vật cúng dường, tất cả việc ấy gọi là ứng cúng.
PHẨM PHẠM HẠNH THỨ 20
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN GIẢNG GIẢI
Liên Hoa Tịnh Huệ
http://www.thuvienhoasen.org/kinhDBNBphamphamhanhGG.htm


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

A LA HÁN CỦA A LA HÁN TỨC LÀ PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Sự Giải Thoát của Bậc A La Hán, Duyên Giác nếu đồng với Đức Phật thì phải ngang bằng với Đức Phật về mọi mặt.
Giải Thoát Phiền Não Thì Bậc A La Hán, Duyên Giác Đồng Với Phật Nhưng Giải Thoát Trí Chướng Thì A La Hán, Duyên Giác Không Bằng Phật.

Bậc A La Hán Duyên Giác Thần Thông Trí Tuệ Có Hạn Có Lượng.

Phật Thì Thần Thông Trí Tuệ Vô Hạn Vô Lượng.

Trong 1 Thế Giới Trong Một Lúc Chỉ Có 1 Đức Phật Ra Đời.

Trong 1 Thế Giới Trong Một Lúc Có Nhiều A La Hán, Duyên Giác Ra Đời.


Phật Có 10 Trí Lực, 4 Vô Sở Úy, 18 Pháp Bất Cộng Mà Bậc A La Hán, Duyên Giác Không Có.
câu này bạn nói như la giải thoát , chấm dứt luân hồi có phân cấp bậc. Vậy xin hỏi gồm có các cấp bậc nào , và các cấp bậc khác nhau ở điểm nào ?
Bậc A La Hán, Duyên Giác Giải Thoát Phần Đoạn Sanh Tử (Sanh Tử Trong 3 Cõi Luân Hồi) Nhưng Chưa Giải Thoát Biến Dịch Sanh Tử.
Bạn Kim Cang cũng quên rằng trong 10 hồng danh của Đức Phật có danh hiệu Alahan.
Phật Ngoài Đức Hiệu Là A La Hán Còn Có 9 Đức Hiệu Khác.

Bậc A La Hán, Duyên Giác Chẳng Được Gọi Là Như Lai Chánh Biến Tri....

Bậc A La Hán, Duyên Giác Thì Nhận Được Lễ Lạy Cúng Dường Của Chúng Sanh Trong 3 Cõi Luân Hồi.

Phật Nhận Sự Lễ Lạy Cúng Dường Của A La Hán, Duyên Giác.
Câu hỏi tiếp theo : Theo bạn thế nào là một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác ?
Là Phải Có Đủ 10 Đức Hiệu, 18 Pháp Bất Cộng, 10 Trí Lực, 4 Vô Sở Úy
Và Đức Phật đã giác ngộ , chứng quả Alahan vào thời gian nào ?
Từ Thời Đức Phật Nhiên Đăng.
Zelda hỏi không có ý gì bạn Kim Cang đừng suy nghĩ, ý Zelda ở đây để phân tách ra rõ 2 đạo NT và BT là 2 đạo khác nhau tuy dùng chung chữ Phật Giáo.
BT Là Tu Thành Phật.
NT Là Tu Thành A La Hán.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phân cấp sự giải thoát .

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

BT là tu thành Phật, như thế nên biết BT phải tự mình ngay trong thế giới không có Phật pháp mà tự chứng a la han, đó là a la han tối thượng.

NT là tu thành a la han, như thế nên biết NT phải hướng tới đại a la han, tức a la han tối thượng, do đó phải học hỏi mọi điều ở chư Phật. Chỉ học giải thoát luân hồi và thủ quả vị thôi thì chưa đủ, chỉ là a la han vừa đủ sức vượt luân hồi, chưa phải là a la han siêu vượt tất thảy.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]39 khách