Mối liên hệ giữa các đế trong Tứ Diệu Đế ?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

tudison
Bài viết: 24
Ngày: 04/06/13 02:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tu Di Sơn

Mối liên hệ giữa các đế trong Tứ Diệu Đế ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tudison »

Tại sao nói khổ do phiền não sanh ? Tại sao nói phiền não diệt thì được lên những cảnh trời cảnh Niết Bàn ? Tại sao nói con đường đưa đến cảnh trời , cảnh Niết Bàn là 37 phẩm trợ đạo .

Một cách hiểu của tôi :Khổ do Tập : khổ kiếp này do phiền não kiếp trước khiến thân khẩu ý kiếp trước tạo nghiệp ác, khiến kiếp này phải nhận quả khổ .Tương tự kiếp này do phiền não tham sân si mạn nghi mà thân khẩu ý tạo nghiệp ác thì kiếp sau lại phải chịu quả khổ : sanh lão bệnh tử , oán tăng hội , ái biệt ly ....

Tập đến Diệt :Nếu kiếp này diệt được phiền não thì chỉ phải chịu những nghiệp của kiếp trước chứ kiếp sau không chịu tác động của nghiệp nữa nếu chứng được Ala hán , và còn chịu nghiệp kiếp sau nếu kiếp này chứng các tầng thánh khác .(?)

Diệt đến Đạo : 37 phẩm trợ đạo khiến mở mang được nhận thức , phá được lưới vô minh . Lúc đó thì những sự điên đảo cho bẩn là sạch , cho khổ là lạc không còn . Cho nên lúc đó tâm không còn ái với trần . Từ đó phiền não không sanh ra . Phiền não được diệt nên kiếp sau cũng không còn tái sanh ....


Nếu có đạo hữu nào hiểu rõ tứ diệu đế và mối liên hệ giữa tứ đế hãy giảng giải mọi người cùng học hỏi xem nhé .


new member
Bài viết: 4
Ngày: 01/12/13 06:03
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vĩnh lộc A-Bình Chánh,tpHCM

Re: Mối liên hệ giữa các đế trong Tứ Diệu Đế ?

Bài viết chưa xem gửi bởi new member »

Chân lý mà chúng ta phải thực chứng là chân lý có liên quan đến Tứ Diệu Đế, Bốn Sự Thật Cao Diệu. Đó là: (1) Sự Thật về Khổ (Khổ đế), (2) Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập đế), (3) Sự Thật về sự Diệt Khổ (Diệt đế), và (4) Sự Thật về Con Đường đưa đến Diệt Khổ (Đạo đế).
Sự thật về Khổ có liên quan đến bản chất của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Theo Kinh Chuyển Pháp Luân, chúng ta phải thấu triệt sự khổ nầy để thông hiểu một cách đúng đắn. Cần phải ghi nhận sự thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc và suy nghĩ ngay lúc chúng hiện khởi để hiểu biết chính xác về chúng. Nếu không ghi nhận ngay tại thời điểm đó, ta sẽ không thông hiểu tường tận bản chất sinh-diệt của chúng, và từ đó, lòng tham đắm vào các hiện tượng tâm-vật-lý hư ảo nầy sẽ sinh ra, và đó là Nguồn gốc của Khổ. Bởi vì có tham đắm, sự chấp thủ vào các hiện tượng đó sẽ xảy ra, và tạo ra các nghiệp hành. Chính các nghiệp hành nầy sẽ tạo ra sự tái sinh, và từ đó tiếp tục vòng luân hồi khổ não của già lão, bệnh hoạn, tử diệt, v.v...
Nếu chúng ta liên tục ghi nhận các hành động của thấy, nghe, ngửi, v.v..., những hiện tượng tâm-vật-lý nầy sẽ được thông hiểu đúng đắn, và từ đó sẽ giảm thiểu lòng tham ái trong một cấp độ nào đó. Đây chính là công phu để Diệt trừ Nguồn gốc của Khổ. Khi chúng ta hoàn toàn ghi nhận kịp thời mỗi một tác động của sự thấy, nghe, ngửi, v.v... khi chúng vừa khởi hiện, lúc đó có thể xem như ta đã hoàn tất công tác diệt trừ cội nguồn của Khổ, theo như tinh thần của các lời dạy trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân.
Mỗi một động tác ghi nhận như thế sẽ giúp giảm thiểu phiền não, có nghĩa là làm giảm bớt các điều kiện để tạo tái sinh. Như thế, qua phương pháp ghi nhận, hoạn khổ được diệt trừ từng chập, và pháp hành nầy là Con Đường Tại Thế để phát triển tuệ minh. Đây là pháp hành trì theo đúng lời dạy trong kinh là sự Diệt Khổ cần phải được thực chứng, và Con Đường Diệt Khổ cần phải được triển khai.
Phát triển Bát Chánh Đạo
Để giải thích tóm tắt về sự phát triển và hành trì Bát Chánh Đạo, các nỗ lực đã ghi nhận sự thấy, nghe, chạm, v.v... là Chánh Tinh Tấn. Sự giác tỉnh, ghi nhớ về sự thấy, nghe, chạm, v.v... là Chánh Niệm. Luôn luôn chú tâm vào đề mục hành thiền là Chánh Định. Cả ba yếu tố nầy hợp thành nhóm "Định" trong Tam Học (Giới-Định-Tuệ).
Và khi định lực trở nên vững mạnh, các tuệ minh sẽ khởi sinh. Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta) có ghi rằng khi chúng ta có giác niệm về sự đi, đứng, ngồi, nằm, chuyển động, sờ đụng, v.v... ta có thể phân biệt rõ ràng các hiện tượng vật lý và tâm lý, và như thế phân tích được Danh và Sắc. Từ đó đưa đến Tuệ Phân Biệt Danh Sắc (namarupa pariccheda nyana). Tuệ nầy phát khởi khi bắt đầu có một định lực tốt.
Tiếp theo, ta có thể biết được rằng bởi vì có ý định di chuyển, di chuyển khởi sinh; bởi vì có ý định ngồi xuống, động tác ngồi khởi sinh; bởi vì có hơi thở vào, nên có sự phồng nơi bụng; bởi vì có hơi thở ra, nên có sự xẹp nơi bụng; bởi vì có đối tượng sờ đụng, nên có xúc cảm; bởi vì có đối tượng để ghi nhận, nên sự ghi nhận xảy ra; bởi vì có tác ý ghi nhận, nên có sự ghi nhận, v.v... Đó là sự hiểu biết sâu sắc về mối tương duyên của nhân và quả. Đây là tuệ minh thứ hai, gọi là Tuệ Phân Biện Nhân Duyên (paccaya pariggaha nyana).
Khi định lực trở nên mạnh hơn trong mỗi sự ghi nhận, sự sinh diệt của đề mục được tức thời nhận biết một cách rõ ràng. Khi ta nhận thức trực tiếp được như thế, sẽ khởi sinh ý niệm rằng: "Mọi vật đều vô thường và không có gì lạc thú, mà chỉ là phiền não. Đời sống chỉ là một hiện tượng mà không có một cái Ngã bất biến trong đó". Đây là một nhận thức khởi ra từ kinh nghiệm cá nhân, và gọi là Tuệ Thấu Đạt (samasana nyana), cũng còn gọi là Tuệ Minh Sát Thế Tục.
Sau đó, sẽ phát sinh tri kiến ghi nhận tức thời sự sinh diệt của bất cứ đối tượng nào trong mỗi hành động ghi nhận. Đó là Tuệ Tri Kiến Sự Sinh Diệt (udayabbaya nyana). Khi có được tuệ nầy, hành giả có thể thấy các ánh sáng chói lòa dù trong đêm tối. Thân thể có cảm giác nhẹ bổng, và thân tâm rất là thoải mái. Sự ghi nhận trở nên tốt hơn và các cảm thọ hỷ lạc phát sinh.
Tiếp theo, sẽ phát khởi một tuệ minh mà qua đó, chỉ có các tàn diệt tức thời của mọi đối tượng là được thấy rõ ràng trong mọi sự ghi nhận. Tuệ minh phi thường nầy được gọi là Tuệ Diệt (bhanga nyana).
Tiếp theo đó là các tuệ minh trong mỗi hành động ghi nhận, đối tượng ghi nhận được thấy như đáng kinh sợ, khổ sở, chán chường. Đây là các Tuệ Kinh Sợ (bhaya nyana), Tuệ Khổ Sở (adinava nyana) và Tuệ Chán Chường (nibbida nyana).
Kế đó, nảy sinh một tuệ minh khác biệt khi thân hành và tâm hành được nhận thấy dễ dàng, một cách bình thản. Đây là Tuệ Hành Xả (Sankhara-upekkha nyana).
Từ Tuệ Phân Biệt Danh sắc đến Tuệ Hành Xả, tâm ý được gắn chặt vào đối tượng ghi nhận để có được một sự nhận thức đúng đắn về chúng, là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy trong mỗi hành động ghi nhận. Đây là phần "Tuệ" của Tam Học.
Phát triển các tuệ minh cho đến Tuệ Hành Xả là dựa theo ba chi trong phần Định và hai chi trong phần Tuệ của Tam Học Giới-Định-Tuệ, thuộc Bát Chánh Đạo. Đây là tương ứng với lời dạy trong Kinh Chuyển Pháp Luân, trong đó có dạy rằng hành trì theo Trung Đạo là để giúp phát khởi Pháp Nhãn.
Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng thuộc về phần "Giới". Qua hành thiền nghiêm túc, phần Giới nầy được hoàn tất.
Ba chi của Định, hai chi của Tuệ, và ba chi của Giới hợp lại thành Trung Đạo, hay Bát Chánh Đạo. Bằng cách liên tục ghi nhận mỗi tác động của sự nghe, nhìn, ngửi, nếm, chạm, biết, chúng ta hành trì Bát Chánh Đạo. Kết quả là sự phát triển từ Tuệ Phân Biệt Danh Sắc cho đến Tuệ Hành Xả, đưa đến sự khởi sinh Pháp Nhãn. Khi Pháp Nhãn được phát triển tròn đủ, Niết-bàn sẽ được tri kiến qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ (magga nyana, phala nyana). Ngài Bồ-tát qua pháp hành Trung Đạo, đã phát triển tuệ minh sát và sau khi đắc đạo quả A-la-hán, trở thành vị Phật Toàn Giác. Sau khi thành đạo, Ngài đã thuyết giảng Kinh Chuyển Pháp Luân để người khác, cũng như Ngài, có thể thực chứng Niết-bàn qua Đạo Tuệ và Quả Tuệ bằng cách thiền quán về sự sinh-diệt của các hiện tượng tâm-vật-lý.
Trong Kinh Niệm Xứ, pháp hành Thiền Quán được giải thích chi tiết. Một cách tóm lược, pháp nầy có thể được chia làm bốn phần chính: (1) Quán niệm về Thân, nghĩa là giác niệm về các động tác của thân như đi, đứng, ngồi, nằm, v.v...; (2) Quán niệm về Thọ, nghĩa là giác niệm về các cảm thọ lạc, khổ, trung tính, v.v...; (3) Quán niệm về Tâm, nghĩa là giác niệm về sự suy nghĩ, nhận thức, phân tích, v.v...; (4) Quán niệm về Pháp, nghĩa là giác niệm về sự thấy, sự nghe, sự chạm xúc, v.v...
Đức Phật dạy rằng Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để đạt Đạo Quả Tuệ và chứng đắc Niết-bàn. Vì thế, không có con đường nào khác để đưa đến Đạo, Quả, và Niết-bàn. Để tiến đến giải thoát khỏi vòng luân hồi hoạn khổ, mỗi người chúng ta phải nỗ lực thực hành thiền Quán Niệm.........
Thiền sư Mahasi Sayadaw
tangbong tangbong tangbong


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Mối liên hệ giữa các đế trong Tứ Diệu Đế ?

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

suy nghĩ sâu xa phức tạp mà chẳng giải quyết được việc gì. Hiểu kinh sách k bằng hiểu chính mình. Tìm hiểu xem cái khổ của mình đi.Cách thức vận hành của nó thế nào. Do đâu mà mình khổ


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mối liên hệ giữa các đế trong Tứ Diệu Đế ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

tudison đã viết:Tại sao nói khổ do phiền não sanh ? Tại sao nói phiền não diệt thì được lên những cảnh trời cảnh Niết Bàn ? Tại sao nói con đường đưa đến cảnh trời , cảnh Niết Bàn là 37 phẩm trợ đạo .

Một cách hiểu của tôi :Khổ do Tập : khổ kiếp này do phiền não kiếp trước khiến thân khẩu ý kiếp trước tạo nghiệp ác, khiến kiếp này phải nhận quả khổ .Tương tự kiếp này do phiền não tham sân si mạn nghi mà thân khẩu ý tạo nghiệp ác thì kiếp sau lại phải chịu quả khổ : sanh lão bệnh tử , oán tăng hội , ái biệt ly ....

Tập đến Diệt :Nếu kiếp này diệt được phiền não thì chỉ phải chịu những nghiệp của kiếp trước chứ kiếp sau không chịu tác động của
nghiệp nữa nếu chứng được Ala hán , và còn chịu nghiệp kiếp sau nếu kiếp này chứng các tầng thánh khác .(?)

Diệt đến Đạo : 37 phẩm trợ đạo khiến mở mang được nhận thức , phá được lưới vô minh . Lúc đó thì những sự điên đảo cho bẩn là sạch , cho khổ là lạc không còn . Cho nên lúc đó tâm không còn ái với trần . Từ đó phiền não không sanh ra . Phiền não được diệt nên kiếp sau cũng không còn tái sanh ....


Nếu có đạo hữu nào hiểu rõ tứ diệu đế và mối liên hệ giữa tứ đế hãy giảng giải mọi người cùng học hỏi xem nhé .

Lành thay cho hiền hữu
Gắng học pháp Thế Tôn
Tứ đế pháp nhiệm màu
Tuy vắn nhưng cùng khắp

Còn nói về sanh diệt
Thập nhị Nhân duyên thuyết
Phật đã có chỉ bày
Tham khảo thêm để rõ


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách