bát bất và tự tánh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đức Phật nói Kinh theo trình tự trước nói 4 Đế, 12 Nhân Duyên sau nói Bát Nhã Phá Chấp của Nhị Thừa cuối cùng mới nói Như Lai Tạng Phật Tánh Niết Bàn Thường Lạc Ngã Tịnh.

Đây là trình tự nói Kinh của Đức Phật mà do chính Đức Phật nói không phải người sau đặt ra.

Như trong Kinh Lăng Già, Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật cũng nói rằng vì sợ chúng sanh hiểu sai Nghĩa Phật Tánh lầm cho giống như Thần Ngã (Chấp Ngã) của Ngoại Đạo nên sau Đức Phật đến sau cùng mới nói.

Kinh Bát Nhã là nói Phá Chấp chưa nói Pháp Thân Niết Bàn Thường Lạc Ngã Tịnh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Chào đh Kimcang

Như vậy,theo như Kinh Lăng già http://thuvienhoasen.org/D_2-58_4-895_1 ... l_bookmark

thì có phải bản thân Như Lai tàng cũng vô ngã,không có tự tính ? :-?


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trích Kinh Lăng Già
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Như Thế Tôn sở thuyết, vì chấp trước mỗi mỗi nghĩa, mỗi mỗi vọng tưởng chẳng thật mà vọng tưởng sanh. Thế thì mỗi mỗi vọng tưởng phân biệt, mỗi mỗi các pháp vốn chẳng thật tánh, chỉ là hư vọng phân biệt mà thôi.

Thế Tôn! Nếu chỉ có vọng tưởng tự tánh chẳng phải có pháp tự tánh khác làm đối đãi mà khởi thì các pháp đều chẳng tự tánh. Há chẳng phải Thế Tôn nói "Tập khí phiền não với thanh tịnh Niết Bàn thảy đều vô tánh ư?". Nếu nhiễm tịnh đều hoại, há chẳng phải có cái lỗi các pháp đoạn diệt ư?

Tại sao Thế Tôn nói tất cả pháp chỉ là tự tánh vọng tưởng, là phi tánh, chẳng có thật thể? Há chẳng phải thành kiến chấp đoạn diệt ư?

Phật bảo Đại Huệ :

- Đúng thế, đúng thế! Như ngươi sở thuyết, Đại Huệ! Như Thánh Trí có tánh của tự tánh là : Thánh tri, Thánh kiến, Thánh huệ nhãn, như thế, tánh của tự tánh tự tri, chẳng như tánh chấp của phàm phu, cho vọng tưởng tự tánh là chơn thật. Cái vọng tưởng tự tánh này chẳng phải có tánh tướng của tự tánh vậy.
Vô Ngã của Phật dạy đó là phá Chấp Ngã của phàm phu, ngoại đạo và Nhị Thừa chứ không phải nói là Cứu Cánh Rỗng Không.

Tánhh Giác không động mà thường biết cho nên nói là Vô Ngã.

Vô Ngã mà đầy đủ 4 đức Thường Lạc Ngã Tịnh 8 sự tự tại như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vô Ngã của Phật dạy đó là phá Chấp Ngã của phàm phu, ngoại đạo và Nhị Thừa chứ không phải nói là Cứu Cánh Rỗng Không.

Tánhh Giác không động mà thường biết cho nên nói là Vô Ngã.

Vô Ngã mà đầy đủ 4 đức Thường Lạc Ngã Tịnh 8 sự tự tại như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói.
Hay !!! chính xác !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

tangbong
kimcang đã viết:Đức Phật nói Kinh theo trình tự trước nói 4 Đế, 12 Nhân Duyên sau nói Bát Nhã Phá Chấp của Nhị Thừa cuối cùng mới nói Như Lai Tạng Phật Tánh Niết Bàn Thường Lạc Ngã Tịnh.
Ngoài việc phá chấp như trên, Bát Nhã Ba la mật là lời dạy dành cho các vị Bồ Tát nguyện thành tựu Nhất Thiết Trí, ngoài ra các Bậc Thanh Văn, Duyên giác nếu chưa thành tựu Nhất Thiết Trí thì nhờ Bát nhã mà thoát khổ, sinh tử luân hồi sáu cõi.
kimcang đã viết:Đây là trình tự nói Kinh của Đức Phật mà do chính Đức Phật nói không phải người sau đặt ra.
Việc đức Phật thuyết những lời dạy nào trước, lời dạy nào sau hoàn toàn không là cái để làm thước đo cho lời dạy nào là tối thắng nhất :). Vì Lời dạy về Tánh không, Bát nhã Ba-la-mật được đức Phật tuyên thuyết cũng là đệ nhất nghĩa.
kimcang đã viết:Trung Luận là giảng về Nghĩa Không Tự Tánh của các Pháp đây chỉ là mới Nói Phá chứ chưa Chỉ Thẳng.
Trung Luận và các hệ Kinh Bát Nhã hoàn toàn là lời dạy chỉ thẳng, Lu chưa thấy chỗ nào trong hệ kinh Bát nhã nói rằng đây không là Kinh chỉ thẳng :). Như trong Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, đức Phật khẳng định:
Xá Lợi Phất! Tướng của pháp giới tức là Bồ đề. Tại sao vậy? Vì trong pháp giới không có tướng chúng sanh, bởi lẽ tất cả pháp đều không. Tất cả pháp đều không tức là Bồ đề, không nhị tướng ngoài tất cả sự phân biệt.
Còn nói về cảnh giới chư Phật, Đức Văn Thù Sư Lợi Đại Bồ Tát trong Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật có nói:
Bạch Thế Tôn! Khi tu Bát Nhã Ba La Mật không thấy pháp nào là nên trụ, cũng không thấy cảnh giới là nên giữ lấy hay buông bỏ. Tại sao thế? Vì các đức Như Lai không thấy tướng trạng cảnh giới chư Phật thì làm gì lại nắm giữ cảnh giới Thinh văn, Duyên giác, phàm phu. Không ghi giữ tướng nghĩ tưởng, cũng không giữ tướng không thể nghĩ lường được, tự chứng PHÁP KHÔNG ngoài lãnh vực trí thức không thấy các pháp có chừng ấy tướng trạng. Hàng đại Bồ tát tu tập được như vậy là đã từng cúng dường vô lượng trăm ngàn muôn ức các đức Phật, vun trồng các căn lành nên mới đủ khả năng lãnh hội pháp Bát Nhã Ba La Mật sâu xa mà không sanh tâm sợ hãi.
Mỗi người phù hợp theo lời dạy nào thì gắng công tu học theo lời dạy ấy và chỉ dẫn người về sau vào đúng với lời chỉ dạy, như vậy sẽ có ích hơn việc phân biệt cao thấp nơi các lời dạy ấy.

Sở dĩ có trao đổi về Phật Tính và Bát Nhã là để hỗ trợ người tu học phân biệt rõ ràng các giáo pháp này với Ngã của Các học phái ngoài Phật giáo. Không phải để phân cao thấp về những lời dạy.

Nam mô Phật.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Mình đồng ý với Đạo Hửu Lu :D

Theo mình biết thì có một số học giả bên Phật Giáo Bắc Tông dựa trên bài kệ của Thiên Thai Trí Giả Đại Sư như sau mà chia thứ tự:

Hoa Nghiêm Tối Sơ Tam Thất Nhật
A Hàm Thập Nhị Phương Đẳng Bát
Nhị Thập Nhị Niên Bát Nhã Đàm
Pháp Hoa Niết Bàn Cộng Bát Niên.

Chỉ đơn giản xét về mặt thời gian dạy đạo của Đức Phật thì hệ Bát Nhã theo bài kệ của Trí Khải Đại Sư phải thuộc hàng quan trọng bậc nhất vì đơn giản là Đức Phật dành ra 22 năm, một nửa thời gian lúc Ngài đi dạy đạo để nói về hệ tư tưởng này. Ngay cả hệ tư tưởng A Hàm Đức Phật Thích Ca củng dành nhiều thời gian hơn hệ Phương Đẵng (Phương Quảng) và hệ tư tưởng Pháp Hoa và Niết Bàn.

Do đó nếu kết luận Trí Giả Đại Sư lập bài kệ trên để giúp người học sau này nhớ và tóm tắt nhiều hệ tư tưởng khác nhau trong tạng Kinh thì tạm chấp nhận được (The stanza above is simply a mnemonic). Còn nếu chúng ta chỉ vì dựa trên trình tự trong bài kệ của Trí Khải Đại Sư mà cho rằng hệ tư tưởng Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, và Bát Nhã Tánh Không thấp hơn hay không quan trọng bằng hệ tư tưởng Như Lai Tạng thì quả là hơi hấp tấp hay chủ quan :D

Xin nói thêm ngoài lề. Có nhiều nghi vấn ở đây. Thứ nhất, đệ tử của Trí Khải Đại Sư chưa chắc diển dịch đúng ý thầy mình lúc chép lại bài kệ hay có thể hiệu đính theo sự tâm đắc của riêng mình. Thứ hai, nếu kinh Chuyển Pháp Luân và Vô Ngã Tưởng nếu không quan trọng bậc nhất thì Đức Phật đã không nói lúc Đức Phật bắt đầu đi dạy đạo. Thứ ba, theo truyền thuyết chép thì Lục Tổ Huệ Năng là một vị tổ được nhắc đến nhiều nhất trong Thiền Tông Trung Quốc ngài chứng đạo nhờ kinh Kim Cang chứ không phải bằng kinh Lăng Già như các vị tổ trước đó :D tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

mình tôn trọng kinh Lăng Già có tư tưởng khác Kinh Bát nhã; cụm từ "tự tánh" có thể không có sự thống nhất trong sự xử dụng giữa các kinh?

có điều câu "bát nhã chưa nói thẳng tự tánh" mình thấy quá chủ quan thôi vì đa số hiểu kinh bát nhã nói không có tự tánh

tỉ dụ mình nói "đ/h Hieule không có tiền", rồi ai đó nói "đ/h hlich chưa nói thẳng đ/h Hieule có tiền", câu nói sau này hoàn toàn khác với ý câu nói trước, phải không ạ?

:D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Theo mình nghỉ thì lấy Tam Pháp Ấn khổ, vô ngã, vô thường để mà ấn chứng kinh điển Đại Thừa thì gọi là trạch pháp.
mình hiểu tam pháp ấn để phân biệt giáo thuyết đạo Phật với các giáo thuyết khác, ba pháp ấn là:

chư hành vô thường
chư pháp vô ngã
niết bàn tịch tịnh

còn "vô thường, khổ, vô ngã" là ba tướng của các hiện tượng thế gian

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Thưa Đạo Hửu Hlich :D

Câu "Đ/h Hieule không có tiền" do Đạo Hửu Hlich nói và "Đ/h Hlich chưa nói thẳng Đ/h Hieule không có tiền" là hai câu hoàn toàn khác nhau tangbong :D

Theo mình thì nếu dịch Niết Bàn là tịch tịnh thì hơi khó hiểu một chút. Mình xin tạm dùng ví dụ về lửa của Thanissaro Bhikkhu, một vị sư người Mỹ tu theo trường phái Forest Meditation của Thái Lan.

Qua hình ảnh của một ngọn lửa sau khi đã đốt hết một khúc củi khô lớn (tượng trưng cho ngũ uẩn), ngọn lửa rỏ ràng là được giải thoát khỏi sự ràng buộc và phụ thuộc vào khúc củi khô-tỉnh lặng và tự tại, 1 trạng thái siêu thế. Đây là lý do văn thơ Pali thường lập lại nhiều lần hình ảnh của một ngọn lửa sau khi đốt hết củi là ẩn dụ của Niết Bàn. Từ Upadana (sự bám víu) ở đây chỉ sự phụ thuộc của ngọn lửa vào củi và dưởng khí để duy trì sự hiện hửu. Từ Khanda không chỉ dùng để chỉ 1 trong 5 uẩn mà còn có ý nghĩa của 1 khúc củi khô được dùng để duy trì ngọn lửa. Củng vậy ngọn lửa chỉ có thể thực sự được giải thoát sau khi không còn bị phụ thuộc vào khúc củi khô. Hình ảnh của một ngọn lửa tắt hẳn sau khi đốt hêt củi còn là biểu tựong cho tâm được giải thoát sau khi không còn bị lệ thuộc vào ngũ uẩn và tham, sân, si nữa tangbong :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Hữu Vi Pháp.- không tự tánh,
Vô Vi Pháp.- không tự tánh.
Phật Tánh.- không tự tánh.
Niết Bàn .-không tự tánh.
(HT.Thích Từ Thông)


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đạo Hửu Thế Gian Vô Thường :D

Nhắc tới Như Huyển Thiền Sư (Thầy Từ Thông).... kinhle kinhle kinhle

À ha, mình còn nhớ Thầy Từ Thông hay nói câu "Nói gì củng không trúng là trúng; viết gì củng không trúng là trúng" Hay và sâu vô cùng kinhle tangbong

Chỉ hơi tiếc có nhiều Phật Tử nghe Thầy ít chịu thiền về điều Thầy giảng rồi chủ quan cho rằng "Mấy ông Thầy Việt Nam không giảng kinh Hoa Nghiêm được nên không có trình độ nên tôi không nghe"... :D :D :D :D :D :D :D :D

Học Pháp mà cái ngã to như vậy....chậc, chậc, nguy hiểm vô cùng. Nhưng không sao, tất cả tùy duyên mới đúng giáo lý nhà Phật :D :D :D

Đạo Hửu có đọc tuyển tập "Chiếc lá trong tay" và "Kinh Kim Cang Đề Cương" do Hòa Thượng Từ Thông viết gần đây chưa :D

Mình rất tâm đắc nhiều điều Thầy Từ Thông viết chắc có lẻ do mình là một con người thực dụng (pragmatic). Điều gì áp dụng mà có lợi cho bản thân, những người xung quanh, và xả hội thì theo (kinh Kalama-Thiện Pháp mang lại lợi lạc cho mình, không bị người trí chỉ trích, có lợi cho cộng đồng thì nên áp dụng) :D :D :D

Mình rất thích nghe pháp với Hòa Thượng Từ Thông. Trước giờ mình nghe pháp củng khá nhưng chưa thấy vị thầy nào giảng kinh Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang, và Chứng Đạo Ca của Vĩnh Giác Thiền Sư vừa khế cơ, khế lý rỏ ràng như Như Huyển Thiền Sư (Thầy Từ Thông) kinhle kinhle kinhle :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: bát bất và tự tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cách đây vài năm lúc mình gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe Thầy thì Thầy có nhắc với mình Thầy củng rất thích các bộ Nikaya và Agamas vì tuy đơn giản nhưng vô thượng thậm thâm kinhle kinhle kinhle

Mình đồng ý Thầy Từ Thông ở chổ học kinh Phát Triển nhất là hệ Hán Tạng phải biết sạn lọc vàng thau trừ hai bộ Agamas và Nikaya. Mình biết sẻ có nhiều Đạo Hửu cho mình sai nhưng đây chỉ là chia sẻ những gì mình biết qua kinh nghiệm vì nói gì củng không trúng là trúng :D :D :D :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách