Bài kệ bốn câu

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Bài kệ bốn câu

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BÀI KỆ BỐN CÂU

Kim Cang tâm ấy vốn thường hằng
Chơn lạc năng sanh vạn khí căn
Ngã thường cùng khắp sáng soi chiếu
Tịnh tánh Như như bất động thân.
Giảng giải:
  • - "Kim Cang tâm ấy vốn thường hằng": Tâm Kim Cang ám chỉ chơn tâm, trí Bát nhã, Phật tánh thường hằng. Kim Cang là một vật báu vô cùng quý giá ở cõi trời cũng như cõi người vì nó có vô lượng công đức, khó thể suy lường.

    - "Chơn lạc năng sanh vạn khí căn": Vì cảnh giới đại Niết bàn có nhiều niềm vui chơn thật (chơn lạc) nên từ trong cái chơn không ấy mới sanh ra vô số hạnh nguyện độ sanh của chư Phật và Bồ tát, tức là vô số chủng tử bạch tịnh với vô lượng căn thân và khí giới. Khí căn ám chỉ ngã và pháp, hay con người và vạn vật. Do có chơn lạc mới có tánh năng sanh.

    - "Ngã thường cùng khắp sáng soi chiếu": Ngã là chủ tể mà cặp mắt của ông chủ là phải thấy biết hết mọi nơi. Vì vậy mới nói Ngã là chiếu soi cùng khắp, không có gì mà không biết.

    - "Tịnh tánh Như như bất động thân": Tịnh tánh tức là đặc tánh thanh tịnh của chơn tâm vố là pháp thân Như Lai, hay là thân Như như bất động.
Vì sao Phật thường hay nhắc nhở chúng ta phải thọ trì thậm chí một bài kệ bốn câu và nói lại cho người khác nghe?

Qua bốn câu kệ nói trên, chúng ta thấy rằng từng cặp một "Thường-hằng" có phần mâu thuẫn với "Năng-sanh, Thanh-tịnh" với Chiếu-soi".

Nhưng thử hỏi trong tuyệt đối có còn mâu thuẫn, đối kháng nữa không? Đối kháng chỉ xảy ra trong cảnh giới tương đối mà thôi. Do đó, trong tuyệt đối, mâu thuẫn trở thành hòa hợp, đối kháng thành hài hòa.

Vì thế Chơn như, Bát nhã lúc nào cũng bất biến tuỳ duyên, tịch tịnh mà chiếu soi. Đó là chơn lý động tịnh hòa hợp, viên dung, nhất như.

Tỏ thấu và thể nhập được chân lý ấy, chúng ta liền dứt trừ được tâm phân biệt, dứt trừ bốn tướng khién cho trí căn bản, trí bình đẳng được hiện bày.

Tóm lại thọ trì bài kệ bốn câu là tự giác, là tu trí huệ, và giảng nói bài kệ ấy cho người khác nghe là giác tha, là tu công đức.

Nếu hai hạnh nguyện được tròn đầy thì gọi là giác hạnh viên mãn.

Đó là lý do vì sao đức Phật khuyên bảo chúng ta phải thọ trì và giảng nói bài kệ bốn câu.

(Trích sách: "Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Luận Giải", cư sĩ Liên Hoa Tịnh Huệ, Phật lịch 2540 - 1997, trang 266-267)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách