Thắng mình là trên hết. Mọi người cùng trao đổi nhé...

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Thắng mình là trên hết. Mọi người cùng trao đổi nhé...

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Mình được 1 người bạn gởi cho "1 vài dòng" này, post lên đây cho mọi người tham khảo cũng như mình post lên bài comment của mình để mọi người xem có đúng ko mà giúp đỡ mình thêm nhé ^^.
Thắng mình là trên hết
************
I- DẪN KINH PHÁP CÚ:
-----------------------
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy:

Người kia ở chiến trường
Tuy thắng trăm muôn giặc,
Chưa bằng thắng chính mình,
Là chiến sĩ bậc nhất.

Với con mắt của Phật, người chiến thắng giặc bên ngoài là dễ, chiến thắng giặc nơi mình, giặc trong tâm mình thật là khó. Một tướng quân hiên ngang ngoài trận địa nhưng về nhà không thắng nổi những lời nhỏ nhẹ hoặc những giọt nước mắt của người phụ nữ. Bị giặc tham ái nó làm chủ trở lại, nó đóng gông dẫn đi dễ dàng. Có lúc bị lòng ái luyến ngự trị khiến thành yếu đuối.

Một vị quân Nhật có cái chén cổ rất quý vô cùng. Một hôm ông cầm mên mê xem, chợt sẩy tay muốn rơi, ông hoảng hốt chụp vội rồi kêu lên “Ồ! May quá!”. Song, qua cơn hoảng hồn đó, ông tự thầm nghĩ: “Ta từng lãnh đạo hàng vạn quân vào sinh ra tử, xông pha giữa trận mạc, xem cái chết tợ trò chơi, vì sao hôm nay chỉ một cái chén mà sợ hãi đến như thế? Liền thuận tay ông đập bể luôn cái chén!

Như vậy, một ông tướng từng xông pha giữa chiến trận, xem cái chết như trò chơi nhưng tại sao vì cái chén mà hoảng hốt? Rõ ràng chỉ vì lòng ái luyến, quá quý tiếc cái chén mà trở thành yếu đuối. Song vị tướng này có học đạo, nên đã tỉnh ngộ và can đảm mới dám đập vỡ món đồ quý của mình. Quả là một sự thắng mình cao quý.

Đó là trường hợp tham. Rồi trường hợp sân, gặp việc trái ý nghịch lòng một chút liền nổi sân, không làm chủ được, là bị thua giặc sân rồi. Là thiếu sức nhẫn. Có người lý luận, nhẫn là nhục, là yếu đuối, đây là bảo vệ cho lòng sân của mình. Thật sự, nhẫn là một sức mạnh tinh thần rất cao. Người có sức nhẫn là người được đời quý trọng, còn sân thì có mấy ai khen. Vừa nói động đến là sân liền thì có mạnh gì đâu!

Trong kinh Di Giáo Phật bảo: “Nhẫn là cái đức mà trì giới, khổ hạnh không thể bì kịp. Người hay thực hành đức Nhẫn mới có thể gọi là người có sức mạnh to lớn.”

Thường ngày mình hay ca ngợi tự do, tự chủ, nhưng trên thực tế, mình bị nô lệ cho lòng tham, lòng sân, lòng yêu ghét, lòng đố kỵ, lòng keu căng…

Biết sân là xấu mà gặp việc vẫn sân thì có làm chủ được chăng ?

Biết uống rượu, hút á phiện, xì ke, ma túy là mần gây bệnh hoạn, nhưng bỏ không được thì có làm chủ được chăng?
Có những đem mệt mỏi nằm xuống muốn ngủ liền, nhưng trằn trọc không ngủ được, cứ phải nghĩ ngợi hoài, vậy có tự chủ gì ?

II- PHẢI DỪNG LẠI BÊN TRONG
-----------------------
Người không biết tu, bị các phiền não tập nghiệp chi phối, không tự làm chủ được mình, bị dẫn chạy đi mãi, khiến tạo tác thành bao nhiêu thứ nghiệp, gây đau khổ cho mình, cho người không ít. Người biết tu, trái lại phải lo thắng được mình, dừng lại ý nghiệp bên trong để tự làm chủ chính mình, thì thân nghiệp, khẩu nghiệp cũng theo đó mà nép phục.

Thời Phật, Ương Quận Ma La có sức mạnh phi thường, theo học với thầy được thầy rất quý mến nên bị bạn bè ganh ghét, họ nói xấu với ông thầy là chàng có tà tâm với bà vợ của thầy. Ban đầu ông thầy không tin, nhưng họ cứ nói hoài, nhiều lần ông thầy phải tin, bèn tìm cách giết chàng mà không để mang tiếng, mới bảo chàng:

- Theo phép bí truyền, con phải giết đủ một nghìn mạng để làm lễ Tổ, và bắt chàng phải thực hành. Ban đầu Ương Quật giết một người, lấy một ngón tay xỏ treo lên cành cây, bị chim két tha đi hết. Sau đó, Ương Quật xỏ xâu đeo trước ngực, nên có tên là Chỉ Mang. Tin đồn, vua sai quân lính đến dẹp. Bà mẹ chàng thương con, tìm đến cho hay. Đồng thời, Phật cũng biết duyên đạo của chàng tới lúc độ được, bèn đi đến độ. Khi Phật đi đến thì cũng đúng lúc bà mẹ chàng tới, Ương Quật bỏ mẹ, định đuổi theo giết Phật cho đủ số, vì lúc đó chàng đã tính được 999 lóng tay rồi. Nhưng lạ thay, hễ chàng chạy nhanh thì Phật đi nhanh, chàng chạy chậm thì Phật đi chậm, đuổi mãi vẫn không kịp Phật. Cuối cùng chàng bèn gọi:

- Ông Sa Môn! Sao không dừng lại?
Phật bảo:
- Ta dừng đã lâu, chỉ ngươi chưa dừng thôi.
Chàng nói:
- Ông nói gì lạ vậy?
Phật bảo:
- Ta đã dừng tâm sát hại, thương mọi chúng sanh; còn ngươi, ngươi vẫn ác tâm hại người, nên ta dừng mà ngươi chưa dừng.
Đây là bài kệ Ương Quật ngâm hỏi Phật:

Thầy nói đã đứng lâu,
Sao tôi rượt không kịp?
Thầy nói tại tôi chạy,
Ấy là tôi bị hiếp.
Xin thầy giải nghĩa giùm,
Cho tôi hết nghi hoặc.

Phật nói kệ:

Chỉ Mang nghe Ta nói,
mới khỏi điều sai lầm.
Vì người trọng vọng, để cho ám vào,
nên không tự chủ được.
Muốn nổi tiếng anh hùng,
gây ra nhiều tội ác.
Thật là rất u mê,
mong gì nên đạo nghiệp.
Ta đã đừng im lặng,
nên Ta được giải thoát.
Người vẫn cứ lăng xăng,
nên người bị khổ não.

Nghe đây có ai chịu dừng chưa? Đây là Phật khéo đánh thức Ương Quật Ma La cũng như mọi người phải dừng lại những tâm xấu ác, đó là con đường đi lên, là con đường giải thoát. Phật vẫn đi, vẫn hành động, nhưng tâm Ngài đã bình lặng, nên Ngài làm mà vẫn không động, đi mà vẫn là dừng. Còn chúng ta, dù có ngồi yên, nhắm mắt, vẫn chưa được gọi là dừng; vì bên trong vẫn còn đi dạo chơi xóm làng, vẫn khởi động luôn luôn. Tu hành không phải lo làm gì nhiều, chỉ chịu khó dừng lại là xong.

Trong kinh Pháp Cú Thí Dụ cũng có một câu chuyện:

Một vị Sa môn muốn độ đôi vợ chồng nghèo ở Xá Vệ, Ngài đi đến nhà ấy khất thực, gặp lúc người chồng đi vắng, người vợ mắng đuổi Sa môn bảo:

- Dù ông chết đứng ngay đó tôi cũng không cho, huống nữa là ông mạnh khỏe thế này!
Sa môn bổng chết đứng ngay đó thật, rồi sình trướng lên. Người vợ sợ quá, bỏ chạy la hét sợ hãi. Sa môn liền hiện tướng cũ, đi đến gốc cây xa xa ngồi. Người chồng về, vợ kể lại, anh nghe xong nổi giận, đeo cung tên, xách dao chạy đến định giết Sa môn. Sa môn hóa cái thành pha lê bao bọc xung quanh mình. Người chồng cứ chạy loanh quanh bên ngoài, không làm sao vào được. Anh liền bảo:

- Này đạo sĩ! Sao ông không mở cửa ra?
Sa môn bảo:
- Ngươi hãy buông dao tên xuống đi, tôi sẽ mở cửa.
Anh nghĩ mình khỏe mạnh, vào đó tay không đánh Sa môn cũng chết, ben buông tên, dao xuống. Nhưng vẫn không thấy cửa mở, bèn hỏi lại Sa môn. Sa môn bảo:
- Tôi muốn nói: ngươi hãy buông dao, tên ác ý trong tâm của ngươi kìa, chớ không phải dao, tê trong tay!

Anh giật mình sợ, sao Ngài biết được cả trong lòng mình. Bèn sám hối.

Chính đây là chỗ tu hành thực tế. Con dao bên ngoài chưa đáng nguy hại, vì nó vốn là vật vô tri, có biết gì đâu. Người tâm tốt dùng nó có sao đâu, trái lại còn lợi ích nữa. Chính con dao trong tâm mới thật nguy hại! Nó đưa người vào tội lỗi, vào khổ đau từ đời này qua đời khác, không lường hết được. Người thắng được nó, dừng được nó, mới thật quý. Còn dừng bên ngoài mà không dừng bên trong cũng thành giả dối. Chẳng hạn ngoài hiện tướng vui vẻ mà trong lòng hiểm độc, tính toán hại người, thì ả một địa ngục bên trong.

Có một chiến sĩ Nhật Bản đến hỏi Thiền sư Bạch Ẩn:
- Bạch thầy, thật có thiên đường, địa ngục chăng?
Bạch Ẩn hỏi lại:
- Anh là ai?
Chiế sĩ đáp:
- Tôi là một chiến sĩ.
Bạch Ẩn bảo to:
- Hừ! Anh mà là chiến sĩ hả! Trông mặt anh chẳng khác tên ăn mày!
Anh giận dữ, đặt tay vào chuôi kiếm. Bạch Ẩn còn tiếp thêm:
- Anh cũng có kiếm à! Có lẽ kiếm của anh cũng không buồn cắt đầu tôi đâu!
Chiến sĩ liền rút phắt kiếm ra, Bạch Ẩn liền cười bảo:
- Chính đó, cửa địa ngục đang mở ra!
Anh chợt tỉnh ngộ, cúi đầu sám hối. Bạch Ẩn bảo:
- Và đây, cửa thiên đường đang mở!

Nhiều người cứ lo thắc mắc thiên đường, địa ngục ở đâu đâu, không ngờ nó ở ngay chính mình, trong lòng mình đây thôi. Khởi tâm lành, là cửa mở đến thiên đường. Khởi tâm dữ, là cửa mở xuống địa ngục. Xem vị chiến sĩ này, cũng khá biết thắng được mình, nhưng làm sao phải thường thấy được như vậy thì càng hay! Vừa nổi giận lên, muốn vung tay, há miệng, liền nhớ: đây là cửa địa ngục! Dừng lại ngay. Đó là kẻ mạnh. Còn theo đó, là bị ma xỏ mũi dẫn đi dễ dàng.

Và đây là câu chuyện Phật độ bọn cướp:

Phật muốn độ bọn cướp ở ngọn núi phía nam thành La Duyệt Kỳ, Ngài bèn hóa thành một người ăn mặc sang quý cưỡi ngựa, vai mang kiếm báu, tay cầm cung tên. Con ngựa cũng được thắng yên vàng, dàm nạm bạc, có đeo ngọc, thúc ngựa chạy vào núi. Bọn cướp trông thấy mừng rỡ, nghĩ sẽ được món hàng to, bèn cùng nhau ra chặn đầu ngựa, định sát hại người ấy. Lúc đó, người hóa của Phật giương cung bắn, múa kiếm chém bọn cướp bị thương tích lăn lộn trên đất, vội xin quy hàng, thưa:

- Ngài là thần tiên ở đâu lại mà có oai lực như thế, xin tha mạng cho chúng con. Chúng con bị thương đau nhức vô cùng, xin mau nhổ tên ra giùm và trị cho chúng con!
Người hóa bảo:
- Vết thương này chưa phải nặng, mũi tên này chưa phải sâu, trong thiên hạ vết thương nặng nhất không gì hơn là âu lo, tai hại lớn nhất là ngu muội. Các ngươi mang mối lo âu do lòng tham cầu, có tâm ngu muội của sự giết hại, đó là tên độc hơn cả. (Pháp cú Thí Dụ)

Cho thấy Phật có nhiều phương tiện khéo léo để độ chúng sinh. Trong đây Ngài muốn nhắc nhở điều gì? Tức là, vết thương ngu mê, giết hại trong lòng, đó mới là vết thương nặng, phải trị ngay vết thương đó mới hết đau khổ. Nếu không, thì mang nó rồi sống oằn oại trong cuộc luân hồi sinh tử, là chuốc lấy đau khổ từ kiếp này qua kiếp khác, là kêu than không dứt. Đó quả là mũi tên độc hơn cả. Người hiểu đạo phải nhổ ngay mũi tên độc này, trị ngay vết thương trong lòng đó, là cách hay nhất đưa đến cuộc sống an vui. Đó là một cách thắng mình để vươn lên !

III- PHẢI BIẾT GỐC NGỌN TU HÀNH KHÔNG LẦM:
-----------------------
Người tu hành, gốc là thắng được mình, làm chủ lại chình mình mà khắc phục các thứ phiền não. Vì vậy hạ thủ công phu phải biết gốc ngọn rõ ràng, tu hành đúng đắn thì đạt kết quả như ý, trái lại là phí công nhiều.
Truyện cổ Phật giáo có câu chuyện:

Một Ni cô nước Sa Ca La gặp vị Bà la môn tu khổ hạnh, dùng năm loại lửa nướng thân mình, đầu tóc kho giòn, môi miệng nứa nẻ. Đời gọi ông là La Hạt Chích (Cây Vải Bông Nướng). Cô thấy vậy nói với ông:
- Cái đáng thiêu ông không thiêu, lại lầm đi thiêu cái không đáng thiêu, sao mà si mê vậy?
Vị Bà la môn nghe thế, lửa giận phừng lên, bảo:
- Đồ con lừa! Ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?
Ni cô bảo:
- Cái đáng thiêu chính là “tâm nóng giận” của ông đó! Nếu người thiêu cháy được cái tâm đó thì mới là thiêu thật sự. Giống như xe không đi thì đánh trâu, ai lại đánh xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia, thiêu cháy tan cái tâm đó thì thân hết bị giày vò đau khổ.

Ông nghe xong liền tỉnh ngộ, quỳ lạy.

Chú ý trong đây “cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó”. Thiêu cho sạch cái tâm nóng giận, cái niệm sân si đó, chính đây mới là điểm trọng yếu tu hành, là căn bản đưa đến giải thoát. Nhiều người nhân quả lộn ngược như trên, nên tu lâu ngày, công phu khổ nhọc mà vẫn không giải thoát được, vẫn kéo dài phiền não khổ đau. Đày đọa cái thân cho khổ để tiêu nghiệp nhưng tâm không thay đổi, chuyển hóa thanh tịnh thì tiêu nghiệp được chăng? Có khi dằn ép nó quá, lại dễ sinh bực bội, dễ phiền não nữa. Bởi thân là bốn đại hòa hợp thành, đất nước gió lửa, máu thịt gân xương nó có biết gì mà đánh, mà thúc nó? Cái thân khi tắt thở nằm cứng đờ, mặc người dẫm đạp, chửi mắng, nó có biết gì? Chính Tâm mới có biết, có khởi tham, sân, ngã mạn, ganh ghét, hơn thua rồi tự chuốc lấy phiền não khổ đau. Phải dừng ngay trong tâm, chuyển hóa nó thì mới thật tiêu nghiệp, được giải thoát. Và đó mới thật là thắng được mình, là việc bổn phận người tu.

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, lúc nọ Nòai ở Xá Vệ, vào buổi chiều, có các Tỳ kheo sau cuộc hành trình nhiều nơi trở về, tụ tập bàn về các dạng khác nhau từ làng này qua làng nọ, chỗ bằng phẳng, chỗ gồ ghề, nhiều bùn, nhiều sỏi đá, đất sét đen, đất sét đỏ.

Phật đến gặp và hỏi:
- Các thầy đang làm gì?
Các thầy Tỳ kheo thuật lại việc đang bàn. Phật dạy:
- Đó là đất bên ngoài, đúng hơn các thầy nên tẩy sạch “đất trong tâm” của các thầy, đó mới là việc bổn phận cần nên làm.

Cho thấy chúng ta thường bỏ phí thời giờ vào những chuyện đâu đâu, lo bàn tán viễn vông làm mất đi bao nhiêu việc tốt. Cứ lo bàn đất này đất nọ, càng loạn tâm thêm, rồi kéo theo người cùng loạn với mình. Đâu biết, chính khi bàn đó là bụi vọng tưởng đang dấy lên trong tâm rồi. Nếu bàn một lúc, lại tranh cãi nữa thì càng lấp đầy bụi. Nói xa hơn, ngồi lại lo bàn phải, bàn quấy, người này tốt, người kia xấu, phên bình kẻ nọ người kia, cho mình là cao kiến, là hiểu biết nhiều, không ngờ đó là bụi đóng ngay trong lòng. Có cao gì? Cho nên phải xoay lại rửa bụi trong tâm, đó là cách làm chủ lại mình, được Phật khen ngợi.

IV- TỰ XÉT LẠI MÌNH
-----------------------
Đã biết rõ, gốc tu hành là nơi tâm, là phải tự thắng mình, nên người tu phải luôn quán xét trở lại tâm mình, để nhậnrõ những điều xấu dở mà khắc phục chuyển đổi, khiến mỗi ngày tốt hơn. Đó là công phu thiết thực nhất.

Ở Tây Tạng có câu chuyện:

Geshé Ben, một tăng sĩ trẻ Tây Tạng, giữ giới luật Đại Thừa rất kỹ sống vào thế kỷ XI. Một ngày nọ Ben được một gia đình mời đến thọ thực tại gia đình ấy. Trong lúc gia đình đang dọn thức ăn, Ben đang đói bụng, và tự đi vào trong bếp. Bỗng Ben phát hiện bàn tay mình đang thò vào một bao bố đựng trà thơm. Ben liền kêu to lên: “Ăn trộm! Ăn trộm!” và tự đánh vào bàn tay tham lam của mình. Cả nhà nghe tiếng chạy vào hỏi: “Ăn trộm đâu?” và người cha cầm sẵn gậy để bảo vệ cho cả gia đình. Nhưng Ben đỏ mặt giơ tay ra bảo: “Đây! Đây! Chính tôi vừa bắt gặp chính mình đang lợi dụng lòng tốt của quý vị!”. Sau đó Ben nguyện lớn rằng: nếu còn tái phạm sẽ tự chặt tay ấy!

Một lần khác Ben và các vị Lạt Ma trưởng lão được mời đến một gia đình sang trọng cúng dường. Mọi người được xếp theo thứ tự bậc trưởng lão ở trên, dần xuống những vị tăng trẻ. Chủ nhà và người hầu cận bắt đầu dọn sữa cho các vị trưởng lão trước. Ben nhìn thấy nóng ruột. Nhìn qua bình sữa hơi nhỏ, Ben nghĩ đến phiên mình chắc đã cạn hết sạch còn gì! Vừa nghĩ tới đó, Ben tự nói to giữa đông người: “Ôi! tham lam!”. Sau đó người nhà đem thêm sữa, và sắp cho vào bát của Ben, thì Ben liền chặn lại bảo: “Thôi cám ơn! Ý nghĩ tham lam của tôi đã ăn hết phần của tôi rồi! (Sư Tử Tuyết Bờm Xanh)

Nếu ai cũng biết nghiêm túc thấy lại mình một cách chân thật như thế, chắc chắn trên đường tu hành rất mau tiến. Và hẳn đâu còn có ăn trộm trên cõi đời này! Mà nếu không có phản quan thì sao thấy được như thế? Cho nên đối với người tu, công phu soi lại mình rất là quan trọng, là then chốt trong mọi pháp tu. Pháp tu nào mà thiếu soi lại mình là khó đạt đến cứu cánh. Tụng kinh, lễ Phật nhiều mà không biết soi lại mình để thắng những phiền não sinh khởi cũng chưa là hay!

Như ông Tăng tên Phép Đạt, tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa, đến gặp Lục Tổ Huệ Năng, làm lễ mà đầu không sát đất, bị Tổ quở:
- Lễ mà đầu không sát đất sao bằng chẳng lễ? Trong tâm của ông hẳn có một vật, ông đã chứa đựng việc gì?
Pháp Đạt đáp:
- Đã tụng kinh Pháp Hoa đến ba nghìn bộ.
Tổ bảo:
- Nếu ông tụng đến mười nghìn bộ mà nhận được ý kinh, chẳng lấy đó cho là hơn, thì cùng ta đồng đi.
Nay ông cậy có sự nghiệp này đều chẳng biết lỗi. Hãy nghe ta nói kệ:

Lễ vốn bẻ cờ mạn
Đầu sao không sát đất
Có ta tội liền sinh
Quên công phước không sánh
***
(Lẽ bổn chiếc mạn tràng
Đầu hề bất chí địa?
Hữu ngã tội tức sinh
Vong công phước vô tỷ)

Đó là tụng kinh nhưng chưa đạt ý kinh, thiếu soi lại mình, để tâm ngã mạn nó chen vào nên lễ Tổ mà đầu không sát đất, Tổ quở để nhắc ông thấy lại mình mà tỉnh ngộ, không chấp vào đó thì phước mới không sánh được.

V- TÓM KẾT
-----------------------
Tu hành có nhiều cách, nhưng nói đơn giản lại, thắng được mình là chính yếu. Tu công phu nhiều, ngồi thiền suốt ngày, ăn lá cây, uống nước suối, ngày ăn một bữa, ngồi trong tuyết lạnh… mà không thắng được mình, gặp sân liền sân, gặp tham liền tham, đụng danh kẹt danh, thấy lợi dính lợi… cũng chưa được bậc giác ngộ khen ngợi!
Phải luôn luôn tinh tiến thắng được chính mình, lấy lại quyền làm chủ đã từ bao đời bị đám giặc lòng đoạt lấy. Đó là con đường sống an vui.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Thắng mình là trên hết. Mọi người cùng trao đổi nhé...

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

À cái này mình xin có phần bổ sung về câu chuyện các Tì Kheo khi đi qua các làng, trao đổi với nhau, nhận xét về các con đường. Nơi đường nào nhỏ hẹp thì các Ngày bảo đó là người dân làng đó biết sống ko rộng lượng, ko giàu sang. Nơi bùn sình lầy lội, đầy những hố lỗ, là những người trong làng ko biết giúp đỡ nhau, thường không biết quan tâm giúp đỡ nhau... Nhưng có các con đường rộng lớn, đó là nơi phú thị phồn hoa, nơi người người giàu có rộng lượng. Nơi các con đường bằng phẳng tốt đẹp, đó là nơi các dân làng biết chung tay giúp đỡ nhau và công đức rất tốt. Lúc đó Phật nghe thế bèn nói với các Tỳ Kheo. Trong các con đường thì con đường " Bát Chánh Đạo" là con đường thù thắng nhất, tốt đẹp nhất... Các Ngày liền bừng tỉnh ngộ... ^^ ( cái này mình không nhớ hết, sơ sơ thôi nhưng đại ý là thế... )
Về chuyện chiến thắng bản thân mình thì đúng là khó vô cùng... vì sao? vì chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi cảm giác. Bởi chúng ta vẫn còn thọ nên vẫn còn chịu khổ. Vì sao nói vậy? Ví như người tham thiền, khi đi đường xa về, tự nghĩ nên ngồi thiền, nhưng vì cảm giác mệt mỏi đánh lừa nên nghĩ rằng thôi nằm nghỉ sẽ tốt hơn, mai ngồi cũng dc... mà người đó đâu biết rằng ngồi thiền định sẽ tốt hơn trăm ngàn lần giấc ngủ ko yên. Giống như khi người ta uống nước lạnh, người ta nghĩ rằng đó mới đã khác, chớ đâu biết rằng càng uống nc lạnh ta càng nóng thêm ><.
Chiến thắng bản thân mình rất khó... vì thế ta nên chọn 1 nơi ở tốt, chọn bạn lành mà chơi, chọn phương pháp phù hợp mà tu hành. Vì sao? khi ta có 1 nơi ở tốt ta không dễ bị lôi kéo theo ngoại cảnh ( ví như người muốn cai game mà khi vào phòng bị lôi kéo thì tốt nhất là nên qua phòng tự học... :D ) Vì sao ta cần chọn bạn tốt mà chơi. Ví như có người muốn tu học đạo, sao lại chọn bạn thường rủ rê ăn nhậu, thường khuyến khích chửi bậy, thường xuyên nói xấu các Đạo... ( muốn cai game thì kiếm bạn ham học,học giỏi siêng năng, cớ sao lại chọn bạn suốt ngày chơi game, rủ rê ăn nhậu mà chơi? ). Và cuối cùng là chọn phương pháp cho phù hợp. Vì sao? mỗi người mỗi tính, đừng nên chấp vào Pháp môn tu hành của mình ( ví có người theo thiền tông thì nói ngồi thiền là thù thắng nhất, khinh chê niệm Phật, lại có người theo Tịnh Độ rồi nói niệm Phật mới thành Phật rồi xem những người tham thiền là thể hiện, tự cao... ) Thời xưa... các Vị chứng quả A La Hán đa phần là có pháp môn tu hạnh khác nhau, cũng như cách hóa độ khác nhau. Có người Phật dạy về quán xét tâm, có người Phật dạy xét vô thường, có người Phật dạy xét vô ngã, có người Phật dạy xét khổ vui... vì thế hãy nên chọn phương pháp phù hợp với mình. Hãy thữ mới biết chứ đừng vì nghe mà chọn...
Cuối cùng là nếu có người bảo rằng, trong thời mạt Pháp này biết lấy đâu ra chân sư thật sự? với lại hoa sen là mọc từ bùn, phải đi lên từ bùn chớ. Người sống trong cảnh địa ngục của thế gian, mà ko bị nhiễm mới là người tốt thật sự. Thì riêng mình xin thưa thế này. Ta luôn có 1 vị minh sư đúng đắn nhất " chính là trí tuệ tĩnh giác ", ta có thể nghe người thầy này nói hay, người kia thueytes pháp giỏi... nhưng họ nói đúng nhưng chưa đủ, ta phải dùng trí của mình mà hiểu cho sâu, tìm cho rõ và nghĩ cho kĩ... Lời Phật nói chỉ như lá trên tay trong khi điều Phật biết là lá trong rừng... vì thế hãy luôn nhớ... Đúng ko có nghĩa là đủ... Thứ 2: nếu ai nói hoa sen phải mọc từ bùn thì tui xin hỏi: nếu ta đang bị trói, ta có thể cởi trói cho người khác được ko? ( 1 ví dụ trong kinh DUY MA CẬT ). Cũng thế, sống trong bùn mà ko hôi tanh mùi bùn là khi chúng ta đi từ nhị hoa được bảo vệ vững chắc, rồi mới có thể trồi lên khỏi bùn mà nở hương thơm ngát. Chúng ta chỉ nghĩ đến kết quả mà quên xét đến quá trình. Trong quá trình thành hoa sen, chúng ta phải được bảo vệ trước, cái bảo vệ ta là gì? là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Để khi ta phát triển lớn lên, ta sẽ nở hoa thành Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và cuối cùng là Chánh Định. Vì vậy thử nhìn về thời xưa, các vị Tỳ Kheo thường khuất vào rừng thẩm tu hạnh 1 mình trong rừng thẩm, đến khi đắc quả mới trở lại mà giáo hóa mọi người. Vì sao? vì khi đó các Ngài ko vì Tham của mà giáo hóa, các Ngài ko vì tự cao mà giáo hóa, các Ngài đã diệt tận gốc rễ của tham sân si... vì thế các Ngài là bậc Giác Ngộ, bật ứng cúng ...
Hihi vài lời chia sẽ ^^ ( hơi dài :D ) chúc các bạn 1 buổi tối vui vẻ và hạnh phúc. Đạo tâm kiên cố và trí tuệ ngày càng phát triển... Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thắng mình là trên hết. Mọi người cùng trao đổi nhé...

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

lnkhanh212 đã viết:À cái này mình xin có phần bổ sung về câu chuyện các Tì Kheo khi đi qua các làng, trao đổi với nhau, nhận xét về các con đường. Nơi đường nào nhỏ hẹp thì các Ngày bảo đó là người dân làng đó biết sống ko rộng lượng, ko giàu sang. Nơi bùn sình lầy lội, đầy những hố lỗ, là những người trong làng ko biết giúp đỡ nhau, thường không biết quan tâm giúp đỡ nhau... Nhưng có các con đường rộng lớn, đó là nơi phú thị phồn hoa, nơi người người giàu có rộng lượng. Nơi các con đường bằng phẳng tốt đẹp, đó là nơi các dân làng biết chung tay giúp đỡ nhau và công đức rất tốt. Lúc đó Phật nghe thế bèn nói với các Tỳ Kheo. Trong các con đường thì con đường " Bát Chánh Đạo" là con đường thù thắng nhất, tốt đẹp nhất... Các Ngày liền bừng tỉnh ngộ... ^^ ( cái này mình không nhớ hết, sơ sơ thôi nhưng đại ý là thế... )
Trong kệ có dạy bạn xem lại...

Tám chánh, đường thù thắng,
Bốn câu, lý thù thắng,
Ly tham, pháp thù thắng,
Giữa các loài hai chân,
Pháp nhãn, người thù thắng. kệ 273

Ðường này, không đường khác
Ðưa đến kiến thanh tịnh.
Nếu ngươi theo đường này,
Ma quân sẽ mê loạn. Kệ 274
Về chuyện chiến thắng bản thân mình thì đúng là khó vô cùng... vì sao? vì chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi cảm giác. Bởi chúng ta vẫn còn thọ nên vẫn còn chịu khổ. Vì sao nói vậy? Ví như người tham thiền, khi đi đường xa về, tự nghĩ nên ngồi thiền, nhưng vì cảm giác mệt mỏi đánh lừa nên nghĩ rằng thôi nằm nghỉ sẽ tốt hơn, mai ngồi cũng dc... mà người đó đâu biết rằng ngồi thiền định sẽ tốt hơn trăm ngàn lần giấc ngủ ko yên. Giống như khi người ta uống nước lạnh, người ta nghĩ rằng đó mới đã khác, chớ đâu biết rằng càng uống nc lạnh ta càng nóng thêm ><.
Đoạn này thuộc về tập khí, căn lành cá nhân của mỗi người. Hoặc là người có hồng phước, căn tu từ thiện nghiệp từ trước. Nên không thể so sánh ai cũng giống nhau. Mà tự nhìn lại mình như thế nào, sau đó dùng tuệ học mà khai phát vô minh thôi.
Chiến thắng bản thân mình rất khó... vì thế ta nên chọn 1 nơi ở tốt, chọn bạn lành mà chơi, chọn phương pháp phù hợp mà tu hành. Vì sao? khi ta có 1 nơi ở tốt ta không dễ bị lôi kéo theo ngoại cảnh ( ví như người muốn cai game mà khi vào phòng bị lôi kéo thì tốt nhất là nên qua phòng tự học... :D ) Vì sao ta cần chọn bạn tốt mà chơi. Ví như có người muốn tu học đạo, sao lại chọn bạn thường rủ rê ăn nhậu, thường khuyến khích chửi bậy, thường xuyên nói xấu các Đạo... ( muốn cai game thì kiếm bạn ham học,học giỏi siêng năng, cớ sao lại chọn bạn suốt ngày chơi game, rủ rê ăn nhậu mà chơi? ).
Tóm lại gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Có kệ rằng:

Chớ thân cận bạn ác
Chớ thân cận tiểu nhân
Nên thân cận bạn lành
Nên thân bậc thượng nhân.078
Và cuối cùng là chọn phương pháp cho phù hợp. Vì sao? mỗi người mỗi tính, đừng nên chấp vào Pháp môn tu hành của mình ( ví có người theo thiền tông thì nói ngồi thiền là thù thắng nhất, khinh chê niệm Phật, lại có người theo Tịnh Độ rồi nói niệm Phật mới thành Phật rồi xem những người tham thiền là thể hiện, tự cao... )
Thời xưa... các Vị chứng quả A La Hán đa phần là có pháp môn tu hạnh khác nhau, cũng như cách hóa độ khác nhau. Có người Phật dạy về quán xét tâm, có người Phật dạy xét vô thường, có người Phật dạy xét vô ngã, có người Phật dạy xét khổ vui... vì thế hãy nên chọn phương pháp phù hợp với mình.

Hãy thữ mới biết chứ đừng vì nghe mà chọn...
Hãy thữ mới biết chứ đừng vì nghe mà chọn
Cuối cùng là nếu có người bảo rằng, trong thời mạt Pháp này biết lấy đâu ra chân sư thật sự? với lại hoa sen là mọc từ bùn, phải đi lên từ bùn chớ. Người sống trong cảnh địa ngục của thế gian, mà ko bị nhiễm mới là người tốt thật sự. Thì riêng mình xin thưa thế này. Ta luôn có 1 vị minh sư đúng đắn nhất " chính là trí tuệ tĩnh giác ", ta có thể nghe người thầy này nói hay, người kia thueytes pháp giỏi... nhưng họ nói đúng nhưng chưa đủ, ta phải dùng trí của mình mà hiểu cho sâu, tìm cho rõ và nghĩ cho kĩ...

Lời Phật nói chỉ như lá trên tay trong khi điều Phật biết là lá trong rừng... vì thế hãy luôn nhớ... Đúng ko có nghĩa là đủ...
Về giáo lý kinh điển bạn lựa chọn cho mình loại kinh nào mình có thể hiểu và thực hành.
Về thực hành thì bạn lấy "Giới Định Huệ" làm thầy. Bạn đã nói ở tiêu đề này rồi mà. Nhưng cũng phải nói lại, Nếu bạn gặp được Chân sư thì cũng là hồng phước tốt hơn.
Thứ 2: nếu ai nói hoa sen phải mọc từ bùn thì tui xin hỏi: nếu ta đang bị trói, ta có thể cởi trói cho người khác được ko? ( 1 ví dụ trong kinh DUY MA CẬT ). Cũng thế, sống trong bùn mà ko hôi tanh mùi bùn là khi chúng ta đi từ nhị hoa được bảo vệ vững chắc, rồi mới có thể trồi lên khỏi bùn mà nở hương thơm ngát. Chúng ta chỉ nghĩ đến kết quả mà quên xét đến quá trình. Trong quá trình thành hoa sen, chúng ta phải được bảo vệ trước, cái bảo vệ ta là gì? là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Để khi ta phát triển lớn lên, ta sẽ nở hoa thành Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và cuối cùng là Chánh Định.
Vì vậy thử nhìn về thời xưa, các vị Tỳ Kheo thường khuất vào rừng thẩm tu hạnh 1 mình trong rừng thẩm, đến khi đắc quả mới trở lại mà giáo hóa mọi người. Vì sao? vì khi đó các Ngài ko vì Tham của mà giáo hóa, các Ngài ko vì tự cao mà giáo hóa, các Ngài đã diệt tận gốc rễ của tham sân si... vì thế các Ngài là bậc Giác Ngộ, bật ứng cúng ...
Đoạn này bạn đặt nghi vấn, sau đó là tự trả lời luôn rồi.
Có phải bạn muốn nói! Bồ tát muốn độ người thì trước phải độ mình...
Hihi vài lời chia sẽ ^^ ( hơi dài :D ) chúc các bạn 1 buổi tối vui vẻ và hạnh phúc. Đạo tâm kiên cố và trí tuệ ngày càng phát triển... Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tôi cũng chúc bạn tinh tấn an lạc. Nếu lời chia sẽ này không hợp bạn cứ nói thẳng rất cảm ơn.


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Thắng mình là trên hết. Mọi người cùng trao đổi nhé...

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Hi hi cám ơn Thiên Nhan, giống như mình nói trên, những điều mình nói có thể đúng nhưng chắc chắn chưa đủ, đưa lên diễn đàn để tất cả mọi người cùng nhau chia sẽ với nhau thêm thôi ^^. Giống như ĐH đã giúp mình nhớ rõ thêm về kinh pháp cú á... Mình thường đọc qua, hiểu ý nghĩa rồi thôi, chớ ít khi nhớ hết văn tự :D. Hì cám ơn ĐH đã hoan hỷ đóng góp ^^.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách