CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong

à, triền cái thứ nhất của năm triền cái tiếng pali thường viết là kāmacchanda, không phải chanda đi một mình; kāmacchanda thường được dịch là tham dục

chanda khi là tâm sở thiện thường được dịch là ước/nguyện

:)
trong đó thì chanda được dịch là dục; chanda không phải tham dục; chanda chỉ là muốn; nói theo thắng pháp thì tâm sở chanda có mặt trong đa số các loại thức, đi với các tâm sở bất thiện thì chanda là tâm sở bất thiện; đi với các tâm sở thiện thì chanda là tâm sở thiện
chanda nói đến tính cách chủ động của một hành động, đa phần khi chúng ta làm gì thì chúng ta đã chủ động muốn làm rồi
tangbong
Cám ơn đ/h hlich.

kn cũng được học như vậy, nhưng học bằng tiếng Việt là chính, còn tiếng Pali là phụ, chủ yếu là học, hiểu, để hành ngay trong đời sống thường nhật.
Nói cho dể hiểu là học võ hơn là học văn (trong võ đã có văn (pháp thực tánh) nhưng không bỏ hẳng văn (trình pháp).
Do đó văn rất tệ, dù trước đó đã học giáo lý Bắc truyền, nhưng sao cứ hợp với học võ hơn là học văn. ./..,.,


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
(III) (83) CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau:

i. "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản?
ii. Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi?
iii. Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi?
iv. Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội?
v. Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ?
vi. Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng?
vii. Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng?
viii. Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?"

Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau:

i. "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản.
ii. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi.
iii. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
iv.Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội.
v. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
vi. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
vii. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
viii. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây".

Được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.


http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi09.html
Bài Pháp này được kết tập trong phẩm Niệm, chương 8 Pháp - Tăng Chi Bộ kinh

Chúng ta thấy trong câu hỏi của Thế Tôn đề cập đến 8 Pháp, tương ứng như vậy có 8 câu trả lời. Như vậy: "Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ" được lặp lại 2 lần là sự trùng lặp do khâu biên dịch hay là khâu đánh máy..., có thể lược bỏ bớt.

i. "các pháp lấy dục làm căn bản"
Pháp này cũng có phần dễ hiểu, phàm con người làm điều gì cũng có mục tiêu chủ đích, 1 người làm việc mà ko biết để đạt mục đích gì đc xem là người ko có trí, nhưng cái mục tiêu chủ đích đó phụ thuộc vào 'ham thích'/'ham muốn' của mỗi người; ví dụ : học sinh đi học là để có kiến thức nhưng mỗi em lại thích các môn khác nhau, sinh viên đi học/ thực tập là để có bằng để dễ xin việc làm nhưng các em lại muốn chọn ~ ngành khác nhau, người lớn làm việc là để có tiền sinh nhai và mỗi người cũng lựa chọn công việc theo sở thích của mình... do vậy cái 'ham muốn' đó là căn bản chi phối mọi hành động của con người mà trong bài Pháp này Thế Tôn gọi đó là Dục. Tùy theo cái ‘Dục’ ấy là đúng Pháp hay phi Pháp mà sẽ cho kết quả tương ưng. Đây là lời giải nghĩa về chữ ‘Dục’ thuận theo thế gian theo cách dễ hiểu nhất. Nhưng ở 1 thời Pháp khác, Thế Tôn cũng đã nhắc đến danh tự “lấy dục làm căn bản” :

“- Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này: tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn?
- Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
5) Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, rồi hỏi thêm Thế Tôn một câu khác:
- Bạch Thế Tôn, năm thủ uẩn này lấy gì làm căn bản?
- Này Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.
6) Lành thay, bạch Thế Tôn...
- Bạch Thế Tôn, chấp thủ ấy là năm thủ uẩn ấy hay chấp thủ ngoài năm thủ uẩn?
- Này Tỷ-kheo, chấp thủ ấy không là năm thủ uẩn ấy và chấp thủ cũng không phải ngoài năm thủ uẩn. Nhưng chỗ nào có Tham và Dục, chỗ ấy có chấp thủ.
7) Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy... hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác:
- Có thể chăng, bạch Thế Tôn, trong năm thủ uẩn, có sự sai khác về DỤC và THAM?
Thế Tôn đáp :
- Có thể có, này Tỷ-kheo.
Ở đây, này Tỷ-kheo, có người nghĩ như sau: "Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có sắc như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thọ như vậy! Mong rằng trong tương lai, ta sẽ có tưởng như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có các hành như vậy! Mong rằng trong tương lai ta sẽ có thức như vậy!" Như vậy, này Tỷ-kheo, có thể có sự sai khác về dục và tham trong năm thủ uẩn.”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 3-22b.html

thời Pháp này Thế Tôn giảng quá rõ về sự sai khác giữa dục & tham và sự tương hợp của 2 Pháp ấy, tức "dục + tham mới = chấp thủ"; đơn giản hơn, chúng ta thường nghe lời dạy là "thiểu Dục tri túc"; như vậy, Thế Tôn nói rõ là 'thiểu Dục' chứ không phải là 'vô Dục', và nếu ko có tham làm sở duyên thì vẫn ko tác thành chấp thủ, do vậy mọi người hãy cứ Dục nhưng phải khéo đúng Pháp và ko được để cho tham lôi kéo đi (ko khéo lại giống 1 ngoại đạo năm xưa đã đến cật vấn Thế Tôn là tại sao lại chặn đứng mọi nguồn vui sống của con người :) ).
Nếu chiếu theo yếu chỉ : "Ta chỉ nói về KHỔ và con đường đưa đến KHỔ diệt" thì cần hiểu chữ 'Dục' ở pháp thứ nhất này là 'tham dục đối với 5 uẩn' là đúng ý lời dạy này của Thế Tôn.

ii. "Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi"
Pháp này tương ưng với câu mở đầu trong kinh Pháp cú "Ý dẫn đầu các Pháp. Ý làm chủ ý tạo". Chỗ này khá vi tế, hãy quán lại xem chúng ta có làm điều gì mà 'ý nghĩ' ko khởi lên đầu tiên hay ko? sự kiện này ko thể xảy ra. Trước khi làm bất cứ điều gì thì 'ý nghĩ' đều phải khởi lên đầu tiên rồi sau mới có các hành động tiếp nối, ví dụ : khi đang xem tivi mà một đứa trẻ đứng dậy đi học bài thì Pháp đầu tiên sanh khởi phải là 'ý muốn đi học bài', nếu 'ý muốn đi học bài' ko sanh khởi thì đứa trẻ ấy vẫn dán mắt vào tivi mà sự kiện đi học bài này ko xảy ra, tương ứng như vậy cho các hành động đi ăn, đi ngủ, đi tắm...
'Tác ý' là Pháp rất quan trọng, chính Pháp này dẫn dắt chúng sanh đi Luân hồi hay là đi ngược dòng vượt thoát Luân hồi. Thế Tôn đã dạy tác ý chính là Nghiệp và pháp này tác thành Chánh tri kiến cho người học Pháp (chi phần đầu tiên của 8 Thánh Đạo) :
"6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai ? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.

7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai ? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.

8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai ? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.

9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai ? Tiếng nói của người khác và như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi."
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi11.html

Như vậy, để dẫn dắt cho thân tâm mình thoát khỏi các lậu hoặc, chính 'tác ý' phải làm cho sanh khởi.

iii. "3. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi."
Ở Pháp này, danh tự 'Xúc' đồng nghĩa và đồng văn với danh tự 'Xúc' trong 12 Nhân Duyên. Ở đây, ý Thế Tôn muốn nói 'Xúc' là duyên cho sự 'tập khởi' của Khổ hay toàn bộ Khổ uẩn này. Thế Tôn tuyên bố như sau :
"5) Này Upavàna, Ta đã nói Khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thực; pháp được trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích." - http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 02-12.html

và thế nào là Xúc ? - ".. Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc thân này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc"
(vậy Xúc có nghĩa là sự tiếp xúc, sự xúc chạm các giác quan của cở thể với đối tượng bên ngoài, tuỳ theo chỗ ứng hợp của giác quan nào trên cơ thể mà sẽ có tên gọi tương ưng : nhãn Xúc, ... , ý Xúc)

và Pháp này liên hệ mật thiết với chi phần tiếp theo trong 12 Nhân duyên, đó là 'Thọ' => iv. "4. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội"
Phàm là con người thì ai cũng mong muốn đi tìm hạnh phúc, đi tìm sự an lạc cho cuộc đời mình. Âu cũng là mong muốn rất chính đáng của con người. Nhưng cách họ làm, phương tiện họ đi tìm là ko đúng Pháp nên kết quả là 'hạnh phúc an lạc' thì luôn ở đâu xa mà đau Khổ thì tràn trề ngay trước mắt. Vì họ cảm nhận hạnh phúc an lạc = cái Thọ uẩn này, mà bản chất của Thọ uẩn là KHỔ nên rốt cuộc họ cũng không thể thoát khỏi KHỔ. Nói đến chỗ này chúng ta muôn vàn cung kính và đảnh lễ Thế Tôn, Người đã dựng lên con đường chân chính và đúng Pháp giúp cho chúng hữu tình có thể tu tập Giải thoát KHỔ.

các Pháp tiếp theo như "Định, Niệm, Tuệ,.." thì chư ĐH đã giảng khá đầy đủ. Tuy có chỗ văn sai khác nhưng thật ra nghĩa cũng tương đồng, ví dụ : Giải thoát ~ Niết bàn, lõi cây ~ cứu cánh, ...

tóm lại:
4 pháp đầu là Thế Tôn nói về con đường đi vào Luân hồi của các loài hữu tình, 4 pháp sau là Thế Tôn nói về con đường đi ra khỏi Luân hồi của các loài hữu tình.
Đây là ý nghĩa trọn vẹn lời dạy của Thế Tôn và Ngài muốn các đệ tử cần trả lời đúng Pháp khi có người đến hỏi.

Chúc chư ĐH an lạc và thành tựu trong thánh Pháp của Thế Tôn !

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
4 pháp đầu là Thế Tôn nói về con đường đi vào Luân hồi của các loài hữu tình, 4 pháp sau là Thế Tôn nói về con đường đi ra khỏi Luân hồi của các loài hữu tình.
chào đ/h cục đất,

một vị đạt thánh quả có thể nói đang đi trên con đường ra khỏi luân hồi hoặc đã ra khỏi, thế thì vị này không thể có 4 pháp đầu vì chúng là con đường đi vào luân hồi; như vậy vị này không có tác ý, xúc, thọ sao? (miễn bàn chanda vì chữ này bị dịch là dục và do đó không có thống nhất trong sự hiểu của mọi người)

vì chẳng hạn trong một cử động đưa tay ra lấy vật gì là đã có nhiều sát na tác ý, xúc, thọ?

chúc đ/h an lạc

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tóm lược:

Ý nghĩa: Cội rễ của sự vật là gì? - Thưa, là nguồn gốc của Thân Tâm, là cội nguồn của Danh sắc (của Ngũ uẩn).
Cội rễ là các Pháp tướng hữu vi, Sự vật là Thân tâm...Pháp ở bài này còn gọi là sự tạo tác của tâm thiện, và tâm ác.
i. "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản.
ii. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi.
iii. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
iv.Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội.
v. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
vi. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
vii. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
viii. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây".
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Chương tám, bài 83, Đức Phật dạy tất cả các Pháp khởi sanh điều từ.
1.Dục; 2.Tác ý; 3.Xúc; 4.Thọ; 5. Định; 6.Niệm; 7.Tuệ; và sau cùng là "giải thoát"

Có ba lối suy luận nội dung khác nhau. Tùy theo nghiệp của mỗi người mà tác động vào tâm thức. Tu sửa cho mình chớ không phải là bài triết học.

Hiểu không chưa đủ mà cần phải quán xét và Hành trì thì mới không uổng phí thời gian học Pháp.

1. Ví dụ: Lối luận của Ngoại đạo: 1.Dục; 2.Tác ý; 3.Xúc; 4.Thọ; 5. Định; 6.Niệm; 7.Tuệ; và sau cùng là "giải thoát":

1.Dục; 2.Tác ý; 3.Xúc; 4.Thọ: Lòng tham/Khát vọng đòi hỏi, sanh khởi, tiếp xúc với dục lạc, mà muốn chiếm đoạt làm của riêng. Ví dụ họ muốn luyện phép tà thuật, hay tu tiên để được trường sanh...Thì họ phải tu thêm 4 PHÁP là.

5. Định; 6.Niệm; 7.Tuệ; và sau cùng là "giải thoát" thành công.v.v. Nhưng cái thành công này là từ nơi phát xuất của Dục. Chớ không thể chứng Thánh Quả của Phật. Vì Thiếu giới Luật và lòng vị ngã, Ngã tha. Từ bi độ lượng của Nhà Phật. Ngày nay, lối hành thiền này có rất nhiều. Và một số Phật tử cũng đi sai đường lối. Muốn đạt Thiền, nhưng không chịu học giới, giữ giới.

2. Ví dụ: Lối luận về Tục đế/Chân đế:

Tục đế: Thì có cả hai Thiện và ác. Tác động của danh sắc điều từ Ngũ uẩn sanh khởi. (Bằng sự "Ái" trong thất tình, lục dục. Trong 12 Nhân duyên) hay trong sự cảm xúc lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Trong Phật học là: 1.Dục; 2.Tác ý; 3.Xúc; 4.Thọ.

Chân Đế: Muốn có thành công theo sở nguyện Thiện/ác thì phải bằng sự nổ lực chớ không phải bằng lý thuyết là: 5. Định; 6.Niệm; 7.Tuệ; và sau cùng là "giải thoát" Kết quả thành công.

3. Ví dụ về Huân tu.
Người Phật tử chân chính, đi tìm cội nguồn của Thánh quả tu học, thì phải hiểu sự tác động của Danh sắc từ đâu. Rồi từ đó ta mới biết nhận thức được khổ từ đâu phát sanh, Muốn diệt khổ như trong Tứ Diệu đế, ta phải làm gì.v.v. Thì bài kinh "Cội rễ của sự vật" cũng giống vậy.

Cho nên trong nhà Thiền thường ám chỉ: Phiền nào là bồ đề. Hay trong Kinh Bát Nhã Kim Cang...
Thì chữ "Dục" ở bài kinh này, ý nghĩa cũng như vậy.

tn, kính


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong

vì chẳng hạn trong một cử động đưa tay ra lấy vật gì là đã có nhiều sát na tác ý, xúc, thọ?

:)
tangbong
Vâng, mỗi một cử động đơn giản như là đưa tay, đưa chân, nghiêng mình, cúi mình v.v.....đều có rất nhiều sát na tác ý, xúc, thọ,
không chỉ riêng cho xúc, thọ mà tâm hay pháp đều có tùy theo sự chú tâm ghi nhận hiện tại đang diễn tiến, đang là của danh hay sắc,
giống như máy quay phim, trong một giây có thể ghi được 6, 8, 10 ảnh tùy theo độ quay,
tâm còn vi tế hơn nhiều, chỉ một tiếng khảy móng tay là đã có hàng hà vô số sát na sanh và diệt,

Xúc, thọ không quan trọng như tác ý nếu tác ý này do tham làm chủ thì bất thiện nghiệp liền sanh khởi tạo tác (tập đế),
ngược lại nếu tác ý này do vô tham làm chủ thì thiện nghiệp liền sanh khởi tạo tác (tập đế).

Thọ chỉ quan trọng khi nào tác ý này đưa đến sự viễn ly khổ do tâm vô tham làm chủ thì thiện nghiệp không tạo tác (đạo đế) trong lục đạo liền sanh khởi, không tạo tác ở đây phải nên hiểu là không tạo tác như 2 nhân trên, đầy đủ tứ chánh cần.

4 pháp đầu đối với người không tu tập, tu tập không đúng pháp, hoặc tu tập đúng pháp nhưng không khéo tác ý, đều phải duyên theo 3 cõi 6 đường (12 nd ),
4 pháp đầu đối với người tu tập đúng pháp và khéo như lý tác ý, thì định là chỗ giao nối với 4 pháp sau đưa sự ngược dòng sanh tử,
Ái cội nguồn của dòng sanh tử, hiện tại không phát sanh, vị lai không phát sanh (diệt đế), vòng 12 nd tan rả, vô minh tan rả.

Ái là nguồn gốc của KHỔ đau, vô minh là nguồn gốc của sự che án, vô minh có mặt bởi Ái lậu tập nhiễm trong chúng sanh.

Chúc quý đạo hữu an lạc. tangbong

Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

hlich đã viết:tangbong
4 pháp đầu là Thế Tôn nói về con đường đi vào Luân hồi của các loài hữu tình, 4 pháp sau là Thế Tôn nói về con đường đi ra khỏi Luân hồi của các loài hữu tình.
chào đ/h cục đất,

một vị đạt thánh quả có thể nói đang đi trên con đường ra khỏi luân hồi hoặc đã ra khỏi, thế thì vị này không thể có 4 pháp đầu vì chúng là con đường đi vào luân hồi; như vậy vị này không có tác ý, xúc, thọ sao? (miễn bàn chanda vì chữ này bị dịch là dục và do đó không có thống nhất trong sự hiểu của mọi người)

vì chẳng hạn trong một cử động đưa tay ra lấy vật gì là đã có nhiều sát na tác ý, xúc, thọ?

chúc đ/h an lạc

:)
Này đh, một vị đạt thánh quả thì hoàn toàn ko có xúc, thọ và tác ý, vì sao?
Vì vị này đã diệt hết Vô Minh, mà trong 12 nhân duyên thì chỉ cần đoạn được một cái thì đoạn hoàn toàn 12 nhân duyên, tức là vị này đã diệt hết các lậu hoặc, và xúc, thọ; còn về tác ý nó thuộc về Thức nên khi Thức diệt thì nó cũng diệt. Như vậy ko thể nói vị này còn tác ý, thọ, xúc
Ví dụ khi vị này đưa tay ra lấy vật gì thì trong các sát na ko hề có tác ý, xúc, thọ; mà vị này chỉ tự biết như thật mình đưa tay ra lấy vật đó thôi, chứ ko hề biết vật này nặng, nhẹ, nóng, lạnh ra sao cả( vì tưởng và thức, xúc, thọ ko còn )


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chào đ/h vanphapquitam,
vị này chỉ tự biết như thật mình đưa tay ra lấy vật đó thôi, chứ ko hề biết vật này nặng, nhẹ, nóng, lạnh ra sao cả( vì tưởng và thức, xúc, thọ ko còn )
có thể đ/h hiểu các từ này khác với mình; mình hiểu khi có gì xảy ra thì có "xúc", chẳng hạn khi một người thấy gì đó thì đó là sự "xúc" của "sắc", "nhãn căn", và "ý"; khi tay lấy vật gì thì có "xúc" giữa bàn tay và vật đó

nhờ có "tưởng" mà một người biết về cái được biết, chẳng hạn thấy cái xanh của màu xanh, nghe tên mình khi có người gọi mình, biết "tay" biết "vật", ...

nhờ có "thọ" mà một người phản ứng đúng (theo tiêu chuẩn đa số), chẳng hạn đụng vào vật gì quá nóng thì rút tay lại, ...

có phản ứng tức là có biết gì mới phản ứng, tức là có "thức"

như vậy "xúc", "thọ", "tưởng", "thức" là nhân duyên của sự hiện hữu này và các pháp này không phải lúc nào cũng bất thiện

:)


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Cám ơn các thiện hữu tham gia thảo luận.
Đồng Nát nói được mà vẫn chưa làm được! ./..,.,


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Cám ơn tất cả thiện hữu nhiều! kinhle kinhle kinhle !
Thưa các quý thiện hữu! Cho mình hỏi gửi lời cám ơn ( không phải viết tin nhắn ) thì ở đâu vậy?
Sửa lần cuối bởi VoMinhDaCheMo vào ngày 16/05/12 21:01 với 1 lần sửa.


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

VoMinhDaCheMo đã viết:Cám ơn tất cả thiện hữu nhiều! kinhle kinhle kinhle !
Thưa các quý thiện hữu! Cho mình hỏi gửi lời cám ơn ( không phai viết tin nhắn ) thì ở đâu vậy?
Kính chào đạo hữu VoMinhDaCheMo.

Hân hạnh được làm quen với đạo hữu, đạo hữu hãy nhìn lên trên phía bên trái có hàng chữ " trang chủ ", đạo hữu
hãy bấm chuộc vào đây, sau đó theo tôi đạo hữu có thể chọn trang : chào nhau thân ái, Thủ thỉ tâm tình hoặc Vườn Tao
Ngộ, đạo hữu có thể vào trang Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn, xin nhờ các đạo hữu điều hành viên giúp đở, chỉ dẫn hay hướng dẫn v.v...
Chúc đạo hữu tham gia diễn đàn được nhiều sự lợi ích cũng như an lạc . tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách