CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

(III) (83) CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT tangbong

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Trích từ Kinh Tăng Chi Bộ)

HT. Thích Minh Châu dịch


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đồng Nát đã viết:(III) (83) CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT tangbong

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau:

1. "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản.

2. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi.

3. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.

4. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.

5. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội.

6. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.

7. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.

8. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.

9. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây".

Được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Trích từ Kinh Tăng Chi Bộ)

HT. Thích Minh Châu dịch
Thầy Đồng Nát ra đề thì, thì hãy giảng theo từ ngữ phổ thông (hiện tại) trước đi!

Từ câu 1. tới 9 hay từ chữ "Dục" là ý nghĩa gì của từ ngữ phổ thông cho tới câu 9 là "Giải thoát".v.v.

Thì chúng ta mới có thể học hỏi, và thông cảm được với nhau. tn này rất muốn thỉng Pháp.


tn, kính

(Chú thích: Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Lập lại 2 lần, tại sao?)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
mình có xem hai bản dịch khác nhau, việt và anh ngữ, cả hai bản đều không có câu này ở chỗ trước thọ và sau xúc, coi như lần xuất hiện đầu tiên của câu này là không có

"tụ hội" ý giống như là "đưa tới"
"lõi cây" ý giống như là "cứu cánh"

bốn pháp đầu nói đến ý/hành động - nó có gốc ở dục (muốn), sinh ra tác ý (để ý, hướng ý đến), bắt đầu là xúc (nghĩ về, nhúng tay vào), đưa đến kết quả cảm thọ

ba pháp kế nói đến các pháp tối thắng cho ý/hành động, đó là định, niệm, tuệ

pháp cứu cánh là giải thoát

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong
Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
mình có xem hai bản dịch khác nhau, việt và anh ngữ, cả hai bản đều không có câu này ở chỗ trước thọ và sau xúc, coi như lần xuất hiện đầu tiên của câu này là không có

"tụ hội" ý giống như là "đưa tới"
"lõi cây" ý giống như là "cứu cánh"

bốn pháp đầu nói đến ý/hành động - nó có gốc ở dục (muốn), sinh ra tác ý (để ý, hướng ý đến), bắt đầu là xúc (nghĩ về, nhúng tay vào), đưa đến kết quả cảm thọ

ba pháp kế nói đến các pháp tối thắng cho ý/hành động, đó là định, niệm, tuệ

pháp cứu cánh là giải thoát

:)
tangbong
Chào đ/h hlich.

Đạo hữu thật tế nhị. tangbong

Bài pháp này làm mình nhớ đến thiền tuệ Tứ niệm xứ và Tứ diệu đế. :)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

1. "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản."
Dục ở đây được hiểu là Dục Tham, dục vọng - một trong 5 căn bản phiền não: 1.Tham dục - 2.Sân - 3.Hôn trầm thụy miên - 4.Trạo hối - 5.Nghi hoặc.

"Năm chướng ngại, triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm ? Dục tham, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái, bao trùm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Sân... Hôn trầm-thụy miên... Trạo hối... Nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, là triền cái, bao trùm Tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, năm chướng ngại, triền cái này bao trùm tâm và làm cho yếu ớt trí tuệ." (Chướng Ngại, Triền Cái - Kinh Tương Ưng Bộ - http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 05-46.html)

2. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi.
Tác ý ở đây được hiểu là 6 căn duyên 6 trần = 6 thức khởi lên (6 căn x 6 trần x 6 thức = gọi là 18 giới, tu hành là phòng hộ 18 giới tangbong ), cho dù là thiện pháp hay bất thiện pháp.đều do tác ý mà sanh khởi.

"Do phi như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, dục tham chưa sanh được sanh khởi; và dục tham đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại"...

"Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn... xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn."



3. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
Tập hợp 18 giới nên có Xúc tập khởi;

5. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội
Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái.

6. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
Định: tức tu tập Chánh Định, tức Tâm không phóng giật, thực hành thiền định (nhiếp tâm)

"Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có thiện pháp gì, tất cả đều lấy không phóng dật làm căn bản, đều lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ. Không phóng dật được gọi là tối thượng đối với tất cả pháp ấy." (Phẩm Không Phóng Dật - Tương Ưng Ðạo (b) - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45b.htm)


7. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
Niệm ở đây được hiểu là Chánh niệm, là Tỉnh giác, là niệm giác chi (là một trong 7 giác chi gồm: Trạch pháp giác chi, niệm giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi, hỷ giác chi). Mà muốn có Chánh niệm và Tỉnh giác thì phải thực hành thiền Tứ Niệm Xứ(bốn cách quan sát nội xứ và ngoại xứ).

Niệm là Chú tâm vào sự ghi nhận và ghi nhớ mọi diễn biến nơi thân-tâm (danh-sắc), không thể giải thoát nếu không có sự chú niệm liên tục nơi thân-tâm.

"Thế nào là niệm giác chi? Đối các pháp, chánh niệm tu tập, y chỉ tư duy, y chỉ ly dục, y chỉ tịch diệt, nhiếp phục tranh cãi."

8. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
Tuệ là Tuệ giác, dùng trí tuệ quan sát các pháp vì Tuệ diệt trừ Vô Minh, chỉ có Tuệ tri thấy đúng sự thật các pháp đưa đến giải thoát rốt ráo cho nên mới nói là tối thượng.

9. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây".
Giải thoát ở đây được hiểu là lấy Niết bàn làm cứu cánh (lõi cây), ly xả - ly tham, là Xả giác chi (thuộc Thất giác chi) làm cốt lõi.
Thế nào là Xả giác chi? Cái gì là xả đối với nội pháp, xả đối với ngoại pháp, cái ấy là Xả giác chi.

Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT- gồm 2 phần, phần đầu chủ yếu nói về Duyên khởi, triền cái và phần cuối chỉ dạy Thất Giác Chi làm tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn. Tất cả những gì nói bên trên cũng không ngoài Giới-Định-Huệ.

Lại nữa, bản kinh do Đồng Nát đưa lên diễn đàn, có lẽ dịch thuật cũng có những chỗ khác với các bản kinh khác chút ít, cho nên không hiểu sao có đến 2 chỗ nói về Định, cái này không hiểu được kinhle

Đồng Nát chưa học và hành sâu nội pháp và ngoại pháp cho nên phần giải thích bên trên không tránh khỏi sai sót và trọn vẹn, các thiện tri thức hoan hỉ chỉ giáo. tangbong

Kính chúc Tỉnh giác - Chánh Niệm, pháp hiện tại chính là đây! tangbong
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 12/04/12 03:06 với 7 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

bản pali la tinh hóa (kèm chút chữ việt của mình) thì trông như vầy,
(dục) Chandamålakà àvuso, sabbe dhammà, (tác ý) manasikàrasambhavà sabbe dhammà, (xúc) phassasamudayà sabbe dhammà, (thọ) vedanà samosaraõà sabbe dhammà, (định) samàdhipamukhà sabbe dhammà ...
trong đó thì chanda được dịch là dục; chanda không phải tham dục; chanda chỉ là muốn; nói theo thắng pháp thì tâm sở chanda có mặt trong đa số các loại thức, đi với các tâm sở bất thiện thì chanda là tâm sở bất thiện; đi với các tâm sở thiện thì chanda là tâm sở thiện

chanda nói đến tính cách chủ động của một hành động, đa phần khi chúng ta làm gì thì chúng ta đã chủ động muốn làm rồi

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Bài pháp này làm mình nhớ đến thiền tuệ Tứ niệm xứ và Tứ diệu đế.
cám ơn đ/h khai nhụy, kính chào

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tán thán và đảnh lễ công đức Đạo hữu Đồng Nát và đ/h hlich

tn rất vui được sự giải bài của hai vị để làm sáng tỏ thêm lời kinh ý kệ. Công đức tự lợi, lợi tha này không thể nghĩ bàn.

Nguyện cầu Tam bảo hổ trợ cho hai vị nhiều thắng duyên trên bước đường Hoằng Pháp.

Xin hồi hướng công đức,
Đến tất cã thành viên.
Của Diễn đàn Phật Pháp,
Được thành tựu như ý.

tn, thân kính

hlich đã viết:tangbong

bản pali la tinh hóa (kèm chút chữ việt của mình) thì trông như vầy,
(dục) Chandamålakà àvuso, sabbe dhammà, (tác ý) manasikàrasambhavà sabbe dhammà, (xúc) phassasamudayà sabbe dhammà, (thọ) vedanà samosaraõà sabbe dhammà, (định) samàdhipamukhà sabbe dhammà ...
trong đó thì chanda được dịch là dục; chanda không phải tham dục; chanda chỉ là muốn; nói theo thắng pháp thì tâm sở chanda có mặt trong đa số các loại thức, đi với các tâm sở bất thiện thì chanda là tâm sở bất thiện; đi với các tâm sở thiện thì chanda là tâm sở thiện

chanda nói đến tính cách chủ động của một hành động, đa phần khi chúng ta làm gì thì chúng ta đã chủ động muốn làm rồi

:)
Dục trong triền cái hay Dục là mong muốn, điều thích hợp như nhau. (Chỉ là ngã Pháp) xem lại bài giảng PHPT.

'''[[Dục]]''' là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Ðó gọi là dục như ý túc. Nhưng mong muốn cái gì? Tại sao đã là Phật tử mà còn "dục", thì còn mong muốn?

'''Trước tiên,''' chúng ta nên nhận định rõ ràng tánh chất của sự mong muốn ở đây. Có thứ mong muốn thỏa mãn những thú tánh, những tham vọng, đó là mong muốn tội lỗi, '''nên diệt trừ'''.

* Có thứ mong muốn hướng thượng, trong lành, như mong muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ, thanh cao, mong muốn được giải thoát ra ngoài biển khổ sanh tử, đó là thứ mong muốn hợp lý,''' đáng khuyến khích.'''

'''Người''' Phật tử mong muốn được thành đạt [[pháp thiền định]] mình đang tu, để tiến lên chứng các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần cho người tu hành; Nếu không mong muốn thiết tha, mãnh liệt thì khó mà đi đến đích giải thoát được.

'''Ðây''' cũng là một sự cải chính rất hùng hồn để đánh tan quan niệm sai lầm cho rằng: người Phật tử phải [[diệt dục]], mà diệt dục nghĩa là diệt tất cả, diệt luôn cả sự sống.


'''Thật''' ra diệt dục ở đây tức là [[dục vọng]], diệt những phần ham muốn xấu xa đê hèn, làm cho con người bị đọa xuống hàng thấp thỏi như loài [[súc sanh]], [[địa ngục]], chứ đâu có diệt luôn cả những chí nguyện, những mong ước, những đức tánh tốt đẹp của con người.

'''Sự''' mong muốn sau nầy, người Phật tử không bào giờ lãnh quên, trái lại họ trút cả tâm tư hướng về cái đích mình đang nhắm, những pháp mình đang tu. Người thế gian ưa thích vật dục mạnh mẽ như thế nào, thì người tu hành mong muốn thành tựu những [[pháp thiền định]] của mình cũng mạnh mẽ như thế ấy. Có như thế, hành giả mới tăng tiến mãi trên bước đường tu hành của mình.

Dục như ý túc của Cố HT. T.T.H giảng trong PHPT) http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... D_T%C3%BAc


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Một bản dịch khác:

Tăng Chi Bộ Kinh - Anguttara Nikaya

Kinh Lấy căn bản nơi Thế Tôn - Mula Sutta

Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau :
Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản ?
Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi ?
Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi ?
Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ ?
Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ ?
Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng ?
Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng ?
Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây ?
Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập ?
Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh ?
"Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?"

Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm nương tựa.Thật lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nghĩa của lời nói này được Thế Tôn nói lên ! Sau khi nghe Thế Tôn nói, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có thể hỏi như sau :
Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản ?
Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi ?
Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi ?
Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ ?
Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ ?
Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng ?
Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng ?
Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây ?
Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập ?
Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh ?

Tất cả pháp lấy dục làm căn bản
Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi
Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ.
Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây.
Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập.
Tất cả pháp lấy Niết-bàn làm cứu cánh."
Này các Tỷ-kheo, được hỏi vậy, các Thầy có thể trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy. tangbong

http://minhhanhdp.brinkster.net/access_ ... 0Sutta.htm


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

cảm ơn tất cả các thiện hữu chia sẻ tri kiến! kinhle

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle
tangbong


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Thien Nhan đã viết:
hlich đã viết:tangbong

bản pali la tinh hóa (kèm chút chữ việt của mình) thì trông như vầy,
(dục) Chandamålakà àvuso, sabbe dhammà, (tác ý) manasikàrasambhavà sabbe dhammà, (xúc) phassasamudayà sabbe dhammà, (thọ) vedanà samosaraõà sabbe dhammà, (định) samàdhipamukhà sabbe dhammà ...
trong đó thì chanda được dịch là dục; chanda không phải tham dục; chanda chỉ là muốn; nói theo thắng pháp thì tâm sở chanda có mặt trong đa số các loại thức, đi với các tâm sở bất thiện thì chanda là tâm sở bất thiện; đi với các tâm sở thiện thì chanda là tâm sở thiện

chanda nói đến tính cách chủ động của một hành động, đa phần khi chúng ta làm gì thì chúng ta đã chủ động muốn làm rồi

:)
Dục trong triền cái hay Dục là mong muốn, điều thích hợp như nhau. (Chỉ là ngã Pháp) xem lại bài giảng PHPT.

'''[[Dục]]''' là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Ðó gọi là dục như ý túc. Nhưng mong muốn cái gì? Tại sao đã là Phật tử mà còn "dục", thì còn mong muốn?

'''Trước tiên,''' chúng ta nên nhận định rõ ràng tánh chất của sự mong muốn ở đây. Có thứ mong muốn thỏa mãn những thú tánh, những tham vọng, đó là mong muốn tội lỗi, '''nên diệt trừ'''.

* Có thứ mong muốn hướng thượng, trong lành, như mong muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ, thanh cao, mong muốn được giải thoát ra ngoài biển khổ sanh tử, đó là thứ mong muốn hợp lý,''' đáng khuyến khích.'''

'''Người''' Phật tử mong muốn được thành đạt [[pháp thiền định]] mình đang tu, để tiến lên chứng các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần cho người tu hành; Nếu không mong muốn thiết tha, mãnh liệt thì khó mà đi đến đích giải thoát được.

'''Ðây''' cũng là một sự cải chính rất hùng hồn để đánh tan quan niệm sai lầm cho rằng: người Phật tử phải [[diệt dục]], mà diệt dục nghĩa là diệt tất cả, diệt luôn cả sự sống.


'''Thật''' ra diệt dục ở đây tức là [[dục vọng]], diệt những phần ham muốn xấu xa đê hèn, làm cho con người bị đọa xuống hàng thấp thỏi như loài [[súc sanh]], [[địa ngục]], chứ đâu có diệt luôn cả những chí nguyện, những mong ước, những đức tánh tốt đẹp của con người.

'''Sự''' mong muốn sau nầy, người Phật tử không bào giờ lãnh quên, trái lại họ trút cả tâm tư hướng về cái đích mình đang nhắm, những pháp mình đang tu. Người thế gian ưa thích vật dục mạnh mẽ như thế nào, thì người tu hành mong muốn thành tựu những [[pháp thiền định]] của mình cũng mạnh mẽ như thế ấy. Có như thế, hành giả mới tăng tiến mãi trên bước đường tu hành của mình.

Dục như ý túc của Cố HT. T.T.H giảng trong PHPT) http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... D_T%C3%BAc
Kính chào đạo hữu hlich, Thiện Nhẫn, Đồng Nát. tangbong tangbong tangbong
Kính chào quý đạo hữu. tangbong

kn xin góp ý ,
Không riêng gì giáo lý Bắc truyền có "Tín, Nguyện ...", giáo lý Nam truyền cũng giảng dạy người tu hành cũng có nguyện (tâm sở dục), tức là chí nguyện hay nguyện lực v.v... (khác với sự cầu nguyện hay hồi hướng) hướng về cái đích đã chọn, làm tăng trưỡng và lợi ích trên bước đường tu hành của mình.

Theo sự học và hiểu của kn thì giống như:
Tăng Chi Bộ Kinh - Anguttara Nikaya
Kinh Lấy căn bản nơi Thế Tôn - Mula Sutta

..............................................
.............................................
Tất cả pháp lấy dục làm căn bản
Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi
Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ.
Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây.

Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập.
Tất cả pháp lấy Niết-bàn làm cứu cánh."
........................................................;
khác với bài kinh đầu, có nghĩa là không có Định (tâm vương) ở giữa XúcThọ, có thể bài kinh trên ám chỉ tâm sở định !? nếu là tâm sở định thì từ dục, tác ý, xúc, niệm, tuệ đều có tâm sở này !

Còn nói theo Pháp hành tứ niệm xứ thì xúc (nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân) qua thân tức thân niệm xứ là phần thô thiển nhứt và dể nhận nhứt
" khổ " vô thường qua thân làm nhàm chán và ghê tởm cái Thân này.
và thọ của thọ niệm xứ, thọ khổ qua thân (khó chịu qua thân== ít hay nhiều không có lạc), thọ khổ qua tâm (cảm giác nóng của tâm)
bắt đầu là xúc (nghĩ về, nhúng tay vào), đưa đến kết quả cảm thọ
và xúc của căn làm duyên thức khởi là pháp niệm xứ ( nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý xúc và nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý thức).

Trên đây chỉ là một ít hiểu cỏn con không tránh khỏi còn thiếu xót rất nhiều.

Xin cám ơn chư vị đạo hữu đã bố thí Pháp bảo. tangbong tangbong tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - (Kinh Tăng Chi Bộ)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

à, triền cái thứ nhất của năm triền cái tiếng pali thường viết là kāmacchanda, không phải chanda đi một mình; kāmacchanda thường được dịch là tham dục

chanda khi là tâm sở thiện thường được dịch là ước/nguyện

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách