Kinh Pháp Cú

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Kinh Pháp Cú

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Phật Ngôn Đầu Tiên Vào Lúc Bình Minh

Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không gặp kẻ làm nhà.
Đau khổ thay kiếp sống cứ tái diễn mãi !
Hỡi kẻ làm nhà! Nay Ta gặp được ngươi rồi. Ngươi không thể làm nhà nữa.
Bao nhiêu rui mè của ngươi đều gãy cả rồi, kèo cột của ngươi đã tan vụn cả rồi.
Trí Ta đã đạt đến vô thượng Niết bàn, bao nhiêu dục vọng đều dứt sạch cả.

Through many a birth in samsara have I wandered in vain,
seeking the builder of this house (of life). Repeated birth is
indeed suffering!
O house-builder, you are seen! You will not build this house
again. For your rafters are broken and your ridgepole
shattered. My mind has reached the Unconditioned; I have
attained the destruction of craving.

Kệ Tụng
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay, sống luân hồi.
Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa
Rui mè ngươi bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt
Tham ái thảy tiêu vong.

Lược giảng

Bài Pháp Cú nầy, Phật nói sau khi Ngài đắc đạo dưới cây bồ đề. Và sau nầy, Phật nói lại cho Tôn giả A Nan nghe.
Nói lên điều nầy, Đức Phật nhằm minh chứng cho chúng ta thấy, Ngài đã trải qua bao kiếp sống nổi trôi trong vòng luân
hồi bất tận. Hai chữ lang thang là một trạng từ diễn tả vô số kiếp thăng trầm không định hướng. Điều đó, phải chăng,
Đức Phật đã minh xác một cách rõ ràng rằng, con người là một hiện thể luôn luôn tái sinh. Chết không phải là mất hẳn,
như phái Đoạn Diệt đã chủ trương.

Tuy nhiên, có điều ta cần nên hiểu rõ: cũng đồng đi trong vòng luân hồi, nhưng hướng đi của chúng sanh và Bồ tát có
khác nhau. Hướng đi của chúng sanh là do nghiệp lực dẫn dắt. Đi trong vòng trả nghiệp. Ngược lại, hướng đi của Bồ
tát là đi vì nguyện lực độ sanh. Ở đây, ta thấy, Phật cũng đã trải qua nhiều kiếp nổi trôi. Ngài cũng đi lang thang thọ khổ như chúng ta. Nhưng có điều khác hơn là Ngài đi để tìm ra kẻ làm nhà. Chính vì chưa tìm ra được kẻ làm nhà nên Ngài mới có lang thang
chịu khổ. Vậy ai là kẻ chủ chốt tạo ra căn nhà? Căn nhà đó là gì? Tại sao tìm ra được kẻ làm nhà thì dứt khổ, không còn
luân hồi nổi trôi nữa? Đó là những vấn đề thắc mắc mà Đức Phật đã khám phá.

Trước hết, phải tìm cho ra kẻ làm nhà. Kẻ làm nhà không phải tìm từ bên ngoài. Mà nó luôn ẩn tiềm sâu kín bên trong
con người. Đó chính là “Ái dục”. Vâng! Ái dục chính là nguyên nhân tạo ra căn nhà. Căn nhà là xác thân năm uẩn
nầy. Sở dĩ, chúng sanh nhiều kiếp nổi trôi xuống lên trong vòng lục đạo luân hồi, đều do gốc ái dục mà ra. Vì có “Ái”
nên mới có “Thủ” và rồi có “Hữu”. Ái là một trong mười hai mắc xích nhân duyên.
Mười hai nhân duyên gồm có:
1.Vô minh 2. Hành 3. Thức 4. Danh sắc 5. Lục nhập 6. Xúc 7. Thọ 8. Ái 9. Thủ 10. Hữu 11. Sanh 12. Lão tử ưu bi khổ
não. Hành giả khi chứng quả A la hán thì không còn ái dục nữa.
Ái dục không còn, thì mọi thứ phiền não cấu nhiễm khác cũng không còn. Cho nên mới nói là mọi thứ tạo nên căn
nhà như rui, mè, đòn tay, đòn dông v.v… cũng đều bị gãy đổ tan rã hết. Cây đòn dông chịu đựng cái sườn nhà là vô
minh, căn nguyên phát ra mọi dục vọng. Đoạn gốc vô minh thì cây sanh tử không còn. Nhưng hành giả phải vận dụng
cây búa bén trí huệ mới có thể đốn phá được cội gốc vô minh.

Vô minh không còn thì Niết bàn hiện khởi. Đến đây, hành giả đạt được cảnh giới Niết bàn bất sanh bất diệt. Đó là cảnh
giới Vô Vi, siêu xuất thế gian mà Đức Phật đã chứng đắc. Đến đây, mới thực sự chấm dứt vòng luân hồi khổ đau mà vô
lượng kiếp quá khứ đức Phật đã trải qua.

Trải bao mấy kiếp nổi trôi
Biết bao thu vắng mấy hồi dạ đau
Ngàn hoa rơi rụng trước sau
Vô thường nhanh chóng khó chào qua đông
Cảnh đời sóng gió biển lòng
Đùa chơi nắm bắt mấy vòng lợi danh
Chào đời mấy chốc xuân xanh
Đã qua thuở ấy lá cành sắp xa
Sao bằng niệm Phật Di Đà
Hơn thua tranh chấp chỉ là phù du
Quyết lòng qua cửa sông phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
(Thích Phước Thái)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách