Nhận biết tà sư

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »


Miên Đáng






Tất cả chúng ta đều có khả năng trở thành tà sư, vì trở thành tà sư rất là dễ. Nếu hiểu biết về tánh không lệch lạc méo mó thì rất dễ trở thành tà sư. Đặc điểm chung của các tà sư là đều tự thấy họ đã khai ngộ và không thể giữ kín bí mật khai ngộ ấy. Họ tự động nói ra. Bạn thử suy luận mà xem, khai ngộ gì mà không đủ bản lãnh để kiềm chế ham muốn khoe khai ngộ ?

Một điểm mà Phật tử rất dễ nhận ra ở tà sư là họ có khuynh hướng phỉ báng Phật Pháp Tăng. Có người phỉ báng cả Phật Pháp Tăng. Có người chỉ phỉ báng Pháp hay Tăng vì còn kính trọng Đức Phật. Vì sao miệng thì ca ngợi Đức Phật nhưng lại phỉ báng một vài pháp môn của Đức Phật và phỉ báng chư Tăng ? Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng khi lạc vào không thì một người có khuynh hướng bài bác các phương tiện Chư Phật dùng để độ chúng sinh, cũng như bài bác nhân quả.



tu một cách nhanh chóng, tức là đốt giai đoạn, không tu theo một lộ trình thứ tự rõ ràng, rồi họ tự thấy đã đắc đạo nên tự xưng khai ngộ:



bị lạc vào trình tạng tương tự như 50 ấm ma trong kinh Thủ Lăng Nghiêm:


Đọc 50 ấm ma Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy

Sắc Ấm: http://www.dharmasite.net/KinhLangNghie ... _SacAm.htm
Thọ Ấm: http://www.dharmasite.net/KinhLangNghie ... _ThoAm.htm



Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy rằng "Thế sao hạng người kia lại mê hoặc chúng sanh mà tạo thành đại-vọng-ngữ như vậy?" Tại sao hạng người ấy lại có thể mê hoặc chúng sanh bằng những lời đại vọng ngữ như thế? Chưa đắc mà nói rằng mình đã đắc, chưa chứng quả vị mà nói à mình đã chứng quả vị--đó đều là đại vọng ngữ."

TIẾT LỘ LÀ PHẬT VÀ BỒ TÁT XONG THÌ PHẢI CHẾT CHO LẸ

http://www.facebook.com/note.php?note_id=274449591662

Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy thêm rằng "Trước thời Oai Âm Vương Phật ra đời, ai ai cũng có thể khai ngộ mà chẳng cần người nào ấn chứng cả. Từ thời Oai Âm Vương Phật trở về sau, những ai tự giác khai ngộ đều nhất định phải có Tổ-sư hoặc bậc Thiện-tri-thức (đã khai ngộ) ấn khả, chứng minh thì mới đúng phép. Cũng như ở Pháp-hội Lăng-Nghiêm, có hai mươi lăm vị Thánh-nhân tường thuật sự chứng đắc viên-thông của họ và thỉnh Ðức Phật Thích-Ca ấn chứng."

KHAI NGỘ PHẢI ĐƯỢC ẤN CHỨNG MỚI ĐÚNG PHÁP - ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI ẤN CHỨNG CHO 25 VỊ THÁNH - ĐỨC LỤC TỔ ẤN CHỨNG CHO ĐẠI SƯ VĨNH GIA - KHÔNG CÓ AI ẤN CHỨNG LÀ HÀNG NGOẠI ĐẠO

http://www.facebook.com/photo.php?fbid=221851561159997









Hỏi: Trong lúc tịnh tọa, nhiều khi tôi thấy trong đầu xuất hiện cái mà người ta gọi là "huyễn tướng." Xin Hòa Thượng giải thích hiện tượng đó cho. Ðáp: Các hiện tượng ấy đều là giả dối, không thật. Những gì mà các bạn thấy thì đều thuộc về ...năm mươi thứ cảnh-giới biến hóa được giảng rõ trong Kinh Lăng Nghiêm. Nếu các bạn nhận đó là chỗ thành tựu thì đáng thương xót lắm! (Hòa Thượng Tuyên Hóa)

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thêm về các hiện tượng do thức thứ 6 lệch lạc:

"Lão Hòa thượng nói tiếp, “Ông đi ra bên ngoài để uống ít nước từ trong hố phân đầy nước tiểu. Đó là hồ nước cam lồ trên trời của ông đó! Và khi tôi để nắm cỏ và bụi cây trên đường ông đi, thì ông tưởng rằng đó là ông thần mặc áo giáp đến bắt ông. Đó là khi ông chạy vội vã chui vào trong đầu ông. Đó là những gì tôi thấy được.” "Lão Đạo sĩ thầm nghĩ, “Thế là mọi điều mình tu luyện được đều là sai lầm!” Rồi Lão đảnh lễ Lão Hòa thượng làm thầy và xin theo ngài tu học Phật pháp."

UỐNG NƯỚC CAM LỒ HAY LÀ NƯỚC TIỂU ? THOÁT HỒN LÀ TRÒ ĐÙA CỦA Ý THỨC - GIẤC MƠ XẢY RA KHI Ý THỨC BỊ LỆCH LẠC - SÂN HẬN CÓ THỂ BIẾN THÀNH RẮN

http://www.facebook.com/photo.php?fbid=213418765336610





Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy rằng tà sư có phước lớn, người ủng hộ họ rất đông.

Về mặt giáo lý, tuy không giảng dạy một đường lối rõ ràng, không giảng được con đường tu thâm sâu, hay bài bác nhân quả và phỉ báng Phật Pháp Tăng; Tuy nhiên giáo lý của hai tà sư giống như những bài luyện tâm linh bình thường nên cũng giúp cho nhiều người cảm thấy an vui hạnh phúc.

Nếu các bạn tìm cầu an vui bình thường thì học với tà sư hay chánh sư đều như nhau, không có gì khác biệt. Tuy nhiên nếu bạn muốn phát tâm bồ đề và thâm nhập tánh không cùng tu theo một lộ trình thứ tự rõ ràng không sai lạc, thì các tà sư không đủ khả năng giảng dạy.

Ở đây chúng ta bình luận về việc tự xưng khai ngộ của các tà sư, thế bản thân chúng ta vượt qua nổi không ? Không chắc chắn, nếu không có bậc giác ngộ kiềm kẹp. Nếu có một bậc giác ngộ là thầy, thì khi bạn có nguy cơ lạc vào không thì Ngài sẽ tìm cách phá, không cho bạn tu tập nữa. Ngài lôi bạn ra khỏi sự tu tập vì sự tu tập đó đang tiếp tục tạo ra nhiều ảo giác. Nó được xem là ảo giác là khi bạn rời bỏ định ra, thì bạn không thể tìm thấy nó trong đời sống hằng ngày.

Ngược lại với các tà sư tự xưng khai ngộ, Đức Đạt Lai Lạt Ma mà ai cũng xem như hóa thân của Đức Phật Quán Thế Âm nhưng Ngài một mực phủ nhận. Chuyện Ngài phủ nhận hóa thân thì ai cũng biết qua các bài phỏng vấn nổi tiếng, còn về kiến thức Phật pháp học từ nhỏ thì sao ? Hãy xem Ngài cũng phủ nhận nốt "Tôi chẳng có thành tựu gì về tri kiến tánh không cả. Giảng về tánh không một cách thông thạo như vậy, nhiều người có thể nghĩ rằng tôi đã chứng tánh không. Chẳng phải là như vậy ! Cũng như khi tôi nói về tâm bồ đề, quí vị có thể nghĩ rằng tôi đã phát tâm bồ đề, đã là một vị bồ tát. Cũng chẳng phải. Từ tận đáy lòng, tôi tin tưởng và ngưỡng mộ tâm bồ đề."

http://www.diendan.batnha.org/viewtopic ... a&start=10

Miên Đáng
August 26, 2011


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
tunhinlaiminh
Bài viết: 15
Ngày: 24/10/12 04:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hcm

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi tunhinlaiminh »

Kính chào thiện huynh

Thật vô cùng cảm kích khi tunhinlaiminh được xem qua hết chủ đề này. Rất đồng tình với toàn bộ đại ý được trình bày. Nhưng đệ xin mở rộng thêm,mong chư huynh hoan hỷ.

Thật lo lắng cho chính chúng ta và tất cả chúng sanh. Sao lại lo lắng cho chính chúng ta? Bởi tà sư có thể gạt được chúng ta. Đâu có thể nói dễ dàng phân biệt Tà hay Chánh sư dù cho ta có được đọc, nghe lời dặn dò rất nhiều từ Phật, Tổ, thiện tri thức..."đặc biệt" , thậm chí là từ 1 Tà sư mà ta chẳng tự hay biết! Đây là vạn lần chơn thật! Tôi sẽ phân tích vì sao.

Ở đây,tôi trình bày trên quan điểm phá chấp mà các Thầy Tổ dày công dạy và nhắc nhở: chấp trước là lậu hoặc nguy hiểm không nên có ở người tu Phật. Chỉ là thấy đúng theo Bát Thánh Đạo thì tự mình nên bỏ nên làm. Ý này là tạm "chấp cái bè" để qua sông đấy thôi,kg hẳn là chấp mà tôi gọi là " việc làm phù hợp". Ai cũng nên suy nghĩ làm cho đúng,kg nên hồ đồ,như vậy mới không xem là chấp.

Muốn biết phải học. Nên ai cũng phải học. Muốn học phải có thầy. Nên ai cũng tìm thầy. Sao thì là Thầy? Do đi trước ta,giỏi hơn ta, tốt hơn ta... (do mỗi vị tự chấm điểm cho Thầy mình chớ ngày nay còn ai ấn chứng cho Thầy của quí vị nữa đâu!) vô tình Ta giỏi hơn thầy ta rồi sao mà ngồi vị trí giám khảo để đánh giá? Ví như trong cuộc thi, giám khảo phải là người trải nghiệm,chuyên môn cao mới đánh giá được tài năng phẩm chất thí sinh, chỉ lỗi cho họ... Bạn hiểu ý tôi không? Vậy nên tôi không dám khinh xuất các thầy Sa môn nên tôi sẽ chọn đại hên xui, theo Nhân Duyên thầy-trò có sẵn từ tiền kiếp vậy. Đúng không? Phật dạy Nhân - Duyên nghiệp quả rồi nên chọn hay kg chọn cũng vậy. Ý này tôi nói ra để minh họa cho câu :" đa phần tà sư có đông đệ tử" của Thượng Nhơn Tuyên Hóa đã dạy. Tôi thấy ai sao để mặc vậy,vì cũng là nhân quả do chính họ gieo trồng, ví như Phật là chánh Sư mà chúng sanh theo ngoại đạo bên Ấn Độ vẫn tấp nập tới nay. Như Lai thấy vậy và biết như vậy.

Vậy tiếp theo, đối với các vị đã có căn tánh sáng lẹ trong Phật Pháp, có biết đâu là Tà hay Chánh Sư không? Muốn biết phải làm sao?

Sáng lẹ ở đây dụ ý là "KHÔN LANH", ham học chớ kg phải TRÍ TUỆ. ai bảo mình có Trí tuệ thì kẻ này chưa có Trí Tuệ chơn thật! Tựa như kẻ chứng biết mình chứng vậy! Sao gọi là chứng như lời các Tổ dạy. Nên KHÔN cũng phải bị gạt, thông minh bị thông minh lừa. Thí dụ trí khôn dùng trong quân sự, sát sanh... Cũng thuộc dạng này. Vậy là Kẻ KHÔN (ngu) hên thì có Thầy tốt dẫn dắt như hổ thêm cánh, cá trong nước, xui thì như Anh hùng không có đất dựng võ vậy. Tóm lại cũng không ai dám tác động quý vị, để nghiệp quí vị dẫn dắt quí vị cho rồi!

Thí dụ, tôi chỉ anh: Sư Phụ kia hay lắm, mời anh theo tôi bái kiến vị đó làm thầy mình. Người bạn hỏi: "sao anh biết". Vì tôi thấy Thầy tôi chứng đạo, thông tam tạng, có lục thần thông, oai nghi, đạo hạnh (Giống như thấy Phật thành đạo rồi vậy)" . "anh thấy tận mắt chứ". "Vâng, không phải do Thầy tôi tự nói đâu".

Như vậy, nếu là tôi, tôi sẽ chạy ngay đến vị Thầy kia xem xét,tư duy có đúng kg, nếu thật vậy tôi theo ngay. Còn quí vị thế nào?

Tôi chưa chứng nhưng tôi vẫn "cho phép" mình đánh giá người Thầy sắp tới của mình, thân cận gần gũi 1 thời gian kiểm chứng vị Thầy đó. Thật là 1 việc làm hợp lẽ mà Phật dạy. Tôi lấy KINH, GIỚI làm thầy,làm thước đo sự tu chứng của kẻ khác vẫn được, Phật dạy như thế, và khuyến khích chứ không cấm, nhưng vì HÀNH TƯỚNG của các vị Bồ tát là bất khả tư nghì nên đánh giá đúng Hoàn Toàn thì chỉ để cho bậc thánh cho đến Phật làm,vì bậc cao hơn bậc kia mới có khả năng đó . Nhắc lại: văn - tư - tu là quyền lợi và việc phải làm đối với người Phật tử.

HT Tuyên Hóa (tôi không nói những vị HT nổi tiếng khác ngày nay) là người tôi đặc biệt tin tưởng, dù không sanh trong thời của Ngài (Như thời của Phật) để mà kiểm chứng nhưng tôi vẫn 1 lòng tin vào sự chứng đắc của Ngài như hàng tỷ người Phật tử đã tin. Bởi nhiều bằng chứng, nhất là Ngài đem pháp Tâm ấn Tâm truyền cho tôi và m.nguoi. Thật vi diệu mà khó ai làm được. So với lời Phật dạy thì lời HT dạy kg khác. Thế nên HT chê bai kẻ khoe sự chứng đắc là Ngu si, giống như ếch giếng thấy lầm bầu trời vậy. Thật uổng vì bị Ma đạo chướng ngăn. Bởi kẻ ngu ấy quên rằng :Hữu xạ tự nhiên hương. Anh làm gì đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, tĩnh tọa... Người ta cũng thấy anh chứng đắc! Cần gì hô hào như một kẻ nhà giàu khoe chỗ giấu tài sản cho bọn cướp ( MA vương đã cướp mất công đức tu tập của anh vậy). Chúng sanh có trí tuệ dù chưa chứng vẫn biết 1 vị chứng (không thể biết hoàn toàn) nhờ vào kinh sách Phật làm thước đo.Ví như sự kính trọng dành cho HT vậy,dù không khoe sự chứng nhưng cách Ngài cứu người bằng thần thông, khai mở trí tuệ qua Pháp ấn Tâm, đủ tròn vai như 1 Đức Phật đã làm cho chúng sanh biết là NHƯ LAI thật chứng như lời Ta nói.

Đối theo căn cơ, sự tò mò, nghi vấn mà HT Tuyên Hóa đã giảng bài pháp trên đấy thưa quí vị. Ngài luôn dặn : Ai nghe Pháp xong chớ sanh u mê như kẻ ngu, trên cái đầu mọc thêm 1 cái đầu, chả phải tôi nói đến đâu là để quý vị chấp đến đó...
Thế nên chúng ta có tu ắt có chứng, đi ắt đến, ăn ắt no... Vì không chứng tu làm gì? Đối với căn tánh mê mờ nên Phật phải nói là có chứng, như Sắc cũng là Không vậy, chân không mà diệu hữu, Diệu hữu này phải chứng cho được như các vị Bồ Tát trong Hội Lăng Nghiêm vậy.

Chứng là chứng từng phần,kg thể chứng 1 cách triệt ngộ được ngay (thật viễn vông) thế nên giai đoạn này có thăng hoa đến giai đoạn tiếp, tới sau cùng hay không là do Ta TRÍ TUỆ hay NGU SI. tự ta quyết định tất cả.

Khi có chứng thì ta tự biết như kẻ uống nước, còn ai ấn chứng nữa đâu? mà cần gì sự ấn chứng? Kẻ cần đi tìm người ấn chứng vốn đa phần ngạo mạn, như kẻ lấy bằng cấp ra oai mà thôi,nên tùy thời mà ứng dụng. Khi có khả năng dùng Phật Tâm ấn hay cách gì đó của quí vị để làm lợi cho chúng sanh đang khổ thì không còn gì rốt ráo hơn mà tôi muốn nói nữa. Trụ ta bà thuyết pháp ,Phật cũng chỉ nói gọn bổn tâm cứu vớt chúng sanh đau khổ trong ngoài tam giới. Chớ có kêu chúng ta ĐIÊN ĐẢO, NGÃ MẠN, CHẤP TRƯỚC, khoe mẽ tức thể hiện Tu bằng Khẩu (khẩu đầu thiền). Đúng là Ma Vương cám dỗ quý vị, sau đó quý vị đi cám dỗ chúng sanh. Mong chúng ta nên xem lai mình, chớ làm tổn hại kẻ khác vì sự ngu si, ích kỷ của ta. Những người như tôi sẽ không tha thứ cho kẻ chống lại Phật Pháp nên quý vị nào có ý muốn làm TÀ SƯ nên suy nghĩ lại, vì người khôn chỉ muốn thêm bạn mà thôi.

Có gì hỏi tôi sẽ chia sẽ thêm nếu biết.

Cảm tạ thiện huynh đã post bài này. Chúc huynh an lạc, viên thành Phật sự.

Nam mo Avalokitesvara bodhisattva


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chính tâm mình là tà sư chứ chẳng phải ai khác.

Khi móng khởi tâm thì đã là tà, chạy theo tâm mà hành động thì là nghe lời dạy của tà tâm, tà sư nơi mình.

Do vậy Kinh Địa Tạng nói: "Chúng sanh diêm phù đề, khởi tâm động niệm không gì là không tội."

Muốn dẹp tà sư thì phải an trụ tâm và hàng phục tâm mình.


P.S.: Tôi cho rằng Cố HT Tuyên Hóa hay giảng về ma quỷ thần thông v.v... là không đúng và không hợp với Thiền Tông, mặt dù ngài cho rằng ngài tu Thiền Tông nhưng phương hướng ngài đi và chỉ dạy đều không hợp tông chỉ Thiền Tông, hoặc nói cách khác là sai lầm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tunhinlaiminh
Bài viết: 15
Ngày: 24/10/12 04:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hcm

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi tunhinlaiminh »

Xin chào Thanh Tri

ĐH góp thêm ý kiến cho chủ đề là 1 việc hoan hỷ, sự lý luận luôn nằm trên danh nghĩa của sự hoc hỏi, chia sẽ quan điểm của ta với mọi người là rất tốt

Khi hiểu sơ về bản ngã, ai trong chúng ta đều biết rằng dùng quan điểm của mình áp đặt trên quan điểm người khác, buộc họ phải chấp nhận, nghe theo như 1 mệnh lệnh tức thời phải biết bản ngã trong chính ta còn ( dù ít nhiều). Như vậy cũng là trở ngăn, chướng ngại cho tâm không được thanh tịnh. Đi lầm mà ngỡ đúng mới thật tai hại. Nên tôi cùng đh mỗi người đều nên cam on huynh MĐang đã chia se ve chủ đề này để m.ng học tập.

Lời Phật dạy: không nên y cứ theo kinh điển hoàn toàn theo hoặc sự hoặc lý trong KINH, nếu không biết khắc chế, khi nào nên dùng (hiểu) thế này, khi nào nên dùng (hiểu) thế kia... Thì tất sẽ hàm oan Chư Phật. Đoạn văn này là ý tunhinlaiminh dien ra từ 1 tự CHẤP. thế nên huynh TT gop ý toi xin thâu nhận.

Thiền tông hay bất cứ phương tiện tông nào cũng kg nằm ngoài sự chứng trong 10 phương pháp giới. Ở đây xin cho tôi noi về bậc Bồ Tát. Bồ Tát (giác csanh hữu tình) có nhiều Bậc từ sơ phát tâm, Btat nhất thiết chủng trí.... Đến quả Nhất sanh bổ xứ đều còn vô minh. VÔ MINH này khác với vô minh của phàm phu. Tức xuất phát từ tình thương chúng sanh mà các Ngài luân hồi, hoặc chưa độ mình xong mà đã mong độ người... Tôi nói vay cho dễ hiểu.

Dù Bồ tát nào đi chăng nữa cũng chung cùng 1 Bồ đề tâm nguyện, đó là tu đến bậc Chánh Đẳng Giác. ( những lời lẽ toi đang trinh bày đều là huyễn,kg thể sâu xa về cảnh giới này vì nó phải thể hiện qua vô ngôn)

Bồ tát (thậm chí Bồ Tát do Phật hiện thân) cũng đều khởi tâm động niệm! Nói khởi tâm động niệm đều là tội là lời huyễn,do đối đãi mà Ngài Địa Tạng Bồ Tát mới nói. Chúng sanh khởi chấp trước nên tri kiến hạn hẹp, tự trói trong ngôn tự, tâm làm sao thanh tịnh?

Lìa tướng, Lìa tánh mới thấy được bổn lai diện mục. Đó là khẩu thuyết. Từ pháp học phải chuyển qua Pháp hành. Ta thấy động dụng Bồ Tát Duy Ma Cật thuộc về cảnh giới BẤT KHẢ TƯ NGHÌ, BẤT KHẢ LUẬN, BẤT KHẢ THUYẾT... làm sao thấu được cái BẤT KHẢ này? Đó là phải lìa tánh lìa tướng, giống như người bỏ vỏ lấy lõi của cây vậy. (Gọi là buông xả tựa như vậy)

Tu tập không phải nói hay thì là chứng. Sanh tử vẫn còn đeo đuổi, niệm niệm còn xen kẽ, tâm vọng động, nhìn đây nghĩ kia, phóng dật, thiếu nhiệt tâm, như lý tác ý... Thì ngày đó vẫn còn mang 3 cái gông Giới Định Tuệ ( chú ý là Giới). Khi tháo bỏ ra rồi thì lời lời đều là Phật Pháp, việc việc đều là Phật Pháp, nghĩ nghĩ cũng là Phật Pháp, cho đến bặt luôn nói,năng cũng là Phật Pháp hết. Phật pháp tôi nói chính là Chánh Pháp, đối với cõi ta bà uế trược mà nói vậy. Ai đấy mọc thêm đầu thì càng thêm vất vả.

Thiết nghĩ, thiền để đi đến vô niệm vô sanh thời chả phải pháp chơn chánh! Toi noi loi này bạn có thâm nhập kg? Ứng dụng được kg? Sao Phật Thích Ca lại nói suốt mấy mươi năm để đưa csanh đến vô niệm, Vô vô niệm... Bởi Ngài là người đặt chân đến đó trước rồi! Sao trở ra làm csanh nghi ngờ lời nói ấy? Cảnh gioi đó là lời huyễn hay sao. Bậc Đạo Sư chúng ta mà lại tiền hậu bất nhất sao? Xin quý vị cảnh tỉnh,kẻo hồ đồ mê tín theo ông Phật ấy!

Thật ra: lời Phật dạy - chính Ngài còn không dám nói ra, vì không ai có thể tin nhận,thâu tóm được trừ Phật với Phật. Huống hồ phàm phu trôi lăn nghiệp dày phước mỏng, không sám hối trì giới hành Balamat! Khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Tánh Không sẽ trả lời những hồ nghi của các bạn, nhưng thâm nhập vào Tánh này, e chúng ta chưa bồi đủ công đức phước đức, nên chỉ ngắm nhìn chiêm ngưỡng mà kg thể sờ mó được.

Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào. Chớ hấp tấp, chớ nản, ngã mạn, mộng tưởng...chí vì những Tâm này mới là vọng động,có hại thật!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tunhinlaiminh đã viết:Xin chào Thanh Tri

ĐH góp thêm ý kiến cho chủ đề là 1 việc hoan hỷ, sự lý luận luôn nằm trên danh nghĩa của sự hoc hỏi, chia sẽ quan điểm của ta với mọi người là rất tốt

Khi hiểu sơ về bản ngã, ai trong chúng ta đều biết rằng dùng quan điểm của mình áp đặt trên quan điểm người khác, buộc họ phải chấp nhận, nghe theo như 1 mệnh lệnh tức thời phải biết bản ngã trong chính ta còn ( dù ít nhiều). Như vậy cũng là trở ngăn, chướng ngại cho tâm không được thanh tịnh. Đi lầm mà ngỡ đúng mới thật tai hại. Nên tôi cùng đh mỗi người đều nên cam on huynh MĐang đã chia se ve chủ đề này để m.ng học tập.

Lời Phật dạy: không nên y cứ theo kinh điển hoàn toàn theo hoặc sự hoặc lý trong KINH, nếu không biết khắc chế, khi nào nên dùng (hiểu) thế này, khi nào nên dùng (hiểu) thế kia... Thì tất sẽ hàm oan Chư Phật. Đoạn văn này là ý tunhinlaiminh dien ra từ 1 tự CHẤP. thế nên huynh TT gop ý toi xin thâu nhận.

Thiền tông hay bất cứ phương tiện tông nào cũng kg nằm ngoài sự chứng trong 10 phương pháp giới. Ở đây xin cho tôi noi về bậc Bồ Tát. Bồ Tát (giác csanh hữu tình) có nhiều Bậc từ sơ phát tâm, Btat nhất thiết chủng trí.... Đến quả Nhất sanh bổ xứ đều còn vô minh. VÔ MINH này khác với vô minh của phàm phu. Tức xuất phát từ tình thương chúng sanh mà các Ngài luân hồi, hoặc chưa độ mình xong mà đã mong độ người... Tôi nói vay cho dễ hiểu.

Dù Bồ tát nào đi chăng nữa cũng chung cùng 1 Bồ đề tâm nguyện, đó là tu đến bậc Chánh Đẳng Giác. ( những lời lẽ toi đang trinh bày đều là huyễn,kg thể sâu xa về cảnh giới này vì nó phải thể hiện qua vô ngôn)

Bồ tát (thậm chí Bồ Tát do Phật hiện thân) cũng đều khởi tâm động niệm! Nói khởi tâm động niệm đều là tội là lời huyễn,do đối đãi mà Ngài Địa Tạng Bồ Tát mới nói. Chúng sanh khởi chấp trước nên tri kiến hạn hẹp, tự trói trong ngôn tự, tâm làm sao thanh tịnh?

Lìa tướng, Lìa tánh mới thấy được bổn lai diện mục. Đó là khẩu thuyết. Từ pháp học phải chuyển qua Pháp hành. Ta thấy động dụng Bồ Tát Duy Ma Cật thuộc về cảnh giới BẤT KHẢ TƯ NGHÌ, BẤT KHẢ LUẬN, BẤT KHẢ THUYẾT... làm sao thấu được cái BẤT KHẢ này? Đó là phải lìa tánh lìa tướng, giống như người bỏ vỏ lấy lõi của cây vậy. (Gọi là buông xả tựa như vậy)

Tu tập không phải nói hay thì là chứng. Sanh tử vẫn còn đeo đuổi, niệm niệm còn xen kẽ, tâm vọng động, nhìn đây nghĩ kia, phóng dật, thiếu nhiệt tâm, như lý tác ý... Thì ngày đó vẫn còn mang 3 cái gông Giới Định Tuệ ( chú ý là Giới). Khi tháo bỏ ra rồi thì lời lời đều là Phật Pháp, việc việc đều là Phật Pháp, nghĩ nghĩ cũng là Phật Pháp, cho đến bặt luôn nói,năng cũng là Phật Pháp hết. Phật pháp tôi nói chính là Chánh Pháp, đối với cõi ta bà uế trược mà nói vậy. Ai đấy mọc thêm đầu thì càng thêm vất vả.
Vậy tôi hiểu theo lời văn của đ/h như thế này. "Khi tháo bỏ ra rồi thì lời lời đều là Phật Pháp (Chánh Pháp) Có phải ý đ/h nói ?". Những người hạ căn như tôi luôn luôn tu "Tam vô lậu học" thì không thể nào nói thân hành, khẩu hành, ý hành theo Chánh Pháp?

Thiết nghĩ, thiền để đi đến vô niệm vô sanh thời chả phải pháp chơn chánh! Toi noi loi này bạn có thâm nhập kg? Ứng dụng được kg? Sao Phật Thích Ca lại nói suốt mấy mươi năm để đưa csanh đến vô niệm, Vô vô niệm... Bởi Ngài là người đặt chân đến đó trước rồi! Sao trở ra làm csanh nghi ngờ lời nói ấy? Cảnh gioi đó là lời huyễn hay sao. Bậc Đạo Sư chúng ta mà lại tiền hậu bất nhất sao? Xin quý vị cảnh tỉnh,kẻo hồ đồ mê tín theo ông Phật ấy!

Thật ra: lời Phật dạy - chính Ngài còn không dám nói ra, vì không ai có thể tin nhận,thâu tóm được trừ Phật với Phật. Huống hồ phàm phu trôi lăn nghiệp dày phước mỏng, không sám hối trì giới hành Balamat! Khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Tánh Không sẽ trả lời những hồ nghi của các bạn, nhưng thâm nhập vào Tánh này, e chúng ta chưa bồi đủ công đức phước đức, nên chỉ ngắm nhìn chiêm ngưỡng mà kg thể sờ mó được.

Kết luận:
Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào. Chớ hấp tấp, chớ nản, ngã mạn, mộng tưởng...chí vì những Tâm này mới là vọng động,có hại thật!
Lời thật mất lòng. Trong bài đ/h viết quá tùy hứng theo tâm mà thiếu đi phần đối ngoại. Ví dụ "Đ/h viết bài này cho ai, không biết là người đó lảnh hội theo ý của đ/h hay không.v.v. Nếu tôi không đọc thêm phần kết luận cuối cùng của đ/h thì tôi sẽ hiểu lầm ngay các chữ tôi "VET" màu đỏ.
Nhưng bài kết luận rất là chân thật.
Tuy rằng lời văn không mấy suông sẽ. Và thiếu kiểm soát các chữ bỏ dấu chánh tả. Do đó mà tôi nắm bắt được. "Toàn văn của đ/h viết từ tâm mình, nhưng chưa kiểm soát, tóm lại chỉ là một bản thảo, tùy hứng hì hì...!? :) "

Thân.


tunhinlaiminh
Bài viết: 15
Ngày: 24/10/12 04:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hcm

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi tunhinlaiminh »

Chân thành cảm tạ TT đã chỉ lỗi, tôi viết những dòng chữ này khi gõ telex nên không tránh khỏi sai xót. Chúng sanh vô thập toàn nên mong TT bỏ qua.

Nếu đh có thể thường tu tam vô lậu học thời tự đh được an lạc vậy. Tunhinlaiminh luôn thấy mình kém cỏi nên còn chấp tướng, chưa đi vào tánh Không được, thật mong học tập nơi TT rất nhiều. Trong tam tạng Phật học thì có phần luận, đây là 1 trong những bước đưa hành giả gia tăng chánh kiến, chánh tư duy. Tôi vốn trân quý tất cả bài Luận của các quý thiện hữu. Không phải xem việc học như lỗ trũng thì m.ng sẽ bỏ đi phần luận này.

Lời tôi không hoa mỹ, chẳng dám vọng để mong học tập được những gì mà các huynh đệ đang muốn sẽ chia.

Chúc TT tâm an thân khỏe nhé.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người trả lời bài đạo hữu tunhinlaiminh là Thien Nhan.

Tóm lại, tà sư không phải ai khác mà là tâm vọng động nơi cõi lòng mình. Ta cũng có thể gọi là Tà Tâm.

Thiên tâm và ác tâm đều là tà sư tà tâm. Bởi không lúc nào mình không bị cái tâm vọng động mình nó sai khiến, cả cuộc đời mình đều lệ thuộc vào vọng tâm vọng thức nầy, bởi mình chỉ biết sống bằng vọng tâm vọng thức. Chính dòng nghiệp thức lăng xăng hằng ngày tạo thành một nghiệp lực mạnh mẽ đưa chúng ta vòng quanh vô số kiếp luân hồi.

Tôi dùng thức suy nghĩ viết ra những lời nầy, thì chính tôi cũng đang bị tà sư nơi tôi sai khiến viết ra. Do vậy đọc rồi bỏ qua nhé.

Muốn thoát được biển nghiệp thức, vòng luân hồi, chỉ có một cách là xóa sạch mọi vọng thức, cũng tức là trừ khử tà sư nơi tâm mình, vọng thức về ác cũng xóa, vọng thức về thiện cũng xóa, vọng thức về vô ký cũng xóa.

Muốn đánh tan tà sư vọng thức thì nghệ thuật mà tôi cho rằng hay nhứt hiện nay là Quán Thoại Đầu. Dùng Thoại Đầu làm cái bẩy để gom trọn mọi tà sư vọng thức để dẹp sạch bọn chúng.

Cứ đề khởi thoại đầu rồi khán hay Quán hay nhìn tới phía trước của thoại đầu, đi mãi cho đến sơn cùng thủy tận mới thôi. Tới đó thì minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Phật là bậc Chánh Biến Tri (Cái chánh tri cùng khắp). Mọi tà sư vọng thức chẳng còn, giờ chỉ là một biển trí tuệ cùng khăp sáng soi. Phật tức là Giác, là Chánh Biến Tri, cũng là Minh Sư đấy vậy. Do vậy Phật không phải là ai khác mà là chính tâm tánh thanh tịnh bản nhiên nơi mình sẵn có.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào.
Những lời này sai mà sao Thánh Tri không thấy ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

binh đã viết:
Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào.
Những lời này sai mà sao Thánh Tri không thấy ?
Sai mà không sai! Đối với người chưa hiểu tự tánh vốn vô niệm làm điều gì cũng nên khởi niệm thiện, để tâm bớt điên dảo tham sân si, khi khởi niệm thiện đủ thiện duyên thì của tánh không mà bước tiếp. Chỉ sợ có chưa ngộ tánh không, chưa dám khởi thiện nghiệp niệm thì không khởi một chút niệm thiện thì làm sao tạo được nhân duyên để vào được "Bát NHã Tâm Không"?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:
Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào.
Những lời này sai mà sao Thánh Tri không thấy ?

1. Mấy bài dày quá tôi không có đọc, vả lại tôi không phải trả lời để sửa lỗi người khác ở đây, chỉ muốn nói lên tà sư nghĩa là gì thôi.

2. Pháp Nhị Thừa thì cho khởi niệm mà niệm thiện. Pháp Bát Nhã thì theo Tham Thiền thì dĩ nhiên là không cho khởi vọng, thiện ác đều không.

3. Các pháp Ba La Mật của Bồ Tát không phải là khởi niệm để trì giới nhẫn nhục v.v... lục độ. Người viết ở trên là nói sai lầm. Bởi còn khởi vọng thì đâu gọi là trì giới, đâu gọi là nhẫn nhục, đâu gọi là tinh tấn, đâu gọi là thiền định, đâu gọi là trí tuệ được. Khởi vọng là phá giới, không nhẫn nhục, không tinh tấn, không thiền định, không trí tuệ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tunhinlaiminh
Bài viết: 15
Ngày: 24/10/12 04:41
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hcm

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi tunhinlaiminh »

Xin các bạn đạo chia sẽ: nên hiểu Phật như thế nào? Lìa văn tự mà hiểu hay chấp văn tự mà hiểu? Phi lìa, phi chấp mà hiểu?... Quý bạn đạo nơi đây thật cao cường, ngộ ngay cái tâm là Phật liền thành Phật, phải chăng Pháp môn bất nhị chỉ dành cho bậc Bồ tát, những người hậu học như tunhinlaiminh muốn thâm nhập nhanh chóng phải làm thế nào? Tận đáy lòng tôi muốn học tập.

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền là câu thần chú hay là tôi đang niệm. Còn quý bạn thực hành Như lý tác ý như thế nào? Các tâm sở ra sao khi trần tâm vọng khởi? Từng sát na một tôi vận dụng 3 tâm sở để kiểm soát vọng niệm vậy mà vẫn chưa thâm sâu được. Nếu có ai biết ba tâm sở này là chi thì xin chia sẽ cho tunhinlaiminh, ở đây tôi chưa đủ kiến thức nên chưa thể trình bày. Có chi sẽ đặt câu hỏi sau.

Hàng hà sa số Bồ tát, Thanh văn, Độc Giác Phật... là đồng 1 tâm hay khác? Nói ngộ Phật tánh là nói thành Phật sao còn phân biệt Thanh Văn, Bồ Tát... có giống như lông rùa sừng thỏ khi đối lông bò sừng trâu? Tội tâm khởi đem tâm sám thời tôi phải thực hành pháp gì để tịnh hóa nghiệp chướng trước đây của mình? Khi ngộ khi mê thời các thượng thiện nhơn đây dùng pháp chi để lìa mê? hay ngộ mê đồng là Phật nên không khởi tâm 'vọng' để phân biệt? Tôi thật ngớ ngẩn vì phải đặt câu hỏi cho quý đh, vốn nói không chấp thời không sanh nghi, bởi luận nào chẳng có khi thuận khi nghịch để bổ khuyết, mong phương tiện này giúp tâm tunhinlaiminh co thể mau đạt vô niệm, chả phải như Huệ Năng phải tầm đạo, giã gạo như tên man di dù trước đó tai nghe tâm ngộ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Không khởi vọng chấp tâm liền thanh tịnh, vậy kẻ thanh tịnh có cần lìa động trụ tĩnh, bất lìa động tĩnh...? Thật cúi mong được tỏ rỏ. Tận đáy lòng đảnh lễ chư vị bạn đạo. Rồi sẽ tới lúc nào đó tunhinlaiminh va quý bạn là 1 không phải 2 nữa, phải nỗ lực sát na lấy giới làm Thầy, không bỏ tánh Không, quan sát các căn dứt lìa tham dục (chớ nói bất lìa dâm dục mới phải nên ngồi nơi đạo tràng thanh tịnh như lời Ngài Duy Ma hay kinh Lăng Nghiêm là không phải khế lý khế cơ với tôi đâu :)),

Tôi yêu quý vị thật

Chúc huynh đệ luôn an lạc, nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác

Namo Sakya Muni buddha


Phiền não # Bồ đề
Bài viết: 24
Ngày: 28/10/12 03:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nhận biết tà sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiền não # Bồ đề »

binh đã viết:
Phật dạy ta nên "khởi tâm động niệm" càng nhiều vào thì tốt kg hại. Đó là tâm trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục...khởi tâm động Giữ thập thiện nghiệp cho tốt đi rồi cánh cổng tên KHÔNG TÁNH sẽ chào mời bạn bước vào.
Những lời này sai mà sao Thánh Tri không thấy ?
Theo Điều hành Viên Đạo hữu Bình thấy sai là rớt vào Phiền não.
Còn thấy đúng là lọt tủ Bồ đề. "Nói ra chơi, đừng ngại? "


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách