Lăng Già luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm nguyên thỉ bổn lai thanh tịnh, nhưng do tâm vô ngã nên không tự giữ, bỗng nhiên dao động.

Bất giác tâm động là đã tạo nghiệp, gọi là nghiệp tướng.
Do tâm động mà khởi năng kiến quán chiếu, gọi là chuyển tướng
Do năng kiến mà hiện đối đãi là sở kiến còn gọi là cảnh giới hay hiện tướng.

Đây là thức thứ 8 (Alaya thức), kiến tạo năng sở, tạo ngã, tạo pháp, bèn có pháp giới.

Năng sở đã phân, thì phần năng quán chiếu gọi là trí tướng, chấp có vạn pháp. gọi là pháp chấp câu sanh
Do pháp chấp này mà khởi niệm chẳng dứt (chấp pháp hiện hữu theo thời gian) niệm niệm tương tục, gọi là pháp chấp phân biệt
Do phân biệt năng sở nên chấp phần năng là ta còn phần sở là các pháp. Do đây mà có thức thứ 7 (mạt na thức)

Do niệm niệm tương tục nên khởi chấp là ý thức , gọi là nhơn chấp câu sanh.
Do ý thức phân biệt nên khởi năm thức sau để nhận biết, gọi là nhơn chấp phan biệt.

Từ đó con người hình thành, bản ngã hình thành, khởi tạo nghiệp liên tục, và cũng chịu khổ báo liên tục, không dứt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Câu sanh là bất sanh
Câu thường là vô thường
Câu tướng là vô tướng
Câu trụ dị là phi trụ dị
Câu sát na là phi sát na
Câu tự tánh là ly tự tánh
Câu không là bất không
Câu đoạn là bất đoạn


sanh là bất sanh
Thế gian thấy có sanh diệt , nhưng thực sự đó chỉ là nhân duyên hòa hợp. Duyên hợp thì thành, gọi là sanh, duyên hết thì tan, gọi là diệt. Nên thực ra chẳng có gì sanh mà cũng chẳng có gì diệt.

thường là vô thường
Cái mà thế gian thấy là thường hằng như núi sông, mắt trời, mặt trăng v.v… thì thực ra nó vẫn có thể bị biến đổi, hủy hoại

tướng là vô tướng
Cái mà thế gian thấy, gọi là hình tướng thì thật ra nó biến đổi luôn luôn không ngừng. Cái hình tướng mà ta thấy nó chỉ có hình dạng như thế trong một khoảng thời gian mà thôi. Hình tướng của nó luôn luôn biến đổi, nó không có tướng riêng.

trụ dị là phi trụ dị
Cũng như thế, cái mà ta thấy trụ thì thật ra nó không trụ.
Cái mà ta thấy biến đổi thì thật ra nó còn chẳng có thật lấy đâu mà biến đổi.

sát na là phi sát na
Cái gọi là sát na cũng chỉ là tưởng tượng, vì không thể giữ lại được sát na, không thể nắm bắt được thời gian.

Câu tự tánh là ly tự tánh nghĩa thế nào ?
Có tự tánh nghĩa là có thật. Nhưng mọi vật hiện hữu đều do nhân duyên, do những cái khác hòa hợp mà thành chứ không phải nó tự có cho nên gọi là phi tự tánh.

không là bất không
Một vật không có thật, tức là không, nhưng nó vẫn hiện hữu, nên nó chẳng phải là không.

đoạn là bất đoạn
Mọi pháp dều do nhân duyên hòa hợp mà thành, khi duyên hết, mọi thứ phân tán thì gọi là pháp đó diệt, là doạn diệt, nhưng thật sự chẳng phải thật diệt vì pháp đó vốn chẳng sanh, vì mọi thành phần hòa hợp trước vẫn còn chưa mất.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Alaya là hiện thức, Nó hiện ra mọi sự vật trong pháp giới.
Bảy thức còn lại là phân biệt sự thức
Các thức này đều chẳng thật, có thể hoại diệt.
Tướng hoại của hiện thức là câc pháp đều hư vọng, không thực
Tướng hoại của phân biệt sự thức là các căn. Khi các căn hoại thì các thức này hoại.

Tuy nhiên, Hiện thức + phân biệt sự thức lại là chơn thức.
Hiện thức do niệm niệm bất giác, huân tập tạo thành, tuy là toàn vọng, nhưng xét mỗi niệm cũng đều là không, thì ta biết : ngay đó nó vẫn là chơn. Do đó trong chỗ sai biệt vốn có chơn tướng không sai biệt.
Phân biết sự thức là do đối đãi với hiện thức mà có, để phân biệt các pháp của hiện thức. Tức nhiên nó cũng từ chơn thức mà hiện.
Cho nên trong vọng có chơn là như vậy.

Nếu không biết là vọng thì hết thảy đều cho là thật
Nếu biết là vọng, thì thẩy đều là chơn tâm tự hiện.

Tự mê chơn thức làm hiện thức, chơn như Phật tánh bởi bất giác mà khởi ra kiến phần, tướng phần là các thứ hư vọng, chẳng thật. Do vậy căn thức lưu chuyển , không thể tự giác. Bỗng nhiên biết trở về thì những thứ hư vọng như nước sôi chế trên băng . Căn - trần, tâm - thức đồng thời tiêu sạch. Đến đây chỉ còn lại chơn thức, không còn thức nào khác (trích trong kinh Lăng Già Tâm Ấn)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thường thường giác thì mê nhơn đâu mà sanh ?
Nếu nhơn tương tục diệt thì thức tương tục diệt
Thức tương tục diệt thì bỗng nhiên trở về.

Thức tánh mênh mang, nhơn tướng vọng động bèn có kiến phần, nương theo hư vọng này biến ra như có căn thức, Các căn lại huân tập các thức làm duyên mà hiện ra tướng phần.
Cứ thế, hai tướng nhơn - duyên nuôi lớn thức lưu trú.
Nhơn - duyên có thể hoại mà thức lưu trú không hoại, vì do chơn tướng hiện. (chỉ vì trong mê nên gọi là lưu trú, chẳng gọi là chơn)
Nếu ngộ thì lưu trú liền chơn, bông nhiên biết đường về, chóng quên những chấp trước.

Khi mê thì thức lưu trú và tướng làm nhơn duyên sanh lẫn nhau.
Khi ngộ thì lưu trú và tướng cùng nhau giải thoát.
Cốt yếu là mê, ngộ vọng phân chứ chơn tánh thì không khác.
Giống như cục đất với vi trần là cùng loại. Nếu cục đất khác với vi trần thì không thể do vi trần hợp thành.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thức lưu trú tức phân biệt sự thức, hay chuyển thức.
Tướng tức là hiện thức, hay tàng thức.
Cả hai nương nhau sanh khởi, do vậy, chẳng phải một chẳng phải khác.
Khi ngộ thì chuyển thức diệt, nhưng chơn tướng của tàng thức không diệt.
Vì sao ?
Vì khi mê thì chơn tướng hằng ở trong nghiệp tướng của tàng thức, khi ngộ thì nghiệp tướng tiêu dung, tàng thức trở lại chơn thức.
Cho nên nghiệp nhơn mê mà có, Tàng do ngộ mà dẹp trừ. Nói Tàng thức diệt chỉ là nghiệp tướng diệt, chẳng phải chơn tướng diệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lưu trú (tức Alaya), Phàm phu, ngoại đạo chấp lấy lưu trú làm nhơn, nên thức tương tục sanh. Căn trần theo đó mà hiện.
Khi căn trần diệt thì thức tương tục diệt, nhưng lưu trú chẳng diệt.
Phàm phu, ngoại đạo chấp lưu trú là thật có, chấp sự tướng là thực có nên khi các căn sanh thì các thức cũng sanh, khi các căn diệt thì các thức cũng diệt.
Cho nên
Cho là thực sanh, đâu biết rằng vì mê mà khởi (cho là sanh)
Cho là thực diệt, đâu biết rằng chỉ có nghiệp tướng diệt, mà chơn tướng chẳng diệt.

Tất cả căn, trần đều do nội thức biến hiện, dường như do nhân duyên sanh, nên chẳng phải là không. Nhưng từ mê mà khởi nên chẳng phải có.
Chơn như vốn vô sanh, nhưng mê lầm mà chấp là chơn như sanh muôn pháp.
(trg 8)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu biết các pháp đều là hư vọng, thì cái thấy sai biệt không còn nữa,
Nếu cứ quán như vậy thì dần dần sẽ không còn chấp tâm - pháp nữa. Chẳng bao lâu sẽ được sanh tử và niết bàn bình đẳng. Vào sơ địa, vô phân biệt trí.

Tu tập lần lần đến Bát địa, đoạn được thức lưu trú (Alaya), rời bỏ ngã chấp, quán tam giới như huyễn, được như huyễn tam muội, tự tâm không hiện các pháp huyễn, được vô công dụng đạo.
Đến cửu địa mới hay thuyết pháp độ sanh
Thập địa mới hay phân thân mười phương, kính thờ chư Phật, được vô ngại Bát nhã ba la mật.
Từ thập địa, dùng “Kim cang tụ định”, tức đại định vững chắc như kim cang, không gì phá nổi, đoạn được “sanh tướng vô minh” tức bất giác vọng động, hay sanh muôn pháp. Chứng được pháp thân Như Lai thường trụ, được bất tư nghì lực dụng, đầy đủ phương tiện, trang nghiêm. Trên cùng với chư Phật đồng một từ lực, dưới cùng chúng sinh đồng một bi ngưỡng. Tâm, ý, thức đều cùng một thể.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Con người có ba tự tánh là vọng tưởng, duyên khởi, viên thành.

- Tự tánh vọng tưởng là chấp ngã, con người chấp mình có thật, mình có ý thức phân biệt, có tư tưởng. “Tôi suy tưởng, vậy tôi có thật”. Do có sự tính toán, phân biệt nên tự tánh vọng tưởng còn gọi là tự tánh biến kế chấp.
- Tự tánh duyên khởi : Thân người do nhân duyên hợp lại mà thành. Tâm ý, tánh tình cũng do ảnh hưởng của gia đình và xã hội mà thành. Do từ cái khác mà thành nên tự tánh duyên khởi còn gọi là tự tánh y tha khởi.
- Tự tánh viên thành: tức pháp thân, pháp tánh, bổn lai diện mục của mình.

Khi tu thì dùng phép quán, chuyển từ tự tánh vọng tưởng về tự tánh duyên khởi, rồi chuyển tự tánh duyên khởi về lại Tự tánh viên thành.

Có năm pháp là : danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như
Khi mê thì
như như thành danh, tướng
Chánh trí thành vọng tưởng
Tự tánh viên thành biến thành biến kế và y tha tự tánh.
Khi ngộ thì
Danh, tướng thành như như
Vọng tưởng thành chánh trí
Y tha và biến kế thành viên thành
(trg 10)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vân hà thanh tịnh bổn nhiên, Hốt sanh sơn hà đại địa ?
Trong cái vốn là thanh tịnh, sao bỗng nhiên sanh ra núi sông, đại địa ?

- Thứ nhất Như Lai tàng, vốn có tánh biết, bỗng nhiên khởi lên cái biết và cái bị biết, gọi là năng nhiếp và sở nhiếp.
- Thứ hai là do cái hư dối từ vô thỉ bỗng tạo thành giống như trần cảnh (là sở nhiếp)
- Thứ ba là cái biết (năng nhiếp) quán sát (nhiếp thọ) cái bị biết (sở nhiếp) mà sanh phân biệt, bèn thành các thức
- Thứ tư là do khởi ý muốn biết.

Vậy do hư dối từ vô thỉ mà Như Lai tàng phân thành cái biết và cái bị biết, để rồi phát sanh phân biệt , dẫn đên vô số sai lầm về sau.

Nước dụ cho tâm, Như Lai tàng dụ cho dòng nước, các thức dụ cho sóng mòi.

Như vậy căn và trần đồng thời sanh. Chí có ý thức là sanh sau (vì do ý phân biệt hay tổng hợp các thức của các căn mà thành ý thức).

Ví như gương sáng hiện hình các sắc.
Gương dụ cho tâm, sắc dụ cho căn trần.
Sắc vốn không tự biết, gương vẫn y nhiên trong sáng.
Chỉ vì ý thức phân biệt nên chẳng còn trong sáng (vô phân biệt)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lìa mọi vọng tưởng mới biết tàng thức do bất giác hiện. Thấu rõ bất giác thì giác được tự tâm.
Chẳng theo cảnh giới dời đổi thì tự nhiên an trụ biển tâm. Lặng lẽ thầm thông với chư Phật, được chư Phật nhiếp thọ, đồng với chư Bồ Tát.

Các cảnh giới đều do tâm hiện ra, đều là hư vọng, cho nên tự tánh của chúng thảy không sai biệt. Tất cả các nghiệp hoặc sinh tử đều như mộng huyễn. Khi giác cùng với mộng đều mất, bỗng nhiên siêu việt.

Cho nên bậc đại Bồ tát chẳng thấy có thân hay có nghiệp, chẳng thấy có thân tạo nghiệp (cùng chủ) phải lìa, mà cũng hay lìa (nghiệp)
Chẳng đồng với nhị thừa thấy có nghiệp phải lìa. Cũng chẳng đồng với ngoại đạo thấy không có nghiệp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Biển Tàng thức thường trụ …… Gió cảnh giới nổi dậy
Lớp lớp các sóng thức ……….. Ào ạt mà chuyển mình

Biển cả dụ cho Tàng thức
Gió mạnh dụ cho cảnh giới lục trần
Sóng mòi dụ cho bảy thức còn lại.

Các trần :sắc, thanh, hương, vị, xúc đều do nội thức (Alaya) biến hiện ra. Vì vậy tàng thức và chuyển thức chẳng phải khác, chẳng phải một, ví như mặt trời và ánh sáng, như nước biển và sóng mòi.

Tàng thức và chuyển thức đều có 2 tướng : nghiệp tướng và chơn tướng. Nghiệp tướng có hoại, còn chơn tướng thì không hoại. Cho nên nói “Tướng chẳng hoại có 8”. Chỗ này mê thì thấy 8 thức có sai biệt, ngộ thì thấy toàn thể không sai biệt. Mê thì thấy nghiệp tướng của các thức, có thành có hoại, còn ngộ thì thấy chơn tướng của các thức chẳng hoại.
Chính vì trần và thức đều do nội thức hiện ra nên không có năng sở, không có sai biệt, không có đồng, khác.
Chỉ là khi mê thì chạy theo thức tướng,
Khi ngộ thì thấu suốt thể vọng của các tướng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tàng thức huân tập, tích chứa chủng tử nên gọi là “gom góp nghiệp”
Mạt na (ý căn) phân biệt nhơn ngã, chấp trước, tạo nghiệp nên gọi là “rộng gom góp”
Ý thức phân biệt năm trần quá khứ, hiện tại, vị lai.
Năm thức sau đối cảnh, làm rõ năm trần.

Năng hay sở, tâm hay cảnh đều do thức hiện, đều chẳng có thật.
Các nghiệp do năng sở, tâm cảnh tạo ra đều gom góp trong tàng thức. Tàng thức gom góp chủng tử, hay hiện các cảnh, nên gọi là tâm.
Song nghiệp kia không thật, tất cả chỉ là tự tâm bất giác nên vọng có cảnh sở nhiếp, giống như hoa đốm trong hư không. Cảnh và tâm (tàng thức) cũng lại như thế. Cảnh cũng không mà tâm cũng không nên sở nhiếp và năng nhiếp đều chẳng có. Nên nói “tự tâm, sở nhiếp ly”
Căn thân và thế giới cũng như sóng và nước, đều cùng một tự tâm hóa hiện


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách