Lăng Già luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) PHÁP THÂN CHẲNG DIỆT

Pháp thân thường trụ chẳng diệt. Như cát sông hằng kia, mọi vật cháy hết mà cát chẳng cháy. Cũng thế, Pháp thân là bản trụ của mọi pháp, các pháp có thể diệt hết mà bản trụ chẳng diệt.

5) PHÁP THÂN KHẮP TẤT CẢ CHỖ, KHÔNG CÓ CHON LỰA

Như Lai pháp thân khắp tất cả chỗ không có lựa chọn. Tự tâm hiện lượng khắp giáp sa giới, tất cả tiếng là tiếng Phật, tất cả sắc là sắc Phật, cũng như ở sông Hằng, muốn tìm cát khác, không phải cát sông Hằng cũng không thể được, nên nói “không có cát khác”.

6) PHÁP THÂN ĐỐI HIỆN KHÔNG CÓ TĂNG GIẢM

Pháp thân ứng hiện không có thêm bớt. Chúng sanh duyên thành thục tức thấy Như Lai, thành Đẳng chánh giác, nói pháp độ sanh, vào Niết bàn, mà Như Lai pháp thân vốn không đi - lại, cũng không có tâm hiện.
Có đi có lại ấy là pháp thân, mà Như Lai chẳng phải là pháp thân , không thể phá hoại. Nên nói “tùy duyên phó cảm đâu chẳng khắp, mà thường ngồi tòa Bồ đề này”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7 - NHƯ LAI BI - NGUYỆN ĐỒNG VỚI PHÁP GIỚI

Như cát sông Hằng không thể ép ra dầu,
Cũng thế chúng sinh dùng khổ tột ép ngặt Như Lai cũng không thể làm Như Lai chán bỏ chúng sanh. Đó là do Như Lai bi - nguyện đồng với pháp giới

8 - NHƯ LAI PHÁP THÂN TÙY THUẬN NIẾT BÀN

Như Lai pháp thân tùy thuận Niết bàn. Nếu chẳng tùy thuận là bị dòng sanh tử chuyển, thành nghĩa đoạn diệt.
Bản thể của Niết bàn và bản thể của sanh tử là một. Không biết thì khởi tưởng có đến có đi, thành nghĩa hoại. Biết thì cùng bản trụ, không có đến đi.

9 - SANH TỬ - GIẢI THOÁT, BẢN TẾ VÔ BIÊN

Sanh tử bản tế tức Niết bàn bản tế (bản thể vi tế), do chẳng biết, tùy thuận khởi ra vọng kiến thì sanh tử tướng khác, Niết bàn tướng khác, thành lỗi tập khí. Nếu biết tự tâm hiện ra, sanh tử Niết bàn vốn không hai mé. Tức nhơn vọng tập diệt thì thấy các pháp bên ngoài không có tự tánh, bèn hay chuyển vọng tưởng thân tùy thuận sanh tử về chơn giác, gọi là giải thoát, mà chẳng phải đoạn diệt. Cho nên nói “vô biên chẳng phải trọn không bản tế”.
Chỉ do chẳng biết bản tế, vọng thấy sanh tử - Niết bàn, khởi tưởng hữu biên. Vì vọng tưởng kia nói là vô biên, bởi khiến quan sát trong ngoài , chỉ trừ vọng tưởng lại không có danh tự chúng sanh, trí và sở tri tất cả các pháp đều tịch tĩnh. Cho nên biết : Chúng sanh sanh tử đều do vọng tưởng. Chẳng biết tự tâm hiện thì vọng tưởng sanh, biết tự tâm hiện thì vọng tưởng diệt. Diệt vọng tưởng thì tùy thuận bản tế, sanh tử Niết bàn đều như mộng huyễn.

10 - TỔNG TỤNG

Như Lai pháp thân chẳng phải hoại, chẳng phải đến, chẳng phải đi. Nếu lại có đích đến thì Niết bàn, sanh tử là hai, chẳng phải bình đẳng. Nếu chẳng phải bình đẳng thì thuộc nhơn tạo tác. Tạo tác thì vô thường có nhiều lỗi lầm.
Cho nên chỉ biết trừ vọng tưởng tác nhơn thì theo dòng được tánh, liền thấy cảnh giới Như Lai tự giác, đồng mé sanh tử tịch tĩnh thường trụ. Đây là Như Lai dụ cát sông Hằng mà kiến lập tự thông, lìa lỗi ngôn thuyết. Tuy có nói thí dụ mà cứu cánh bất khả tư nghị


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÁP THÂN VÔ LẬU, CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA

I - CÁC PHÁP SÁT NA

Có 2 phần
1) SÁT NA PHI NGHĨA SÁT NA

Niệm niệm không dừng gọi là sát na, cũng gọi là tướng hoại, cũng gọi là tướng không.
Tất cả pháp sát na là : tất cả pháp trong ngoài do tự tâm hiện ra niệm niệm không dừng.
Không biết tự tâm là nghĩa phi sát na, chỉ thấy cảnh hiện ra niệm niệm sanh diệt sát na chẳng dừng, mà lầm cho là pháp vô vi đều đồng với diệt hết, rồi khởi ra đoạn kiến.
Chẳng biết tất cả pháp sát na có cái phi sát na.

2) CHỈ NGHĨA SÁT NA

Ngoại đạo chẳng biết tàng thức tức Như Lai tàng. Cho nên chính năm thức nương tâm ý - ý thức khi khởi ra tướng lành - chẳng lành lần lượt biến hoại. Cái tương tục lưu trú kia (tàng thức) chẳng hoại mà cũng theo các thức thân, cùng thân chung sanh chung diệt.
Kinh Lăng Nghiêm nói :
- Một là căn bổn sanh tử từ vô thỉ.
Tức là hiện nay ông cùng các chúng sanh dùng tâm phan duyên làm tự tánh.
- Hai là thể thanh tịnh Bồ đề Niết bàn từ vô thỉ .
Tức là hiện nay thức tính nguyên minh của ông hay sanh các duyên, duyên bỏ sót nó. Do các chúng sinh bỏ sót cái bổn minh này, tuy trọn ngày làm mà chẳng tự giác, uổng vào các thú.
Đây là tương tục chẳng hoại do gốc bất giác lầm theo sanh diệt. Đâu chẳng phải hay sanh các duyên, rồi duyên bỏ sót uổng vào các thú, thật đáng buồn thay.
(trg 18)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

II - TẬP KHÍ VÔ LẬU CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Có 5 phần :

1) SÁT NA CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Mê Như Lai tàng mà làm tàng thức liền có thức cùng ý chung sanh, thành ra tập khí, đây là nghĩa sát na. Nếu đạt được cái ý và thức chung sanh nhơn mê mà có, vốn không tự tánh, tức là chuyển tàng thức làm Như Lai tàng. Đây là tập khí vô lậu, chẳng phải nghĩa sát na, chẳng phải chỗ giác của phàm ngu.
Hết thảy mọi pháp đều do tự tâm hiện, niệm niệm chẳng dừng, nên là nghĩa sát na. Không biết rằng chính tự tâm là nghĩa phi sát na. Do quên tâm (chơn) nên vào sanh diệt.

2) NHƯ LAI TÀNG CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA
Thất thức do bất giác vọng khởi kiến phần, gồm làm tự thể. Vọng thể vốn là dối nên chẳng phải nhơn Niết bàn. Như Lai tàng ở trong vị mê, vọng chịu khổ - vui mà cùng Niết bàn hòa hợp, tuy chung với các thọ (ấm) sanh diệt mà gốc chẳng diệt.
Như Lai tàng như kim cương chẳng hoại, để dụ Như Lai tàng chơn tánh vô gián chẳng theo các pháp sát na.

3) THẾ GIAN - XUẤT THẾ GIAN - BA LA MẬT CHẲNG LÌA SÁT NA
Bố thí ba la mật thế gian là : chấp có người thí, vật thí, người thọ thí. Nên được hưởng quả báo thiên, nhơn.
Xuất thế gian ba la mật là Thanh văn, Duyên giác rơi vào nhiếp thọ Niết bàn, hành sáu ba la mật thích tự mình được vui Niết bàn.
Xuất thế gian ba la mật tuy không nhiếp thọ nhơn quả thế gian,mà nhiếp thọ Niết bàn làm cái vui tự độ, cũng chẳng phải cứu cánh, nên vẫn chẳng lìa sát na


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) XUẤT THẾ GIAN THƯỢNG THƯỢNG BA LA MẬT CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA

Do vọng tưởng nên tâm sanh năng nhiếp, sở nhiếp đối đãi nhau, hiện tất cả pháp. Nếu biết thảy đều do tự tâm hiện, thì năng nhiếp, sở nhiếp (tâm và cảnh) không đến nhau, do đó chẳng sanh vọng tưởng.
Lục độ bậc thượng:
- xả bỏ san tham, dạy người xả bỏ là Bố thí Ba la mật
- Đối cảnh, vọng tưởng chẳng sanh, tâm không ô nhiễm là trì giới ba la mật.
- Biết năng nhiếp - sở nhiếp đều không thể được, nên không sân hận, gọi là nhẫn nhục ba la mật.
- Đầu hôm, giữa khuya thường hành thiền định, chẳng khởi phân biệt là tinh tiến ba la mật.
- Biết rõ tự tánh, chẳng khởi chấp sở đắc tam muội, gọi là thiền định ba la mật.
- Biết vọng tưởng không tánh, các pháp không tánh, nên chẳng chướng ngại. Đối chỗ không khởi chẳng trụ tâm không, lìa các thứ có - không, riêng một, không bạn mà trí thân (dụng và thể) chẳng diệt, lấy đây thành tựu tự giác thánh thú, ấy là bát nhã ba la mật.

Xét sáu độ này :
- Tại thế gian thuộc về nhơn sát na, cho nên được quả tướng đều thành sát na.
- Nhơn xuất thế gian tuy chẳng phải sát na, song xét các tự tánh Niết bàn có năng thủ sở thủ , nên cũng thuộc về sát na.
- Duy xuất thế gian thượng thượng, chỉ một tự tâm, ngoài tự tâm không có sáu độ, thuận tánh khởi dụng, dụng trở về thể chẳng phải nghĩa sát na.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - TỔNG KẾT SÁT NA - PHI SÁT NA BÌNH ĐẲNG.

Kẻ ngu vọng tưởng hữu vi, chấp các pháp thực có, chẳng biết rằng các pháp hiện là do chấp niệm niệm nối tiếp nhau như dòng sông, như ngọn đèn v.v… từng giọt, từng giọt tuôn chảy, mà xa trông dòng sông dường như bất động.

Vật có sanh thì có diệt, khi mới sanh liền diệt.
Chẳng rõ Như Lai tàng đệ nhất nghĩa đế nên gọi là vô minh. Vô minh bất giác vọng động thành nghiệp nên gọi là mới sanh. Bởi bất giác vọng động nên sanh không có tánh sanh, không sanh liền đó diệt vậy.
Kẻ ngu không rõ chỗ này mà làm vô gián tương tục, đây là chỗ huân của vô minh vọng tưởng. Vô minh làm nhơn nên vọng tâm y đó khởi. Ngược dòng vô minh vọng động khi chưa gá với sắc, rõ ràng không có chỗ tựa, liền tỉnh ngộ mà biết, sẽ không trôi đến niệm thứ hai.
Vô gián tương tục thật không có sanh, bởi không như thật sanh, tức diệt cũng không thể được.
Bởi vì tâm tương tục liền sanh liền diệt, nhơn duyên nhóm họp, tâm khác lại sanh. Nhơn duyên chưa hội thì sanh gá ở chỗ nào.
Nếu bảo tức từ tâm kia, song tâm kia hư vọng, do bất giác khởi ra, thể sanh đã chẳng thành thì diệt lại hoại cái gì ? Nên nói chẳng được chỗ diệt kia.
Cho nên biết , sanh vốn không nhơn , diệt cũng không đợi, chính nơi chỗ này mà được gốc vô sanh, tự tánh lặng lẽ vậy.

Người trụ chánh pháp cho đến chỗ thấy tất cả pháp đều như huyễn v.v… tức nơi sắc cũng không có nghĩa sát na. Cớ sao chính nơi sắc pháp chẳng thật mà xem dường như chơn thật ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ PHÁP THÂN CHƠN PHẬT BÌNH ĐẲNG BẢN TẾ
Có 7 phần

1 - ĐẠI HUỆ THƯA HỎI VỀ 6 CHỖ NGHI

- Nghi thứ nhất là nhị thừa tự mình Niết bàn, không thể thành Phật, cớ sao Như Lai lại vì nhị thừa thọ ký cùng Bồ tát không khác ?
- Nghi thứ hai : Chúng sanh do bởi vọng tưởng nên chẳng giác tự tâm hiện ra, tại sao Như Lai nói “Tất cả chúng sanh đã Niết bàn rồi, không lại Niết bàn”, đã thành Phật rồi thì ai đến Phật đạo ?
- Nghi thứ ba : Như Lai phân bộ tam thừa, cớ sao lại nói đêm ấy thành Phật, đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa ấy không nói, không dạy?
- Nghi thứ tư : Như Lai nếu thường ở trong định không suy nghĩ, không xét nét , do các hóa Phật làm những việc gì ?
- Nghi thứ năm : Tất cả chúng sanh đã thành Phật rồi,cớ sao lại nói thất thức chẳng lưu chuyển, chẳng phải nhơn Niết bàn sát na lần lượt hoại ?
- Nghi thứ sáu : Như Lai lập tự thông, an trụ bản tế không có chướng ngại, lìa các lỗi lầm, cớ sao lại nói Kim Cang hộ vệ, sao chẳng chỉ thẳng bản tế mà hiện ma, ma nghiệp, quả báo, các thứ lỗi lầm ?

2 - TRỪ NGHI THỌ KÝ A LA HÁN

Thọ ký A la Hán có ba nghĩa
- Một là sách tiến nhị thừa được vô dư Niết bàn
- Hai là dẫn dụ nhị thừa phát tâm Bồ tát
- Ba chỉ Bồ tát cõi này, cõi khác chẳng rơi vào thiền lạc của nhị thừa.
Nhị thừa không thấy pháp vô ngã, nên trí chướng chẳng đoạn.
Nhị thừa ở trong tam giới được nhơn vô ngã, tánh nhiếp thủ đã lìa, nên phiền não chướng đoạn; mà chỗ nương của thất thức là tập khí nội ngã (cái thấy biết các pháp) vẫn chưa trừ diệt, nên trí chướng chẳng đoạn.

(trg 21)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TRỪ NGHI CHẲNG NÓI MỘT CHỮ

Vì bởi pháp bản trụ trước sau vô tánh.


Chữ tánh tức là pháp. Nghĩa là trước sau chỉ một bản trụ, không một pháp có thể được. Không một pháp có thể có thì nói cái gì ?

4 - TRỪ NGHI KHÔNG SUY NGHĨ, KHÔNG XÉT NÉT

Như Lai nói pháp không suy nghĩ, xét nét, vì bởi theo như thực mà nói, do chánh trí hóa, chẳng phải vọng niệm hóa. Cho nên tuy hóa Phật làm ra mà đều lìa nghĩ, xét, nên nói
“Phật dùng một âm diễn nói pháp, chúng sinh tùy loại, mỗi loại được hiểu. Song Như Lai thật không có tâm tùy loài, ấy là do các loài có duyên khác mà mỗi loài thấy khác”.

5 - TRỪ NGHI : CHÚNG SANH THÀNH PHẬT TỨC SÁT NA HOẠI

Bảy thức, vì lấy vô minh tập khí làm nhơn, trái với vô lậu giác, vọng chấp là ngã thể. Thể này chẳng thật, sát na biến diệt, chẳng theo lưu chuyển (tức Alaya). Thế nên tất cả chúng sanh tuy ở trong sinh tử mà không có sinh tử khá được.
Tuy hiện lưu chuyển mà có nhơn khổ vui, có chứng Niết bàn. Phàm phu chấp trước bị khổ vui che đậy, chẳng biết hay thọ khổ vui cùng chứng Niết bàn, tánh nó không hai.
Tóm lại thức thứ bảy vốn chấp kiến phần của thức thứ tám làm thể, nên nói bảy thức sát na thì phải nghĩ đến tâm tướng của tám thức sát na.
Nói Như Lai tàng phi sát na mà bảo nhơn khổ vui. Phàm thọ khổ vui hẳn do phân biệt. Thế thì sáu thức sát na cũng tức có nghĩa phi sát na.
Mới biết mê thì chỉ vọng giác làm sát na, nên nói “thất thức chẳng luân chuyển”. Ngộ thì chỉ chơn tướng phi sát na, nên nói “Như Lai tàng là nhơn khổ vui, niết bàn”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6 - TRỪ NGHI KIM CANG HỘ VỆ VÀ TẤT CẢ NGHIỆP BÁO

Kim cang hộ vệ là chỉ hóa Phật. Hóa Phật duy nương bi nguyện đối hiện sắc thân, như trăng trong nước, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải từ nghiệp sanh nên không có lỗi của nghiệp, tất cả thị hiện chỉ vì chúng sanh.
Như thợ gốm dùng bánh xe (bàn xoay), đất, nước tạo thành các món đồ, mỗi món thích hợp với chỗ dùng, là để dụ tùy cơ ứng hiện, chẳng có tâm tạo.

Bản tế không có lỗi lầm, vì phàm phu chẳng giác, vọng thấy sai biệt mà thôi. Thất thức thân nếu diệt liền hay liễu đạt bản tế, chẳng khởi đoạn kiến. Đây nói thất thức diệt chính là quán sát lưu trú (tàng thức) niệm niệm chẳng dừng, chẳng giác tự tâm nên khởi đoạn kiến.

Vọng tưởng nếu diệt thì ngũ trụ tập khí (tập khí của 5 thức thân) một lúc liền đoạn, tức là tất cả lỗi dứt, đâu còn có các thứ nghiệp báo. Cho nên biết, mê Như Lai tàng làm thức tàng liền tùy thuận vọng tưởng là bản tế sanh tử, chẳng giác, chẳng biết. Nếu rõ thức tàng tức Như Lai tàng thì tùy thuận chánh trí là bản tế niết bàn, không nhiễm, không nhơ.
Đã có thị hiện nghiệp báo đều vì chúng sanh, chẳng phải dựng lập tự thông, cảnh giới tự giác.

7 - TỔNG TỤNG


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHƯ LAI CHÁNH NHƠN CHÁNH QUẢ, CỨU CÁNH THANH TỊNH

TỘI PHƯỚC ĂN THỊT VÀ CHẲNG ĂN THỊ
T

Ngoại đạo pháp ác, tà luận, tà kiến, đoạn - thường, điên đảo chấp trước, còn có pháp ngăn không cho ăn thịt, huống là Như Lai cứu hộ thế gian, chánh pháp thành tựu mà ăn thịt sao ?

CHỈ ĂN THỊT NHIỀU LỖI

từ vô thỉ đến nay chúng sinh thường làm lục thân tức là làm cha mẹ, con cháu, vợ chồng của nhau, nay vì nhơn duyên sanh vào loài khác, nỡ nào ăn thịt lẫn nhau.

Thịt lừa, la, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v… vì người hàng thịt bán lẫn lộn, chẳng nên ăn thịt.
Thịt người, thịt thú nếu bán lẫn lộn cũng không phân biệt được, nên không ăn thịt.

Thịt ô uế, máu mủ chẳng sạch. Những người sạch sẽ còn chẳng gần gũi ô uế, huống là ăn nuốt.
Đến như tâm sợ chết thì người vật nào khác nhau. Người quân tử còn có tâm không nỡ làm chúng sanh sợ sệt. Nếu có lòng sát hại thì còn không bì kịp người ngoài đời, huống là có thể xưng pháp khí gánh vác đạo lý sao ?

Lại vì khiến người tu hành từ tâm phát sanh, chẳng nên ăn thịt.
Kẻ phàm ngu tham đắm đò ăn hôi hám, bất tịnh, không được tiếng tốt, chẳng nên ăn thịt.
Vì khiến chú thuật không thành tựu, chẳng nên ăn thịt
Vì người sát sanh thấy hình, khởi thức đắm trước mùi vị, chẳng nên ăn thịt.
Vì người ăn thịt kia chư thiên bỏ đi, không nên ăn thịt
Vì khiến miệng hôi hám, không nên ăn thịt.
Vì nhiều mộng dữ, không nên ăn thịt
Vì ở rảnh rang trong rừng, cọp sói ngửi mùi, chẳng nên ăn thịt
Vì khiến ăn uống không tiết độ, không nên ăn thịt.
Vì khiến người tu hành chẳng sanh nhàm lìa, không nên ăn thịt.


Chẳng dạy, chẳng cầu, chẳng tưởng thì chẳng có thịt ăn.
Ở đời có người ăn thịt mới có người bán thịt , tức là dạy người khác giết.
Mua ăn là dùng tiền của để lưới các thứ thịt là cầu,
Thấy hình khởi thức là tưởng. ( thí dụ: Thấy con cá đã tưởng ra món cá chiên trên bàn ăn).

Ngoài việc cấm ăn thịt, còn các thứ khác là :
Hành, hẹ, tỏi, nén ăn sống thì sanh sân, ăn chín thì tham dâm, nên phải đồng dứt.
Đây xét các thứ ăn uống khác, nếu tham đắm mùi vị đều hay khiến người thân tâm buông lung, nhiều thứ giác tưởng, tột đến tham dục say mê, triền miên sanh tử.

Mười phương Phật Thế Tôn……………. Tất cả đều quở trách.
Lần lượt lại ăn nhau……………………… Chết sanh loài hổ lang
Hôi nhơ đáng chán ghét…………………. Chỗ sanh thường ngu si.
Nhiều đời làm chiên đà………………….. Giống thợ săn Đàm bà
Hoặc sanh Đà di ni………………………. Và các dòng ăn thịt.
La sát, mèo, chồn thảy………………….. Khắp trong ấy sanh ra
Trong kinh Lăng Già này…………………….Ta đều cấm ăn thịt.


Ăn thịt chướng ngại giải thoát là chướng thánh đạo. Ăn thịt không từ tâm, hằng trái chánh giải thoát. Như Lai đến ba phen thiết tha răn nhắc đều vì người tu hành, nghiêm huấn dạy bảo. Được sanh dòng Phạm chí và các người tu hành, nhà giàu sang trí tuệ còn do không ăn thịt thay, phương chi đệ nhất nghĩa giải thoát của Như Lai ?

Phật, ở trong kinh này chỉ thẳng thức tàng tức Như Lai tàng, chỉ một phen liễu đạt thì toàn vọng là chơn. Chẳng phải cảnh giới của tất cả nhị thừa và huyền vị Bồ tát, mà đối với giới đức rất thiết tha răn dạy.
Cho nên biết , Vô lậu Chơn tịnh không dung vật khác, trước sau, gốc ngọn, cứu cánh rõ ràng không còn dư sót. Mười phương ba đời tất cả Như Lai đồng một bí mật, đại đạo sáng tỏ như mặt trời, không nên nghi ngờ.

HẾT


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách