Phương Pháp Tham Thiền

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Pháp môn dụng công tu tập tuy nhiều, chư Phật chư Tổ Sư đều dùng tham thiền làm diệu môn, không pháp nào cao hơn.

Trên pháp hội Lăng Nghiêm, Phật sắc cho Bố tát Văn Thù lựa chọn pháp môn viên thông – và ngài Văn Thù đã chọn pháp môn “Nhĩ Căn Viên Thông” của Quán Thế Âm Bồ tát là tối đệ nhất. Cho nên chúng ta nếu “Phản văn văn tự tánh” chính là tham thiền vậy.



I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA THAM THIỀN

Mục đích của tham thiền là minh tâm kiến tánh, tức là muốn tiêu trừ sự ô nhiễm của Tự Tâm để thấy rõ diện mục của Tự Tánh.

Ô nhiễm tức là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là trí huệ đức tướng Như Lai.

Trí huệ đức tướng Như Lai, chư Phật và chúng sanh đều đồng có đầy đủ, không hai, không khác. Nếu xa lìa được vọng tưởng chấp trước thì sẽ tự chứng được trí huệ đức tướng Như Lai của riêng mình, tức là Phật (1).

Nếu không thì làm chúng sanh. Chỉ vì chúng ta từ vô lượng kiếp cho đến nay, mê muội luân chuyển trong vòng sanh tử, ô nhiễm đã lâu nên không thể ngay đó “bất chợt” thoát khỏi vọng tưởng chấp trước, thật sự thấy được “Bổn Tánh”. Vì vậy nên phải tham thiền. Do đó điều kiện tiên quyết của việc tham thiền chính là “Dứt trừ vọng tưởng”.
A. LÀM SAO DỨT TRỪ VỌNG TƯỞNG ?

B. VẬY THÌ LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC?

Trích dẫn theo: Nguyên tác HÁN VĂN: HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG Niên phổ và Pháp vựng tăng đính bản (Trích dịch từ trang 626 đến trang 633 và từ trang 637 đến trang 649)
Việt dịch: BÁO ÂN

CHÚ THÍCH :
1. KINH PHÁP HOA (phẩm Xuất Hiện) nói: “Phật tử không có chúng sanh nào mà không vốn đủ trí huệ đức tướng Như Lai, chỉ vì bám giữ lấy vọng tưởng điên đảo mà chẳng chứng ngộ được. Nếu lìa vọng tưởng thì Nhất thiết trí, Tự nhiên trí, Vô ngại trí hiển bày trước mắt.”


~x( Ông tám: timeeeout


Chủ đề tám hôm nay, hề hề chỉ dành riêng cho quí hành giả thích tham thiền; khán thoại đầu; công án.v.v. thì mời vào để chơi. Chơi cho biết ở chổ nào nào, cái mà chỉ thấy người đủ loại tham còn mình thì không thấy, thế mới hay chớ.

Tham thiền cũng tức là pháp môn Phản văn văn tự tánh. Hay tham thiền cũng gọi là tham thoại đầu; khán thoại đầu thiền...Như vậy nguồn gốc của Pháp môn này là từ nơi kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn!

Vậy mà có người học Thầy nào không biết, từ cho tham thiền không phải là ''Giáo Môn'' thì mới chết thiệt.

Toàn bộ việc tham thiền không đi ra ngoài 2 câu trích dẫn dưới đây.
Ô nhiễm tức là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là trí huệ đức tướng Như Lai.

Việc tham thiền chính là “Dứt trừ vọng tưởng”.
:) (Còn tiếp...) /:) I-) I-) I-)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

A. LÀM SAO DỨT TRỪ VỌNG TƯỞNG ?

Phật Thích Ca thuyết pháp rất nhiều nhưng đơn giản nhất không ngoài một chữ “NGƯNG”, ngưng tức Bồ Đề.

Thiền tông là do Đạt Ma Tổ Sư truyền qua Đông Độ. Đến từ Lục Tổ Huệ Năng trở về sau thiền tông được truyền bá rộng rãi khắp nơi chấn động và chiếu sáng cổ kim.

Nhưng những lời dạy tối quan trọng mà Đạt Ma Tổ Sư và Lục Tổ truyền dạy cho người học chỉ là “Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm”.

Dẹp hết muôn duyên chính là xả bỏ hết các duyên. Cho nên hai câu nói “Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm” này thực tại là điều kiện tiên quyết của việc tham thiền.

Hai câu nói này nếu chưa thực hiện được, chẳng những nói “việc tham thiền không thể thành công” mà chính ngay cả việc nhập môn cũng không thề làm được.

Ấy là do vì muôn duyên ràng buộc niệm niệm sanh diệt, làm gì mà hành giả còn đàm luận đến việc tham thiền được? “Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm” là điều kiện tiên quyết của việc tham thiền, chúng ta đã biết rõ.


~x( Tám timeeeout
Vọng tưởng thì không thể nào dứt, nhưng không theo cũng là một cách tu rồi, Theo lời HT. dạy ?!

“Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm”. Câu này thì không cho người đang tham thoại đầu biết. Hihi. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:33 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tăng hỏi: "con không sanh môt niệm có lỗi không?"
Vị sư kiến tánh đáp: "lỗi bằng núi tu di"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Thánh_Tri đã viết:Tăng hỏi: "con không sanh môt niệm có lỗi không?"
Vị sư kiến tánh đáp: "lỗi bằng núi tu di"
Hề hề, giải liền để hành gia tham thiền chiêm ngưởng tí nhe. :) cafene Xin mời Bác T.T.


P/s. Giải 30 giây còn hơi lâu; 10 giây thì nhất; nếu 1 giây hiểu liền...?!
Giải công án 3 giờ; hoặc 30 giờ hay 3 ngày thì cũng là sở học. Để biết rõ tự tính. Cũng đâu có sao đâu nè. Miển sao hợp với thời thế (logic) là OK. Không được thì KO Hi hi. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

B. VẬY THÌ LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC?

Trên đây đã nói là một niệm vĩnh viễn dứt trừ thì thẳng đến vô sanh, liền chứng ngay TỰ TÁNH Bồ đề, hoàn toàn “không còn tơ hào nào dính mắc”.

Kế đền ắt dùng Lý trừ Sự, rõ biết TỰ TÁNH bổn lai thanh tịnh; phiền não bồ đề, sanh tử niết bàn, tất cả đều là giả danh, vốn chẳng can hệ gì với TỰ TÁNH của chúng ta. Sự sự vật vật đều như mộng huyễn bào ảnh (2).

Sắc thân tứ đại này của chúng ta cùng núi sông, đất đai đếu ở trong TỰ TÁNH, giống như bọt nước biển trong biển cả mênh mông, lúc khởi lúc diệt đều không làm ngăn ngại bản thể.

Chớ nên chạy theo tất cả sự sanh trụ dị diệt huyễn hóa mà khởi tâm mừng chán, lấy bỏ. Xả bỏ suốt cả thân này, giống như dạng người chết thì căn, trần, thức, tâm liền tiêu trừ, tham sân si ái đều diệt mất.
Tất cả nổi đau đớn của thân này như khổ vui, ấm lạnh, no đói, vinh nhục, sanh tử, họa phúc, kiết hung, chê khen, được mất, an nguy, hiểm trở, bằng an đều nhất loạt đặt bên ngoài. Như vậy mới được tính là xả bỏ. Một xả bỏ, tất cả xả bỏ, mãi mãi xả bỏ - gọi là xả bỏ muôn duyên.


Xả bỏ muôn duyên rồi, vọng tưởng tự tiêu trừ, tâm phân biệt không sanh khởi, tâm chấp trước được xa rời, cho đến một niệm chẳng sanh thì TỰ TÁNH quang minh hiển lộ toàn thể.

Khi những điều kiện tham thiền đã chuẩn bị đầy đủ rồi, tiếp đó dụng công chân tham thật cứu thì việc minh tâm kiến tánh mới có phần.


Ngày ngày thường có thiền nhân đến hỏi pháp. Tuy nhiên “Pháp vốn vô pháp”. Nếu lạc vào ngôn từ giải thích tức không phải nghĩa chân thật.

Biết rõ tâm này vốn là Phật, ngay đó Vô Sự, mỗi mỗi hiện thành. Nói tu nói chứng đều là lời MA.

Đạt Ma Tổ Sư đến Đông Độ “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” minh bạch chỉ bày là “TẤT CẢ CHÚNG SANH TRÊN CÕI ĐẤT ĐỀU LÀ PHẬT”, thẳng ngay đó nhận được TỰ TÁNH thanh tịnh này, tùy thuận thế duyên không bị ô nhiễm.

Trong mười hai thời đi, đứng, nằm, ngồi tâm đều không khác, tức là PHẬT HIỆN THÀNH, không phải dùng tâm dùng sức, càng không cần tạo tác thi vi việc này việc nọ, không cần lao nhọc dùng đến lời nói suy nghĩ tinh vi. Cho nên nói thành Phật là việc rất dễ dàng, là việc rất tự tại.

Hơn nữa Phật tánh ta đã nắm sẵn trong tay, không cần tìm cầu bên ngoài. Tất cả chúng sanh trên cõi trần này, nếu không cam chịu trường kiếp trôi lăn luân chuyển trong bốn loài sáu nẻo, vĩnh viễn chìm đắm trong khổ hải mà nguyện ước thành Phật – thường, lạc, ngã, tịnh thì phải cẩn thận tin chắc lời dạy dỗ răn nhắc của chư Phật chư Tổ, xả bỏ tất cả, thiện ác đều đừng nghĩ đến, mỗi mỗi có thể “lập tức” thành Phật. Chư Phật chư Bồ Tát cùng lịch đại Tổ Sư phát nguyện độ tận tất cả chúng sanh không phải không có bằng cớ mà phát nguyện suông hay giảng dạy những lời rỗng tuếch.

Như trên đã nói pháp ấy là như thế. Hơn nữa trải qua chư Phật, chư Tổ đã nhiều lần nói rõ, dặn dò, giao phó chân ngữ, thật ngữ chẳng có chút nào hư dối. Đáng tiếc chúng sanh trên cõi đất này từ vô lượng kiếp đến nay mê muôi trầm luân trong biển khổ sinh tử, người sanh ra, kẻ chết đi, luân chuyển không ngừng, mê hoặc điên đảo, bỏ tánh giác hiệp với trần lao, giống như vàng ròng bị rớt xuống hầm phân, không chỉ không được thọ dụng mà còn nhiễm ô không chịu được.


Đức Phật vì đức đại từ đại bi bất đắc dĩ đành phải thuyết ra tám vạn bốn ngàn pháp môn, giúp cho chúng sanh các sắc các dạng căn khí bất đồng dùng đến để đối trị tám vạn bốn ngàn tập khí thói hư tật xấu, tham sân si ái. Ví như vàng đã bị nhiễm các loại cấu bẩn, Phật mới dạy chúng ta dùng cái nạo, bàn chải, nước, vải, các loại để cọ rửa, mài giũa, lau chùi các cách v.v…


Cho nên pháp Phật nói ra, môn môn đều là diệu pháp, đều có thể giúp chúng sanh liễu thoát sinh tử, thành Phật đạo. Chỉ có vấn đề khế hợp với đương cơ hay không khế hợp với đương cơ, không cần phải miễn cưỡng phân chia pháp môn cao thấp.

Lưu truyền tại Trung Quốc các pháp môn phổ thông nhất là TÔNG, GIÁO, LUẬT, TỊNH và MẬT. Năm loại pháp môn này, tùy theo căn tánh và chí hướng của mình, các hành giả đều có thể thọ nhận một pháp môn tu tập, chủ yếu tại “Nhất môn thâm nhập”, trải qua một thời gian lâu dài không biến đổi, nhất định có thể thành tựu.

~x( Tám timeeeout
Xả bỏ muôn duyên rồi, vọng tưởng tự tiêu trừ, tâm phân biệt không sanh khởi, tâm chấp trước được xa rời, cho đến một niệm chẳng sanh thì TỰ TÁNH quang minh hiển lộ toàn thể.

Xả bỏ muôn duyên...? - Câu này rất dễ bị lầm. Khi mới đọc vài ba quyển kinh sách như Pháp Bảo đàn kinh, Lục môn thiếu thất... Lục độ Ba La Mật hay là Tứ Vô Lượng Tâm. Bố thí Pháp... Thì tưởng đâu là mình đã thành siêu thiền sư rồi. Đem ra liếu lo với những người chưa từng đọc sách.
Xả tham sân si đâu không thấy chỉ thấy xả cái chất dơ làm lây đến...sinh hoạt gia đình có người bỏ bê; công ăn việc làm thì bỏ liều. Ngày ngày cứ đi trên mây về gió.

Cho rằng mọi vật điều không, vô ngã, vô tướng, vô sanh, cái gì cũng vô vô. :((

Xả đâu không thấy chỉ thấy cái ngã mạn nó to đùng. Tánh xấu tật đố vẫn còn y nguyên.
Đó là những bài học đáng giá của Chú Hỉ con đây đã đi qua đó Quí vị. Giờ ngẩm nghĩ vẫn còn xấu hổ.

Chẳng thà học một biết một đi cho chắc ăn. Có ai ở diễn đàn này giống chú Hỉ không? hề hề. Chắc là không ai ngu gì kể cái xấu ra đâu hé. :)

Vậy! biết lỗi mà cố che đậy, không nhìn nhận, không xin lỗi, không chịu sửa sai, thì học đạo để làm gì ta?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:29 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết: Với em Bài học Hai chú dê qua cầu này vô cùng ý nghĩa. Tuy 3 tuổi đã được học. Nhưng trước khi đậy lắp quan tài mấy người có thể hoan hỷ nở nụ cười rằng ta đã thực hành viên mãn bài học này.

Nếu Bác có thiện chí muốn biết chú em TPTS tâm đắc ra sao về Bài học thủa lên 3 này. Em sẽ thành kính viết tiếp.

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Hề hề, Chú Hỉ chỉ trải lòng những cái mà hồi xưa như vậy, như vậy...Chớ không chê ai hết. Vì có dở mới có tốt. Đở hơn là người chưa từng biết nghĩa lý của Pháp là gì, Phật là sao...


Đức Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành" còn ai dám chê ai, đưa tay lên =((

Chú có thể kể bài học hai chú dê qua cầu được rồi đó. Hi hi. :)


****
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA THAM THIỀN
Ô nhiễm tức là vọng tưởng chấp trước. Tự tánh là trí huệ đức tướng Như Lai.

Việc tham thiền chính là “Dứt trừ vọng tưởng”.
“Xả hết muôn duyên, chẳng sanh một niệm”

Xả bỏ muôn duyên rồi, vọng tưởng tự tiêu trừ, tâm phân biệt không sanh khởi, tâm chấp trước được xa rời, cho đến một niệm chẳng sanh thì TỰ TÁNH quang minh hiển lộ toàn thể.

Chú Hỉ muốn ôn lại các điều kiện tham thiền, nhưng không biết làm cái gì trước đi. Hai cao thủ Hoasenmaimai; ThanhTri chắc là giỏi việc ....?! đâu :) cafene tangbong

Tham thoại đầu có giống niệm Phật không?
Tham thoại đầu nghĩa là ham thiền phải ko?
Tham thoại đầu tức là tham án, công án?


Hi hi Người nào chưa học tham thiền, chắc là không...?! .,.,

Trong phần này Thiền sư dạy, theo tôi nghĩ là điều kiện thiết yếu tham thiền phải trước tiên hiểu Tứ Diệu Đế, Tư duy Tứ Diệu Đế và thực hành các pháp cơ bản 37 phẩm trợ đạo; 5 triền cái; hiểu được Tàm Tứ Hỉ Lạc (nhất tâm) xả.... :) thì mới tới tham thiền. :) phải không hai thiền giả timeeeout tangbong


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:29 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

II.THAM THIỀN


Tông môn chủ yếu tham thiền. Tham thiền là để được “Minh tâm kiến tánh”, chính là muốn tham thấu “Bổn lai diện mục” của mình (Bổn lai diện mục tức là Phật tánh). Cho nên nói rằng :“Minh ngộ tự tâm, triệt kiến bản tánh” (ngộ rõ tự tâm, thấy suốt bản tánh).

Pháp môn này bắt đầu từ khi Phật Thích Ca “Niêm hoa thị chúng” (đưa cao cành hoa lên để mọi người thấy) cho đến Đạt Ma Tổ Sư truyền sang Đông Độ trở về sau, sự hạ thủ công phu có nhiều biến đổi.

Chư thiền đức trước đời Đường, đời Tống phần nhiều đều do một lời hay nửa câu (của Tổ Sư) thì liền ngộ đạo. Sự truyển thọ giữa thầy và trò bất quá là “dùng TÂM ấn TÂM”, hoàn toàn không có cái gì là PHÁP thật sự cả. Thường ngày tham vấn đối đáp, bất quá cũng chỉ tùy phương tiện mà cởi mở trói buộc, tùy bệnh mà cho thuốc.

Từ đời nhà Tống trở về sau, căn khí của học nhân thô sơ nông cạn, nói được mà làm không được. Ví như khi nói “Xả bỏ tất cả”, “chớ nghĩ thiện ác” nhưng mà tất cả đều xả không được, nếu không nghĩ thiện thì lại nghĩ ác.

Đến lúc này chư Tổ đành phải áp dụng biện pháp lấy độc công độc, dạy học nhân tham công án, ban đầu dạy khán thoại đầu, thậm chí dạy học nhân phải “quyết tử bám chặt vào thoại đầu”, dạy họ phải “bám chặt liên tục vào thoại đầu không được một sát na buông lỏng”, giống như chuột gặm quan tài, gặm chặt một chỗ không thông không ngừng.

Mục đích là dùng NHẤT NIỆM để tẩy bỏ MUÔN NIỆM.

Thật ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, như thân bị nhọt độc, nếu không dùng dao mổ xẻ chữa trị thì khó mà sống nổi.


Trích dẫn theo: Nguyên tác HÁN VĂN: HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG Niên phổ và Pháp vựng tăng đính bản (Trích dịch từ trang 626 đến trang 633 và từ trang 637 đến trang 649)
Việt dịch: BÁO ÂN



Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

II.THAM THIỀN


A. CÔNG ÁN: Công án của cổ nhân có rất nhiều (3)

B. Người đời sau chuyên giảng KHÁN THOẠI ĐẦU.NHƯ : Khán “Kéo cái tử thi này là ai?” hoặc Khán “Trước khi cha mẹ chưa sanh, bổn lai diện mục của ta ra sao?”. Gần đây hành giả các nơi thường dùng nhiều nhất là Khán “Niệm Phật là Ai?”

Thoại đầu này kỳ thật đều cùng một dạng, đều rất bình thường, quyết chẳng có chi đặc biệt kỳ lạ. Như khi nói Khán “Tụng kinh là Ai?”, Khán “Trì chú là Ai?”, Khán “Lễ Phật là Ai?”, Khán “Ăn cơm là Ai?”, Khán “Mặc áo là Ai?”, Khán “Đi đường là Ai?”, Khán “Ngủ nghỉ là Ai?”, v.v… đều là cùng một dạng.

Mục đích của các câu thoại trên đều giống nhau. Đáp án dưới chữ “AI” chính là TÂM. Câu thoại từ Tâm khởi, Tâm là đầu của câu thoại. Niệm từ Tâm khởi, Tâm là đầu của niệm. Muôn pháp đều từ Tâm sanh khởi, Tâm là đầu của muôn pháp.

Thật ra thoại đầu tức là ĐẦU của NIỆM. Đầu tiên trước niệm chính là TÂM. Nói thẳng ra “trước khi một niệm chưa sanh” chính là thoại đầu.

Do vậy chúng ta biết được KHÁN thoại đầu chính là QUÁN TÂM. “Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh” chính là TÂM. KHÁN “Bổn lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh” chính là QUÁN TÂM.

TÁNH tức là TÂM. “ PHÃN VĂN VĂN TỰ TÁNH ” chính là “PHẢN QUÁN QUÁN TỰ TÂM”.

Nói “Viên chiếu thanh tịnh giác tướng”: Thanh tịnh giác tướng tức là TÂM; CHIẾU tức là QUÁN vậy.

Tâm tức là Phật. Niệm Phật tức là QUÁN Phật, QUÁN Phật tức là QUÁN Tâm.

Do đó nói: “khán thoại đầu” hoặc nói: “khán niệm Phật là ai?” chính là QUÁN Tâm; tức là QUÁN CHIẾU “Giác thể thanh tịnh” của Tự Tâm; tức là QUÁN CHIẾU Tự Tánh Phật.

Tâm tức Tánh, tức Giác, tức Phật : không có hình tướng, nơi chốn, hoàn toàn không thể đắc (được), vốn tự thanh tịnh, biến khắp pháp giới, không ra, không vào, không đi, không đến”, tức là “Thanh tịnh pháp thân Phật vốn hiện thành sẵn”.

Hành giả phải đồng thời nhiếp cả sáu căn, từ “NƠI một niệm vừa sanh khởi” mà KHÁN (hay chiếu cố) thoại đầu này, KHÁN đến tự tâm thanh tịnh tách rời niệm.

Lại phải miên miên mật mật điềm điềm đạm đạm mà khán, tịch mà chiếu, ngay đó năm uẩn đều không, thân tâm đều vắng lặng , HÒAN TOÀN KHÔNG MỘT VẬT. Từ đó ngày đêm sáu thời đi đứng nằm ngồi đều như như không động, lâu ngày công phu thâm hậu THẤY TÁNH THÀNH PHẬT, qua hết mọi khổ ách.

Tích xưa Tổ Cao Phong bảo: “Hành giả có thể khán thoại đầu giống như ném một miếng ngói xuống đầm sâu muôn trượng, ngay đó rơi thẳng xuống đáy. Nếu trong bảy ngày không được khai ngộ thì hãy chặt đầu lão tăng đi ”. Quý vị đồng tham, đây là lời dạy của người xưa, vốn là chân ngữ thật ngữ, không phải lời dối trá của kẻ lường gạt.

TUY VẬY VÌ SAO TRONG ĐỜI HIỆN TẠI NGƯỜI KHÁN THOẠI ĐẦU THÌ NHIỀU MÀ NGƯỜI NGỘ ĐẠO CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU ?

Đây là do nơi người thời nay căn khí không được như người xưa mà cũng do người học thời nay đối với pháp tham thiền khán thoại đầu phần đông đều không chịu tìm hiểu rành mạch lý lẽ. Có người tham bên đông hỏi bên tây, chạy ngược bên nam, chạy xuôi bên bắc, kết quả náo động đến già, đối với thoại đầu hãy còn chưa được hiểu thấu minh bạch, không biết cái gì là thoại đầu, không biết như thế nào mới được tính là khán thoại đầu, một đời cứ chấp trước câu văn lời nói, danh xưng hình dạng, trên THOẠI VỸ dụng tâm tu. Khán “Niệm Phật là ai?” hả? Chiếu cố thoại đầu hả? Khán đến khán đi, tham tới tham lui, quẩy thoại đầu trên lưng rong ruổi đông tây, chỗ nào hội ngộ được “BẢN NHIÊN của ĐẠI ĐẠO VÔ VI “này? Làm thế nào đạt đền được địa vị “Pháp Vương TẤT CẢ KHÔNG THỌ NHẬN”? Mạt vàng rơi vào mắt khiến cho mắt bị mù, chỗ nào thấy được ánh hào quang nơi vàng tỏa ra ?

Đáng thương tiếc thay có một nữ nhi rời nhà học đạo, chí nguyện phi phàm, kết quả không đạt được gì cả, thật đáng thương xót.

Cổ nhân bảo: Thà rằng ngàn năm không ngộ, không thể để một ngày lầm đường! Việc tu hành ngộ đaọ tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Giống như công việc mở đèn điện, nếu biết cách thức thì chỉ búng một ngón tay là ánh sáng chiếu khắp nơi, đen tối hàng vạn năm liền trừ. Không biết cách thức thì “ công tắc” bị hoại, đèn bị hủy, phiền não càng tăng. Có một ít người tham thiền, khán thoại đầu gặp cảnh ma, phát cuồng, bị bệnh ói ra máu, lửa vô minh tăng trưởng, nhân ngã kiến (4) sâu nặng. Những việc này không phải là những bằng chứng rõ rệt sao? Cho nên người dụng công tham thiền lại phải khéo điều hòa thân tâm, phải tâm bình khí hòa, không ngăn, không ngại, không ta, không người, đi đứng nằm ngồi đều phải khế hợp với huyền cơ một cách tuyệt diệu.

Pháp tham thiền này vốn không thể phân biệt nhưng lúc khởi công tu tập người sơ tham sẽ có những khó dễ của người sơ tham, bậc lão tham sẽ có những khó dễ của bậc lão tham.

Trích dẫn theo: Nguyên tác HÁN VĂN: HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG Niên phổ và Pháp vựng tăng đính bản (Trích dịch từ trang 626 đến trang 633 và từ trang 637 đến trang 649)
Việt dịch: BÁO ÂN


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phương Pháp Tham Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Từ đời nhà Tống trở về sau, căn khí của học nhân thô sơ nông cạn, nói được mà làm không được. Ví như khi nói “Xả bỏ tất cả”, “chớ nghĩ thiện ác” nhưng mà tất cả đều xả không được, nếu không nghĩ thiện thì lại nghĩ ác.

Đến lúc này chư Tổ đành phải áp dụng biện pháp lấy độc công độc, dạy học nhân tham công án, ban đầu dạy khán thoại đầu, thậm chí dạy học nhân phải “quyết tử bám chặt vào thoại đầu”, dạy họ phải “bám chặt liên tục vào thoại đầu không được một sát na buông lỏng”, giống như chuột gặm quan tài, gặm chặt một chỗ không thông không ngừng.

Mục đích là dùng NHẤT NIỆM để tẩy bỏ MUÔN NIỆM.

Thật ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, như thân bị nhọt độc, nếu không dùng dao mổ xẻ chữa trị thì khó mà sống nổi.


Trích dẫn theo: Nguyên tác HÁN VĂN: HƯ VÂN LÃO HÒA THƯỢNG Niên phổ và Pháp vựng tăng đính bản (Trích dịch từ trang 626 đến trang 633 và từ trang 637 đến trang 649)
Việt dịch: BÁO ÂN
Trích dẫn ra đoạn này, Chú Hỉ tôi đây thấy ngộ ngộ về câu "lấy độc trị độc" mà tưởng nhớ đến một Thánh Tăng, một vị trong thập đại đệ tử của Đức Phật. Quí vị còn nhớ vị đó là ai?

Cái ngộ ngộ ở đây là trong câu này: Từ đời nhà Tống trở về sau, căn khí của học nhân thô sơ nông cạn, nói được mà làm không được. Ví như khi nói “Xả bỏ tất cả”, “chớ nghĩ thiện ác” nhưng mà tất cả đều xả không được, nếu không nghĩ thiện thì lại nghĩ ác.

Tức là những người cho rằng minh thông minh, tài trí, có tâm tánh nhạy bén...mới thích pháp đốn ngộ (như công án; khán thoại đầu.)
Nhưng Ngài Hư Vân cho là người học Phật như vậy là thấp nhất, chậm lục nhất. Bởi vì thích đốn liền(kiến tánh thành Phật...) còn thấy để tu sửa những cái dơ bẩn trong tâm thì xả bỏ không nổi.
(p/s. thấp nhất, chậm lục nhất nghĩa này dụ cho người tu bằng mắt, bằng miệng chớ không phải là thực tu tâm sửa tánh. Xin đừng hiểu lầm)

Nếu nghĩ mình học Phật không chậm lục, thất thủi hơn người khác thì hãy kiểm thảo lại có giống 5 nghi vấn dưới đây:

Tôi:
- Có khoe khoang Pháp mình học là Đệ nhất (Ví dụ người học niệm Phật thì cho rằng Pháp Niệm Phật là đệ nhất, vậy có nghĩa rằng Phật dạy các Pháp khác là đệ nhị (kém hơn sao?) Đây là tự mình mèo khen mèo dài đuôi. Cũng là cách gián tiếp khinh chê đồng đạo.)

- Có ủy mị, học đoán mò, học làm thầy bói, đoán biết vị lai của người tu, Ví dụ bạn ăn mặn mà niệm Phật cũng sẽ được vào cữu phẩm liên hoa, nhưng ở địa vị thấp.v.v. ?
(Nếu có người hỏi lại bạn ''Bạn là ai, mà có thể thọ ký người đó được vãnh sanh, hay người đó kiến tánh, Phật tính...v.v. Lúc đó bạn sẽ nghĩ sao?)

- Có dua nịnh, tâng bóc người có địa vị cao hơn mình hay không?

- Biết rằng mình làm sai! mà vẫn cải, biện hộ chống chửa, có hay không?

- Hoặc khi ai đưa ra được chứng minh trong kinh sách, lời giảng của bạn là sai, thì giả bộ ngố, cho rằng không đáng trả lời (ngã mạn) chẳng những không biết cảm ơn. Mà ngược lại còn nguyền rủa coi như kẻ địch.

5 điều này, điều nằm trong ngũ lợi sử. Mà một kiết sử cũng không chịu sửa thì làm sao mà tiến bộ.

Ngũ lợi sử không thấy, không biết, không hiểu mà muốn minh tâm kiến tánh liền một kiếp thì đâu thể nào, Do đó HT. đã nói thêm một đoạn dưới đây:
Đến lúc này chư Tổ đành phải áp dụng biện pháp lấy độc công độc, dạy học nhân tham công án, ban đầu dạy khán thoại đầu, thậm chí dạy học nhân phải “quyết tử bám chặt vào thoại đầu”, dạy họ phải “bám chặt liên tục vào thoại đầu không được một sát na buông lỏng”, giống như chuột gặm quan tài, gặm chặt một chỗ không thông không ngừng.
Tóm lại, một thiền sinh mà không có căn bản giáo giới, không chừa bỏ nổi ngũ lợi sử được thì còn một cách là Khán thoại đầu thôi, cho tới một ngày được ''Minh Tâm'' hay gọi là lấy độc công độc là như vậy.

Tám tới đây, thì Quí vị cũng biết mình đang đứng ở vị trí nào rồi. Nếu còn bàn tới ngũ độn sử thì còn dữ nữa.
Mục đích là dùng NHẤT NIỆM để tẩy bỏ MUÔN NIỆM.

Thật ra đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, như thân bị nhọt độc, nếu không dùng dao mổ xẻ chữa trị thì khó mà sống nổi.
Nhất niệm này dụ cho Phật tính (Tâm), còn Muôn niệm dụ cho vọng tưởng. Tất nhiên người học khán thoại đâu phải hiểu nơi tâm mình có thấy được vọng tưởng và không chạy theo vọng tưởng hay không. Còn không thấy được vọng tưởng thì phải trở lại học hỏi kinh tạng để mà thấy.
(p.s. Ít nhất cũng hiểu 1/5 Phật tính của bản thể là như như...)

Nếu không thích học giáo môn cho liễu nghĩa thì học khán thoại đầu như lời HT giải thích như trên.

Đừng tưởng rằng học ''tâm tông mà không cần học giáo tông (tam vô lậu học) thế mới gọi là lạ học Pháp giữa đời thường.
/:) I-)
===================


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách