Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính quí đạo hữu.
Do có sự yêu cầu của "Chú Hỷ", nên tôi lập trang này để quí đạo hữu khi có thắc mắc, có thể gởi vào đây để hỏi.
Admin, các mod, và các thành viên khác, tùy theo khả năng của mình, sẽ trả lời cho quí đạo hữu.
Trân trọng kính chào.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú Hỷ đã hỏi :
Tâm niệm sứ là một chi trợ niệm, quan trọng nhất của Tứ Niệm Xứ và là một đặt thù của 37 phẩm trợ đạo. Không biết tâm hành niệm của mình thì không thể tu nhất thừa; Bồ tát thừa cho đến thành người hiền lương cũng còn chưa được.

Có thể sư phụ Bình cho biết sự trải nghiệm ''tâm hành niệm'' thế nào? - Hỏi thế thì có lẽ chúng ta chưa nắm bắt, khởi đầu cho câu chuyện. Tạm mượn câu ''Ngã tướng; Nhơn Tướng; Chúng sanh tưởng; thọ giả Tướng trong kinh Kim Cang'' làm đầu câu chuyện. Khi đã hiểu 4 loại tướng thì chúng ta trở lại từ đầu.

Tại sao chúng ta phải tu ''Thân hành niệm'' ? tangbong cafene xin mời sư phụ Bình và các bạn thích bình luận về Tứ Niệm Xứ cho chủ đề Như Lai Thiền hay Thiền Nguyên Thủy thêm lợi lạc, rất cảm ơn, mời :) .
Trả lời cho câu :
''Ngã tướng; Nhơn Tướng; Chúng sanh tưởng; thọ giả Tướng trong kinh Kim Cang''
xin trích kinh Kim Cang
Văn Thù Bồ Tát hỏi phật : Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Thế Tôn nói :
1) Người phàm phu nhận sắc thân tứ đại này cho là ta, tham sống, sợ chết gọi là có Ngã Tướng
2) Tâm còn phân biệt đẹp xấu, tốt xấu, yêu ghét chẳng đồng. Chẳng được bình đẳng là có Nhân tướng
3) Không cầu giải thoát, chạy theo ham muốn của phàm phu gọi là có chúng sanh tướng.
4) Tâm thức chưa trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được pháp vô sanh, chân không, thực tướng. Thường bị tâm cảnh, ý thức dẫn dắt gọi là có thọ giả tướng.

1) Còn như Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, ngộ cái cuộc đời không bền chắc. Thân mình còn không tiếc, huống chi là gia tài. Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.
2) Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đỏ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ , gọi là không nhân tướng
3) Còn như người nào, tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa , gọi là không chúng sanh tướng.
4) Còn người biết tỏ chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình, ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng.

Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ-Tát.
Tứ Niệm Xứ

Thân bất tịnh
Thọ thị khổ
Tâm vô thường
Pháp vô ngã

Sao gọi là thân bất tịnh ?
Thân này nhờ phụ tinh mẫu huyết mà thành, phụ tinh mẫu huyết là vật dơ nhớp, vậy cái thân này đã do những vật dơ nhớp tạo thành, thì làm sao mà tinh sạch cho được. Lúc mới đầu thai, trạng thái nhỏ nhen như bộ trùng, lần lần sinh năm sinh bảy, lớn bằng hột đậu cho đến lớn bằng miếng thịt, đầy những máu me rất dơ nhớp.
Về sau, nhờ sức duy trì của nghiệp thức, lần tượng ra hình người nằm trong bọc nước, cái bọc nước đầy những mồ hôi nước tiểu. Cái thân nằm trong đó đủ chín tháng mười ngày rồi mới ra khỏi bụng mẹ theo con đường rất dơ nhớp, đầy những máu me, rồi nằm trên vũng máu hả miệng oe oe ba tiếng chào đời, thật không chút gì là tinh sạch cả. Đã sanh ra rồi, khi nhỏ nhờ bú sữa, lúc lớn nhờ ăn uống mà càng ngày càng lớn. Nhưng lạ thiệt. Ban đầu là của ngon vật lạ, ai nấy đều thích, mà ăn vào cách chừng một đêm đã biến thành đồ dơ nhớp. Sớm mai ngủ dậy chưa súc miệng thì trong miệng đã hôi thúi, bốn năm ngày không tắm rửa thì áo quần đã tẩm mồ hôi, đen điu rít rắm. Lại còn nước mũi, ráy tai, lắm chuyện dơ nhớp nữa. Đó là nói về bề ngoài. Về bề trong lại còn dễ sợ hơn. Chẳng nói chi máu me xương thịt, chỉ trong một bộ lòng đã đầy những đồ hôi thúi, chẳng khác gì một thùng phẩn vậy.
Sao gọi Thọ là khổ ?
Có lãnh thọ thì có khổ. Người ta cảm nhận (thọ nhận) các cảm giác nóng, lạnh, đau đớn, nhức mỏi, tê dại, đói khát v.v.. đều là những cái khổ về vật chất.
Về danh lợi thì lắm người vì muốn có lợi có danh mà lo ngày lo đêm, ăn không ngon, nằm không ngủ. Rủi không được thăng thưởng hoặc bị lỗ lả thì rực đầu rực óc, khổ sở không phải là ít.
Về ngũ dục thì không ngoài sắc đẹp tiếng hay, mùi ngon vị lạ, cờ bạc rượu chè mà thôi. Nhưng rượu trà thì khổ về say sưa, cờ bạc thì khổ về mất ăn mất ngủ, thiếu trước thiếu sau, vị lạ tiếng hay phải mất công tìm kiếm. Còn vui về tình ái là khi gặp gỡ thì vui, khi xa nhau lại nhớ thương buồn rầu. Lại còn lắm đôi trai gái vì sự trắc trở, muốn trọn chữ tình mà đành phải ném mình vào hang sâu vực thẳm, khổ sở kể sao cho xiết.
Những sự vui ở đời thường sanh ra ba điều khổ là khổ khổ, hành khổ và hoại khổ.
Khổ khổ là vì khổ mà khổ, như vì nhàm chán mà khổ, vì sanh say sưa, nghèo cực, đau ốm mà khổ.
Hoại khổ là cái vui hết đi thì thấy khổ. Món đồ quí bí mất, bị vỡ nên khổ.
Hành khổ là khi đang làm việc, hay đi đâu, phải cố gắng hết sức để làm, để đi v.v. nên khổ.
Tâm vô thường
Chúng ta thường sống với vọng tâm. Mà vọng tâm thì luôn luôn thay đổi, khi thì yêu, khi thì ghét, khi giân dỗi, khi vui vẻ v.v. chẳng khi nào mà nó chẳng ở trong các trạng thái đó, tuần tự thay thế nhau. Cho nên nói tâm vô thường. Mà tâm vô thường tức là chúng ta vô thường.
Pháp vô ngã
Phật nói "các pháp đều do nhân duyên hợp lại mà thành"
Do đó nó không phải là cái sẵn có, nó cũng theo nhân duyên mà tan, nên nó trong trường tồn, không có thực.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết: xin trích kinh Kim Cang

Văn Thù Bồ Tát hỏi phật : Những người thế nào gọi là có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng?
Thế Tôn nói :

1) Người phàm phu nhận sắc thân tứ đại này cho là ta, tham sống, sợ chết gọi là có Ngã Tướng
2) Tâm còn phân biệt đẹp xấu, tốt xấu, yêu ghét chẳng đồng. Chẳng được bình đẳng là có Nhân tướng
3) Không cầu giải thoát, chạy theo ham muốn của phàm phu gọi là có chúng sanh tướng.
4) Tâm thức chưa trừ, nghiệp chướng thường phát động, chẳng ngộ được pháp vô sanh, chân không, thực tướng. Thường bị tâm cảnh, ý thức dẫn dắt gọi là có thọ giả tướng.

1) Còn như Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, ngộ cái cuộc đời không bền chắc. Thân mình còn không tiếc, huống chi là gia tài. Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.
2) Xem hết thảy chúng sanh bình đẳng như con đỏ, không lựa chọn kẻ sơ người thân, đều bình đẳng tế độ , gọi là không nhân tướng
3) Còn như người nào, tâm đối với đời một phen dứt rồi là dứt luôn, không nối lại nữa , gọi là không chúng sanh tướng.
4) Còn người biết tỏ chỗ vô sanh Phật tánh, chẳng theo phàm tình, ý thức dẫn dắt, nương theo phương tiện nguyện lực hành trì là không có thọ giả tướng.

Nếu còn bốn tướng gọi là phàm phu, bốn tướng hết rồi gọi là Bồ-Tát.
:-? Chuyện ông Tám timeeeout
1) Người phàm phu nhận sắc thân tứ đại này cho là ta, tham sống, sợ chết gọi là có Ngã Tướng.
1) Còn như Bồ-Tát biết cái thân phàm là giả, ngộ cái cuộc đời không bền chắc. Thân mình còn không tiếc, huống chi là gia tài. Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.


Ngã tướng, chúng ta hiểu là thân tâm, là cái tôi, nhất nhất hết... hể ai chạm tới là lục tặc nó chống cho tới cùng. Cho nên ai ai cũng tham sống sợ chết.
Khi đã đọc hiểu lý Bát Nhã....
Người Phật tử mới hiểu rõ là cuộc đời này, thân tâm này điều là giả...

Câu: ''Chỉ tiếc việc Phật, dạy pháp đại thừa là không ngã tướng.'' ...? Câu này thuộc về Tư duy trong (Văn Tư Tu Bát Nhã).

Biết được ngã tướng là như vậy, sau đó là tư duy lời kinh Phật dạy có đem đến lợi ích nào.
Nếu đã hiểu điều đó là lợi thì chúng ta bám lấy để sửa. Thế mới gọi là Tu.

Tóm lại chúng ta hiểu phần trên là chỉ hiểu theo nghĩa văn, còn tư duy và tu hành thì chưa có. (còn tiếp...)
Sư phụ Bình, Quí Phật tử thấy hay thắc mắc về ''ngã tướng'' xin bổ túc, chúng ta cùng học. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.


Khởi một niệm là đã có ngã tướng
Phân biêt là có nhân tướng
Chọn lựa là có chúng sanh tướng
Yêu, ghét là có thọ giả tướng

Khởi một niệm là sẽ có ngã tướng
Phân biệt là có nhân tướng
Yêu – ghét, chọn – lựa là có chúng sanh tướng
Có chúng sanh tướng là sẽ có thọ giả tướng.

Trong kinh Viên Giác, chương “Tịnh Chư Nghiệp Chướng” bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm (chùa Vĩnh Nghiêm) phần chú thích, có định nghĩa về bốn tướng như sau :

Nói tóm lại :
- Chúng sinh đối với chân lý có chỗ chứng. Chấp rằng mình đã chứng đến chỗ ấy , gọi là có ngã tướng.
- Chúng sinh đối với ngã tướng trên đã vượt qua,tiến một bước, không nhận chỗ chứng làm ngã, lại chấp cái ngộ ngã tướng ấy làm tâm, gọi là có nhân tướng.
- Chúng sinh, so với nhân tướng trên lại tiến một bước. Đã siêu qua cái tướng ngã, tướng nhân nhưng còn tồn tại tưởng hữu (chấp có: có chúng sinh, có liễu ngộ) đó gọi là tướng chúng sinh.
- So với tướng chúng sinh kia lại tiến thêm một bước, tuy đã vượt qua cái tâm chứng ngộ, nhưng còn vướng cái trí năng giác, nên gọi là tướng thọ giả. (Nên biết năng giác và sở giác đều là trần cấu. Như băng tan trong nước, một khi đã tan hết thời không còn phân biệt băng hay nước) Cũng như thế nếu còn năng giác và sở giác là còn thọ mệnh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết:Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.


Khởi một niệm là đã có ngã tướng
Phân biêt là có nhân tướng
Chọn lựa là có chúng sanh tướng
Yêu, ghét là có thọ giả tướng

Khởi một niệm là sẽ có ngã tướng
Phân biệt là có nhân tướng
Yêu – ghét, chọn – lựa là có chúng sanh tướng
Có chúng sanh tướng là sẽ có thọ giả tướng.

Trong kinh Viên Giác, chương “Tịnh Chư Nghiệp Chướng” bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm (chùa Vĩnh Nghiêm) phần chú thích, có định nghĩa về bốn tướng như sau :

Nói tóm lại :
- Chúng sinh đối với chân lý có chỗ chứng. Chấp rằng mình đã chứng đến chỗ ấy , gọi là có ngã tướng.
- Chúng sinh đối với ngã tướng trên đã vượt qua,tiến một bước, không nhận chỗ chứng làm ngã, lại chấp cái ngộ ngã tướng ấy làm tâm, gọi là có nhân tướng.
- Chúng sinh, so với nhân tướng trên lại tiến một bước. Đã siêu qua cái tướng ngã, tướng nhân nhưng còn tồn tại tưởng hữu (chấp có: có chúng sinh, có liễu ngộ) đó gọi là tướng chúng sinh.
- So với tướng chúng sinh kia lại tiến thêm một bước, tuy đã vượt qua cái tâm chứng ngộ, nhưng còn vướng cái trí năng giác, nên gọi là tướng thọ giả. (Nên biết năng giác và sở giác đều là trần cấu. Như băng tan trong nước, một khi đã tan hết thời không còn phân biệt băng hay nước) Cũng như thế nếu còn năng giác và sở giác là còn thọ mệnh.
Sư Phụ Bình Kính.

Đây là giai đoạn 2 thuộc về Tư duy, rất có ý nghĩa. Nhưng chỉ về cách tu thì Sư phụ biết có bài của Quí Thầy nào giảng tiếp theo...?

Nếu không có, thì mời sư phụ chỉ lối tu nào để phá hết các chấp trong kinh Viên Giác chương “Tịnh Chư Nghiệp Chướng” bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh (Chú thích cũng là sự tư duy của Thầy, chớ Hỉ chưa thấy dạy cách tu tập.)

Giả thuyết:

Hành giả biết:
Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng,
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.


... Như vậy, cách tu tập thế nào để phá chấp (Nghĩa: tu sửa) ?


có thể chúng ta xem phần trích dẫn của HT. Thích Thanh Từ giảng và sẽ có thêm chổ dựa dẫn ra vấn đề trên: Xin mời hề hề.


Tôi xin dẫn thêm chuyện của Lục tổ Huệ Năng với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ngũ tổ đem kinh Kim Cang ra giảng cho ngài nghe. Kinh Kim Cang có hai câu hỏi của Tôn giả Tu Bồ Đề. Câu thứ nhất: “Người phát tâm cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm thế nào để hàng phục được tâm ấy?”. Câu hỏi thứ hai: “Người phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, làm thế nào để an trụ được tâm ấy?. Phần an trụ tâm, Lục tổ nghe giảng tới câu “Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, ngài liền đại ngộ và thốt to lên: “Đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt v.v…” Ngũ tổ biết ngài đã ngộ nên truyền y bát và ngài trở thành vị Tổ thứ sáu.

Như vậy, Phật dạy muốn tâm yên ổn, an trụ thì không nên sanh tâm dính kẹt nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu căn không bị dính kẹt sáu trần là an trụ tâm. Có nhiều vị tu hoặc ngồi niệm Phật hoặc tọa thiền nhưng tâm cứ chạy hoài. Chạy theo sáu trần, nhớ người nầy, nhớ việc kia v.v… nên tâm bị rối loạn. Nếu biết giữ tâm không cho dính với sáu trần thì tâm an trụ. Mà tâm an trụ thì tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không khó. Do đó chúng ta mới thấy ý nghĩa của kinh Kim Cang đã khai ngộ cho Lục tổ là vậy.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.
Đây là các mốc để hành giả tự biết mình đã tu đến đâu.
Người chưa tu thì có đầy đủ 4 tướng như trên.

Qua học hỏi giáo pháp của Phật, thì ta biết rằng : thân này do tứ đại hợp thành, nó chẳng phải ta. Tâm này là vọng, do ngũ uẩn mà có. Mà ngũ uẩn cũng là vọng, nên tâm này là vọng, chẳng thật có. Cứ quán sát như thế, dựa theo quan niệm "ta chẳng có thật" mà hành xử mọi việc, thì dần dần cái chấp ngã sẽ bị gạt bỏ, Ngã tướng không còn.

Tiếp đó ta xét : mình như vậy, người khác cũng như vậy, tức là người khác cũng không có thật. Mọi vật chỉ do duyên khởi hợp thành, nó cũng không thật có. Quan niệm như vậy lâu ngày thì ta thấy người khác cũng không thật, như vậy là phá chấp thấy có người khác, hay là phá được "nhân tướng".

Không thấy có ta, có người, nhưng lại cho rằng mình đã chứng đắc, đã đạt đến địa vị nào đó (nên phải cứu độ chúng sanh) tức là vẫn còn chúng sanh tướng. Phải nhận thấy rằng : Sự thật là ta không có, người khác cũng không có. Tất cả chỉ là huyễn mộng, do vô minh tạo ra mà thôi. Như vậy là đã phá được "chúng sanh tướng".

Phá được chúng sanh tướng rồi, thì không còn là chúng sanh nữa. Nhưng lại nghĩ rằng "ta sẽ sống mãi", "Ta sẽ trường tồn" tức là rơi vào thọ giả tướng. Tất nhiên cũng chưa thoát khỏi luân hồi. Vì hữu hình (có tướng) tất hữu hoại, vẫn còn trong vòng sống chết.
Chỉ khi nào thoát khỏi "chúng sanh tướng", thấy mọi pháp đúng như nó vốn có (vạn pháp vốn không, nhưng vẫn hiện hữu, thường hằng), không khởi niệm (chấp) Ta sẽ sống mãi, thì mới phá được "thọ giả tướng".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Giải thích những thắc mắc về Phật pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Bàn về Ngã tướng:
binh đã viết:
Chấp thân ngũ uẩn này có thật là chấp ngã, có ngã tướng
Thấy có những người khác, vật khác là có nhân tướng.
Thấy có chúng sanh phải độ là có chúng sanh tướng
Thấy có sống, chết là có thọ giả tướng.
Đây là các mốc để hành giả tự biết mình đã tu đến đâu.
Người chưa tu thì có đầy đủ 4 tướng như trên.

Qua học hỏi giáo pháp của Phật, thì ta biết rằng : thân này do tứ đại hợp thành, nó chẳng phải ta. Tâm này là vọng, do ngũ uẩn mà có. Mà ngũ uẩn cũng là vọng, nên tâm này là vọng, chẳng thật có. Cứ quán sát như thế, dựa theo quan niệm "ta chẳng có thật" mà hành xử mọi việc, thì dần dần cái chấp ngã sẽ bị gạt bỏ, Ngã tướng không còn.
Theo Lý:

Theo Hỉ, cứ quán sát như vậy là chưa đủ nhận xét về căn bản phiền não (vô minh bổn). Ví dụ một người đã nghiện rượu, nghiện thuốc là mấy chục năm trời. Mà kêu họ cay chỉ cần quán sát thôi thì hết nghiện. Cũng vậy khi còn là phàm phu chưa hiểu đạo thì cái gì cũng thật, cái gì cũng là của ta. Khi học đạo thì mới thấy thân tâm này là giả tạm hết. Chúng có là do duyên hợp thành.

Về Sự (thực hành)

Còn tu thiệt thì phải tu bằng tam vô lậu học (giới định huệ) tùy vào sở thích của người tu rồi mới đến là tông môn, sở nguyện.v.v.
(p/s. Sở vĩ mà các kinh sách Hán Tạng, nói không rõ trong Văn Tư Tu cho người học cũng có rất nhiều nguyên do; Bởi thời thế, bởi không đồng môn; bởi Dịch giả / soạn giả vẫn còn có thể cho ''Ngộ'' lời của Tổ! và văn hóa xưa của người Hoa rất là cẩn thận (dấu nghề) nên mới nói rất là bóng bẩy. Có thể cũng là khích tướng người học cũng không chừng. Theo Tôi thì phải nên áp dụng cả hai Nam Bắc hòa hợp thì sự và lý mới thấy rõ con đường mình tu.)
Tóm lại khi đã quán ngã tướng và tâm tánh điều không thật, và muốn tu sửa thì phải buộc vào giới định huệ mà tu. Riêng Hỉ thì cũng đang tu Pháp môn Niệm Phật và Thân Thọ Tâm Pháp niệm xứ.

(Còn tiếp...)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách