CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Mọi vấn đề đều qui về vấn đề giữa Thể và Dụng.

Nói về Thể và Dụng thì rất trừu tượng, khó hiểu,...Nhưng mà muốn là một người toàn giác thì tất nhiên phải hiểu rõ và rất rõ mới có thể bước đi vững vàng trên đạo lộ toàn giác. Chúng ta cùng nhau nghiên cứu lý thuyết một chút.

Có ba thứ chúng ta cần phải hình ra dung ra là: Chất và Thể-Dụng.

1)Trước hết là Chất.
Mỗi chúng ta đây là mỗi một Chất hay mỗi cá thể trãi qua làm chúng sanh, tu tập giải thoát luân hồi thành Thánh nhân, và cuối cùng làm Phật, mỗi cá thể như thế gọi là Chất, hay còn gọi là cái Thật Sự. Khi đó:

+ Giữa hai Chất là không hòa tan, vì hòa tan thì chỉ là một Chất.

+ Không có Chất nằm tách biệt, cô lập đối với Chất khác. Thật vậy, khi cho rằng có Chất như thế thì giữa hai chất có một sự kết nối thông qua sự suy xét rồi. Chất cô lập một mình như thế thì không có chất nào liên hệ được, cho nên đối với mọi chất là không tồn tại. Như vậy, nếu đối với một chất mà có chất thứ hai thì chất đó phải có sự liên hệ đến chất thứ nhất. Và có bao nhiêu chất như thế thì chúng là một cộng đồng liên hệ nhau.

+ Có bao nhiêu Chất? Nếu chỉ có một chất duy nhất thì chất này đứng yên tĩnh tại, không có bất kì có gì khác, với chính nó cũng không có phương tiện gì,... chất như thế là rỗng không, như thế không gọi là một chất được.
Như vậy, phải có ít nhất hai chất. Giả sử có hữu hạn chất. Như trên, giữa các chất luôn liên hệ nhau, như vậy các chất luôn hoạt động, tương tác với nhau, sự hoạt động đi từ trình độ thấp đến cao. Vì chất là không hòa tan, đến một lúc nào đó, sự hoạt động của tất cả chất đều đồng nhất với nhau (trình độ cao nhất). Như thế không còn chất nào hoạt động trình độ thấp. Các chất được đưa về cùng một chất duy nhất. Như trên điều này là rỗng không, không thể xảy ra.

Vậy có vô hạn các chất. Tức là có vô hạn chư Phật đã thành và chưa thành.

2) Thể và Dụng.

Vô số chất liên hệ với nhau, để liên hệ khởi dậy sự hoạt động. Sự hoạt động của Chất gọi là Dụng.

Dụng thì là những sự liên hệ cụ thể nên nó phải đi từ trình độ thấp đến trình độ cao. Tức là Chất nào cũng vậy, phải khởi dụng đi từ trình độ thấp đến trình độ cao là dụng cùng khắp, tròn đầy đồng nhất với mọi chất mà vẫn đảm bảo không bị hoàn tan. Và do đó lúc nào cũng còn chất trình độ thấp. Nói độ tận chúng sanh là chúng sanh bên trong tâm tư mình, chứ không phải chúng sanh bên ngoài, chúng sanh bên ngoài phải độ mãi mãi hay trợ duyên mãi mãi.

Chất hoạt động ra sao đi nữa thì không bao giờ bị hòa tan mất Chất. Sự bảo toàn này gọi là Thể. Hay còn gọi là Phật Tánh. Và như vậy sự đồng nhất ở đây chính là đồng nhất về Thể, tức là cùng một nguyên lý bảo toàn nhất như bất động.

Như vậy, Thể Và Dụng là hai khía cạnh cùng nhau tồn tại của một Chất. Chúng không thể tách rời nhau, trong đó Thể là nguyên lý cho Dụng, Dụng thì minh chứng cho các Chất có liên hệ với nhau là cùng một Thể. Và trong đó, Dụng phải đi từ trình độ thấp đến trình độ cao, bởi vậy, không thể nói có Phật Tánh (Thể) là đã thành Phật, mà phải Dụng công tu tập, khi Dụng đạt trình độ cao nhập với Thể thì mới thành Phật.

3) Thành Phật không có nghĩa là chấm hết tất cả. Chấm hết là chấm hết cái trình độ thấp (Vô Minh). Phật vẫn Dụng, nhưng mà cái Dụng của Ngài là trình độ cao (đồng nhất với Thể) nên chúng ta khó thấy khó biết, vẫn đang độ chúng sanh.

Cám ơn chư vị đã đọc qua, có gì không hợp nhãn, xin hãy bỏ qua, xem như ý kiến riêng của BK. BK sẵn sàng trao đổi với các vị! cafene
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 30/06/14 07:22 với 1 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, ngu tui đã có duyên đọc qua bài này của thiện tri thức. Mong rằng với những khám phá hữu ích, thiện hữu sẽ tiếp tục chia sẽ lên diễn đàn
Ngu tui cũng có may mắn đọc qua Áo Nghĩa Thư của Ấn Độ, có giải thích cặn kẽ về nguồn gốc của bản thân ta và vũ trụ. Theo đó, các hạt tâm thức chui vào ngũ uẫn của Chất trong trạng thái hóa sanh phức tạp đều có Phật tính tương đương và đồng đều với nhau. Theo lý giải của thiện tri thức, thì nó phải là những đồng chất tương đương về lý tánh. Tuy nhiên, thiện tri thức vẫn chưa giải thích việc các Chất này có thể chống đối với nhau trong mối liên hệ tương tác qua lại. Ý của tui là: chống đối trong sự va chạm hoặc kết hợp, cái này tiêu trừ cái kia trong phạm vi liên hệ; dẫn đến sanh ra cái mới hoặc hủy bỏ tuyệt đối cái cũ. Tái lập hoặc tách rời môi trường cũ hoặc Thể-Dụng. Thiện tri thức chưa nói tới cái pháp vi tế này


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Cám ơn DH HD đã đọc qua và cho vài lời nhận xét.

Bên trên, BK viết để có cái nhìn tổng quát nhất có thể.
Trong đó, có đề cập liên quan tới thực tại cụ thể là Dụng, nó đi từ trình độ thấp đến trình độ cao, trong mỗi giai đoạn nhỏ nó thể thụt lùi, nhưng cuối cùng cũng là tiến. Cách thức mà nó tiến hóa rất đa dạng, như giải quyết các hình thức chống đối, mâu thuẩn,... hợp nhất cục bộ mà tiến lên, và nói chung là tiến lên theo đường xoắn óc,hay những đường gấp khúc,...

Do mỗi hình thức, mỗi dụng đều là không phải thật chất nên sớm muộn sẽ bị phá hủy, tiến dần lên và đồng nhất với Thể.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chất tức là thể. Vì vậy người ta mới gọi là "thể chất"

Thí dụ như cái tô, Thể của nó là sành, sứ. còn dụng của nó là để chứa đựng
Cái áo : thể của nó là vải sợi, dụng của nó là để che đậy thân thể.

Đối với "Tâm" : thể của nó là "không", dụng của nó là "tánh biết".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Thể là thuộc tính Vô Sanh của Chất, Dụng là thuộc tính phân biệt, biết của Chất. Chất là chỗ "nhất như "giữa Dụng và Thể.

Giọt nước và giọt dầu là khác chất, không trùng lập vào nhau. Nước và Dầu là hai Chất.

Cái hình thức tròn đầy không sai khác, đó là Thể, là đồng.

Khi giọt Dầu và giọt Nước bị phân chia ra. Cách thức mà chúng gôm lại và phản ứng chính là Dụng của mỗi Chất, là dị biệt.

Gôm lại thành mỗi giọt tròn đầy thì đó là đồng nhất Thể và Dụng, là Phật. Dụng lúc này không phải là hết mà là Dụng ở hình thức cao nhất, dị biệt nhưng không làm sức mẻ pháp giới.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG (VẤN ĐỀ TÊN GỌI)

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

1) Về Thể Tánh thì có rất nhiều tên gọi rất hay nhưng mà quá nhiều tên gọi làm cho người học cũng rối trí, thậm chí còn chấp vào pháp. Đức Phật dùng từ ngữ rất hay và xác đáng là TÁNH KHÔNG = Sự vật hữu tướng đều không có thực thể, giả tạm, huyễn, không thật có.

Như thế vạn pháp đều KHÔNG, ngay cả cái KHÔNG này cũng không luôn!
Nổi bậc cho việc này là pháp Bát Nhã.
Học không khéo rơi vào chấp KHÔNG , nặng nhất là chấp đoạn diệt.

2) Về Dụng Tánh thì trong nhà Phật có câu: Nhất thiết duy tâm tạo.

Tâm tạo này chính là Dụng Tánh.
Khi Vô Minh thì Dụng hữu hình hữu tướng.
Khi Giác Ngộ thì dụng vô hình vô tướng. Giác Ngộ chính là chứng nghiệm đồng nhất với TÁNH KHÔNG.
Dụng phải đi từ thấp đến cao chứ không phải từ ngang hông mà ra, do đó mà có thế giới, có chúng sanh,... cuối cùng là Giác Ngộ.

Chấp Dụng là chấp thường, chấp có thao tác, chấp tướng trạng, nặng nhất là chấp Ngã.


3) Chỗ nhất như là CHẤT, nhà Phật có nhiều câu nói về chỗ nhất như này, chẳng hạn: Chân Không Diệu Hữu.

Thể và Dụng không phải hai mà cũng chẳng phải một. Hiểu chỗ này mới chính thức bước chân vào Bồ Tát Đạo, đầu tiên là hiểu trên sự tướng,rồi phá các chấp,...khi nào nghiệm chứng vô ngôn vô luận nhất như mới gọi là Giác Ngộ.

Thể Tánh và Dụng Tánh vốn là nhất như. Tạm phân biệt ra như vậy làm phương tiện để giúp chúng ta dần dần thâm nhập.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thưa thiện hữu...thật lành thay

Hiểu được cái "dụng" thì mới hiểu được lẽ thiền. Khi chất hoạt động thì gọi là dụng. Muốn dụng đạt trình độ cao thì chất phải bị thay đổi, buộc phải vậy; không thể khác đi được. Khi chất tiến hóa dần để đạt trạng thái dụng tương ứng thì phải trải qua sanh-diệt; để biến đổi một phần hoặc toàn bộ. Do đó chất mới sanh ra phải khác với chất cũ; không còn liên kết, không còn trong trạng thái cũ nữa; mà nó chỉ mang tính kế thừa; xa lìa với mối liên hệ xưa cũ với những chất khác. Vì vậy, cái Dụng của nó cũng khác; cũng phải trong liên hệ mới; đóng vai trò mới. Điều này giải thích, nếu ta siêng năng làm một việc gì đó thì tâm sẽ sanh hoan hỷ và kiếp sau; ta cũng lại mang sự vui thích đó theo, bất kể điều đó thiện hay ác. Hành theo con gì thì sẽ làm con đó tương ứng


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Hư Danh đã viết:Lành thay, thưa thiện hữu...thật lành thay
Muốn dụng đạt trình độ cao thì chất phải bị thay đổi, buộc phải vậy; không thể khác đi được.
Này DH, chất không thể biến thành chất khác. Cũng như khi chưa thành Phật và khi đã thành Phật thì đâu thể nói là hai người khác nhau.

Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà không phải hai không phải là một vị. Chất là không trùng lập với nhau, chẳng thể khác hơn được.

Cho nên chư Phật thường dạy: biến đổi mà thực sự là không biến đổi.
Mọi sự biến đổi vẫn thống nhất trong một chất, sự biến đổi diễn ra do các hữu tướng tác động qua lại lẩn nhau.

Đối với chúng sanh hữu tình, muốn Dụng đạt trình độ cao nhất thì Tâm phải đồng nhất với pháp giới hay Thể Tánh = Không Tánh.

Thí dụ như biển: khi biển có sóng thì sóng là biến đổi nhưng mọi sự biến đổi vẫn nằm trong biển cả và nước biển không mất mác; khi tất cả cơn sóng lặng hết thì biển lặng.

Biển như là CHẤT, nó chẳng phải biến đổi (có sóng) mà cũng chẳng phải không biến đổi (lặng yên), tức chẳng phải hữu, chẳng phải vô, chẳng phải trong tương quan, chẳng phải ngoài tương quan............


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: CHẤT VÀ THỂ - DỤNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Người muốn toàn giác thì trước hết phải hiểu rõ Thể Vô Sanh (Phật Tánh). Đó chỉ là điều kiện đầu tiên trên con đường Bồ Tát Đạo. Sau đó, dụng công tu tập mà lần lươt thâm nhập và đồng nhất. Dụng công thì có hữu công dụng hạnh và vô công dụng hạnh, vô công dụng hạnh thì mới thẳng tiến đến thành Phật không còn bị lùi sụt nữa.

Phật Tánh là thống nhất chỉ một quan điểm duy nhất từ đầu cho đến cuối trong tất cả lời Phật dạy. Nếu chưa thấy được điều đó nghĩa là bạn chưa hiểu Phật Tánh. Hiểu rõ Phật Tánh tức là nắm được tạng Kinh của chư Phật ba đời, tất cả không dư không sót như là Phật Tánh vậy.

Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ các giáo lý căn bản như Tứ Thánh Đế, khổ-không-vô thường - vô ngã, Lý Duyên Khởi....

Sau đó, học lên các giáo lý về: Bát Nhã Tâm Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh (đi từ Lý đến Lý Sự ven dung).

Có lẽ khó hơn là Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Kinh Hoa Nghiêm (đi từ Sự đến Lý Sự ven dung).

Còn rất nhiều Kinh Điển Khác tùy theo mỗi Tông Phái mà chọn ra thích hợp cho việc tu trì giải thoát, không thể tu hết các pháp được, tất cả điều quí giá vô cùng.

Một khi đã thâm nhập "Thể Tánh Vô Sanh Vô Tướng Vô Tác" thì học gì cũng đạt cả!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách