GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA - PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA
PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT.

Tại bài viết về Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất và Như Lai Thọ Lượng. Ta thấy đã vượt qua Tưởng Ấm. Tiến tu sẽ vượt qua Hành Ấm.
Để Giải Mã phẩm này, ta cần phân tích một chút về hoạt dụng của Ý căn.
Ý căn có hai hoạt dụng chính là :
- Ý thức (Tưởng ấm - Vọng tưởng dung thông) và
- Mạt Na thức (Hành ấm -Vọng tưởng u ẩn).
Tưởng ấm - Vọng tưởng Dung thông.
Xem ví dụ của Đức Bồn Sư trong Kinh Lăng Nghiêm.
"A-nan, thí như có người khi nghe nói me chua thì trong miệng nước bọt chảy ra,
Ta thấy, nghe là thuộc căn Nhĩ căn. Tiết nước bọt thuộc Thiệt căn.
Ví dụ trên cho thấy hai căn này dung thông với nhau.
"Nghĩ đến đứng trên dốc cao lòng bàn chân cảm giác rờn rợn.
Nghĩ thuộc về ý căn, cảm giác rợn rợn thuộc về thân căn.
Ví dụ trên cho thấy hai căn này dung thông với nhau.
"Phải biết tưởng ấm cũng lại như vậy."
Suy rộng ra, Tưởng Ấm là dung thông của sáu căn. Và bản chất của Tưởng Ấm thuộc phạm trù nhớ và quên (khi không biết, không nhớ).
Ví như một người chưa từng ăn quả me, chắc chắn họ không biết quả me chua, và nghe thấy quả me thì chắc chắn miệng sẽ không tiết ra nước bọt.
Người chưa từng leo lên dốc cao, thì chắc khi nghĩ tới leo lên dốc cao thì bàn chân sẽ chẳng thấy rờn rợn.
Vọng tưởng dung thông nếu xét theo Sinh lý học thì thuộc phạm trù phản xạ có điều kiện, phản xạ có điều kiện là do lục căn huân tập mà thành (Ngay trong đời này, kiếp này).
Tham khảo Kinh Lăng Nghiêm (Phần ma hành ấm - Khi đã vượt qua Tưởng Ấm)
"A-nan, thiện nam tử kia tu pháp Tam-ma-địa khi tưởng ấm đã hết thì những mộng tưởng bình thường của người đó đã tiêu diệt, khi ngủ, khi thức luôn luôn một Thể Tính Giác Minh rỗng lặng như hư không, trong trẻo không còn những việc bóng dáng tiền trần thô trọng; xem những núi sông, đất liền trong thế gian, như gương soi sáng khi đến không dính vào đâu, khi qua không để lại dấu vết, rỗng chịu theo sự vật chiếu ứng; rõ ràng không còn tập quán cũ, chỉ một tính tinh chân."
Ta thấy "Tập quán cũ" trong đoạn Kinh Văn trên là nói về Tưởng ấm hay các phản xạ có điều kiện, được hình thành trong đời này, kiếp này. Đây thường được gọi là các Tập Khí.
Khi vượt qua Tưởng Ấm, chúng ta tiếp tục vượt qua Hành Ấm (Vọng tưởng U ẩn).

Hành ấm - Vọng tưởng u ẩn
Tham khảo Kinh Lăng Nghiêm phần nói về Bản nhân của Hành Ấm.
"Lý chuyển hóa không dừng, xoay vần thầm thầm dời đổi, móng tay dài, tóc mọc ra, khí lực tiêu, da mặt nhăn, ngày đêm thay đổi, mà không hề hay biết. A-nan, nếu cái đó không phải là ông, thì làm sao thân ông lại dời đổi; nhưng nếu nó thật là ông, thì làm sao ông lại không hay biết? Vậy các hành mỗi niệm không dừng của ông, gọi là vọng tưởng u ẩn thứ tư."
Đoạn Kinh văn trên cho ta thấy, hoạt động của Hành ấm diễn ra âm thầm, lặng lẽ, vi tế ở bên trong. Do đó gọi là Vọng tưởng u ẩn.
Vọng tưởng U ẩn hoạt động vô điều kiện. Không cần có tác nhân bên ngoài, hành ấm là các hoạt dụng khởi phát từ các chủng tử nghiệp trong A Lại Da.
Các chủng tử nghiệp này là quả của kiếp này do nhân từ các kiếp trước tạo ra. Nó đã được định hình sẵn khi chúng ta chào đời. Do đó hoạt dụng của nó bền và mạnh (Nghiệp lực)

Vậy tới đây, ta thấy
-Ý thức (Tưởng ấm - Vọng tưởng dung thông) là hoạt dụng dung thông của Lục Căn. Hoạt dụng có điều kiện (Hình thành trong đời này, kiếp này)
-Mạt na thức (Hành ấm - Vọng tưởng u ẩn) là hoạt dụng vi tế được khởi phát từ các chủng tử nghiệp. (Có sẵn khi chào đời).

Trong Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, để ý ta sẽ thấy Đức Bồn Sư dùng hình ảnh hàng Tỳ kheo tăng thượng mạn để ẩn dụ cho các chủng tử nghiệp :
"Ðắc Ðại Thế !
Vào thuở xa xưa, đã trải qua vô lượng vô biên số kiếp A tăng kỳ, không thể nghĩ bàn, có vị Phật hiệu là Uy Âm Vương Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Kiếp đó tên là Ly Suy, nước đó tên là Ðại Thành.
Ðức Phật Uy Âm Vương ở trong cõi nước đó, vì các hàng trời, người, A tu la mà nói pháp.
Vì người cầu Thanh Văn nói pháp tứ diệu đế, độ thoát sinh già bệnh chết, đạt đến cứu cánh Niết Bàn.
Vì người cầu Bích Chi Phật nói pháp mười hai nhân duyên.
Vì các Bồ Tát cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, nói pháp sáu Ba la mật, đạt đến trí huệ cứu kính của Phật.
Ðắc Ðại Thế !
Ðức Phật Uy Âm Vương đó, thọ bốn mươi vạn ức Na do tha Hằng hà sa số kiếp. Chánh pháp lưu lại ở đời, kiếp số như hạt bụi của cõi Diêm Phù Ðề, tượng pháp lưu lại ở đời, kiếp số như hạt bụi của bốn thiên hạ. Ðức Phật đó, lợi ích chúng sinh rồi, sau đó mới diệt độ.
Sau khi chánh pháp và tượng pháp diệt rồi, ở cõi nước đó, lại có Phật ra đời cũng hiệu là Uy Âm Vương Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như thế lần lượt có hai vạn ức đức Phật, cũng đều cùng một danh hiệu.
Sau khi đức Phật Uy Âm Vương đầu tiên diệt độ rồi, chánh pháp cũng diệt rồi, thì trong thời tượng pháp, hàng Tỳ Kheo tăng thượng mạn có thế lực lớn."


Khi vượt qua tưởng ấm, nhờ Ý thức Chuyển thành Diệu Quan Sát Trí nên tiến tu Mạt Na thức chuyển thành Bình Đẳng Tính Trí. Bình Đẳng Tính Trí này được Đức Bổn Sư ẩn dụ bằng hình ảnh Thường Bất Khinh Bồ Tát.
"Bấy giờ, có một Bồ Tát Tỳ Kheo tên là Thường Bất Khinh.
Ðắc Ðại Thế !
Do nhân duyên gì mà tên là Thường Bất Khinh ?
Vì vị Tỳ Kheo đó, bất cứ gặp ai, hoặc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, đều lễ lạy khen ngợi mà nói rằng : Ta rất kính các vị, chẳng dám khinh khi.
Tại sao ?
Vì các vị đều hành Bồ Tát đạo, đều sẽ thành Phật. Mà vị Tỳ Kheo đó, chẳng chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ lễ lạy, cho đến ở xa thấy bốn chúng, cũng đều cố đến gần, lễ lạy khen ngợi mà nói rằng : Tôi chẳng dám khinh các vị, các vị đều sẽ thành Phật."


Tuy Mạt Na Thức chuyển thành Bình Đẳng Tính Trí, nhưng trước sự tồn tại của các chủng tử nghiệp, sự tương tác, đối xử giữa Bình Đẳng Tính Trí (Thường Bất Khinh Bồ Tát) và các chủng tử nghiệp (Tỳ kheo tăng thượng mạn) ra sao :
"Ở trong bốn chúng, có người sinh tâm sân hận chẳng thanh tịnh, ác khẩu mắng chưởi nói :
Vị Tỳ Kheo vô trí này, từ đâu đến, mà tự nói là tôi chẳng khinh các vị, mà thọ ký cho chúng ta sẽ được thành Phật. Chúng ta chẳng nhận lời thọ ký hư vọng như thế.
Trải qua nhiều năm như thế, thường bị mắng chửi mà chẳng sinh tâm sân hận. Thường nói như vầy : Các vị sẽ thành Phật.
Khi nói lời đó, thì mọi người đều dùng gậy ngói đá đánh ném.
Ngài bèn chạy trốn thật xa, mà vẫn lớn tiếng nói : Tôi chẳng dám khinh các vị, các vị đều sẽ thành Phật. Bởi thường nói lời như thế, cho nên hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, tăng thượng mạn gọi Ngài là Thường Bất Khinh. "

Ta thấy, các chủng tử nghiệp (Tỳ Kheo Tăng Thượng Mạn) này là quả do nhân đã được huân từ đời trước kiếp trước nên bền và mạnh. Bình Đẳng Tính Trí - Thường Bất Khinh Bồ Tát không thể chuyển được chúng (Nghiệp - Các tập khí), còn bị đàn áp và phương án tối ưu lúc này là phải "chạy trốn thật xa "
Phương án "chạy trốn thật xa" theo tôi là một Diệu Pháp của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Với Diệu Pháp trên, ta sẽ giữ được Ý căn được thanh tịnh (Không còn tạo nghiệp - Chuyển được Mạt Na Thức).
Do chuyển được Mạt Na Thức thành Bình Đẳng Tính Trí nên vào được Bát Địa (Bất Động Địa)
Đã vào tới Bát Địa (Bất động địa) nên được Nguyện ba la mật.
Tham khảo kinh Hoa Nghiêm, phần Thập địa - Bất động địa
"Trong mười môn la la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện ba la mật, "
Do đó Đức Bồn Sư tiếp tục ẩn dụ :
"Ngài bèn chạy trốn thật xa, mà vẫn lớn tiếng nói : Tôi chẳng dám khinh các vị, các vị đều sẽ thành Phật."
Tiếp sau đó :
"Khi vị Tỳ Kheo đó sắp lâm chung"
Đây là Đức Bồn Sư ẩn dụ cho giai đoạn này thuộc về Hành ấm
Tham khảo Kinh Lăng Nghiêm về biên giới của Hành ấm
"Chỉ diệt và sinh, là biên giới của hành ấm"
Do Hành ấm thuộc phạm vi của Sinh và Diệt, gồm hai địa là Thất Địa và Bát Địa
Tham khảo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ Giảng Giải về phần phá Hành Ấm
"Phá Hành ấm vào Thất địa và Bát địa Bồ-tát."
Nên Đức Bổn Sư tiếp tục ẩn dụ về giai đoạn Thất Địa :
"Khi vị Tỳ Kheo đó sắp lâm chung, thì ở trong hư không, nghe đủ hai mươi ngàn vạn ức bài kệ Kinh Pháp Hoa, của đức Phật Uy Âm Vương nói trước kia."
Tham khảo Kinh Hoa Nghiêm, phần Viễn Hành Địa (Địa thứ bảy).
"Phật tử!
Đại Bồ Tát an trụ đệ thất địa này rồi, thời
...
vào vô lượng công nghiệp giáo hóa chúng sanh của Chư Phật ,

(Phần trên đã nêu trong Phẩm Phân Biệt Công Đức)
Tiếp theo, vào Bát Địa Bồ Tát, chứng Vô Sanh Pháp Nhân, nhập Tánh Viên Giác nên
"Ngài nghe rồi thọ trì, bèn được căn mắt thanh tịnh, căn tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều thanh tịnh .Ðược sáu căn thanh tịnh rồi, thì càng tăng tuổi thọ đến hai trăm vạn ức Na do tha tuổi, rộng vì người nói Kinh Pháp Hoa này."
(Cụ thể đã nêu trong Phẩm Pháp Sư Công Đức)
Sau cùng, Thường Bất Khinh Bồ Tát mới chuyển hóa được các Tỳ Kheo tăng thượng mạn.
"Bấy giờ, hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, tăng thượng mạn khinh khi vị đó, đặt tên là Thường Bất Khinh, thấy vị đó đắc được sức đại thần thông, sức nhạo thuyết biện tài, tâm lương thiện. Nghe vị đó nói pháp, đều tin thọ đi theo.
Vị Bồ Tát đó, lại giáo hóa hàng ngàn vạn ức chúng, khiến cho họ trụ nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Sau khi mạng chung, được gặp hai ngàn ức vị Phật, đều hiệu là Nhật Nguyệt Ðăng Minh. Ở trong pháp đó thường nói Kinh Pháp Hoa này. Bởi nhân duyên đó, lại được gặp hai ngàn ức vị Phật, đồng hiệu là Vân Tự Tại Ðăng Vương. Ở trong pháp của các đức Phật đó, đều thọ trì đọc tụng, vì bốn chúng nói kinh điển này, cho nên được mắt thường thanh tịnh, tai mũi lưỡi thân ý các căn đều thanh tịnh. Ở trong bốn chúng nói pháp tâm chẳng sợ hãi.
..."


Tóm lại, Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát chỉ cho chúng ta thấy khi vượt qua Tưởng ấm, tiến tu sẽ chuyển được Mạt na thức thành Bình Đẳng Tính Trí, nhưng Nghiệp lực (Chủng tử nghiệp) trong A Lại Da vẫn tồn tại và hoạt động. Để chuyển hóa được chúng, ta phải dùng Diệu Pháp của Kinh Pháp Hoa để thâm nhập Vô sanh pháp nhẫn, vào Tính Viên Giác, thanh tịnh lục căn, sau đó tiếp tục tiến tu mới có thể hóa giải được các chủng tử nghiệp này.
Khi thâm nhập được Vô Sanh Pháp Nhẫn, thanh tịnh lục căn là đã vượt qua Hành Ấm.

Chân thành cảm ơn các thầy, các bạn trên diễn đàn đã đọc bài viết này.
Nếu trong bài viết có gì sai sót mong được chỉ bảo.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA - PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA
PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC.


Tại Phẩm trước, Phầm Thường Bất Khinh Bồ Tát, ta thấy đã vượt qua được Hành ấm. Tới đây tiến tu sẽ vượt qua Thức Ấm. Hoàn tất tiến trình "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không".
Đầu phẩm Như Lai Thần Lực, ta thấy :
"Bấy giờ, số đại Bồ Tát nhiều như hạt bụi của ngàn thế giới, từ dưới đất vọt lên, đều ở trước đức Phật, một lòng chắp tay chiêm ngưỡng tôn nhan của Phật, mà bạch Phật rằng : Ðức Thế Tôn ! Chúng con đợi sau khi Phật diệt rồi, chỗ đức Thế Tôn phân thân ở các cõi nước diệt độ rồi, chúng con sẽ rộng nói kinh này.
Tại sao ?
Vì chúng con cũng muốn tự mình được chân tịnh đại pháp, thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, cúng dường kinh này."

Đây là các Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất (Xuất hiện ở Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất)
Các Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất, như phân tích ở Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất chính là Tâm của chúng ta. Hay nói cách khác là phần Hồn của chúng ta, A Lại Da hay các chủng tử nghiệp của chúng ta.
Tại đoạn Kinh văn trên, Đức Bổn Sư ẩn dụ cho chúng ta thấy tới giai đoạn này đã có thể chuyển hóa các chủng tử nghiệp.
Tại Phẩm trước (Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát), Thường Bất Khinh Bồ Tát không đủ công lực để chuyển hóa A Lại Da (Chủng tử nghiệp) và còn bị chúng đàn áp. Do đó Thường Bất Khinh Bồ Tát phải chọn phương án "chạy trốn thật xa". Nói nôm na, đây là phương án bảo toàn lực lượng, để giữ được Ý căn Thanh Tịnh.
Do bảo toàn được lực lượng, nên khi sang phần phá Thức ấm, Kinh Lăng Nghiêm viết :
"Sáu căn rỗng rang thanh tịnh, không còn dong ruổi."
Sáu căn thanh tịnh này hợp lực sẽ là lực lượng để chuyển hóa các chủng tử nghiệp.
Trong Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản sự, ta thấy muốn chuyển hóa Người Cha (A Lại Da - Chủng tử nghiệp), bà Tịnh Đức đã đề nghị hai người con Tịnh Nhãn (Tượng trưng cho Tiền ngũ căn thanh tịnh) và Tịnh Tạng (Tượng trưng cho Ý căn thanh tịnh) :
Mẹ bảo con rằng: "Các con nên thương tưởng cha các con, mà vì đó hiển phép thần thông biến hóa, nếu cha con được thấy lòng ắt thanh tịnh, hoặc là chịu cho chúng ta qua đến chỗ Phật."
Ngoài ra, trong Kinh Lăng Nghiêm viết :
"Nếu đối với các loài chiêu dẫn đã chứng được trong tính đồng, đã tiêu hóa sáu căn, làm cho khi họp khi chia đều được tự tại, cái thấy cái nghe thông nhau, tác dụng thanh tịnh thay thế lẫn nhau, thì mười phương thế giới, cùng với thân tâm đều như ngọc lưu ly; trong ngoài đều sáng suốt; ấy gọi là hết thức ấm."
(Trích Kinh Lăng Nghiêm trực chỉ - Hàm Thị)
Vậy, tới đây ta thấy để phá được Thức Ấm, hay chuyển hóa được các chủng tử nghiệp điều kiện tiên quyết là Lục căn thanh tịnh và Lục căn khai hợp được với nhau.(Hiển phép thần thông)
Trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thần Lực, Đức Bổn Sư đã thi triển như sau :
"Bấy giờ, đức Thế Tôn ở trước tất cả đại chúng Văn Thù Sư Lợi, vô lượng trăm ngàn vạn ức đại Bồ Tát, xưa kia trụ ở thế giới Ta Bà, và các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, người, chẳng phải người, hiện sức đại thần thông, bày tướng lưỡi rộng dài lên đến cõi trời Ðại Phạm.
Tất cả lỗ chân lông, đều phóng ra vô lượng vô số màu sắc quang minh, chiếu soi khắp mười phương thế giới. Chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới các cây báu, cũng lại như thế, bày tướng lưỡi rộng dài, phóng ra vô lượng quang minh.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, và chư Phật ở dưới cây báu, đều hiện thần lực trọn trăm ngàn năm, sau đó mới nhiếp tướng lưỡi lại, đồng thời phát ra tiếng cười nói nhỏ nhẹ, và tiếng gảy móng tay. Hai âm thanh đó, vang đến khắp thế giới của chư Phật trong mười phương, mặt đất đều sáu thứ chấn động."

Đây là Như Lai Thần Lực. Diệu Pháp của Kinh Pháp Hoa.
Cảm nhận của tôi về đoạn Kinh văn trên, đây là trạng thái Tam Mật Tương Ưng.
Lúc này đã vào được Địa Thứ Chín (Thiện Huệ Địa).
Tham khảo Kinh Hoa Nghiêm về Địa Thứ Chín (Thiện Huệ Địa).
"Trong mười môn ba la mật, với Bồ Tát này, lực ba la mật là hơn cả "
Tiếp theo :
"Chúng sinh ở trong đó, trời, rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A tu la, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, người, chẳng phải người, nhờ thần lực của Phật, nên đều thấy thế giới Ta Bà này. Ở dưới vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức các cây báu, đều có chư Phật ngồi trên tòa sư tử, và thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với đức Ða Bảo Như Lai, ngồi trên tòa sư tử ở trong bảo tháp.
Lại thấy vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức vị đại Bồ Tát, và hàng bốn chúng cung, kính vây quanh đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ thấy như vậy rồi, thảy đều đại hoan hỷ được chưa từng có.
Lúc đó, chư Thiên ở trong hư không lớn tiếng xướng lên rằng : Qua đây vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức A tăng kỳ thế giới, có cõi nước Ta Bà, trong đó có vị Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Hôm nay vì các đại Bồ Tát nói kinh đại thừa, tên là Diệu Pháp Liên Hoa, pháp giáo hóa Bồ Tát, được Phật hộ niệm. Các vị nên thâm tâm tùy hỷ, cũng nên lễ lạy cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Các chúng sinh đó, nghe tiếng nói ở trong hư không rồi, đều chắp tay hướng về thế giới Ta Bà mà nói rằng : Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, đem các thứ hoa, hương, chuỗi ngọc, phan lọng, và các thứ đồ nghiêm thân, châu báu vật quý giá, đều từ xa rải xuống thế giới Ta Bà.
Các thứ vật rải xuống đến từ mười phương, giống như mây tụ lại, biến thành màn báu, che khắp phía trên các đức Phật. Lúc đó, mười phương thế giới thông đạt vô ngại như một cõi Phật."

Đoạn kinh văn trên cho ta cảm nhận về Pháp Vân Địa (Địa thứ mười).
Tham khảo Kinh Lăng Nghiêm về Pháp Vân Địa :
"A-nan, các vị Bồ-tát ấy từ đây về trước công hạnh tu tập đã xong, công đức được viên mãn, cũng gọi địa này là tu tập vị, bóng từ mây diệu trùm che biển Niết-bàn, gọi là Pháp Vân Địa."
Tới đây,đã vượt qua Thức Ấm.
Tiến trình "Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không" đã hoàn thành.
Đức Bổn Sư tổng kết :
"Bấy giờ, đức Phật bảo đại chúng thượng hạnh Bồ Tát :
Thần lực của chư Phật như thế, vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Nếu ta dùng thần lực đó, trong vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức A tăng kỳ kiếp, vì chúc luỹ nói công đức của kinh này, thì không thể nói hết được.
Tóm lại, hết thảy tất cả pháp của Như Lai, tất cả thần lực tự tại của Như Lai, tất cả việc thâm sâu của Như Lai, đều diễn nói hiển bày ở trong kinh này."


Kết luận :
Phẩm Như Lai Thần Lực, Đức Bổn Sư đã ẩn dụ và thị hiện giai đoạn vượt qua Thức Ấm, hoàn tất tiến trình vượt qua Ngũ ấm : Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức (từ Phẩm Hiện Bảo Tháp đến Phẩm Như Lai Thần Lực). Qua đó, người học Phật có được tấm bản đồ về tiến trình này, khái quát hiểu được, Ngộ được Tri Kiến Phật. Làm nền tảng cho giai đoạn tiếp theo : Nhập Tri Kiến Phật.
Chân thành cảm ơn các thầy, các bạn trên diễn đàn đã đọc bài viết này.
Nếu trong bài viết có gì sai sót mong được chỉ bảo.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


old and new
Bài viết: 15
Ngày: 15/12/13 17:00
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi old and new »

1-Phẩm thọ ký :
http://thuongchieu.net/index.php?option ... Itemid=369
"Lúc bấy giờ, Ngài Đại Mục Kiều Liên, ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên..v..v thảy đều run sợ một lòng chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan của Phật, mắt không hề tạm rời, liền đồng tiếng nhau nói kệ rằng:....."
==>vị A la hán đã diệt tận lòng tham, tâm siêu thế của các vị ấy là Thanh tịnh tuyệt đối thì làm gì mà còn “run sợ”.
-Chứng minh :
trong “Tương ưng bộ kinh, Thiên Uẩn, IV. Các Vị A-La-Hán”
Phật có giảng rõ như sau về phẩm hạnh, địa vị tối thượng:
1) An lạc, bậc La-hán,
Họ không có khát ái,
Ngã mạn khéo chặt đứt;
Lưới si bị phá rách. (diệt tận gốc Vô Minh, không cần phải tu gì thêm nữa)
2) Họ đạt được bất động,
Tâm viễn ly ô trược,
Không nhiễm trước thế gian,
Bậc Phạm thiên vô lậu.
3) Họ biến tri năm uẩn.
Do hành bảy Chánh pháp.
Bậc Chân nhân tán thán,
Con đích tôn chư Phật. (tu theo Chánh Pháp và thành Phật ngay hiện tại)
4) Ðầy đủ bảy món báu,
Ba học đều thành tựu,
Bậc đại hùng du hành,
Ðoạn tận mọi sợ hãi.
5) Ðầy đủ mười uy lực, (đầy đủ 10 Như Lai lực)
Bậc Long tượng Thiền định.
Họ tối thắng ở đời,
Khát ái được đoạn tận.
6) Thành tựu vô học trí,
Thân này thân tối hậu,
Cứu cánh của Phạm hạnh,
Ðạt được không nhờ ai. (tự thân nỗ lực đạt được nhờ giáo pháp đã học từ Phật Thích Ca)
7) Ðối các tưởng, không động,
Giải thoát khỏi tái sanh, (không cần phải phụng thờ trăm ngàn ức Phật gì cả như Kinh Pháp Hoa nói)
Ðạt được điều phục địa,
Họ chiến thắng ở đời.
8) Thượng, hạ cùng tả, hữu.
Họ không có hỷ lạc,
Họ rống sư tử rống,
Phật vô thượng ở đời! (các vị A la hán đệ tử là 1 vị Phật đầy đủ phẩm chất như Thế Tôn)
tangbong tangbong tangbong kinhle
2-Phẩm phổ môn :
http://www.dharmasite.net/PhamPhoMonLuocGiang.htm
"Nếu có người nữ nào, hoặc cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, bèn sanh được bé trai phước đức trí huệ; hoặc cầu con gái, bèn sanh bé gái có tướng đẹp đẽ, do gieo trồng gốc phước đời trước, được mọi người kính mến."
==>Chuyện sanh trai hay gái do nhân quả, nghiệp báo và đặc biệt là duyên sinh (môi trường, dinh dưỡng, điều kiện cha mẹ có khả năng sinh hay không,…) chứ đâu phải do cầu "biểu tượng" Quan Âm Bồ Tát ! hãy trả lời: “Người nữ (ngày xưa) nếu như buồng trứng bị hư thì cầu Quan Âm có được con trai, con gái không?”. Hoặc “nếu tinh dịch của người chồng cô ta bị loãng thì cầu Quan Âm có được không”? Phản khoa học, phản sự thật...
tangbong tangbong kinhle kinhle


"Tất cả những ai tự xưng là Phật tử mà không thực hành Bát Chánh Đạo để thấy rõ Khổ, Nguyên Nhân Khổ, Và Sự Diệt Khổ thì không phải là Đệ tử của Phật."
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

old and new đã viết: 2-Phẩm phổ môn :
http://www.dharmasite.net/PhamPhoMonLuocGiang.htm
"Nếu có người nữ nào, hoặc cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, bèn sanh được bé trai phước đức trí huệ; hoặc cầu con gái, bèn sanh bé gái có tướng đẹp đẽ, do gieo trồng gốc phước đời trước, được mọi người kính mến."
==>Chuyện sanh trai hay gái do nhân quả, nghiệp báo và đặc biệt là duyên sinh (môi trường, dinh dưỡng, điều kiện cha mẹ có khả năng sinh hay không,…) chứ đâu phải do cầu "biểu tượng" Quan Âm Bồ Tát ! hãy trả lời: “Người nữ (ngày xưa) nếu như buồng trứng bị hư thì cầu Quan Âm có được con trai, con gái không?”. Hoặc “nếu tinh dịch của người chồng cô ta bị loãng thì cầu Quan Âm có được không”? Phản khoa học, phản sự thật...
tangbong tangbong kinhle kinhle
Sao đh tin Kinh Tương ưng bộ, còn Kinh Pháp Hoa cũng là do Phật thuyết mà không tin khởi ý báng bổ xằng bậy vậy!


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanh Tịnh Tâm.
Cái vấn đề mà nhìn nhận được qua Old and New quả không phải là vấn đề nhỏ. Nó có thể là vấn đề đã tồn tại từ rất lâu, nhưng bây giờ mới lưu xuất ra. Đó là xuất hiện một vài Giảng Sư, một vài người tu học theo hệ thống Kinh điển Paly, đả phá Đại Thừa. Trong khi đó, tôi chưa thấy ai tu học Đại Thừa khởi tâm, động niệm tới việc ngược lại.
Trong một số Kinh Điển Đại Thừa (Ví dụ Kinh Pháp Hoa, Kinh Viên Giác, ...), phép tu của Kinh điển Paly (Kinh nguyên thủy) đều được đặt lên vị trí đầu tiên trên tiến trình tu tập.
Có thể vì thế (hiện tượng đả phá Đại Thừa), nên trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đại Bi Quán Thế Âm đã thuyết như sau :
"Nhưng thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất mà nên biết kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng Già, kinh Kim Cương, kinh Ma Ha Bát Nhã, kinh Diệu Pháp Liên Hoa..."
Tại chủ đề này, chủ đề "Giải Mã Kinh Pháp Hoa", ta đã nhận ra dấu hiệu của sự việc trên.
Về cái thắc mắc và lý giải vớ vẩn mà Old and New đưa ra để đả phá Phẩm Quán Thế Âm. Nếu Old and New đọc bài này, tôi hỏi Old and New, cái khoa học của bạn giải thích thế nào về những sự việc đã có nhiều trước đây, có những cặp vợ chồng khi trẻ lấy nhau, cố gắng mãi cũng không sinh được con. Đến lúc già, mong có mụn con, nương vào Chư Phật, Chư Bồ Tát,Niệm Phật, Niệm Bồ Tát rồi sinh được con.
Còn gần đây, tôi kể chuyện này.
Cách đây khoảng 04 năm, vợ tôi có nhờ tôi xem Tử Vi cho một người bạn. Cô này lấy chồng mấy năm nhưng không sinh được con. Tôi xem, thấy cung Tử Tức có Hỏa Tinh và nhiều hung tinh khác chiếu vào, nên hỏi có phải em có trục trặc không, cô ấy nấn ná một lúc rồi nhận là có trục trặc. Nhưng trong cung Tử Tức của cô này tôi thấy có điềm lành là có sao Thiên Quý. Tôi bảo cô ta, Tử vi của em đưa ra tín hiệu là em có thể có con cầu tự. Tôi khuyên cô ta nếu chữa chạy không khỏi thì nên Niệm Đại Bi Quán Thế Âm. Nhưng cô này lại theo Thiên Chúa Giáo. Mặc dù không hiểu gì về Thiên Chúa Giáo, nhưng tôi thấy hình tượng Quán Thế Âm và Đức Mẹ Maria có điểm tương đồng, nên khuyên cô ta nên nương nhờ vào Đức mẹ Maria.
Sau đó, thấy vợ tôi kể là cô này chăm đi nhà thờ lắm. Nhưng sau đó, mãi vẫn chưa sinh được con, hỏi tiếp thì mới biết, chồng cô ta cũng có vấn đề. Vào bệnh viện 103 xét nghiệm lên xét nghiệm xuống ba bốn lần mà người ta vẫn khẳng định là bạn này hoàn toàn không có khả năng. Tôi bảo vợ tôi, nếu thế thì khó đấy, lúc nào em gặp anh ấy thì thử bảo anh ấy Niệm Đại Bi Quán Thế Âm, có khi được, vì anh đọc trong Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Hoa đều có thấy nói tới năng lực này của Đại Bi Quán Thế Âm.
Sau đó vợ tôi bảo với tôi, anh này sáng chủ nhật nào cũng đưa vợ đi nhà thờ rồi lại một mình đi chùa lễ Phật.
Cách đây nửa năm, vợ tôi hân hoan báo tôi là cô này đã có bầu.
Sáng hôm nay, tôi có việc nên qua chỗ làm của vợ tôi và gặp cô này ôm cái bụng to tướng ngồi ở đấy. Tôi hỏi thăm, cô này còn phân vân là không biết mình sẽ sinh con trước Tết hay sau Tết, nếu trước Tết thì mất ăn Tết.
Khoa học tôi không phủ nhận, bản thân tôi là kỹ sư. Những vấn đề thuộc về khoa học trong nghành nghề của tôi nắm rất rõ, nhưng thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại khách quan ngoài những hiểu biết của khoa học.

Tôi trích một số đoạn của một vài nhà Khoa Học nói về Phật Pháp.
"Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật Giáo."- Albert Einstein
Khoa học chấm dứt chỗ Phật Giáo bắt đầu: Khoa học không thể đưa ra sự đoan chắc. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật Giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học. Đó là một điều rõ ràng cho những ai nghiên cứu Phật Giáo. Vì vậy, nhờ Thiền định Phật Giáo, những Phần tử cấu tạo Nguyên tử đã được nhìn và cảm thấy…" – Egerton C. Baptist.


naul23567
Bài viết: 11
Ngày: 30/11/13 05:09
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không biết

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi naul23567 »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đức Phật đã nói rằng: “Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình. Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng” (Kinh Kalama, Tăng Chi Bộ Kinh III).
Nếu theo lời Đức Phật dạy thì khi bạn tu theo một pháp môn nào đó mà bạn thấy an lạc thì bạn hãy nói rằng, pháp môn đó là đúng là phù hợp đối với bạn, bạn được giải thoát. Còn đối với các pháp môn khác bạn chưa tìm hiểu, chưa tu tập thì bạn không đồng ý và cũng không phủ nhận nó. Vì cho dù bạn có nhận xét hay đánh giá thế nào đi nữa thì như Phật nói ở trên, người khác cũng sẽ tự kiểm nghiệm lại mà thôi.
Mạo muội.
Nam mô A Di Đà Phật.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Chào Nippon, Kinh Pháp Hoa nói về phần cầu con chính là nói đại khái về 1 hạt bụi trong số những hạt bụi của các thế giới gộp lại [những điều mong cầu của chúng sanh đó thôi], biểu thị ý nghĩa là muốn cầu bất cứ điều gì thì nếu mà "lễ lạy, cúng dường Quán Thế Âm" thì sẽ được như ước nguyện. Bồ Tát hễ có cảm thì ngài liền có ứng. Dùng gì để cảm ngài? Đó là phải dùng lòng thành kính [tức tâm thanh tịnh]. Nếu không như vậy thì không được, như người mù vậy, mắt nhìn ngay vào mặt trời, mặt trời sáng chói lọi trên hư không chiếu soi muôn vật, mọi vật nhờ đó mà sinh trưởng, người mù nhìn vào đó bèn bảo chẳng có mặt trời. Lại cũng như người đội chậu đi dưới ánh nắng giữa trưa vậy. Nào biết nếu dở chậu ra và mắt sáng thì kim quang Phật trụ ngay trên đảnh vậy. Một pháp niệm Phật hoặc niệm danh hiệu Bồ Tát chính là phương pháp để mắt sáng lại.
http://www.youtube.com/watch?v=lkeTi_GnTsw
-Thời Trung Hoa Dân Quốc, ở Thai Châu có vị tăng hiệu Thích Kim Trược, xuất gia nơi chùa Diên Thọ hồi 8 tuổi, đến 20 tuổi, thọ đại giới tại chùa Quốc Thanh. Trên đường tu hành, vị đại đức thầy thế độ của ông, chỉ khuyên tụng chú Đại Bi và trì thánh hiệu Quán Thế Âm, y lời mỗI ngày sư tụng chú 48 biến, ngoài ra chỉ chuyên tâm niệm thánh hiệu không cho gián đoạn. Trì tụng lâu ngày, những thói quen trần nhiễm lúc trước lần lần tiêu mòn, tâm tánh lần lần tỉnh sáng, ông xem danh lợi cuộc đời như mây bay bọt nước. Sư thường vì người trị bịnh rất là hiệu nghiệm, nhưng không thọ tiền thù đáp. Có nhiều kẻ cầu hỏi xin truyền cho phương pháp, ông bảo: 'Tôi chỉ trì chú Đại Bi và niệm Quán Thế Âm mà thôi'. Trong năm Mậu Thìn (dân quốc), sư trụ ở một am nhỏ, ban đêm bị ăn cướp vào khảo tiền. Sau khi chúng xét khắp am, thấy không có chi, nổi giận, đâm ông một dao ở tay mặt và hai dao ở bên trán. Thương thế tuy nặng, nhưng sư không chết. Vết đâm cũng dần lành, để lại ba dấu thẹo lớn ăn sâu vào. Đây cũng là nghiệp trái nhiều kiếp, do công đức trì niệm, nên chuyển quả báo nặng thành ra quả nhẹ ở hiện đời. Mùa hạ năm Kỷ Tị, sư đến Ninh Ba định an cư ở chùa A Dục Vương, nhưng vì số dự chúng đã đủ, mấy lần xin gia nhập, cũng không được hứa nhận. Chưa biết sẽ đi về đâu, ông ngồi tĩnh tọa trọn nửa ngày, không có lời hờn trách, sắc oán hận. Vị giám tự tăng thấy thế, đưa sư đến tạm ở nơi Dưỡng tâm đường. Ngày mãn hạ, vị tăng quản đường lại theo quy lệ, không cho ở. Sư bảo: 'Chẳng bao lâu tôi sẽ sanh về Tây phương, xin từ bi cho tôi lưu lại trong một thời gian ngắn nữa'. Đến ngày 19 tháng 10, sư nói với đại chúng rằng: 'Trong vòng 3 hôm nữa, tôi sẽ thoát ly biển khổ, sanh về Cực Lạc, xin khuyên bạn đồng tu thành tâm trì chú niệm Phật hoặc niệm Quán Âm, quyết định sẽ được vãng sanh. Vì Phật không bao giờ nói dối'. Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi'. Chúng cho là lời nói phô, tỏ vẻ không tin. Qua ngày 21, trước giờ ngọ, sư đắp y len chánh điện lễ Phật, lại đến trước vị tăng quản đường từ tạ, nói sau giờ ngọ thời mình sẽ vãng sanh. Lúc ấy, mọi người còn cho là lời nói dối. œến giờ ngọ, sư cùng đại chúng thọ trai, ăn đủ hai chén như mọi ngày không giảm. Lại bảo bạn đồng liêu rằng: 'Theo quy lệ của nhà chùa, người chết đưa thi hài vào núi sâu, tiền công khiêng đi phải bốn giác. Nay tôi không có vật chi, chỉ còn đôi dép, xin phụng tặng, nhờ thầy lo liệu giùm việc ấy'

Quả nhiên, sau thời ngọ một giờ, sư ngồi day mặt về Tây, an ổn mà hóa. (trích Du Huệ Úc Sao Tập)


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanhtinhtam.
Bạn viết :
"Nếu mà "lễ lạy, cúng dường Quán Thế Âm" thì sẽ được như ước nguyện. Bồ Tát hễ có cảm thì ngài liền có ứng. Dùng gì để cảm ngài? Đó là phải dùng lòng thành kính [tức tâm thanh tịnh]. Nếu không như vậy thì không được, như người mù vậy, mắt nhìn ngay vào mặt trời, mặt trời sáng chói lọi trên hư không chiếu soi muôn vật, mọi vật nhờ đó mà sinh trưởng, người mù nhìn vào đó bèn bảo chẳng có mặt trời. Lại cũng như người đội chậu đi dưới ánh nắng giữa trưa vậy. Nào biết nếu dở chậu ra và mắt sáng thì kim quang Phật trụ ngay trên đảnh vậy. Một pháp niệm Phật hoặc niệm danh hiệu Bồ Tát chính là phương pháp để mắt sáng lại."
Thank you !
Tôi chia sẻ với bạn thế này :
Tôi viết "Giải Mã Kinh Pháp Hoa" được từ phẩm Hiện Bảo Tháp tới Phẩm Như Lai Thần Lực. Định viết tiếp phẩm "Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự", trong phẩm này Đức Bổn Sư đề cập tới việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Do đó sẽ liên quan tới Pháp Niệm Phật A Mi Đà. Tôi còn đang phân vân không biết nên viết cái gì trước, cái gì sau. Nhân bài viết của bạn ở đây, tôi thấy để triển khai được phẩm Dược Vương, thì nên triển khai phân tích pháp Niệm Phật trước.
Về pháp niệm Phật, tôi cũng có nói qua qua, một ít ở http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 7&start=24.
Về pháp Niệm Phật, theo tôi tiến trình hạ thủ công phu Niệm Phật có 04 bước
1. Bất Niệm Tự Niệm.
2. Sự Nhất Tâm Bất Loạn
3. Lý Nhất Tâm Bất Loạn
4. Thực tướng Niệm Phật.
Về bước thứ 4, mẩu truyện bạn đưa ra có đoạn
"Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi'."
Đoạn này rất có ý nghĩa với tôi, thêm một dẫn chứng cho bước thứ 4 (Thực tướng Niệm Phật).
Trước đây, tôi nghe nhiều Clip về pháp môn niệm Phật, nhưng tôi cảm giác các Giảng Sư nói về tiến trình Niệm Phật không được rõ ràng. (Nhiều lúc nghe xong không hiểu Sự nhất tâm bất loạn diễn ra trước hay Lý nhất tâm bất loạn diễn ra trước, hay Sự - Lý dung thông ngay ? Lý nhất tâm bất loạn và Thực tướng Niệm Phật có phải là hai bước không, hay là chỉ khác nhau về tên gọi ?).
Ngoài ra, nội dung các bước trong tiến trình cũng ít được phân tích bản chất và lột tả trạng thái. Đặc biệt là bước thứ 4 (Thực tướng Niệm Phật) thì thường bị bỏ qua hoặc nếu giảng thì mơ hồ và khó hiểu.
Sau đó, nhờ phân tích tiến trình vượt Ngũ uẩn, tôi nhận ra được tính tương ưng với các giai đoạn trong tiến trình Niệm Phật. Tự khẳng định được trình tự Lôgic của Pháp môn niệm Phật (Đối với phàm phu) sẽ thứ tự đi qua 04 bước như trên.
Chắc từ giờ đến cuối năm tôi viết cụ thể hơn những gì tôi biết về trình tự này.
Cảm ơn bài viết trên của bạn.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Nippon đã viết:Chào Thanhtinhtam.
Bạn viết :
"Nếu mà "lễ lạy, cúng dường Quán Thế Âm" thì sẽ được như ước nguyện. Bồ Tát hễ có cảm thì ngài liền có ứng. Dùng gì để cảm ngài? Đó là phải dùng lòng thành kính [tức tâm thanh tịnh]. Nếu không như vậy thì không được, như người mù vậy, mắt nhìn ngay vào mặt trời, mặt trời sáng chói lọi trên hư không chiếu soi muôn vật, mọi vật nhờ đó mà sinh trưởng, người mù nhìn vào đó bèn bảo chẳng có mặt trời. Lại cũng như người đội chậu đi dưới ánh nắng giữa trưa vậy. Nào biết nếu dở chậu ra và mắt sáng thì kim quang Phật trụ ngay trên đảnh vậy. Một pháp niệm Phật hoặc niệm danh hiệu Bồ Tát chính là phương pháp để mắt sáng lại."
Thank you !
Tôi chia sẻ với bạn thế này :
Tôi viết "Giải Mã Kinh Pháp Hoa" được từ phẩm Hiện Bảo Tháp tới Phẩm Như Lai Thần Lực. Định viết tiếp phẩm "Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự", trong phẩm này Đức Bổn Sư đề cập tới việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Do đó sẽ liên quan tới Pháp Niệm Phật A Mi Đà. Tôi còn đang phân vân không biết nên viết cái gì trước, cái gì sau. Nhân bài viết của bạn ở đây, tôi thấy để triển khai được phẩm Dược Vương, thì nên triển khai phân tích pháp Niệm Phật trước.
Về pháp niệm Phật, tôi cũng có nói qua qua, một ít ở http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 7&start=24.
Về pháp Niệm Phật, theo tôi tiến trình hạ thủ công phu Niệm Phật có 04 bước
1. Bất Niệm Tự Niệm.
2. Sự Nhất Tâm Bất Loạn
3. Lý Nhất Tâm Bất Loạn
4. Thực tướng Niệm Phật.
Về bước thứ 4, mẩu truyện bạn đưa ra có đoạn
"Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi'."
Đoạn này rất có ý nghĩa với tôi, thêm một dẫn chứng cho bước thứ 4 (Thực tướng Niệm Phật).
Trước đây, tôi nghe nhiều Clip về pháp môn niệm Phật, nhưng tôi cảm giác các Giảng Sư nói về tiến trình Niệm Phật không được rõ ràng. (Nhiều lúc nghe xong không hiểu Sự nhất tâm bất loạn diễn ra trước hay Lý nhất tâm bất loạn diễn ra trước, hay Sự - Lý dung thông ngay ? Lý nhất tâm bất loạn và Thực tướng Niệm Phật có phải là hai bước không, hay là chỉ khác nhau về tên gọi ?).
Ngoài ra, nội dung các bước trong tiến trình cũng ít được phân tích bản chất và lột tả trạng thái. Đặc biệt là bước thứ 4 (Thực tướng Niệm Phật) thì thường bị bỏ qua hoặc nếu giảng thì mơ hồ và khó hiểu.
Sau đó, nhờ phân tích tiến trình vượt Ngũ uẩn, tôi nhận ra được tính tương ưng với các giai đoạn trong tiến trình Niệm Phật. Tự khẳng định được trình tự Lôgic của Pháp môn niệm Phật (Đối với phàm phu) sẽ thứ tự đi qua 04 bước như trên.
Chắc từ giờ đến cuối năm tôi viết cụ thể hơn những gì tôi biết về trình tự này.
Cảm ơn bài viết trên của bạn.
Bạn nói lẫn lộn giữa tiến trình tu chứng và phương pháp rồi đó.
Về pháp Niệm Phật, theo tôi tiến trình hạ thủ công phu Niệm Phật có 04 bước
1. Bất Niệm Tự Niệm.
2. Sự Nhất Tâm Bất Loạn
3. Lý Nhất Tâm Bất Loạn
4. Thực tướng Niệm Phật.
Niệm Phật như thường nói là có 4 phương pháp là: Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Trì Danh Niệm Phật, Thật Tướng Niệm Phật.
Quán Tưởng Niệm Phật: là dựa theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, quán tưởng y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc v.v...
Quán Tượng Niệm Phật: (pháp này thì phải là người cực rãnh, không bận bịu hằng ngày trong phòng châm châm nhìn vào tượng Phật)
Trì Danh Niệm Phật: là dựa theo Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ v.v... ("Trì" là nắm lấy, giữ lấy; trong tâm niệm danh hiệu Phật không ngơi nghĩ, vì Tự tánh ta vốn thanh tịnh, nhưng do vì bị vô minh, vọng tưởng che lấp cho nên cần phải dùng Phật hiệu làm cho nó lắng trong lại, dùng 1 câu Phật hiệu này để diệt trừ vô số vọng niệm trong tâm)
Thật Tướng Niệm Phật: chính là niệm đức Phật nơi Tự tánh, như bên Tông Môn vậy.
Còn về cảnh giới thì niệm Phật có 3 tầng cấp:
- "Công phu thành phiến" (như bạn nói "bất niệm tự niệm"), với công phu này nếu mà đạt được thì chắc chắn vãng sanh, đã có thể cảm ứng được Phật rồi đó.
- "Sự nhất tâm bất loạn" là đã đoạn Kiến Tư Phiền Não
- "Lý nhất tâm bất loạn" là đã đoạn Vô Minh Hoặc, đã chứng được một phần chân tánh rồi đó, cảnh giới này không thể nghĩ bàn.

Nếu theo Kinh Lăng Nghiêm định thì:
"Công phu thành phiến" là nằm thuộc trong các quả vị từ Sơ Tín đến Lục Tín Vị Bồ Tát.
"Sự nhất tâm" là nằm trong các quả vị từ "Thất Tín đến Thập Tín Vị Bồ Tát"
"Lý nhất tâm" là nằm trong các quả vị từ "Sơ Trụ đến Đẳng Giác", chính là các bậc pháp thân đại sĩ nói trong Kinh Hoa Nghiêm.

À còn mẩu chuyện mình đưa ra cho bạn xem:
"Lại bảo đức Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm đài bạc thường hiện ở trước tôi."
Mình nghĩ công phu của thầy này chắc chưa đạt đến Sự Nhất Tâm, chắc có lẽ chỉ ở mức công phu thành phiến [theo thiển kiến ngu hèn của mình là vậy, chứ thật sự gốc ra sao thì không biết!], công phu thành phiến chỉ là chế phục phiền não Tham Sân Si mà thôi, chưa có đoạn bạn ạ, Kinh dạy: "Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia đều đặng giải thoát"
Như đoạn trên Phật dạy "nhất tâm xưng danh", chứ Phật đâu có nói "xưng danh đến nhất tâm bất loạn" đâu, "bất loạn" thì phải đoạn được phiền não nới bất loạn được, bởi vậy có nhiều người gặp phải hoạn nạn cực hiểm, phát lòng thành thiết tha hướng về Bồ Tát, 1 niệm ấy tức tương thông với tâm Bồ Tát, tức khắc ngài liền cứu vớt.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanhtinhtam.
Bạn viết :
"Thật Tướng Niệm Phật: chính là niệm đức Phật nơi Tự tánh, như bên Tông Môn vậy."
Câu này hình như là của Ngài Tịnh Không.
Thật sự là với câu lý giải về thực tướng này tôi không hiểu.
Vì tự tính của chúng ta thì đâu có phải niệm hay làm gì đó nó mới có đâu, nó thường hằng và luôn lưu xuất ra.
Ví dụ như trong Chứng Đạo Ca, ngay câu đầu Thiền Sư Huyền Giác đã viết :
"Anh thấy chăng
Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân"

Ở đây, theo tôi hiểu là Thiền Sư Huyền Giác chỉ luôn tánh thấy của chúng ta, chúng ta thấy được vạn vật ở chung quanh mà chẳng phải mệt mỏi cực nhọc tu tập v.v... gì cả. Chỉ cần mở mắt ra liền thấy. Đây chính là tự tánh.
Tự tánh tồn tại hiển nhiên như vậy thì cớ sao lại phải Niệm?
Quả thật là tôi không hiểu câu trên.
Do đó, theo tôi Thực tướng Niệm Phật là Niệm Phật hay Bồ Tát đạt tới trạng thái Niệm Phật Tam Muội, lúc này thấy được cảnh giới của cõi Phật hoặc thấy Phật, hoặc ứng nhập, chứng được các lời nguyện của các Đức Phật. Như thế được gọi là Thực Tướng niệm Phật.
Còn :
"Niệm Phật như thường nói là có 4 phương pháp là: Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Trì Danh Niệm Phật, Thật Tướng Niệm Phật."
Theo tôi biết đây là phép tu được phân tích trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Nhưng nếu tôi nhớ không nhầm, thì không có pháp Thật Tướng Niệm Phật ở đây.
Vì thật tướng trong kinh này chính là nhờ Phật lực của Đức Bổn Sư mà cảnh giới ở cõi Tây Phương Cực Lạc, Phật A Mi Đà và các Đại Bồ Tát hiện lên cho bà Vi Đề Hy thấy. (Để lúc nào rảnh tôi coi kỹ lại Kinh này xem có đúng như vậy không, còn bây giờ theo trí nhớ của tôi thì là như vậy)
Do đó, bốn bước mà tôi đề cập thì ba bước đầu là tu, bước cuối (Thực Tướng Niệm Phật hay Niệm Phật Tam Muội) là chứng. Không có sự lẫn lộn ở đây.
Còn phương pháp tôi đề cập trong bốn bước này Pháp Trì Danh Niệm Phật.
Trước đây tôi cũng thử dùng hai pháp quán (Quán tưởng, Quán tượng) nhưng thấy không thích hợp với căn cơ và điều kiện của mình.
Quán tưởng đòi hỏi người quán phải có một trí tưởng tưởng rất tốt, tâm phải đạt tới trạng thái tương đối tĩnh lặng mới quán được. Tôi không có căn cơ như vậy nên không làm được.
Quán tượng thì phải ở nơi có tượng Phật thì mới quán được. Tôi không có điều kiện thường xuyên như vậy nên cũng không thực hiện được.
Bạn viết :
- "Công phu thành phiến" (như bạn nói "bất niệm tự niệm"), với công phu này nếu mà đạt được thì chắc chắn vãng sanh, đã có thể cảm ứng được Phật rồi đó."
Bất niệm tự niệm mà tôi nói không phải Công phu thành Phiến.
Theo tôi "Bất Niệm Tự Niệm" vẫn chưa đạt tới Công phu thành phiến. Trong "Bất Niệm Tự Niệm" vẫn còn vọng tưởng lọt vào, chỉ tương ưng với mức Sơ thiền (Theo bốn mức thiền nguyên thủy được giảng trong các Kinh Trung Bộ - Nikaya), còn tầm còn tứ.
Trình tự 04 mức mà tôi đề cập lấy kinh Niệm Phật Ba La Mật là xương sống, tham khảo thêm một số Video clip giảng về Tịnh Độ, ngoài ra còn dựa vào một ít kinh nghiệm bản thân.
Pháp sư Tịnh Không là người chuyên giảng về Pháp Môn Tịnh Độ, nhưng không hiểu sao tôi không thấy Pháp sư giảng kinh này. Theo tôi, người tu Tịnh Độ mà không được biết tới Kinh Niệm Phật Ba La Mật thì là một tổn thất to lớn.
Bạn viết :
Nếu theo Kinh Lăng Nghiêm định thì :
"Công phu thành phiến" là nằm thuộc trong các quả vị từ Sơ Tín đến Lục Tín Vị Bồ Tát.
"Sự nhất tâm" là nằm trong các quả vị từ "Thất Tín đến Thập Tín Vị Bồ Tát"
"Lý nhất tâm" là nằm trong các quả vị từ "Sơ Trụ đến Đẳng Giác", chính là các bậc pháp thân đại sĩ nói trong Kinh Hoa Nghiêm.

Đây là phân tích theo quả vị của các Bồ Tát.
Nhưng chúng ta có mấy ai ở đây là Bồ Tát đâu, nên những mức quả vị này nói ra theo tôi chỉ để tham khảo.
Nói như thế sợ bạn chưa rõ nghĩa, tôi lấy ví dụ thế này :
Trẻ con cấp 1 cũng học toán,
Trẻ con cấp 2, cấp 3 rồi ... tiến sỹ cũng vẫn học toán ...
Nhưng trình độ toán ở mỗi cấp bậc đều khác nhau. Do đó, quan trọng nhất là phải biết mình ở trình độ nào và nếu học thì học giáo trình nào.
Đối với tôi, tôi tìm thấy được trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật có những đoạn phù hợp với căn cơ của mình (Phàm phu) nên tôi lấy đó làm xương sống để phân tích pháp Niệm Phật, để có được hướng tu tập, rồi có thể từ đó lần lần đi tiếp.
Ví như một cậu bé yêu thích, đam mê toán học thì từ một cậu bé ban đầu chỉ thuộc bảng cửu chương dần dần sẽ thành một ông đầu không thèm mọc tóc. (Vui một tý).
Bạn viết
"Như đoạn trên Phật dạy "nhất tâm xưng danh", chứ Phật đâu có nói "xưng danh đến nhất tâm bất loạn" đâu, "bất loạn" thì phải đoạn được phiền não nới bất loạn được, bởi vậy có nhiều người gặp phải hoạn nạn cực hiểm, phát lòng thành thiết tha hướng về Bồ Tát, 1 niệm ấy tức tương thông với tâm Bồ Tát, tức khắc ngài liền cứu vớt."
Đúng rồi, khi bạn gặp hiểm nạn thực sư mà bạn nhớ tới Bồ Tát, nhớ tới Phật thì Phật và Bồ Tát cứu giúp. Nhưng là hiểm nạn thực sự nhé, chứ nếu chỉ bị muỗi đốt cũng cầu tới Phật hay Bồ Tát thì Phật hay Bồ Tát cũng Botay.cằm thôi. (Đùa một tý).


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanh Tịnh Tâm.
Hôm nọ tôi thấy hình như bạn chích một câu của Ân Quang Đại Sư về Công phu thành phiến ở mục này.
Tôi đang phân tích phẩm Đại Bi Quán Thế Âm Niệm Phật Viên Thông (Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật) ở Chủ Đề Quán Thế Âm Bồ Tát - Pháp Tu Thù Thắng và nhận ra câu chích của bạn rất chuẩn.
Hôm nay vào xem lại thì không thấy đâu, không hiểu vì sao bị mất.
Bạn có thể đưa lại câu trích đấy lên đây không.
Nếu không thì bạn PM cho tôi.
Cảm ơn bạn.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

"Chích"?! :-/


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách