Toát yếu: Pháp Bảo Đàn Kinh

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Pháp Bảo Đàn Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phó chúc V
Nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ý kệ này, tự thấy Bản tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:

Chân như Tự tánh thị chân Phật,
Tà kiến tam độc thị Ma vương,
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chánh kiến chi thời Phật tại đường
.
191.HT giảng: Chân như Tự tánh của mình là Phật thật, còn tà kiến, tam độc tham sân si tức là Ma vương. Chúng ta cứ sợ tu bị Ma vương phá, nhưng không ngờ tham sân si, tà kiến là Ma vương, ngày nào cũng phá chúng ta mà chúng ta không biết. Khi khởi tà mê thì ma ở trong nhà, còn khi khởi chánh kiến thì Phật ngồi trong nhà. Vậy hỏi lúc nào có Phật ở trong nhà? Khi nào chúng ta khởi chánh kiến, thấy đúng. Trái lại khi mình khởi tà mê là ma vào nhà. Như vậy nhà mình chứa đủ cả Phật lẫn ma. Ai khởi tà kiến mê lầm là rủ ma về, ai khởi chánh kiến đúng đắn thì rước Phật về. Ai muốn thờ Phật thì ráng nhớ như thế, rước Phật về thờ cho chân chánh.
Tánh trung tà kiến tam độc sanh,
Tức thị Ma vương lai trụ xá,
Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chân vô giả.
Trong tánh mình tà kiến tam độc dấy lên, đó tức là Ma vương đến ở trong nhà. Còn trong tánh mình chánh kiến tự trừ tam độc là chúng ta chuyển ma thành Phật, đó là chân thật không giả dối.
Pháp thân, Báo thân cập Hóa thân,
Tam thân bản lai thị nhất thân,
Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ-đề nhân.
Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, ba thân đó xưa nay là một thân thôi, nếu nhằm trong tánh mình mà hay tự thấy thể chung của ba thân, tức là nhân Bồ-đề, nhân thành Phật chớ không có chi lạ. Vì tuy ba thân nhưng đồng một thể, một thể là Tự tâm. Ba thân Phật, Pháp thân, Báo thân, Hóa thân đều gốc Tự tâm mình. Nếu thấy đúng như vậy là mình tạo nhân Bồ-đề thành Phật.
Bản tùng Hóa thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường tại Hóa thân trung,
Tánh sử Hóa thân hành chánh đạo,
Đương lai viên mãn chân vô cùng.
Vốn từ Hóa thân sanh Tánh thanh tịnh, Tánh thanh tịnh thường ở trong Hóa thân này, nghĩa là ngay thân giả dối này có cái Tánh chân thật, Tánh chân thật đó ở ngay trong thân giả dối này chớ không ở đâu xa. Do có Tánh chân thật đó mới dấy niệm để mình biết tu, biết làm lành, biết hướng về cái chân thật, về sau này viên mãn, đó là chỗ chân thật không cùng tận.
Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân,
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh sát-na tức thị chân.
192.HT giảng: Tánh dâm vốn là nhân của Tánh thanh tịnh, trừ dâm tức là thân tánh thanh tịnh. Nói như thế thật khó hiểu, vậy tôi nói sân nguyên là Bồ-đề, có được không? Vì khi sân chưa dấy lên đó là Bồ-đề, do cảnh quấy nhiễu dấy lên thành sân, khi sân lặng xuống thì thành Bồ-đề lại.

Như vậy sân gốc từ Bồ-đề nhưng vì mê theo cảnh nên dấy động thành phiền não. Đối cảnh mà không dấy động thì phiền não thành Bồ-đề. Vì thế tất cả tánh, chúng ta đừng dùng cách này cách kia trừ, mà phải biết rõ Thật tánh của nó là như thế. Thật tánh của nó như thế là sao? Như chúng ta thấy sóng, thử hỏi làm sao trừ sóng? Sóng dấy lên từ nước, nay muốn cho sóng lặng phải làm sao? Gió dừng, sóng lặng cũng trở về nước lại. Sóng không có Thật thể chỉ do một cơn quấy động của gió. Cũng thế tham sân si, phiền não không có Thật thể, do mê chạy theo cảnh mà dấy lên, khi hết mê thì nó là tánh Bồ-đề. Hiểu như thế, chúng ta thấy rõ không cần phải trừ nó mà cần phải dừng duyên, đừng lầm mê nữa, tự nhiên nó lặng xuống. Thế nên trong tánh đều tự lìa ngũ dục, người thấy tánh chỉ trong khoảng sát-na tức là được chân thật.
Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ Tự tánh kiến Thế Tôn,
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân.
Đời này nếu gặp pháp môn đốn giáo, chợt ngộ được Tự tánh, thấy được Phật, nếu muốn tu hành mong làm Phật, không biết nơi nào nghĩ tìm chân. Vậy chúng ta muốn thành Phật thì phải làm sao? Tức ngay nơi Tự tánh mình, chớ muốn tìm làm Phật ở bên ngoài thì không chỗ nào tìm được chân cả. Phật thật chỉ nơi tâm tánh chúng ta, chớ không phải ở ngoài, nếu tìm bên ngoài không bao giờ có.
Nhược năng tâm trung tự kiến chân,
Hữu chân tức thị thành Phật nhân,
Bất kiến Tự tánh ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhân.
Nếu hay trong tâm tự thấy chân, có chân tức là nhân thành Phật, ngay nơi tâm mình thấy cái chân thật, vừa thấy cái chân thật, đó là nhân thành Phật. Chẳng thấy Tự tánh, bên ngoài tìm Phật, khởi tâm tìm Phật thảy là người đại si. Nếu không ngay tâm mình thấy Phật lại chạy ra ngoài tìm Phật, vừa khởi tâm ra ngoài tìm Phật, đó là người ngu to chớ không phải ngu vừa.
Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhân tu tự tu,
Báo nhữ đương lai học đạo giả,
Bất tác thử kiến đại du du.
Pháp môn đốn giáo ngày nay đã lưu truyền để cứu độ người thế gian phải tự tu hành, bảo các ông những người học đạo đời sau (Tổ nói với chúng ta đấy) không khởi cái thấy như thế này (thấy đúng như Tổ dạy) thì rất là xa xôi.
Tổ nói kệ rồi bảo rằng:

Các ông ở lại an vui, sau khi tôi diệt độ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thân mặc hiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi cũng không phải là chánh pháp. Chỉ biết tự Bản tâm, thấy tự Bản tánh, không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không vãng, e các ông trong tâm mê, không hiểu ý tôi, nay lại dặn dò các ông khiến các ông thấy tánh. Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi còn sống, nếu trái lời tôi dạy, giả sử tôi còn ở đời, cũng không có lợi ích gì.
193.HT giảng: Tổ căn dặn thật rõ ràng, nếu y theo lời Tổ dạy dầu Ngài có tịch rồi cũng như Ngài hiện có mặt, nếu trái lời Tổ dạy thì giả sử Ngài có mặt cũng không lợi ích gì. Đó là lời dặn thiết tha của Ngài.

Tôi nhắc lại, Tổ dặn sau khi Ngài tịch rồi, thứ nhất là đừng có khóc lóc như mưa, thứ hai là đừng thọ người ta cúng điếu, thứ ba là đừng mặc áo tang v.v... vì làm như vậy không phải là đệ tử của Tổ và cũng không hợp với chánh pháp. Thế mà sau này nhiều chùa cũng bày nhiều việc, đó là không hợp, chúng ta phải biết rõ như vậy.
Tổ lại nói kệ rằng:

Ngột ngột bất tu thiện,
Đằng đằng bất tạo ác,
Tịch tịch đoạn kiến văn,
Đãng đãng tâm vô trước.
194.HT giảng: Ngơ ngơ không tu thiện, ngáo ngáo không làm ác, ngơ ngơ ngáo ngáo không làm thiện không làm ác, lặng lẽ dứt mọi thấy nghe, thênh thang tâm không dính mắc. Đây là điểm thiết yếu, nghĩa là chúng ta tu mà đối với điều thiện chúng ta như lơ là, đối với điều ác chúng ta cũng như lạnh nhạt tức là không dính nơi thiện, không kẹt nơi ác, cả thấy nghe đều lặng lẽ, tâm thênh thang không dính mắc bất cứ điều gì. Đấy là chỗ giải thoát.
Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đến canh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé!” Rồi im lặng mà hóa.
Vui không? Như vậy khóc làm chi!
Khi ấy mùi hương lạ đầy cả thất, có một móng trắng vòng giáp đất, trong rừng cây cối đều biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang bi thương.

Đến tháng mười một, quan liêu cùng môn nhân tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ.
195.HT giảng: Tổ vừa tịch, các đồ đệ muốn tranh giành rồi. Khi sanh tiền Tổ ở ba chùa tại ba quận trên, nay nghe Ngài tịch ba nơi kéo đến giành rước về chôn đặng chùa mình được hưởng lợi lớn, thật là trái với lời Tổ dạy.
Không giải quyết được việc tranh giành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khói hương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗ ấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một dời thần khám và những y bát được truyền trở về. Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệ tử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệ tử nhớ lời huyền ký sẽ bị lấy đầu của Tổ, mới lấy sắt lá bao quanh cổ để giữ cổ của Tổ rồi đưa vào trong tháp.
196.HT giảng: Tổ tịch rồi thân Ngài khô lại chớ không rã, còn nguyên cho đến sau này. Trong quyển Tổ Huệ Năng có chụp hình thân của Ngài. Khi có người vào cắt cổ Ngài, gặp sắt gây tiếng động nên bị bắt.
Chợt trong tháp có hào quang trắng hiện ra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên Vua và phụng sắc lập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi được truyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươi bảy năm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biết bao nhiêu mà tính. Tín y của Tổ Đạt-ma truyền, áo ma-nạp cùng với bát báu của vua Trung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ của Tổ để tại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền kinh Pháp Bảo Đàn để bày tông chỉ của Tổ, hưng long Tam Bảo và lợi ích quần sanh.
197.HT giảng: Tóm lại trước khi tịch, Tổ dặn dò kỹ lưỡng từ công việc truyền bá Phật pháp, phải truyền bá thế nào, nói pháp thế nào, cho đến sự tu hành, phải ứng dụng Nhất tướng tam-muội, Nhất hạnh tam-muội và khi Ngài tịch phải làm lễ ra sao v.v...

Ngài chỉ dạy tỉ mỉ rành mạch. Người học đạo hiểu được lý đạo rồi mới thấy lòng từ bi của Tổ thật không sao kể xiết. Ngài không truyền y, truyền bát mà chỉ truyền pháp tức là truyền kinh Pháp Bảo Đàn để chỉ dạy người sau.
Toát yếu 197: Hành giả nào mới bắt đầu học Pháp, nên bắt đầu vào bộ Phật Học Phổ Thông, của cố HT. Thích Thiện Hoa. Sau đó là kinh A-Hàm hoặc kinh Tạng Pali. Những ai có kinh nghiệm sao chép kinh, thì cũng nên chỉnh sửa các văn phong, thời phong kiến, cố chấp cho hợp với thời đại "Văn hóa Phật giáo". (Toàn bộ: Pháp bảo đàn kinh, đến đây là hết.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Toát yếu: Pháp Bảo Đàn Kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

III. Toát yếu Pháp Bảo Đàn Kinh là thế nào?
- Là soạn thảo những tâm yếu chính của nội dụng Pháp Bảo.
- Là soạn thảo những câu tâm đắc và những chữ khó hiểu của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.
- Là học: VĂN TƯ và TU

- Toát yếu không phải là sao chép toàn bộ kinh, toát yếu là học ôn lại.
- Toát yếu không phải dùng để giảng thuyết, toát yếu là ghi lại những bài giảng thực tiển.
- Toát yếu cũng không phải là người dịch lại kinh, hay soạn thảo kinh lại, mà là tóm tắc các yếu lược quan trọng của kinh, do cá nhân của học giả chọn.

Do đó Toát yếu Pháp Bảo Đàn Kinh chỉ là Văn Tư Tu của cá nhân hiểu biết riêng của một học giả, Quí vị có thể tự xem lại bản gốc của Kinh và cũng tự làm cho mình một bộ Toát yếu Văn Tư Tu. Hoặc có thể tham gia cùng nhau chia sẽ trên diễn đàn Phật giáo. Đem đến tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn.

Nam Mô Hoan Hỉ Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.
PHAT%20HOC.jpg
PHAT%20HOC.jpg (61.59 KiB) Đã xem 848 lần
IV. Toát yếu nghĩa chữ:
2 Toát yếu : Bồ đề tự tánh: Các hạnh Ba la mật của Bồ tát trong 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai.
15.Toát yếu:Thân là cội bồ-đề, Tâm như đài gương sáng. Luôn luôn phải lau chùi, Chớ để dính bụi bặm. (Kệ, Ngài Thần Tú)
25 Toát yếu: Bồ-đề vốn không cây, Gương sáng cũng chẳng đài. Xưa nay không một vật, Chỗ nào dính bụi bặm?
29. Toát yếu: Hữu tình lai hạ chủng, Nhân địa quả hoàn sanh. Vô tình diệc vô chủng, Vô tánh diệc vô sanh.
46.Toát yếu: Trích đoạn HT giảng- Tôi thường chỉ quí vị tuy không có vọng tưởng, nhưng mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, tất cả giác quan đều có biết thì làm sao nói không được. Không là không vọng tưởng chớ cái hằng giác đó đâu có không, như thế đâu có rơi vào “vô ký không” như Lục Tổ nói.

48.Toát yếu: Khi HT giảng tới đoạn này, có rất nhiều người còn bị kẹt ở chổ này. Là khi không còn chấp ngã, chấp pháp. Rồi bỏ liều tất cả đời sống xã hội.v.v. Thì sẽ rớt vào thụ động. (Huyển chuyển sao căn bản trí. Từ bi, trí huệ, dũng cảm, theo gương vua Trần, lý là đúng.)

50. Toát yếu: “nhất niệm vạn niên”, là một niệm muôn năm. Bởi vì nhớ là tỉnh, quên thì mê ...Thế nên mình hằng tỉnh hằng giác, hằng nhớ mình đang sống bằng Tánh giác, chớ không phải là không nhớ, không nghĩ.

51.Toát yếu: 10 năm trước, tôi cũng giống như bao người khác, trong bước đầu học Phật, Khi nghe giảng Bát Nhã thì luôn luôn nghĩ tất cả điều do duyên. Rồi chấp tất cả là không. Thật là một lối sống đoạn kiến. Ngày nay, cũng là bài giảng này thì cái thấy của Bát Nhã lại thật là mênh mông trùng trùng, điệp điệp của vạn vật Muôn vật từ tâm mà có tên nên nói tất cả là một; từ tâm đó mà có tên muôn vật nên một là tất cả. Như vậy nhìn hai mặt: một là tất cả là từ tâm mà đặt muôn tên khác nhau; tất cả là một vì tất cả đều gốc từ tâm mà có. Do đó các hàng Học giả học Phật pháp trước phải có căn bản. Học các Kinh A-Hàm trước và Phật học phổ thông cho thật rành rẽ, có căn bản rồi. Thì hãy qua gia đoạn Bát Nhã cũng không muộn.

53. Toát yếu: Xem lại bài giảng, nên dè dặt khi xử dụng pháp Bát Nhã đối với mình và đối với người không hiểu tới Bát Nhã.

102.Toát yếu: Nhưng về sự thì cũng không nên lơ là trì danh, lễ bái hàng ngày. Tuy rằng lý là vậy. Cầu tha lực là nhịp cầu tăng sự tinh tấn. Nếu không có tha lực Phật, thì Hành giả không biết có điểm tựa để hành trì. (Như con nhỏ phải cần sự nuôi dưỡng của cha mẹ vậy. Vì Hành giả chưa đủ sức để tự lực như các bậc thượng căn đã tu nhiều đời. Do đo không có sự thì lý chẳng thành.)

V. Nội dung bài giảng:
2 Toát yếu: phát tâm bồ đề, thì mới thật sự là tu.
12 Toát yếu: Được chút ít phước thì không nên khoe khoan.
18.Toái yếu: Hành động của Tổ Hoằng Nhẫn, và HT giảng thật đúng, muốn cho có sự công bằng, tâm phục, khẩu phục thì phải có trí tuệ bát nhã và không có biên kiến, thân kiến tâm.
19.Toát yếu: Không biết phân biệt thiện ác, thị phi chánh tà, chủ làm gì cũng khen là hùa theo. Chẳn ít lợi mà còn bị đời nói. "Nịnh đầm".
24.Toát yếu: Kẻ hạ hạ cũng có trí thượng thượng, còn người được xem là thượng thượng cũng không có ý trí, đừng tưởng người ở cấp cao là người hay.(Mạt thị vô nhân, sanh tâm ngã mạn. Người đời khinh khi, kiếp này phải chịu.)

25.Toát yếu: Bài kệ của Ngài Thần Tú là ý nói về sự tánh của người tu tiệm thì phải như vậy. Nếu ai ai cũng học theo "Lý" tánh của Ngài Lục Tổ "Biết nói mà không biết làm" thì hơi mệt rồi. Bởi lời này chỉ hướng đến người đã kiến đạo. (Có nghĩa: Ngài Lục Tổ nói được, mà bạn thì không thể bắt chước được, Bởi vì tâm bạn còn đầy ấp thập kiết sử.)
Trang: Truyền Y Bát cho Lục Tổ xong, liền không cho ở hội chúng vì sợ người hại.
Trang: Tổ Huệ Năng giảng Pháp đầu tiên cho Huệ Minh!
Trang: Lục Tổ gặp Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn

Phần II. Phẩm Bát-nhã

Trang: Lục Tổ giảng về Pháp không của Hệ Bát Nhã.
Trang: Thực tánh Bát Nhã thế nào?
Trang: Chân tánh tự dụng
Trang: Phiền não là Bồ-đề đâu có Bồ-đề ngoài phiền não
Trang: Tu Bát-nhã hạnh, trì tụng kinh Kim Cang
Trang: Không có người đại trí, tiểu trí, đại căn tiểu căn
Trang: Trí, ngu đâu có cố định.
Trang: Đức Phật không độ một ai?
Trang: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã.
Trang: Trầm không trệ tịch. Không phải là vô niệm.
Trang: Thuyết thông cập tâm thông
Trang: Nếu thường thấy lỗi của mình tức là hợp với đạo.
Trang: Phật pháp tại thế gian

Phẩm III. Tịnh độ lý và sự nghi vấn:
Trang: Hiểu:Tây phương trong khoảng sát-na
Trang: Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền.
Trang: Cải quá ắt sanh trí tuệ

Phẩm IV. Định Tuệ. Thế nào là trực tâm?
Trang: khán tâm quán tịnh
Trang: Vô trụ, Vô tướng, Vô niệm

Phẩm V. Tọa Thiền Phá chấp
Trang: Ngoài lìa tướng là thiền, trong tâm không loạn là định
Trang: Tỉnh giác: Tọa thiền hay Thiền định

Phẩm VI. Sám hối: NGŨ PHẦN PHÁP THÂN HƯƠNG
Trang: VÔ TƯỚNG SÁM HỐI
Trang: TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN
Trang: VÔ TƯỚNG TAM QUI Y GIỚI
Trang: Ba thân Phật
Trang: Bài tụng Vô tướng

Phẩm VII. Cơ Duyên

Phẩm 8: Đốn Tiệm: CHÍ THÀNH
Trang: Thiền sư Chí Triệt:
Trang: Thiền sư Thần Hội:

Phẩm 9: Tuyên chiếu

Phẩm 10: Phó chúc
Trang: Phó chúc: II
Trang: Phó chúc: III
Trang: Phó chúc IV
Trang: Phó chúc V
suong08.jpg
suong08.jpg (39.63 KiB) Đã xem 848 lần
ChuaNamHoa.jpg
ChuaNamHoa.jpg (23.42 KiB) Đã xem 851 lần


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách