Lăng Già luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - TỔNG TỤNG

Các duyên hạnh vô nghĩa………………. Sanh lỗi thường - vô thường

Duyên hạnh vô nghĩa là chẳng giác tự tâm hiện lượng thì không gốc có thể y cứ, hội qui về vô cực. Bên trong đã không nguồn thầm hợp thì bên ngoài ắt sanh lỗi phân biệt. Đây là lý do rơi vào hai bên

Nếu không phân biệt, giác………………. Hằng lìa thường - vô thường
Nếu bỏ phân biệt, giác được nguồn chơn tự chứng bên trong, chẳng rơi vào đoạn - thường

Từ kia lập nên tông………………………. Ắt có các nghĩa tạp
Song không y cứ nơi đây lập tông. Nơi đây mà lập tông vẫn là mê - giác đối đãi nhau, các nghĩa tạp dấy lên, mà chẳng phải đẳng quán tâm lượng mình.

Đẳng quán tự tâm lượng…………………Ngôn thuyết không thể được.
Đẳng quán tâm lượng thì chỉ có thầm hợp nên chẳng phải ngôn thuyết đến.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NHƯ LAI TÀNG (TÀNG THỨC) VỐN KHÔNG CẤU NHIỄM
Có 5 phần

1 - THƯA HỎI
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ bạch Phật : Thế Tôn ! Cúi xin Thế Tôn lại vì con nói ấm, giới, nhập sanh diệt kia không có ngã thì cái gì sanh, cái gì diệt ?


Tánh ấm, giới, nhập vốn không tác giả mà sanh diệt rõ ràng. Bởi do chẳng giác Như Lai tàng tánh, toàn thể đổi thành tàng thức, cùng bảy thức thân, chung khởi các căn thức tùy theo ngoại cảnh.
Đã có sanh diệt, tuy không có ngã mà có tàng thức, bảy thức chẳng dứt.

Bảy thức thân là : Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý thức và mạt na thức

2 - NHƯ LAI TÀNG THANH TỊNH KHÔNG NHƠ

Như Lai Tàng chính là tánh ghi nhớ của chơn như, khả năng ghi nhớ vô hạn. Chính vì nó là chơn như nên vốn “vô ngã”, bình đẳng tuyệt đối, không phân biệt.
Nơi đây nếu giác thì tánh của không tánh vì chiếu liễu nên thất thức chẳng sanh, đã có trí dụng thảy đều bình đẳng.
Nơi đây nếu chẳng giác thì Như Lai tàng đổi làm tàng thức, nên nói “trụ địa vô minh”, vì vô minh bất giác nên vọng động thành nghiệp, nghĩa là sanh kiến phần là thất thức thân. Thất thức thân này tất cả phàm ngu, ngoại đạo đều chấp làm ngã thể, cho nên có thường kiến. Do phi thường chấp là thường, thảy rơi vào vô thường.

Ba duyên là căn, trần, thức.
Thức này là thất thức thuộc kiến phần.
Căn trần thuộc tướng phần, cũng chẳng rời kiến phần mà có hiện ra.

Cho nên biết, ba cõi trong ngoài thành nơi thất thức, thảy do bất giác Như Lai tàng.
Bởi tàng tánh không tánh nên mới tùy duyên. Tùy duyên nhiễm tịnh - bất tịnh nên thiện - bất thiện sanh. Chẳng phải thật có chủng tử, mà tất cả chủng tử đều y đó, nên nói từ vô thỉ tập khí hư ngụy.
(trg 10)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - PHÀM NGU Y THỨC GIẢI THOÁT, CHẲNG THẤY NHƯ LAI TÀNG TÁNH

Phàm ngu mỗi niệm đều có bóng dáng thất thức ở trong. Do không biết đều là tự tâm hiện, nên chấp thủ, nhiếp thọ cảnh giới, do đó sanh thọ khổ - lạc triền miên chẳng dứt. Diệt thọ khổ - lạc thì danh tướng chẳng sanh. Tất cả vọng tưởng tạm được dùng nghĩ thành diệt tận định và tứ thiền định. Chẳng biết thọ vốn vô ngã thì sanh thọ, diệt thọ đều là hư vọng.
Đây là phàm phu nhàm lìa sanh tử mà không có quán sát kỹ, khởi diệt tận tưởng.
Người tu hành nếu chẳng chuyển tàng thức thành Như Lai tàng thì thất thức chẳng diệt. Nhị thừa chẳng giác tự tâm hiện ra, chẳng biết cảnh hiện duy tâm, không có pháp tánh. Chỉ nơi ấm, giới, nhập phát minh vô ngã, lìa được nhiếp thủ vẫn còn pháp tự tướng, cộng tướng của ấm, giới, nhập.
Nhị thừa chỉ chứng nhơn không mà chẳng chứng pháp không. Vì chẳng đạt Như Lai tàng tánh thì chẳng lìa tàng thức. Chẳng lìa tàng thức thì thất thức ắt chẳng diệt. Thất thức chẳng diệt mà nói nhơn không, chỉ không cái ngã trong tam giới, mà cái ngã tập khí của bát thức vẫn còn, chẳng giác

4 - NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC CHÓNG LÌA SANH DIỆT, CHẲNG PHẢI NHỊ THỪA .

Thấy Như Lai tàng, diệt thất thức thân thì hay tùy địa thứ lớp chuyển tiến, chẳng bị ngoại đạo làm diêu động. Đây chính là đệ bát Bất Động địa, nên nói “trước bất động địa vừa xả thức”.
Xả tàng thức thì Chánh thọ hiện tiền, được Pháp thân Phật, nhập Như Lai địa. Nhưng do Như Lai giác gia trì nên hay chẳng thọ tam muội môn lạc và trụ thật tế.
Thật tế là chơn như thật tế. Trụ nơi chơn như thật tế thì thấy không Phật có thể thành, không chúng sanh để độ, nên chẳng trụ thực tế, y trí khởi dụng, cứu độ chúng sanh.
Như Lai tàng vốn tự không tánh, tánh không tánh ấy rất chơn rất tịch. Tột chỗ chơn tịch liền là vô minh, vô minh vô thủy bất giác vọng kiến, kiến vọng vốn là không, chẳng lìa bản tế. Nếu hay giác chỗ này thì an trụ tâm hải, lại không riêng có.
Thân tức pháp thân,
Trí tức báo thân
Ý sanh tức là hóa thân.
Chuyển bát thức được tên pháp thân, chuyển thất thức được tên báo thân, chuyển đệ lục ý thức được tên hóa thân. Trong khoảng sát na , mê ngộ đã chuyển, nên nói “chỉ chuyển tên kia, không có thực tánh”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thấy được Như Lai tàng là trừ sạch hiện lưu (tình thức), nhưng chẳng đồng với Nhị thừa. Nhị thừa biết Như Lai tàng nhờ tâm tưởng, tuy biết tự tánh thanh tịnh mà do khách trần che đậy, vẫn thấy bất tịnh, có được tam muội pháp lạc đều thành thật pháp.
Người tự giác tu hành thấy rõ tự tánh, chỉ dùng phương tiện chóng trừ hiện lưu. Cho nên biết , thấy tánh không thể chẳng rõ. Nên Như Lai chính thấy cảnh giới hiện tiền chẳng phải một - chẳng phải khác, như xem trái “a ma lặc” trong lòng bàn tay, lại không còn nghi ngại.
Như Lai tàng tên thức tàng cùng thất thức chung, đây chẳng phải cảnh giới nhị thừa. Bởi vì nhị thừa chẳng tin thức thứ tám tức Như Lai tàng. Cho nên đối với ngã thấy vô ngã, thường thấy vô thường, ấy là tưởng điên đảo. Vì trừ cái tưởng này nên nói thức tàng tức Như Lai tàng, khiến biết tâm, ý, ý thức đều không tự tánh, thấy pháp vô ngã, được cái chơn ngã, đây là cảnh giới chư Phật.

GHI CHÚ: Nhị thừa thấy thân vô ngã, nhưng không thấy pháp vô ngã. Sau khi thấy được Như Lai tàng thì thân và pháp thảy đều vô ngã, nhưng chứng được cái chơn ngã (tức Như Lai tàng) của chư Phật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - TỔNG TỤNG

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ :

Như Lai tàng sâu kín……………………. Mà cùng thất thức chung
Hai thứ nhiếp thọ sanh………………….. Người trí ắt xa lìa.
Như gương tượng hiện tâm……………. Tập khí vô thủy huân
Người như thật quán sát………………… Các sự thảy vô sự
Như ngu thấy chỉ trăng………………….. Xem tay chẳng thấy trăng
Người chấp trước văn tự ……………….. Chẳng thấy ta chơn thật.
Tâm là con hát giỏi………………………. Ý như đánh đàn hay
Năm thức là bè bạn……………………… Vọng tưởng chúng xem hát.


Tàng thức ẩn sau kín, cùng thất thức thân vọng thấy tự - tha nhiếp thọ cảnh giới.
Người trí quán sát ngoại cảnh như ảnh hiện trong gương, không có thực tánh nên không bị sự vật chuyển.
Thức cũng tức là tánh, cảnh cũng tức là tâm, nhưng người ngu chỉ thấy cảnh. Như ngón tay chỉ trăng, người ngu chỉ thấy ngón tay mà không thấy trăng.
Tám thức không tánh, tùy duyên biến hiện, hiện ra cảnh giới, giống như con hát trên sân khấu.
Ý thức kết nối tâm và cảnh, như người đánh đàn giỏi, làm cho tâm cảnh hòa hợp như con hát hòa hợp với tiếng đàn vậy. Năm thức thân tùy duyên, phân biệt cảnh giới, như quần chúng xem hát vậy, Thảy đều là vọng tưởng, chẳng thực có.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Kính Lễ Quý Thầy, Quý Đạo Hữu
Con kính lễ Bác Bình !Có gì sai sót! Con mong Bác Bình hoan hỷ sửa lại cho con nhé!
Ôi kẻ ngu như con thấy! Không phải ở pháp tu và cách tu mà phân biệt các thừa với nhau. Mà chỉ ở chỗ chứng Hành giả tới được Chân Như hay mắc vào khúc nào đó! Điều này chúng ta phải phát nguyện lực lớn hằng ngày! Để cho sau này tu tới đó còn có lời nguyện mà giúp vượt qua được. Không có nguyện lực thì ta không có đường đi tiếp đâu!
Nhưng mà Hành giả có thể thực sự tới đây trên hành tinh này ( hay cả vũ trụ này), Các vị Thánh tu hành được mấy số đây??? hiếm hoi lắm cả các hành tinh khác luôn đây!
Bác Bình chân thật thấy được chưa, Các Bậc thượng căn khác chân thực thấy được chưa vây???

Nhưng con phải khẳng định người có thể mơ hồ hiểu được ở đây, căn tu lớn , và sâu dầy lắm rồi?. Vậy thì ta đặt câu hởi ngược lại người căn cơ lớn sau dầy như thề sao đời này , không có duyên xuất gia? hoặc không có duyên nhiều vời chúng sinh, hoặc duyên thiếu khuyết gì đó...??? Vì chắc chắn đời trước những bậc như thế phải là bậc tu hành nhiều đời rồi???
Đã bao giờ các bậc thượng căn tự đặt câu hởi đó chưa vậy? Đã bao giờ băn khoăn vi sao đường đi nhân quả của mình ra như thế chưa vậy???
Chúng con thì si tối cang cường không chịu hiểu? Mình chưa thực chân thực thấy như thế nhưng lại chấp cái tên Nhị, Tiểu, Đại, Nhất mà phân chia ngay từ đầu ở chỗ tu hành của người khác! ( Đây là cái bệnh không thể nào tu được!)
VD người Niệm Phật ồ Đại Thừa đây rồi hơn tiểu thừa là các hành thánh tu thiền du hay vẫn là tiểu thừa...
VD Người học Pháp Hoa ồ Kinh này tốp cao rồi, 5000 vị A La Hán ( ai giảng vào đầu mà giết hết đạo căn của mọi người) còn ngu khờ dại bỏ đi không học được! Ta hiểu được ta tin chắc hơn 5000 vị A La Hán ( nhân như thể quả báo sẽ thế nào ????)
Đại Thừa, Nhị Thừa, Tiểu Thừa, Hay Nhật Thừa chỉ là chỗ chứng nhập của Hành giả không phải ở kinh điển người ta học! Phật ngày xưa không có học kinh sách thì Phật là thừa gì vậy?
VD: Cùng là Tứ Thiền, Ngoại đạo đến Tứ Thiền những không chứng Thánh Quả, và giải thoát Nhưng Đúng đường đạo Phật chứng Sơ Thiền đã chứng Thánh Quả và tương lai chắc chắn là giải thoát!
Cùng có Thiền Định sao lại có sự sai khác vậy????. Người sữc thiền cao hơn sao lại có sự khác vậy????????????
Nhiều vị chưa hiểu rõ các thừa tự mãn bác luôn tu thiền ( chẳng qua vị đó nói câu đó để bào chữa cho công phu kém khuyết của mình, hoặc do thiên ma đua lối...Dù gì thì nhân đã gieo quả cũng phải đến là nhiều nhiều đời sau lòng vòng quang đạo Phật không vào được của Phật! chỉ có cố gắng tinh tấn tu hành đời này hy vọng gỡ lại chút ít vốn liếng!)

Muôn có Chánh Tuệ để trụ trong lý không! Phải xuất Phát từ Chánh Định của Đạo Phật! Muốn có Chánh Định phải làm sao????
Một Bậc Thánh Nhân chắc chắn thể hiện ra ngoài là luôn luôn làm thấu rõ đạo lý , và sự lý hoàn mỹ những cái tầm thường nhất ( đi, đừng, mằn ngồi, ăn uống, chào hỏi, cái nhìn, cái nụ cười.....nói chung là những nhân duyên đến với mình)Đó là một phần cái dụng của thánh nhân!
Sử lý hoàn mỹ ở đây là gì??????: Những cái tầm thường đấy còn lơ mơ thì hãy biết rằng ta còn kém dở!
Vậy thì bây giờ Lý Không ở đây Vị nào đăng thực sự cho mình tu trụ được ở lý không????????
Nếu trụ ở Lý Không hayChân Như thì sẽ nhìn tỏ rõ đường đạo của mình, cũng tỏ rõ con đường đi của mọi người?
Nếu trụ ở Lý Không sẽ biết rõ bản chất đâu còn có cái nhìn tà kiến về kinh điển
Nếu Trụ ở Lý Không ắt một điều sẽ sáng tỏ rõ toàn bộ vũ trụ ( Tạm là biết rõ chi tiết tỷ mỷ không khuyết sót cái gì !)
Hãy tự biết mình đang dùng cái gì trụ ở Lý Không! Nếu Tự nhận ra ngộ cao thì phải có đầy đủ cái dụng của nó?

Con xin lỗi bác Bình! Con không có ý nói Bác đâu ạ!
Con chỉ là tự đặt câu hỏi cho mình để giải quyết!

Bây giờ hỏi lại Hành giả nào đang thấy ngón tay, hành giả nào nhận mình thấy trông thấy mặt trăng?????

Lời bàn hay diễn giải ở ngôn ngữ nó thô kệch và Ngôn ngữ không trung thành đi theo tâm chứng của Thánh được đâu! Nếu chỉ ù ù mơ mơ, mường tượng về ngôn ngữ sẽ trả bao giờ thấy được cái gì. chấp vào ngôn ngữ nữa thì thành ra cái gì?

VD: sắc chẳng khác không? Không chẳng khắc sắc trong Bát Nhã Tâm Kinh!
Ai đã tự thấy mình chứng thấy điều đó! Hãy chi phán đoán qua lý giải tư duy?
Ai nói đến cao cao siêu thì yêu cầu phải chỉ cho mọi người tỏ rõ cái tầm thường? Nếu không thấy rõ được cái tầm thường thì mời vị đó tỉnh giác lại chính mình!
Phật nhắc: Độ một vị chứng A La Hán ngay sau khi nghe bài kệ ( thì phước đức, nhân duyên của vị đó đã thuần thục viên mãn là chính!) công sức của Người cũng có lớn. Nhưng không lớn bằng người mang hạt giống bồ đề trồng vào tâm hồn của người chưa biết Phật Pháp, chưa biết tu! Vì cái nhân ban đầu đó có tương lai quả Bồ đề mới có! Nên Phước của người gieo nhiều nhân Bồ Đề vào tâm người khác. Phước vị đo mới thật là lớn!
Ở đây chúng ta không phải thượng căn, có chứng bước vào hàng Thành (CÓ Vị Thánh nào thì con xin sám hối, con không có giám nói Người!). mà chúng ta định giác ngộ cho bậc thánh nào vậy???????.
VM khuyên những ai là Phàm Phu ( hãy tin tưởng lời thật lòng!) Thay vi cố đến cái cao siêu thì hãy kiên trì chăm chỉ gieo nhân bồ đề cho người sơ căn, hoặc chưa có căn lành với Phật Pháp ( bằng gì, chỉ là chú nguyện, cầu chúc cho họ, bằng gì bằng ánh mắt với tâm từ bi, bằng gì? bằng lơi khuyên nhủ nhẹ nhàng, bằng gì bằng hướng cho họ đến giáo lý Phật Pháp, giúp họ quy y tam bảo, giúp họ cái nhân cơ bản có thể tu tập là tôn kính Phật, tôn kính thánh, chấp nhận những điều đúng...) những cái nhân đó phước mới thực sự là vô lượng.

Thay vì cô đeo bàn cái cao siêu thì ta quay về chăm chỉ , nhiệt tâm vun trồng cái gốc cái mần của Bồ Đề! Ấy vậy là cây Bồ Đề của ta sẽ lớn nhanh, tốt tươi. Quả Bồ Đề chỉ là thời gian sẽ có trái , chắc chắn không sai được! Nhưng cây bồ đề hoặc mần bồ đề ta còn bé mà cư mơ ước treo nên cao tìm quả bồ đề, hương bồ đề, để ngắm , để diễn tả đâu có ngờ ta đã giẫm chết cây non hại chết bao nhiêu mần giống bồ để khác của mình. Lại rủ người khác nên ngọn nữa thì chắc chắn họ cũng như mình tự giẫm chết bồ đề của họ!

Bây giờ con xim phép được hỏi Quý Thầy, Quý Thiện Trí Thức! Đâu là cách vun trồng chăm sóc mần Bồ Đề, Gốc Bồ Đề của mình và người khắc? tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính gởi đạo hữu "vominhdachemo"
Phật pháp không phải là thứ có thể tu một đời mà xong. Đức Phật cũng phải tu hành trải qua ba A tăng kỳ kiếp, nhân thục, quả chín mới giác ngộ thành Phật.
Hơn nữa Phật pháp không phải cái có thể tu mà được. Nói đắc, nói chứng chỉ là tỏ ngộ chỗ vốn có của mình mà thôi.
Những người căn tánh lanh lợi thâm hiểu Phật pháp, hiển nhiên là những người đã nhiều đời, nhiều kiếp tu hành, nghiên cứu Phật pháp rồi. Đạo hữu hỏi tại sao họ không có duyên lành đi tu ? Điều đó thuộc về nhân duyên, thuộc về phương tiện huyền diệu, ẩn kín chúng ta không hiểu được. Có thể những người đó trong nhiều kiếp trước đã từng đi tu rồi. Nhưng vì chưa tỏ ngộ, nên bị đoạ lạc vào tam đồ (ba đường dữ) để trả nợ tín thí, nay mới được sanh làm người, nên căn tính thuần thục, lanh lợi, nhưng họ không đi tu nữa. Có thể là vì họ thấy rằng trong đời ác trược này, không có Phật xuất thế, đi tu cũng chưa chắc chứng đắc, mà lại mang nợ tín thí, nên họ không đi tu. Việc đó thuộc về lẽ màu nhiệm của các vị đó, chúng ta không biết tới.

Chỉ biết rằng "Nếu bây giờ chúng ta không gieo nhân thành Phật (Phát Bồ Đề tâm) thì sẽ không bao giờ chúng ta có thể thành Phật".
Cho nên tu học Phật pháp không thể nóng lòng, muốn đắc đạo ngay được. Phải kiên trì, lập chí, nguyện đời đời theo Phật pháp, đời đời qui y Tam Bảo, để cầu thành Phật, để độ chúng sanh (tức là phát Bồ Đề tâm), và nghiên cứu kinh sách Phật pháp, thực hành theo giáo lý của Phật, theo những điều mình đã học đã hiểu. Rồi dần dần mới mở mang trí tuệ, mới thấu hiểu được những điều dạy trong kinh sách của đạo Phật được.

Cái hiểu biết của tôi cũng chỉ có như vậy thôi. mong đạo hữu xem qua và suy nghĩ.
Kính chào. Chúc đ/h thân tâm an lạc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TÁM THỨC - NĂM PHÁP - BA TỰ TÁNH - HAI VÔ NGÃ, CỨU CÁNH ĐẠI THỪA THÀNH ĐỆ NHẤT NGHĨA

5 pháp là : Danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như
3 tự tánh là : vọng tưởng tự tánh, duyên khởi tự tánh, Viên thành thật tánh
2 vô ngã là : nhơn vô ngã, pháp vô ngã
8 thức là : (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý) thức, mạt na thức, Alaya thức.

1 - BÀY TƯỚNG NĂM PHÁP

5 pháp là : Danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như
Giác : danh, tướng, vọng tưởng không có tự tánh, liền hay phát minh chánh trí, chứng được như như.
Chẳng thấy ngoài tâm có pháp, liền khi ấy xa lìa các kiến chấp đoạn thường, có không, hiện pháp lạc trụ, là cảnh giới thánh hiền.

2 - DANH, TƯỚNG THẢY DO VỌNG TƯỞNG

Tất cả danh, tướng từ vọng tưởng sanh chẳng phải có nhơn khác, nên danh, tướng không có tự tánh.

3 - CHUYỂN VỌNG TƯỞNG TỨC TRÍ, NHƯ.

Đại Huệ! Tướng kia là : chỗ soi của nhãn thức, gọi là sắc. Chỗ soi của nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý gọi là thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là tướng.
Đại Huệ! Vọng tưởng kia lập bày các danh, hiển hiện các tướng. Như đây chẳng khác tên voi, ngựa, xe, bộ hành, nam, nữ v.v… ấy gọi là vọng tưởng


Do chỗ sai của căn thức khởi ra các tướng : sắc, thanh v.v…Lại do vọng tưởng phân biệt lập bày các danh, các tướng càng bày hiện. Nếu chính các thức chiếu soi chưa dấy phân biệt thì không có chỗ hiển bày. Nơi đây tỏ ngộ mới biết tất cả danh tướng trọn không thể được.
Do danh tướng trọn không thể được nên không phân biệt, lìa kiến chấp có - không, chính được pháp thể. Cho nên tức nơi danh tướng mà được như như. Pháp vị như như tức là cảnh giới không thực có gọi là “Bồ tát Hoan hỷ địa”. Được Bồ tát Hoan hỷ địa rồi , hằng lìa tất cả cõi ác ngoại đạo, chính trụ chỗ xuất thế gian, pháp tướng thành thục, lìa vọng tưởng thấy tất cả pháp huyễn v.v… nghĩa là tất cả pháp chơn như thực tướng, không có một - khác. Thấy một - khác là vọng vậy.
Bồ tát tức vọng tức chơn nên hay dùng tướng không tướng dựng lập các địa, tùy sức tam muội, thần thông tự tại, cứu cánh Phật địa, biến hóa chiếu diệu, đối hiện sắc thân như trăng đáy nước, đầy đủ mười câu vô tận, vì các chúng sanh phân biệt diễn nói, đây gọi là pháp thân lìa ý tạo ra, nhậm vận như như


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẤT CẢ PHÁP THẢY VÀO NĂM PHÁP

1 - BA TỰ TÁNH VÀO NĂM PHÁP

Ba tự tánh là ;
1) vọng tưởng tự tánh
2) Duyên khởi tự tánh
3) Viên thành thật tánh.

Do bất giác vô minh vọng động liền có năng - sở, chấp trước năng kiến làm tâm, sở kiến gọi là tướng, gọi là vọng tưởng chấp trước.
Để phân biệt các tướng khác nhau nên đặt tên gọi là danh.
Danh tướng không tánh, vọng chấp mà thành, cho nên nhiếp danh tướng thảy là Biến kế chấp.
Y danh tướng vọng chấp mà khởi phân biệt, tâm tâm số pháp một lúc chóng hiện không có trước sau, như mặt nhật và ánh sáng gọi là duyên khởi tự tánh. (các pháp đồng thời hiện, làm nhân - quả lẫn nhau, gọi là duyên khởi)
Nếu đạt vọng chấp danh tướng vốn không tự tánh, tâm tâm số pháp liền đó tiêu sạch (các pháp liền mất, vì không tự tánh), tiêu sạch tâm theo tướng thì trí chiếu sáng ngời, liễu đạt tướng không tánh, chơn như hiển bày, nên gọi là Viên Thành Thật tánh.
(trg 14)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - TÁM THỨC, HAI VÔ NGÃ VÀO NĂM PHÁP.

Chẳng giác tự tâm hiện ra, tám thứ thức tướng một lúc chóng sanh, mỗi cái có tự loại, lập bày vọng tưởng, năng vọng, sở vọng, nhơn pháp rõ ràng.
Nghĩa là chẳng giác tự tâm hiện ra các pháp thì sẽ phát sanh năng kiến, sở kiến, năng văn, sở văn v.v…đều là vọng tưởng. Do đó nhơn và pháp phân biệt rõ ràng. Từ đó mới có ngã và ngã sở (sở hữu).

Nếu giác tự tâm hiện ra thì kiến phần, tướng phần như băng tiêu dung, liền chuyển tâm, ý, ý thức làm tứ trí, năng thủ - sở thủ không, trí và tịch (tịch và chiếu) lẫn nhau hiển hiện. Cho nên nhị thừa, Bồ tát, Như Lai đã có trí địa tự giác thảy vào năm pháp.

3 - TẤT CẢ PHẬT PHÁP VÀO NĂM PHÁP.

Từ nơi tướng được danh, theo danh hiển tướng, lập bày vọng tưởng, thảy hiển tất cả danh tướng đều không thể được. Chỉ lìa vọng tưởng tức là như như.
Vô phân biệt trí duyên chơn như cảnh thì gọi là căn bản trí, nếu duyên các duyên khác thuộc về hậu đắc trí. Song hai trí : thể một mà dụng khác, liễu tục cũng do chứng chơn, nên hai trí đều do chơn như bày hiện.
Tùy thuận hai trí chứng đã chơn như được vào chánh giác, đến chỗ cứu cánh phi thường - phi đoạn, hiện tha thọ dụng thân độ và biến hóa thân độ, như thật diễn nói, phá các lưới nghi, nên nói “tất cả Phật pháp thảy vào năm pháp, do tự chứng biết, chẳng từ nơi khác được”.

TỔNG KẾT
Mê tự tâm lượng thì danh tướng lăng xăng, trí như lẫn hiển, y tha khởicho là riêng có, biến kế chấp phân biệt danh tướng.
Muốn phá vô minh của tám thức thì sở tri của hai ngã phải tiêu dung, (cái biết về ngã của nhơn và pháp), đến nơi giác còn khởi quán gì ? (không còn gì để quán).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHÁP THÂN BA ĐỜI NHƯ LAI QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN, CHẲNG PHẢI NGHĨA SÁT NA, TRƯỚC SAU KHÔNG LỖI, THANH TỊNH VÔ LẬU.

I - PHÁP THÂN TỰ THÔNG, QUÁ CHỖ NGHĨ NGỢI CỦA THẾ GIAN
1) - ĐẠI HUỆ THƯA HỎI.
Khi ấy Bồ tát Đại Huệ lại bạch Phật rằng :
Thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói “quá khứ chư Phật như hằng sa, vị lai, hiện tại cũng lại như thế”. Thế nào Thế Tôn, là như nói mà tín thọ hay lại có nghĩa khác ?


Chư Phật quá khứ như hà sa, chu Phật hiện tại như hà sa, chư Phật vị lai như hà sa. Tuy là chư Phật nhiều vô lượng như thế, nhưng trong một cõi, Phật rất khó gặp. Phải rất lâu, rất lâu mới thấy có Phật ra đời, mà những lúc ấy chưa chắc mình có được thân người để gặp Phật, mà dù có được thân người, chưa chắc đã cùng châu lục, dù có cùng châu lục, chưa chắc đã cùng xứ sở, cùng xứ sở chưa chắc đã có thể đến được, vì ngăn sông cách núi, dù cùng địa phương chưa chắc hoàn cảnh đã cho phép, ví dụ như cùng thời với Phật, cùng địa phương với Phật, nhưng thân mình đang làm nô lệ, làm nô bộc cho người ta, người ta không đi, không cho phép mình đi, làm sao đi được.
Cho nên được làm người, được gặp Phật là rất khó, ví như con rùa mù ở đáy biển khơi, cứ 100 năm mới nổi lên mặt nước một lần. Trên mặt nước có một bọng cây khô trôi nổi. Con rùa mù trồi lên mặt nước vào đúng bọng cây khô khó như thế nào thì chúng sinh gặp Phật cũng khó như thế ấy.
Mặc dầu khó gặp gỡ như vậy, nhưng số lượng Phật ra đời là vô lượng vô biên vẫn là có thật.

2) - CHƯ PHẬT THÔNG QUA CHỖ NGHĨA CỦA THẾ GIAN, KHÔNG THỂ THÍ DỤ GIẢNG NÓI

Chư Phật ra đời số như hà sa, nhưng khó gặp như hoa Ưu Đàm. Chúng sinh vọng tưởng rằng gặp Phật dễ dàng, vì đoạt cái hư ngụy kia, quyền chỉ chơn thật, bảo có chư Phật chẳng phải như hoa Ưu đàm, hoặc nói như hoa Ưu đàm để chỉ khó gặp, mà chẳng phải để kiến lập tự thông (thật tướng).
Cảnh giới tự thông chẳng phải tướng có thể thấy, chẳng phải tướng chẳng thấy. Hành xứ chơn thật của Như Lai quá tất cả kiến tướng của tâm, ý, ý thức, không thể ví dụ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Lăng Già luận

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) - NHƯ LAI PHÁP THÂN BẢN TỊCH

Như cát sông Hằng, tất cả sư tử, voi, ngựa, người, thú v.v… dẫm đạp, cát chẳng nghĩ rằng kia não loạn ta mà sanh vọng tưởng, tự tánh thanh tịnh, không các nhơ nhớp.

Như Lai ứng cúng, Đẳng chánh giác, tự giác thánh trí là sông Hằng, đại lực, thần thông tự tại v.v…là cát

Tất cả ngoại đạo, người, thú v.v… tất cả não loạn, Như Lai chẳng nghĩ mà sanh vọng tưởng. Như Lai lặng lẽ, không có niệm tưởng. Như Lai bản nguyện lấy cái vui tam muội vì an chúng sinh, không có não loạn, ví như cát sông Hằng, đồng không có khác.


Pháp thân Như Lai là sông Hằng, đại dụng tức tự tánh là cát sông Hằng. Nhờ sức đại dụng tạo tác nên tất cả : pháp giới, người, thú, ngoại đạo v.v…
Tất cả những thứ này : ngoại đạo, người, thú v.v… dày đạp, não loạn mà tánh cát giác thể vẫn tịch, không có niệm tưởng. Chỉ dùng bản nguyện an lạc quần sinh, khiến họ tự giác không có tham sân.
Thế mới biết tất cả chúng sanh tự ở trong cũng có giác cát (Phật tánh), mà từ vô thủy đến nay bị các tà kiến người thú dẫm đạp trọn không chán lìa, lặng lẽ đến nay không thêm không bớt. Chỉ dùng chơn như bản nguyện an lạc tất cả chúng sinh, niệm niệm khởi diệt, khiến trụ pháp vị không có não loạn. Ví như cát sông Hằng là vì đoạn tham sân, mà tất cả chúng sinh không tự giác biết thấy là Như Lai chư Phật như cát sông Hằng kia.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách