PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

CHÀO CÁC BẠN

Kinh Lăng Nghiêm là bản Kinh Khai Trí của Phật Giáo Đại Thừa. Trước đây, khi chưa đọc bản Kinh này, tôi như người mù đi trong rừng Kinh sách của Phật Giáo Đại Thừa. Không xác định được phương hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu, tiếp theo thế nào trong việc đọc Kinh sách cũng như Tu tập.
Tới khi biết Kinh Lăng Nghiêm, tham cứu nhiều bản Dịch và Diễn Giảng của các vị Giảng Sư, tôi bắt đầu có phương hướng và xâm nhập được vào Phật Giáo Đại Thừa.
Tuy nhiên, trong các bài Giảng về Kinh Lăng Nghiêm của các vị Giảng Sư, tôi gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu vì các Giảng Sư thường dùng các thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Hán Việt. Ngoài ra các bài giảng đều dựa trên nền tảng của các khái niệm cơ bản của Phật Giáo Đại Thừa, đối với người mới học Phật như tôi thì quả là một thử thách.
Sau một thời gian, với quyết tâm thâm nhập Phật giáo, tôi có hiểu được một số phần trong Kinh Lăng Nghiêm và muốn chia sẻ với các bạn trên diễn đàn với mục đích để cho bản Kinh Lăng Nghiêm dễ hiểu hơn đối với các bạn mới học Phật như tôi.
Do tự học Phật và căn cơ có hạn, nên trong quá trình phân tích có thể có sai sót. Mong các bạn trên diễn đàn góp ý với tính thần xây dựng.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

TÂM VÀ THỨC.

Đại đa số phàm phu chúng ta, ai cũng biết mình có một cái Tâm.
Nhưng cái Tâm đấy cụ thể nó là gì, hoạt dụng chi tiết ra sao, hình hài thế nào, cư trú ở đâu v.v… thì chẳng mấy ai biết rõ.
Trong các công án Thiền về Tâm, có công án giữa Tổ Đạt Ma và Tổ Huệ Khả :

Như Tổ Huệ Khả hỏi Tổ Đạt Ma: "Tâm con không an, xin ngài an tâm cho con."
Tổ Đạt Ma hỏi Tổ Huệ Khả: "Ông đưa tâm đây tôi an cho."
Tổ Huệ Khả tìm tâm chẳng được bèn bạch: "Con tìm tâm không được"
Tổ Đạt Ma nói: "Ta đã an tâm cho con rồi"
Tổ Huệ Khả liền giác ngộ

Đọc công án Thiền này, phàm phu tôi chẳng hiểu được mấy. Chỉ thấy Tâm là một cái gì đó thật trừu tượng, hư hư thực thực.
Để ý tới Tâm, tôi thấy mọi người hay nói đại khái thế này : “Tâm tôi chỉ muốn cho … tốt lên thôi” – “Tâm tôi ước muốn … tốt đẹp thôi” v.v…
Tóm lại thì khi nói về Tâm mình, mọi người thường nói những điều tốt đẹp về nó.
Ấy thế khi mà ngoài những việc tốt đẹp ra, thì phàm phu còn có lúc phạm phải những việc không tốt đẹp nữa chứ. Thực tế là vậy ! Thế lúc làm những việc không tốt thì cái Tâm tốt đẹp của phàm phu nó chạy đi đâu ?
Khảo sát Tâm mình, tôi thấy cái Tâm phàm phu của tôi cũng vậy, lúc này lúc nọ, sáng nắng chiều mưa, chẳng biết đường nào mà lần.
Thôi, tạm gác Tâm sang một bên. Bây giờ bàn về Thức.
Trong Phật giáo, Thức được đặt tên ứng theo các căn (Giác quan). Với mỗi căn ta có một thức.
Chúng ta có 06 căn là :
Mắt – Tai – Mũi – Lưỡi – Thân – Ý (Não) ( theo tiếng Hán Việt là Nhãn – Nhĩ – Tỳ - Thiệt – Thân – Ý )
Tướng ứng với 06 căn chúng ta có 06 Thức :
Nhãn thức – Nhĩ Thức – Tỳ thức – Thiệt thức – Thân thức - Ý thức.
Thức, theo hiểu biết của tôi thì là sự nhận biết (mang tính đại cương, khái quát), phân biệt (mang tính chi tiết) các đặc điểm chung và riêng của từng căn (giác quan) đối với nhóm đối tượng của nó.
Nhóm đối tượng quán sát của Lục căn trong Phật giáo được gọi là Lục trần, theo thứ tự ứng với Lục căn Mắt – Tai – Mũi – Lưỡi – Thân – Ý là :
Sắc – Thanh – Hương – Vị - Xúc – Pháp.
Ví dụ :
Mắt có chức năng là nhìn, do đó Nhãn thức là sự nhận biết, phân biệt các đặc điểm chung và riêng của Sắc trần ( Sắc trần là các đối tượng trong không gian có các đặc điểm riêng hoặc chung về hình khối, kích thước, màu sắc, v.v…)
(Tương tự như thế các bạn có thể tự tìm hiểu về Nhĩ Thức – Tỳ thức – Thiệt thức – Thân thức - Ý thức)
Trong lục căn, thì Ý căn là “Tổ trưởng”, mặc dù không trực tiếp quan sát được đối tượng thuộc tiền trần nhưng nó nhận thông tin từ các “Tổ viên” là Tiền Ngũ Căn (Mắt – Tai – Mũi – Lưỡi – Thân) để tổng hợp thông tin, sau đó so sánh với các chủng tử trong A Lại Da (Bộ nhớ) để ra kết luận (Ý thức).
Ví dụ :
Khi nhìn thấy hai người quen đi với nhau.
Đầu tiên ông “Tổ trưởng” Ý căn được “Tổ viên” Nhãn căn cung cấp hình ảnh về hai người quen đấy, ông “Tổ trưởng” lục tìm trong bộ nhớ (A Lại Da) và nhận biết (Ý thức) sơ bộ “ Đây là ông A, kia là bà B”.
[Đối với A Lại Da (Bộ nhớ), ông “Tổ trưởng” là người được phép độc quyền truy cập, các ông “Tổ viên” khác không có quyền này, muốn truy cập đều phải thông qua ông “Tổ Trưởng”]
Trên là sự nhận biết đối tượng.
Sau khi nhận biết sơ bộ xong “ Đây là ông A, kia là bà B” thì có thể Ý căn tiếp tục nhận và xử lý các thông tin chi tiết hơn từ Nhãn căn để phân biệt đặc điểm riêng của từng đối tượng.
Ví dụ :
“Ông A gầy ốm, xanh xao, vàng vọt – Bà B béo, hồng hào, khỏe mạnh”.
Qua ví dụ trên, tôi muốn nêu ra tiến trình hoạt động Thức của Phàm phu thường có hai quá trình khác nhau (hoặc có thể có nhiều hơn nữa), quá trình nhận biết (Đại cương về đối tượng) và quá trình phân biệt (Chi tiết về đối tượng).
(Ví như mắt nhìn thấy cái bàn thì Ý thức đầu tiên sẽ là “Đây là cái bàn”, sau đó mới tiếp tục quá trình phân biệt chi tiết “Đây là cái bàn học của trẻ con, còn mới, màu vàng v.v…”).
Tôi dài dòng như trên là để các bạn mới học Phật có cái nhìn khái quát về TÂM và THỨC trước khi phân tích đoạn đầu của Kinh Lăng Nghiêm. Nếu không nắm được khái quát vấn đề này thì khi đọc Kinh Lăng Nghiêm ngay phần đầu đã gặp bế tắc.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

TÂM Ở ĐÂU ?

Để Phân tích Kinh Lăng Nghiêm, tôi dựa vào bản dịch (Phần Chính Kinh) tiếng Việt của ngài Thích Phước Hảo , dịch từ bản Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ của ngài Hàm Thị ( Tiếng Hán ).
Chi tiết tài liệu các bạn có thể tham khảo trên Internet.

PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
CHƯƠNG MỘT
CHỈ NGAY CHỖ VIÊN NGỘ
MỤC I: GẠN HỎI CÁI TÂM
ĐOẠN I
NÊU NGUYÊN DO LƯU CHUYỂN VÀ THƯỜNG TRỤ
CHI 1. GẠN CHỖ PHÁT TÂM
"Phật bảo ông A-nan: “Ông với tôi là anh em đồng một dòng họ. Khi mới phát tâm đối với giáo pháp của tôi, ông do thấy tướng thù thắng gì mà bỏ ái ân sâu nặng thế gian để xuất gia?”.
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, do con thấy 32 tướng tốt của đức Thế Tôn thù thắng tuyệt vời, hình thể sáng chói như ngọc lưu ly, con thường tự suy nghĩ, tướng tốt này không phải do ái dục mà sinh. Tại sao? Vì thứ dâm dục thô trược, giao cấu nhơ bẩn, tinh huyết lẫn lộn, chẳng thể phát sinh thân thể thù thắng trong sạch sáng ngời như khối vàng tía này, do đó mà con khát ngưỡng cạo tóc theo Phật xuất gia”."
CHI 2. PHÂN CHIA CHÂN VỌNG
Phật bảo: “Lành thay, A-nan! Các ông phải biết:
Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, sinh tử tiếp nối đều do chẳng biết Chân Tâm thường trụ tính thể trong sạch sáng suốt mà nhận các vọng tưởng, các tưởng này không phải chân thật, nên bị luân chuyển.


Tại đoạn kinh văn trên, ta thấy Đức Bổn Sư đưa ra cặp đối lập TÂM và Tưởng với các đặc tính của nó :
1. TÂM
Đặc tính : Chân – Thường – Trong Sạch – Sáng suốt.
2. Tưởng
Đặc tính : Vọng – Luân chuyển – Không chân thật
Sau đó, Đức Bổn Sư khéo léo dẫn dắt ngài A Nan đi vào chủ đề TÂM bằng cách đề nghị ngài A Nan thẳng thắn trả lời các câu hỏi Đức Phật đưa ra .

CHI 3. DẠY TRỰC TÂM
Nay ông muốn nghiên cứu quả Vô thượng Bồ-đề, phát minh Chân tính, nên phải trực tâm đáp lời tôi hỏi. Mười phương các đức Như Lai được ra khỏi sinh tử đều bởi một con đường trực tâm. Tâm và lời nói đều ngay thẳng, như thể trải qua các địa vị trước sau, trong khoảng giữa vẫn không tướng cong vạy.
CHI 4. GẠN HỎI TÂM VÀ MẮT
"Này A-nan, nay tôi hỏi ông, chính khi ông phát tâm, do nơi ông thấy 32 tướng tốt của Như Lai. Vậy ông đem cái gì thấy và lấy cái gì ưa thích?”.
A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con. Do mắt thấy tướng tốt của Như Lai, tâm sinh ưa thích, nên con phát tâm nguyện xả sinh tử”.
Phật bảo A-nan: “Như ông đã nói, thật chỗ ưa thích là do tâm và mắt, nếu chẳng biết tâm và mắt ở chỗ nào thì không thể hàng phục được trần lao. Ví như vị Quốc vương bị giặc đến xâm chiếm, muốn đem binh trừ dẹp, binh ấy cần phải biết chỗ giặc ở mới có thể dẹp trừ. Cái khiến cho ông lưu chuyển chính là lỗi ở tâm và mắt. Vậy nay tôi hỏi tâm và mắt hiện ở chỗ nào?”.


Tại đoạn Kinh văn trên, ta thấy Đức Phật biết Tâm của chúng sinh đều khởi phát từ sự nhận biết đối tượng của các giác quan (Căn). Sự liên hệ giữa Tâm và các giác quan (Căn) của chúng sinh là chặt chẽ, khăng khít, khó có thể tách rời nhau. Vì thế, chúng ta đều hay nghĩ TÂM và các giác quan có gì đó hao hao giống nhau. Các giác quan của chúng ta đều là các đối tượng cụ thể (Sắc trần), có hình dáng, kích thước, vị trí và hoạt dụng cụ thể. Do đó để giảng về TÂM, Đức Phật đưa ra câu hỏi để ngài A Nan tự đưa ra câu trả lời.
Đầu tiên, Đức Phật đưa ra câu hỏi về vị trí của TÂM.

“Vậy nay tôi hỏi tâm và mắt hiện ở chỗ nào?”.

Để trả lời câu hỏi, Ngài A Nan đã dùng lập luận của mình để trả lời câu hỏi Đức Phật đưa ra :
1. Ngài A Nan cho rằng Tâm ở trong thân.
2. Ngài A Nan cho rằng Tâm ở ngoài thân.
3. Ngài A Nan cho rằng Tâm núp trong con mắt.
Và Đức Phật dùng các ví dụ cụ thể lần lượt bác bỏ các vị trí của TÂM mà ngài A Nan đưa ra.

ĐOẠN II
CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN
CHI 1. CHÍNH CHẤP TRONG THÂN
A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả mười loại dị sinh trong thế gian đồng cho rằng thức tâm ở trong thân. Thiết nghĩ con mắt như hoa sen xanh của đức Như Lai cũng ở trên mặt của Phật. Nay con xem căn thô phù của bốn trần này cũng chỉ trên mặt con, cái thức tâm như thế thật ở trên thân con”.
CHI 2. NÊU RA HIỆN TIỀN ƯỚC ĐỊNH
"Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện ngồi trong giảng đường của Như Lai. Ông hãy xem rừng Kỳ-đà ở chỗ nào?”.
- Bạch đức Thế Tôn, giảng đường lớn có nhiều từng thanh tịnh này ở trong vườn ông Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà nay thật ở ngoài giảng đường.
- A-nan, nay ông ở trong giảng đường, trước hết ông thấy cái gì?
- Bạch đức Thế Tôn, con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, kế thấy Đại chúng, khi nhìn ra ngoài mới trông thấy rừng cây.
- Này A-nan, ông xem thấy rừng cây nhân đâu có thấy?
- Bạch đức Thế Tôn, giảng đường lớn này do cửa mở rộng, con ở trong giảng đường thấy suốt ngoài xa.
CHI 3. PHẬT AN ỦI VÀ GIẢNG RỘNG
Khi ấy đức Thế Tôn ở trong Đại chúng duỗi cánh tay sắc vàng xoa trên đầu ông A-nan rồi bảo A-nan và cả Đại chúng: “Ta có pháp Tam-ma-đề (Chính định) gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương đầy đủ muôn hạnh, là một cửa siêu xuất của mười phương các đức Như Lai tiến lên quả vị nhiệm mầu, nay ông phải nghe kỹ”. A-nan đảnh lễ kính nhận lời Phật dạy.
CHI 4. GẠN CÙNG Ở TRONG THÂN
"Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, thân ở trong giảng đường do cửa mở rộng nhìn xa thấy vườn rừng. Lại có người ở trong giảng đường này chẳng thấy Như Lai mà thấy vật bên ngoài chăng?”.
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai mà thấy rừng suối (bên ngoài) là không có lý”.
- Này A-nan, ông cũng như vậy, tâm linh của ông tất cả đều sáng suốt rõ ràng. Nếu tâm sáng suốt rõ ràng, hiện tiền thật ở trong thân ông, thì trước phải biết trong thân ông. Vả lại có chúng sinh (người) nào trước thấy trong thân sau mới xem thấy cảnh vật bên ngoài chăng? Dầu chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị, nhưng móng tay ra, tóc dài, gânchuyển, mạch động lẽ ra phải biết, vì sao chẳng biết? Đã không biết trong thân, làm sao biết vật ngoài thân? Thế nên phải biết ông nói tâm hay hiểu biết này ở trong thân ông thật không có lẽ phải vậy.
ĐOẠN III
CHẤP TÂM Ở NGOÀI THÂN
CHI 1. CHẤP TÂM Ở NGOÀI THÂN
Ông A-nan cúi đầu đảnh lễ và bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, con nghe pháp âm của đức Như Lai như thế nên hiểu biết tâm con thật ở ngoài thân. Tại sao? Thí như ngọn đèn sáng, nếu đốt ở trong nhà, thì đèn trước ắt phải chiếu trong nhà, rồi theo cửa ánh sáng mới chiếu ra ngoài sân. Tất cả chúng sinh sở dĩ chẳng thấy ở trong thân mà chỉ thấy ngoài thân cũng như ngọn đèn sáng để ngoài nhà, nên không soi sáng trong nhà. Nghĩa này hẳn đã rõ ràng không lầm, chưa biết có đúng với nghĩa lý rốt ráo của Phật nói hay không?”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI NGOÀI THÂN
"Phật bảo A-nan: “Vừa rồi các thầy Tỳ-kheo theo tôi khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã trở về rừng Kỳ-đà. Tôi thọ trai xong, ông xem các thầy Tỳ-kheo, khi một người ăn, các người khác có no chăng?”.
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy. Tại sao? Các vị Tỳ-kheo đây tuy đã chứng quả A-la-hán, nhưng thân mạng không đồng, làm sao một người ăn mà tất cả đều no được!”.
Phật bảo A-nan: “Nếu tâm thấy nghe hiểu biết thật ở ngoài thân ông, thì thân tâm phải rời nhau tự không liên hệ với nhau. Vậy cái gì tâm biết, ắt thân không biết, cái gì thân biết, thì tâm đâu thể biết. Nay tôi đưa cánh tay Đẩu-la-miên của tôi cho ông xem, khi mắt ông thấy, tâm có phân biệt chăng?”.
Ông A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, đúng thế”.
Phật bảo: “A-nan, nếu thân tâm biết nhau, tại sao ông nói tâm ở ngoài thân? Thế nên phải biết, ông nói tâm thấy nghe hiểu biết ở ngoài thân, thật không có lý vậy”.
ĐOẠN IV
CHẤP TÂM NÚP TRONG CON MẮT
CHI 1. CHẤP TÂM NÚP TRONG CON MẮT
"A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, như lời Phật dạy, vì chẳng thấy bên trong, nên chẳng phải ở trong thân, vì thân tâm biết nhau mà chẳng rời nhau, nên chẳng phải ở ngoài thân. Nay con suy nghĩ biết nó ở một chỗ!”.
Phật hỏi: “Nay ở chỗ nào?”.
A-nan thưa: “Tâm rõ biết này, nó đã chẳng biết ở trong mà hay thấy bên ngoài, theo con suy nghĩ thì nó núp trong con mắt, ví như có người lấy cái chén bằng lưu ly úp trên hai con mắt, tuy có vật úp mà chẳng bị ngại, mắt kia tùy khi thấy theo đó liền phân biệt. Song tâm hay rõ biết phân biệt của con chẳng thấy được ở trong, là vì nó ẩn trong con mắt, nhưng thấy vật bên ngoài rõ ràng không bị chướng ngại, vì tâm núp sau con mắt”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI TÂM NÚP TRONG CON MẮT
"Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói tâm núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly. Vậy người kia chính khi dùng chén lưu ly úp trên con mắt thì trong lúc xem thấy núi sông họ có thấy chén lưu ly chăng?”.
- Bạch Thế Tôn, đúng thế! Người ấy chính khi úp chén lưu ly trên con mắt, họ vẫn thấy chén lưu ly.
Phật bảo A-nan: “Nếu tâm ông núp sau con mắt, như con mắt núp sau chén lưu ly, thì chính khi xem thấy núi sông sao chẳng thấy con mắt? Nếu ông cho thấy được con mắt, thì con mắt đồng với cảnh bị thấy, chẳng thành nghĩa tùy thấy. Còn nếu chẳng thấy con mắt, tại sao ông nói tâm hiểu biết này núp trong con mắt như con mắt núp sau chén lưu ly. Thế nên phải biết ông nói tâm rõ ràng hiểu biết núp trong con mắt, như con mắt núp sau chén lưu ly, là điều vô lý”.


Vậy tới đây, Đức Phật đã chứng minh được :
1. TÂM không ở trong thân.
2. TÂM không ở ngoài thân.
3. TÂM không núp trong con mắt.

Vậy thì TÂM ở đâu ?
Theo tôi nghĩ, câu trả có trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng :

"Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chỗ bám trần ai"


Và cũng nhờ câu trả lời này, chúng ta hiểu được một phần Công Án

Như Tổ Huệ Khả hỏi Tổ Đạt Ma: "Tâm con không an, xin ngài an tâm cho con."
Tổ Đạt Ma hỏi Tổ Huệ Khả: "Ông đưa tâm đây tôi an cho."
Tổ Huệ Khả tìm tâm chẳng được bèn bạch: "Con tìm tâm không được"
Tổ Đạt Ma nói: "Ta đã an tâm cho con rồi"
Tổ Huệ Khả liền giác ngộ


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

THỨC TÂM SÁNG SUỐT ?

Ở bài viết trước, có thể có bạn đặt ra câu hỏi :
“Ngài A Nan là đệ tử trực tiếp của Đức Phật, mà còn không biết TÂM ở đâu, trong khi Ngài Lục Tổ Huệ Năng là người không biết chữ, sinh vào thời cách Phật đã xa mà đùng một cái viết bài kệ về TÂM chính xác liền. Thế thì Ngài A Nan có vấn đề gì không ? “
Quả thật, nếu theo dõi Kinh Lăng Nghiêm, ta sẽ thấy Ngài A Nan là người biết rộng, tư duy lanh lẹ, và trong Kinh này chúng ta biết được tại Pháp Hội Kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan đã chứng quả Tu-Đà-Hoàn.
Vậy vấn đề ở đây là gì ?
Xem kỹ lại đoạn Kinh văn CHẤP TÂM TRONG THÂN trích ở phần trước ta có thể nhận ra điều này :

ĐOẠN II
CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN
CHI 1. CHÍNH CHẤP TRONG THÂN
A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả mười loại dị sinh trong thế gian đồng cho rằng thức tâm ở trong thân. Thiết nghĩ con mắt như hoa sen xanh của đức Như Lai cũng ở trên mặt của Phật. Nay con xem căn thô phù của bốn trần này cũng chỉ trên mặt con, cái thức tâm như thế thật ở trên thân con

Ở đây, Ngài A Nan nói về thức tâm của mình.
Tất cả mười loại dị sinh trong thế gian đồng cho rằng thức tâm ở trong thân … cái thức tâm như thế thật ở trên thân con.
Đúng, chính xác. Chắc rằng chẳng ai phủ nhận điều này.
Vậy thì vấn đề là gì ?
Theo dõi tiếp :

CHI 3. PHẬT AN ỦI VÀ GIẢNG RỘNG
Khi ấy đức Thế Tôn ở trong Đại chúng duỗi cánh tay sắc vàng xoa trên đầu ông A-nan rồi bảo A-nan và cả Đại chúng: “Ta có pháp Tam-ma-đề (Chính định) gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương đầy đủ muôn hạnh, là một cửa siêu xuất của mười phương các đức Như Lai tiến lên quả vị nhiệm mầu, nay ông phải nghe kỹ”. A-nan đảnh lễ kính nhận lời Phật dạy.


Trên là lý do quan trọng mà Đức Phật nhắc nhở ông A Nan .
Tiếp theo :

CHI 4. GẠN CÙNG Ở TRONG THÂN
"Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, thân ở trong giảng đường do cửa mở rộng nhìn xa thấy vườn rừng. Lại có người ở trong giảng đường này chẳng thấy Như Lai mà thấy vật bên ngoài chăng?”.
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai mà thấy rừng suối (bên ngoài) là không có lý”.
- Này A-nan, ông cũng như vậy, tâm linh của ông tất cả đều sáng suốt rõ ràng …Nếu tâm sáng suốt rõ ràng, hiện tiền thật ở trong thân ông, thì trước phải biết trong thân ông. …


Đối tượng Đức Phật muốn nói ở đoạn trên là Tâm Linh rõ ràng sáng suốt. Nếu cái Thức tâm của ông A Nan là Tâm Linh rõ ràng sáng suốt thì mới có hệ quả :

Nếu tâm sáng suốt rõ ràng, hiện tiền thật ở trong thân ông, thì trước phải biết trong thân ông …

Ở đây, ta nhận ra ông A Nan ngộ nhận Thức Tâm của mình là Tâm Linh rõ ràng sáng suốt , do đó ông mới loay hoay trả lời Tâm ở trong Thân, Tâm ở ngoài Thân, Tâm núp sau con mắt v.v… Theo tôi nghĩ, nếu ông A Nan tỉnh táo hơn, ông thưa với Đức Phật rằng : “ Thức Tâm của con chẳng có gì là rõ ràng sáng suốt hết, nên nó chẳng thể nào mà …” thì vấn đề đã đơn giản hơn.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, chúng ta thấy một vấn đề chung của đại đa số chúng ta là luôn ngộ nhận cái Thức Tâm của mình là Tâm, và cái Tâm này nó vô cùng … Vì thế Đức Phật mới bảo chúng ta rằng chúng ta là “Si” và chỉ đường cho chúng ta hóa giải cái “Si” này để đến bờ Giác Ngộ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

5.THỈNH CẦU VỀ TÂM VÀ THIỀN ĐỊNH ( SA MA THA ).

Sau khi thất bại trong việc xác định vị trí TÂM của mình. Ngài A Nan bắt đầu khảo sát TÂM theo hoạt dụng của con mắt và Ý căn.

1. TÂM luôn sáng suốt, nhưng đối tượng quan sát của con mắt tự phát ra sáng tối nên TÂM thấy sáng thấy tối.

ĐOẠN V
MỞ NHẮM SÁNG TỐI
CHI 1. CHÍNH CHẤP MỞ NHẮM SÁNG TỐI
A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nay con suy nghĩ thế này, thân chúng sinh tạng phủ ở trong, khiếu huyệt ở ngoài, có tạng phủ thì tối, có khiếu huyệt thì sáng. Nay con đối trước Phật, mở mắt thấy sáng, gọi là thấy ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong. Nghĩa ấy có đúng chăng?”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI NHẮM MỞ SÁNG TỐI
Phật bảo A-nan: “Khi ông nhắm mắt thấy tối cảnh tối này là đối trước mắt hay không đối? Nếu đối trước mắt thì cái tối ấy là ở trước mắt, chứ đâu phải ở trong. Nếu thành ở trong, thì khi ông vào nhà tối không mặt trời, mặt trăng và đèn, cái tối trong nhà này đều là tạng phủ của ông sao? Còn nếu chẳng đối trước mắt thì đâu thành nghĩa thấy.
Gác lại cái thấy đối bên ngoài, mà cho rằng con mắt đối vào trong nên thấy tối, thì khi nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân, mở mắt thấy sáng sao lại chẳng thấy cái mặt? Nếu chẳng thấy được mặt thì nghĩa đối vào trong chẳng thành lập.
Nếu ông cho là thấy được cái mặt, thì tâm rõ biết này và con mắt phải ở ngoài hư không đâu thành ở trong. Nếu ở ngoài hư không thì tự nó chẳng phải là thể của ông, lẽ ra nay Như Lai thấy mặt của ông (Như lai) cũng là thân ông sao? Và như thế khi con mắt ông biết thì thân ông phải không biết. Nếu ông cho thân và mắt đều biết, thì phải thành hai cái biết, vậy một thân ông nên thành hai vị Phật. Thế nên phải biết, ông nói thấy tối là thấy trong thân không có lẽ phải vậy”.


2. TÂM luôn sáng suốt, nhưng Ý căn tác ý tới đối tượng nào thì TÂM ở đấy.

ĐOẠN VI
TÂM TÙY CHỖ HÒA HỢP MÀ CÓ
CHI 1. CHẤP TÙY CHỖ HÒA HỢP
A-nan thưa: “Con thường nghe Phật dạy hàng tứ chúng do tâm sinh nên các thứ pháp sinh, do các pháp sinh nên các tâm sinh.
Nay con suy nghĩ, tức cái thể suy nghĩ ấy là tâm con, tùy chỗ nào hợp, tâm ắt theo đó mà có, chẳng phải ba chỗ trong ngoài và chặng giữa”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI TÙY CHỖ HÒA HỢP
Phật bảo A-nan: “Nay ông nói, bởi do pháp sinh nên các thứ tâm sinh, tùy chỗ nào hợp tâm tùy theo đó liền có, tâm ấy nếu không có tự thể, ắt không có chỗ hợp. Nếu không có tự thể mà có thể hợp đó thì cũng như giới thứ mười chín, nhân nơi trần thứ bảy mà hợp, nghĩa ấy không đúng! Còn nếu có tự thể thì như ông lấy tay tự gãi trên thân, chỗ tâm ông biết là từ ở trong thân ông ra, hay từ ở ngoài vào? Nếu từ trong thân ra, thì lại phải trở lại thấy trong thân, nếu từ ngoài vào, thì trước phải thấy mặt của ông”.
"A-nan thưa: “Thấy là con mắt, còn tâm thì biết chứ không phải thấy như con mắt. Phật nói tâm thấy chẳng phải nghĩa ấy”.
Phật bảo: “Nếu mắt thấy, vậy khi ông ở trong nhà, cái cửa có thể thấy được chăng? Vả lại những người đã chết con mắt họ vẫn còn, đáng lẽ họ đều thấy được vật. Nếu thấy được vật đâu thể gọi là người chết?
"
Này A-nan, lại tâm hiểu biết của ông, nếu hẳn có tự thể, là một thể hay nhiều thể? Nó ở thân ông là khắp cả thân, hay chẳng khắp cả thân? Nếu có một thể thì khi ông lấy tay gãi một chỗ trên thân, lẽ ra tất cả chỗ đều có cảm giác. Nếu tất cả chỗ đều có cảm giác, thì chỗ gãi không nhất định. Nếu có chỗ gãi nhất định thì nghĩa một thể của ông không thành. Nếu nhiều thể thì thành nhiều người. Vậy cái thể nào là của ông? Nếu ở khắp thân thì đồng như trước kia không biết được chỗ gãi. Nếu chẳng khắp thân thì khi ông xúc chạm trên đầu đồng thời xúc chạm dưới chân, khi đầu có biết, chân phải không biết, nay ông chẳng phải như vậy. Thế nên phải biết tùy chỗ nào hợp, tâm theo đó mà có, là không có lẽ phải vậy”.


Sau khi năm lần đưa ra nhận biết của mình về TÂM đều bị Đức Phật bác bỏ. Ngài A Nan tiếp tục đưa thêm 02 nhận định :
- Tâm ở chặng giữa.
- Tâm không dính mắc.

ĐOẠN VII
CHẤP TÂM Ở CHẶNG GIỮA
CHI 1. CHÍNH CHẤP TÂM Ở CHẶNG GIỮA
A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, con được nghe Phật cùng với ngài Văn-thù và các vị Pháp Vương Tử vv… khi bàn về nghĩa thật tướng. Thế Tôn cũng nói: Tâm chẳng phải ở trong, cũng không phải ở ngoài.
Theo con suy nghĩ, ở trong đã không thấy vật bên trong, còn ở ngoài thì thân tâm chẳng biết nhau. Vì tâm không biết trong, nên nghĩa ở trong không thành lập. Vì thân tâm biết nhau, nên nghĩa ở ngoài cũng chẳng phải. Nay vì thân tâm biết nhau, và lại cũng không thấy được bên trong, nên tâm con chắc ở chặng giữa”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI CHẶNG GIỮA
Phật bảo: “Ông nói tâm ở chặng giữa, cái chặng giữa ấy nhất định không lẫn lộn, chẳng phải không chỗ nơi. Nay ông hãy xét kỹ cái chặng giữa ở chỗ nào? Là tại cảnh hay tại thân? Nếu ở nơi thân là ở một bên thì không phải là giữa. Nếu là giữa thân thì đồng như ở trong thân.
Nếu cái giữa ở nơi cảnh thì có chỗ nêu ra được hay không nêu ra được? Nếu không nêu ra được thì cũng như không có. Còn nêu ra được thì chỗ nêu ấy không nhất định. Vì sao? Ví như người lấy một cây nêu, khi nêu một chỗ làm cái giữa, nếu đứng phương Đông trông qua, thì cây nêu ở phương Tây, đứng phương Nam nhìn qua thì cây nêu thành ở phương Bắc, cái nêu ra đã thành lẫn lộn, thì tâm ông cũng thành rối loạn”.
A-nan thưa: “Con nói chỗ chặng giữa đó không phải hai thứ ấy. Như lời Phật nói: Con mắt đối với các sắc trần làm duyên sinh nhãn thức, con mắt thì có phân biệt, sắc trần thì vô tri, thức sinh trong khoảng giữa ấy, chính là chỗ ở của tâm”.
Phật bảo: “Tâm ông nếu ở khoảng giữa căn và trần, vậy tâm thể này gồm cả hai bên, hay chẳng gồm cả hai bên?
Nếu gồm cả hai bên thì vật thể (căn trần) lẫn lộn, vật (trần) thì không biết, thể (căn) thì có biết, hai thứ đối lập nhau, chỗ nào gọi là chặng giữa?
Gồm cả hai bên cũng không được, vì không phải có biết, và cũng không phải không có biết, tức là không có thể tính, lấy gì làm tướng chặng giữa? Thế nên phải biết, tâm ở chặng giữa là không có lý vậy”.
ĐOẠN VIII
CHẤP TẤT CẢ KHÔNG DÍNH MẮC
CHI 1. CHÍNH CHẤP KHÔNG DÍNH MẮC
A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, xưa con thấy Phật cùng bốn vị đệ tử lớn của Phật là ngài Đại Mục-kiền-liên, Tu-bồ-đề, Phú-lâu-na, Xá-lợi-phất đồng chuyển bánh xe pháp, Phật thường nói: Tâm tính hiểu biết phân biệt, không phải ở trong, không phải ở ngoài, không phải ở chặng giữa, đều không chỗ ở, tất cả không dính mắc đó gọi là tâm, vậy cái không dính mắc của con có gọi là tâm chăng?”.
CHI 2. GẠN CÙNG CHẲNG PHẢI KHÔNG DÍNH MẮC
Phật bảo A-nan: “Ông nói cái tâm hiểu biết phân biệt này nó đều không có ở đâu cả, vậy các vật có hình tướng trên thế gian, như hư không và các loài thủy lục không hành, gọi là tất cả, vậy ông không dính mắc đó, là có (mà không dính mắc), hay không có (mà không dính mắc)?
Nếu không thì đồng như lưng rùa sừng thỏ, lấy gì mà không dính mắc? Nếu đã có cả cái không dính mắc, thì không thể gọi là không. Không tướng thì không, chẳng phải không thì có. Có tướng thì có chỗ ở, làm sao gọi là không dính mắc? Thế nên phải biết, tất cả không dính mắc mà gọi là tâm hiểu biết (của ông) thật không có lý vậy”.


Sau 07 lần tự nhận định về Tâm của mình đều không có kết quả. Ngài A Nan … oải, Ngài thôi không đưa ra các nhận định về TÂM nữa, ngài khẩn cầu Đức Phật chỉ dạy cho mình TÂM và con đường Thiền Định (Sa – Ma – Tha).

MỤC II: HIỂN BÀY CĂN VÀ TÍNH THẤY
ĐOẠN I
HỐI HẬN NGHE NHIỀU,CẦU DẠY MÉ CHÂN
Khi ấy ông A-nan ở trong Đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai bên hữu, gối phải sát đất chắp tay cung kính bạch Phật: “Con là em út của Như Lai, nhờ Phật thương yêu, nay tuy được xuất gia vẫn còn ỷ lại lòng thương yêu của Phật, do đó chỉ lo học nhiều mà chưa được quả Vô lậu, nên không thể chiết phục được chú phục Sa-tỳ-la, bị nó lay chuyển phải sa vào nhà dâm. Chính bởi chẳng biết được chỗ đến của mé Chân (Chân Tâm). Cúi mong đức Thế Tôn mở lòng từ rộng lớn thương xót chỉ dạy cho chúng con con đường Thiền định (Sa-ma-tha), khiến kẻ xiển- đề (chưa có lòng tin) được xa các thứ tà kiến”. Thưa thỉnh như thế xong năm vóc gieo xuống đất, và cả Đại chúng khát ngưỡng trông chờ được nghe lời chỉ dạy của Phật.

Qua đoạn kinh văn trên. Ta thấy TÂM và Thiền Định ( Sa – Ma – Tha ) là chủ đề chính yếu được ngài A Nan thỉnh cầu Đức Bổn Sư giảng giải trong PHÁP HỘI KINH LĂNG NGHIÊM.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

6.SAI LẦM CĂN BẢN TRONG TU TẬP.

ĐOẠN II
PHẬT PHÓNG HÀO QUANG TIÊU BIỂU CĂN TÍNH TRÒN SÁNG
Khi ấy đức Thế Tôn từ trên cửa mặt (khoảng giữa hai chân mày) phóng các thứ hào quang. Hào quang ấy sáng chói như trăm ngàn mặt trời, khắp các cõi Phật, sáu thứ chấn động. Bấy giờ mười phương các cõi nước như số vi trần đồng thời hiện ra. Do oai thần của Phật khiến các thế giới hiệp thành một cõi. Trong cõi ấy, có các vị Bồ-tát lớn đều ở nơi nước của mình chắp tay lắng nghe lời Phật dạy.
ĐOẠN III
CHỈ HAI MÓN CĂN BẢN
CHIA RIÊNG MÊ NGỘ
Phật bảo A-nan:
“Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, các thứ điên đảo giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm Ác-xoa. Các người tu hành không thành được đạo Vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương và quyến thuộc của ma, đều do chẳng biết hai món căn bản. Tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dù trải qua nhiều kiếp trọn không thể được.
"Thế nào là hai thứ căn bản? A-nan,
Một là căn bản sinh tử từ vô thỉ, chính hiện nay ông và chúng sinh dùng tâm phan duyên làm tự tính.
Hai là Bồ-đề Niết-bàn nguyên thể thanh tịnh từ vô thỉ, tức là cái thức tinh nguyên minh của ông hiện nay hay sinh các duyên mà bị duyên bỏ rơi. “


Đoạn Kinh Văn trên có thể tóm gọn nội dung là :
“Chúng sinh có TÂM bản minh là tự tính có sẵn, chúng sinh không dùng, chúng sinh lại sai lầm cho rằng cái Tâm phan duyên ( Được sinh ra từ TÂM bản minh ) là tự tính nên tu tập không thành được đạo Vô thượng Bồ - đề.”
Vậy ta đã hiểu mấu chốt của vấn đề tu tập qua lời khai thị của Đức Bổn Sư là phải dùng TÂM bản minh.
Nhưng TÂM bản minh của chúng ta là gì, ở đâu v.v… tiếp cận nó thế nào ? Nếu giải đáp được câu hỏi này thì chúng ta có được chìa khóa mở ra con đường Giác Ngộ.
Đoạn Kinh Văn sau Đức Phật hé mở cho chúng ta thấy TÂM bản minh

“Do chúng sinh bỏ rơi tính bản minh này, nên tuy trọn ngày động dụng mà chẳng tự biết, uổng trôi vào trong các cõi."

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

7. TÔI TƯ DUY LÀ TÔI TỒN TẠI ?

Tại bài viết trước, Đức Phật cho chúng ta biết chúng ta trọn ngày sử dụng tính bản minh.
Vậy có đúng thế không ? Tính bản minh ấy chúng ta thực tế dùng vào việc gì, dùng vào lúc nào, dùng như thế nào, v.v…
Theo tôi, nếu không đọc bản KINH LĂNG NGHIÊM, thì câu hỏi tưởng như đơn giản bên trên Phàm phu như tôi sẽ chọn đời chẳng có lời giải chính xác.

ĐOẠN IV
NƯƠNG CÁI THẤY ĐỂ GẠN TÂM
"A-nan, nay ông muốn biết con đường tu Thiền định để mong ra khỏi sinh tử, tôi lại hỏi ông”.


Ta thấy ở trong phần trước, Đức Phật nói về Tính bản minh ( TÂM ).
Tại đây, Đức Phật lại nêu ra vấn đề Thiền Định để ra khỏi sinh tử. Vậy TÂM và Thiền Định có liên hệ với nhau như thế nào ?
Theo tôi, mối liên hệ giữa TÂM và Thiền Định là :
Thiền Định là Phật Pháp để đưa chúng sinh dần dần thoát khỏi Tâm phan duyên (nguyên nhân gây sinh tử), để tiếp cận với cội gốc của nó là TÂM bản minh (Bồ-đề Niết Bàn).
Sau đó, Đức Phật dùng ví dụ trực quan để chỉ TÂM cho ngài A Nan, nhưng Ngài A Nan vẫn chưa nhận ra được TÂM mà lại chấp cái Thể suy nghĩ ( Ý thức - Tâm phan duyên) là TÂM của mình.

Liền khi ấy đức Như Lai đưa cánh tay sắc vàng co năm ngón lại hỏi ông A-nan: “Nay ông có thấy chăng?”.
A-nan thưa: “Thấy”.
Phật hỏi: “Ông thấy cái gì?”.
A-nan thưa: “Con thấy Như Lai đưa cánh tay, co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói chiếu vào tâm mắt của con”.
Phật nói: “Ông lấy cái gì để thấy?”.
A-nan thưa: “Con và cả Đại Chúng đều dùng mắt để thấy”.
"Phật bảo A-nan: “Nay ông trả lời tôi hỏi, Như Lai co năm ngón lại thành nắm tay sáng chói, chiếu vào tâm mắt ông, mắt ông có thể thấy. Vậy ông lấy cái gì làm tâm để biết được nắm tay sáng chói của tôi?”.
A-nan thưa: “Hôm nay đức Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tâm suy xét cùng tột để tìm kiếm, tức cái suy nghĩ đó con cho là tâm của con”.


Đọc đoạn Kinh văn trên, cho dù phàm phu chúng ta tới đây vẫn chưa tỏ ngộ được TÂM là gì, nhưng nếu có một ít kiến thức về Duy thức hoặc có hiểu biết về sự hình thành của ý thức, thì bằng một ít lập luận cũng sẽ thấy nhận định của Ngài A Nan có vấn đề :
“Cái suy nghĩ” của ông A Nan hay của tất cả chúng ta thực chất là quá trình sản sinh ra Ý thức. Ý thức là “sản phẩm” của Ý căn (Não) hoạt động khi quán sát A Lại Da (Bộ nhớ). Do Ý thức là “sản phẩm” nên nó chắc chắn sẽ “sinh sau đẻ muộn” hơn Ý căn (Não) và A Lại Da ( Bộ nhớ), vì vậy nó không thể là TÂM với bản tính “Thanh tịnh từ Vô thỉ”.
Do vậy, Đức Phật đã bác cái Hay suy nghĩ của ông A Nan là TÂM.

ĐOẠN V
CHỈ CÁI HAY SUY NGHĨ CÓ THẬT THỂ
CHI 1. BÁC CÁI HAY SUY NGHĨ
"Phật bảo: “Sai rồi, A-nan! Cái này chẳng phải là tâm của ông”.
Ông A-nan giựt mình, rời chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Cái này chẳng phải là tâm con, vậy nên gọi nó là cái gì?”.
Phật bảo A-nan: “Cái này là tướng tưởng hư vọng của tiền trần, làm mê lầm chân tính của ông. Do ông từ vô thỉ đến nay nhận giặc làm con bỏ mất tính nguyên thường nên phải chịu luân chuyển”.


Ngoài ra, Đức Phật còn nói rằng, cái Hay suy nghĩ (Ý thức) làm chúng ta mê lầm chân tính (TÂM), và Đức Phật dùng từ “Giặc” để chỉ Thức, cho chúng ta thấy Thức là đối tượng cần giảm dần nếu không muốn nói là tiêu diệt trong quá trình “Minh tâm kiến tính “.

CHI 2. CẦU XIN CHỈ DẠY
Ông A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn, con là em yêu của Phật, vì tâm mến Phật khiến con xuất gia. Tâm con chẳng riêng gì cúng dường đức Như Lai cho đến trải khắp hằng sa cõi nước phụng thờ chư Phật và Thiện trí thức, phát tâm đại dõng mãnh làm tất cả các pháp sự khó làm con đều dùng tâm này. Dẫu cho con hủy báng Chính Pháp bỏ mất căn lành cũng nhân tâm này. Nếu Phật phát minh nó chẳng phải tâm, hóa ra con không có tâm, đồng như cây đất, vì ngoài cái hiểu biết này ra lại không còn gì nữa. Tại sao đức Như Lai bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong Đại chúng đây đều nghi ngờ. Cúi mong Đấng Đại Bi mở lòng chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ”.


Trong đoạn Kinh văn trên, khi đọc câu hỏi của ngài A Nan :

"...Tại sao đức Như Lai bảo cái ấy (Thể suy nghĩ) chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ ..."

Tôi có câu chuyện này, muốn kể với các bạn :
Trước đây, khi đi công tác tôi thường hay đi cùng với một cậu em. Cậu này có tính tình thật thà nhưng phải cái hay nói, mà cậu ý cứ nghĩ được cái gì thì cậu ấy phải nói luôn. Nên thành ra suốt ngày cậu ấy : “ Em nghĩ thế này anh ạ …” , “Em thấy thế này anh ạ …”
Một hôm, nhức đầu với cậu ấy quá tôi mới bảo : “ Sao mày cứ suốt ngày nghĩ thể, mày đừng có nghĩ nữa được không ? “
Cậu ý trố mắt ra nhìn tôi rồi lại “ Em nghĩ thế này anh ạ …”
Tôi bực mình, bảo cậu “Mày có thương anh thì mày đứng nghĩ một lúc cho anh nhờ”.
Cậu ý bặm môi bặm miệng một lúc rồi bảo “ Làm sao mà không nghĩ một lúc được hả ảnh ?“
Tôi lại bảo “ Mày không nghĩ được một lúc thì anh xin mày cố gắng đừng nghĩ một phút thôi cũng được”.
Cậu ý có vẻ ngạc nhiên, lại bặm môi bặm miệng lại một tý rồi hét lên “Anh mà bắt em không nghĩ thì em là cái gì ? Là con người thì phải nghĩ chứ, không nghĩ thì …”
Lúc này tôi giật mình nhận ra, hóa ra đối với nhiều người, nghĩ là nhu cầu thiết yếu, mặc dù những ý nghĩ này chủ yếu là lan man, linh tinh, hết việc này sang việc khác, nhưng họ chấp chặt nó là nhu cầu thiết yếu, thiết yếu tới mức hình như họ cho rằng nếu không suy nghĩ thì họ có thể …chết liền.
Có lẽ vì vậy, câu “Tôi tư duy là tôi tồn tại” của ai đấy trở thành Triết lý.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

8.THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH.

Tổng kết lại nội dung tại giảng giải của Đức Bổn Sư ở các phần trước, tôi thấy các vấn đề chính yếu thu hoạch được tới đây là :
1. TÂM.
Đặc tính : Chân – Thường – Trong Sạch – Sáng suốt.
2. Tưởng (Tâm Phan Duyên).
Đặc tính : Vọng – Luân chuyển – Không chân thật – Làm mê mờ TÂM.
3. Thiền Định (Sa Ma Tha).
Thiền Định là Phật Pháp để đưa Tâm chúng sinh dần dần thoát khỏi Tưởng để tiếp cận với TÂM.
Trong đoạn kinh văn tiếp theo, ta thấy một mục đích chỉ dạy nữa của Đức Bổn Sư trong KINH LĂNG NGHIÊM là Vô Sinh Pháp Nhẫn.

CHI 3. CHÍNH CHỈ TOÀN TÍNH
Bấy giờ đức Thế Tôn muốn chỉ dạy ông A-nan và Đại chúng, khiến cho tâm vào Vô Sinh Pháp Nhẫn, nên ở trên tòa sư tử xoa đầu ông A-nan mà bảo rằng:

Vô Sinh Pháp Nhẫn, định nghĩa chính xác Vô Sinh Pháp Nhẫn là gì ? Trước đây tôi đã tham khảo nhiều tài liệu và bài giảng của các Giảng Sư. Nhưng thực sự những tài liệu, bài giảng này dùng quá nhiều từ Hán Việt mà tôi không hiểu chính xác nội dung. Vì Vô Sinh Pháp Nhẫn là một chủ đề rất quan trọng trong Kinh Lăng Nghiêm, nên tại đây tôi mạo muội đưa ra nhận định của tôi về Vô Sinh Pháp Nhẫn.

Thứ nhất :
Vô sinh pháp nhẫn là gì ? Vô Sinh Pháp Nhẫn là một trạng thái chứng của Thiền Định (Sa Ma Tha).
Thứ hai :
Trạng thái này thế nào ? Trong trạng thái này thì “Pháp” sẽ “Vô sinh”.
Thứ ba :
“Pháp” gì “vô sinh” ? Pháp trần. (Chủng tử trong A Lại Da không khởi phát).
Thứ tư :
Tại sao gọi là “Nhẫn” ? “Nhẫn” là do tương ưng với tính thường trụ của TÂM.
Trên là nhận định của tôi về Vô Sinh Pháp Nhẫn.

Vô sinh pháp nhẫn tương ưng với THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

9.ĐẠO PHẬT LÀ KHOA HỌC.

Đoạn Kinh văn phía sau Đức Bổn Sư giảng về Tâm :
Tâm có thể tính.

“Như Lai thường nói:
Các pháp sinh ra chỉ từ tâm hiện. Tất cả nhân quả thế giới vi trần, nhân nơi Tâm mà thành Thể. Này A-nan, như tất cả sự vật có ra trên thế giới, trong ấy từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây và cái gút, tìm nguồn cội của nó đều có thể tính, dầu cho hư không cũng có tên gọi và tướng mạo, huống chi Tâm Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu này là Tâm Tính của tất cả mà tự không Thể Tính hay sao?


Tâm phan duyên nương theo tiền trần và pháp trần mà có, hết duyên thì hết nên không có thật thể và tính thường trụ.

Nếu ông chấp chặt cái phân biệt hiểu biết quyết cho là Tâm, thì Tâm này khi rời tất cả các trần sắc, hương, vị, xúc riêng có toàn tính. Như nay ông nương nơi nghe Pháp của tôi, đây ắt nhân nơi tiếng mà có phân biệt. Dầu cho dứt hết tất cả thấy nghe hiểu biết, giữ cái thầm thầm lặng lẽ bên trong vẫn còn là việc phân biệt bóng dáng của pháp trần.
Chẳng phải tôi bảo ông chấp là chẳng phải Tâm, nhưng ông đối với Tâm này phải chín chắn xét cho kỹ. Nếu rời tiền trần mà có Tính phân biệt, tức thật là Tâm ông. Nếu Tính phân biệt rời tiền trần không có Thật Thể thì đó là việc bóng dáng phân biệt của tiền trần. Trần thì chẳng phải thường trụ, nếu khi nó biến diệt thì Tâm này đồng với lông rùa sừng thỏ, ắt Pháp thân của ông cũng đồng với đoạn diệt.
Vậy ông lấy cái gì để tu chứng Vô Sinh Pháp nhẫn ?”.


Tại đoạn cuối đoạn Kinh văn trên, câu hỏi Đức Phật đặt ra với Ngài A Nan là :

“Vậy ông lấy cái gì để tu chứng Vô Sinh Pháp nhẫn”

Đây là câu hỏi đối với những người mới học Phật.
Trước đây, khi chưa học Phật, tôi chỉ biết người theo Đạo Phật là phải Tu. Nhưng Tu là tu cái gì ? Tu như thế nào v.v…thì tôi chẳng biết. Tò mò quan sát mấy người tại gia ( đã làm lễ quy y) Tu, tôi thấy họ hay tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, rồi ngày rằm, mùng một hay lên chùa làm lễ v.v...
Khi hỏi mấy người này là “Thế bác đang tu cái gì ạ ?”, họ thường bảo tôi là “Tôi Tu cái Tâm chứ tu cái gì”, tôi thắc mắc “Thế cụ thể Tu cái Tâm là như thế nào ?”, họ thường nói đại khái là “Trước đây, tôi thế này, bây giờ tôi quy y rồi thì tôi không thế này nữa v.v… thế gọi là Tu Tâm ”.
Thực sự là những câu trả lời trên đối với tôi quá mơ hồ, không gây ra sức hấp dẫn để tôi đến với Đạo Phật. Ngoài ra, tôi thấy Đạo Phật mang màu sắc mê tín (bởi các hình thức cúng lễ), và Đạo Phật với các tôn giáo khác cũng hao hao giống nhau, vì cùng chung mục đích để con người và xã hội tốt đẹp lên v.v…, nhưng như thế thì cũng giống như trẻ con đi học, được học các bài đạo đức, xã hội v.v..., thế thì cần gì phải …Tu.
Nhưng một lần tình cờ đọc được câu nói của Albert Einstein nói về đạo Phật :
“Nếu có một tôn giáo nào đó đáp ứng được nhu cầu của khoa học – Thì đó chính là Đạo Phật”
“Đạo Phật là khoa học của tất cả các khoa học”.

Tôi giật mình, vì đối với tôi Albert Einstein là nhà khoa học vĩ đại nếu như không muốn nói ông là nhà khoa học siêu vĩ đại. Nếu không có ông Albert Einstein thì các thắc mắc về mối liên hệ giữa không gian và thời gian trong vũ trụ của loài người có lẽ hàng thế kỷ sau không có lời giải đáp. Do vậy theo tôi ông Albert Einstein không thể là người mê tín.
Ám ảnh bởi nhận định trên của ông Albert Einstein về Đạo Phật, tôi tò mò tìm kiếm tính cụ thể, chi tiết, lozic v.v.. của khoa học trong Kinh Phật. Tôi nhận ra KINH LĂNG NGHIÊM là bản Kinh có tính chất trên. Và bản Kinh này đã đưa tôi tới Đạo Phật.
Không hiểu ông Albert Einstein trước đây có đọc bản KINH LĂNG NGHIÊM hay không, nhưng những ai đọc và hiểu bản KINH LĂNG NGHIÊM này thì chắc đều nhận định :
“ĐẠO PHẬT LÀ KHOA HỌC”.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

10. TÂM VÀ TÂM TÍNH
Ở bài viết trước, tôi đã nhận định “Đạo Phật là Khoa học”, và tính Khoa học có trong KINH LĂNG NGHIÊM. Vậy cụ thể như thế nào ?
Xem đoạn kinh văn dưới đây :

ĐOẠN VI
HIỂN BÀY TÍNH THẤY CHẲNG PHẢI MẮT
CHI 1. TRÁCH NGHE NHIỀU
"Bấy giờ ông A-nan và Đại chúng im lặng ngơ ngác.
Phật bảo ông A-nan: “Tất cả người tu hành trong thế gian, hiện tiền tuy được “Cửu Thứ Đệ Định” (Chín bậc định), mà chẳng được lậu tận thành A-la-hán, đều do chấp vọng tưởng sinh tử này lầm cho là chân thật. Thế nên, nay ông tuy được học rộng nghe nhiều mà chẳng thành Thánh quả”."
CHI 2. BÀY CHƯỚNG CẦU CHỈ DẠY
"Ông A-nan nghe xong lại buồn tủi khóc lóc, năm vóc gieo xuống đất, quì gối chắp tay bạch Phật rằng: “Con từ khi phát tâm xuất gia theo Phật, chỉ ỷ lại vào oai thần của Phật, thường tự suy nghĩ, con không phải nhọc nhằn tu tập, mà cho rằng Như Lai sẽ ban cho con Chính Định. Nhưng chẳng biết thân tâm vốn chẳng thay nhau, mất đi bản tâm của con, tuy thân xuất gia mà tâm chẳng vào đạo, thí như chàng cùng tử bỏ cha trốn đi. Ngày nay mới biết, tuy được nghe nhiều học rộng, nếu chẳng tu tập thì cũng đồng như người chưa nghe không khác, giống như người nói ăn, trọn chẳng no bụng.
Bạch đức Thế Tôn, nay chúng con bị hai thứ chướng trói buộc, do chẳng biết tâm tính vắng lặng thường hằng. Cúi mong đức Như Lai thương xót kẻ nghèo khổ này phát khởi tâm nhiệm mầu sáng suốt để mở bày con mắt đạo cho chúng con."


Chúng ta đều biết, đối tượng khảo sát của khoa học là các quy luật, hiện tượng trong tự nhiên.
Ví dụ về việc ông Newton phát minh ra định luật Vạn Vật Hấp Dẫn.
Đầu tiên, ông nhận thấy mọi vật khi rơi đều rơi xuống đất. Từ đó ông nhận ra trái đất có tính chất là hút các vật về tâm của nó. Rồi làm các thí nghiệm v.v… ông nêu ra Định luật Vạn Vật Hấp Dẫn và công thức của nó.
Như vậy, ông Newton không cần phải biết hình hài Định luật Vạn Vật Hấp Dẫn là gì, nhưng qua tính chất của nó ông chỉ ra được Định luật vạn vật hấp dẫn.

Vậy đối với TÂM, chúng ta cũng có thể chẳng cần biết hình hài TÂM như thế nào, nhưng qua tính chất của TÂM chúng ta vẫn có thể nhận định về TÂM.
Ở đoạn Kinh văn trên, ta thấy Ngài A Nan thỉnh cầu Đức Phật mở bày một trong nhiều tính chất của TÂM, đó là tính “Vắng lặng thường hằng”.

“Bạch đức Thế Tôn, nay chúng con bị hai thứ chướng trói buộc, do chẳng biết tâm tính vắng lặng thường hằng. Cúi mong đức Như Lai thương xót kẻ nghèo khổ này phát khởi tâm nhiệm mầu sáng suốt để mở bày con mắt đạo cho chúng con."

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

THÂN XÁC CHỈ LÀ PHƯƠNG TIỆN.

Phần tiếp theo, ta sẽ phân tích phần Đức Phật giảng về TÂM.
Đây có lẽ là phần khó nhất trong KINH LĂNG NGHIÊM.
Cơ bản của Thiền Tông là “Minh Tâm – Kiến tính”.
Nếu không hiểu rõ về TÂM thì sẽ rất khó “Minh Tâm – Kiến tính”, không thể “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” để lọt vào của KHÔNG của nhà Phật.

Kinh văn :

TÂM THẤY HAY MẮT THẤY ?
CHI 3. PHÓNG QUANG TIÊU BIỂU NÓI PHÁP
Khi ấy từ chữ vạn trên ngực của đức Như Lai phóng ra hào quang báu, hào quang ấy rực rỡ có trăm ngàn màu sắc sáng khắp một lúc cả mười phương thế giới của Phật như số vi trần, (hào quang) rót khắp trên đảnh của các đức Như Lai ở các cõi nước trong mười phương và xoay về soi đến ông A-nan và cả Đại chúng, rồi Phật bảo ông A-nan rằng: “Nay tôi vì ông dựng lập pháp tràng lớn, cũng khiến cho tất cả chúng sinh trong mười phương được tâm tính nhiệm mầu sâu kín trong sạch sáng suốt và con mắt đạo thanh tịnh.
CHI 4. CHÍNH CHỈ CÁI THẤY LÀ TÂM
TIẾT A. LẤY NẮM TAY LỆ CHO CÁI THẤY
"A-nan, trước ông đã trả lời với tôi là thấy được nắm tay sáng chói, vậy nắm tay này nhân đâu mà có? Vì sao thành nắm tay? Ông đem cái gì thấy?”.
Ông A-nan thưa: “Do toàn thân của Phật như vàng Diêm Phù Đàn chói ngời dường núi báu, từ thanh tịnh sinh ra nên có hào quang sáng chói. Con thật dùng mắt xem thấy năm ngón tay (của Phật) co lại đưa cho người xem nên có tướng nắm tay”."
"Phật bảo A-nan: “Hôm nay Như Lai thật bảo ông: Những người có trí cốt yếu phải dùng thí dụ mà được khai ngộ. A-nan, thí như nắm tay của tôi, nếu không có bàn tay tôi thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có con mắt của ông thì không thành cái thấy của ông. Lấy con mắt của ông so sánh với nắm tay của tôi, nghĩa ấy có đồng chăng?”.
A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Đúng như vậy. Nếu không có con mắt của con, thì cái thấy của con không thành. Lấy con mắt của con đem so sánh với nắm tay của đức Như Lai nghĩa ấy đồng nhau”.


Tại đoạn Kinh văn trên, ta thấy Đức Bổn Sư đưa ra thí dụ và Ngài A Nan đưa ra nhận định :
Có bàn tay thì mới có nắm tay.
Có con mắt thì mời có cái thấy.
Và từ đó Ngài A Nan đưa ra kết luận :
Bàn tay và con mắt là đồng nhau.
Sự đồng nhau ở đây là do Ngài A Nan nhận định rằng Bàn tay và Con mắt đều là điều kiện “Cần”, điều kiện quyết định tới sự tồn tại của Nắm tay và Cái thấy.
Do là điều kiện “Cần” nên suy ra ta thấy, Ngài A Nan nghĩ rằng nếu không có con mắt thì không có “Cái thấy”.
Trong đoạn Kinh văn tiếp theo, Đức Phật phủ định nhận định của Ngài A Nan, con mắt không phải là điều kiện “Cần”, không phải là điều kiện quyết định để hình thành “Cái thấy”.

TIẾT B. CHỈ CÁI THẤY TỐI KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ CÁI THẤY
Phật bảo A-nan: “Ông nói đồng nhau, nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Như người không bàn tay thì nắm tay hẳn là không, còn người không con mắt chẳng phải họ hoàn toàn không có cái thấy. Bởi tại sao? Ông thử ra đường hỏi những người mù mắt: Anh có thấy gì chăng? Các người mù kia ắt sẽ đáp với ông: Nay đối trước mắt, tôi chỉ thấy tối đen, lại không thấy gì khác. Dùng nghĩa ấy để quán xét, thì tiền trần tự tối chứ cái thấy đâu có thiếu kém”.


Sau khi Đức Phật phủ định con mắt không phải là điều kiện “Cần” để hình thành “Cái thấy”. Con mắt không phải là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cái thấy”. Vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi :
Vậy con mắt là cái gì ?
Cái gì là điều kiện quyết định để hình thành “cái thấy” ?
Trong đoạn Kinh văn tiếp theo, Đức Phật sẽ làm rõ câu hỏi trên của chúng ta :

TIẾT C. DÙNG ĐÈN SO SÁNH VỚI CON MẮT ĐỂ HIỂN BÀY CÁI THẤY
C1. NGHI THẤY TỐI CHẲNG PHẢI LÀ THẤY
Ông A-nan thưa: “Những người mù trước mắt chỉ thấy tối đen, đâu thể gọi là thấy?”.
C2. DỤ TỐI SÁNG KHÔNG KHÁC, CHỈ CÁI THẤY LÀ TÂM
"Phật bảo A-nan: “Những người mù không mắt chỉ thấy tối đen, cùng với người có mắt sáng ở trong nhà tối, hai cái tối đó có khác nhau hay không khác?”.
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Người mắt sáng ở trong chỗ tối cùng với người mù mắt (thấy tối) hai cái tối đó so sánh từng không khác.
- A-nan, nếu người mù mắt thấy phía trước hoàn toàn tối đen, bỗng nhiên được sáng mắt lại, đối với tiền trần thấy các sắc tướng gọi là mắt thấy. Người sáng mắt ở trong nhà tối, toàn thấy tối ở trước, bỗng được đèn sáng, cũng đối với tiền trần thấy các sắc tướng, lý ưng gọi là đèn thấy?
"Nếu đèn thấy thì đèn hay có cái thấy, tự chẳng gọi là đèn. Lại nữa, nếu đèn thấy thì đâu quan hệ gì đến việc của ông? Thế nên phải biết đèn hay hiển sắc còn cái thấy là mắt chẳng phải đèn. Mắt hay hiển sắc, như thế tính thấy là tâm chẳng phải mắt.
Ông A-nan và Đại chúng tuy được nghe lời ấy mà miệng vẫn lặng thinh, tâm chưa khai ngộ, còn mong đức Như Lai dùng từ âm (lời lành) chỉ dạy thêm, nên chắp tay lắng lòng trông chờ Phật thương xót dạy bảo.


Trong đoạn Kinh văn trên, ta thấy Đức Phật chứng minh Con mắt chỉ là phương tiện để thấy. Còn điều kiện quyết định, bản chất tạo ra “Cái thấy” là “Tính thấy”. “Tính thấy” là một thuộc tính của TÂM.
Đọc Kinh Lăng Nghiêm, khi hiểu được đoạn Kinh văn nói trên, tôi thấy rất hoan hỷ.
Đức Phật bằng một ví dụ rất đơn giản đã chỉ cho chúng ta thấy Con mắt chỉ là phương tiện. Suy rộng ra, cái thân Tứ Đại này cũng chỉ là phương tiện. Do ngộ được tính phương tiện của xác thân, nên chúng ta sẽ cảm thấy an lạc hợn trong kiếp sống vô thường.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: PHÂN TÍCH KINH LĂNG NGHIÊM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

13. TÍNH THẤY VÀ THUYẾT LUÂN HỒI.

Tại phần trước, Đức Bổn Sư đã chỉ cho chúng ta biết bản chất của “Cái thấy” là do “Tính Thấy”, còn Con mắt chỉ là phương tiện của “Tính thấy”.
Để làm rõ hơn một chút về tính “Phương tiện” của con mắt, tôi ví dụ thế này :
Người mắt bình thường,mắt cận, mắt viễn, mắt mù ( “Phương tiện” khác nhau) v.v… đều thấy. Nhưng “Cái thấy” này khác nhau.
Người mắt bình thường thì “Cái thấy” là cảnh trước mắt từ gần tới xa.
Người mắt cận thị thì “Cái thấy” chỉ là cảnh ở gần trước mắt.
Người mắt viễn thị thì “Cái thấy” chỉ là cảnh ở xa trước mắt.
Người mù thì “Cái thấy” là một màu tối om.
Tuy “Phương tiện” có thể khác nhau dẫn tới “Cái thấy” khác nhau, nhưng dù “Phương tiện” có sai khác hoặc không có "Phương tiện" nhưng “Cái thấy” thì luôn luôn tồn tại, nó chỉ khác nhau về “Chất lượng” ( Đối với từng loại phương tiện ).
“Cái thấy” luôn luôn tồn tại này nó có nguồn gốc từ đâu ?
Nó có nguồn gốc từ “Tính thấy”.
Để dễ hiểu về “Tính thấy”, tôi thấy một số Giảng Sư đưa ra ví dụ rất hay, họ so sánh “Tính thấy” với Điện và Con mắt với đèn (điện).
Đèn có thể khác nhau, đèn Neon cho ánh sáng xanh, đèn sợi đốt cho ánh sáng màu vàng, đèn hỏng thì chẳng cho ánh sáng v.v… nhưng tất cả các đèn này nếu phát sáng đều phải có Điện.
Ngoài ra, khi mất điện thì đèn không thể phát sáng, cũng tương tự như người chết ( Cạn năng lượng sống – Hoặc năng lượng sống vì lý do nào đó đã chuyển dời ra khỏi thân xác) thì mắt không thể thấy.
Trong phần trước, khi Đức Bổn Sư khai thị về “Tính thấy”, Đại chúng vẫn có vẻ mơ hồ :

“Ông A-nan và Đại chúng tuy được nghe lời ấy mà miệng vẫn lặng thinh, tâm chưa khai ngộ, còn mong đức Như Lai dùng từ âm (lời lành) chỉ dạy thêm, nên chắp tay lắng lòng trông chờ Phật thương xót dạy bảo.”

Để giúp Đại chúng hiểu rõ về “Tính thấy”, Đức Bổn Sư giảng về đặc tính “Khách trần”

ĐOẠN VII
GẠN HAI NGHĨA KHÁCH TRẦN, ĐỂ CHỈ ÔNG CHỦ VÀ HƯ KHÔNG, HIỂN BÀY TÍNH THẤY
CHI 1. NHƯ LAI HỎI NHÂN DO ĐƯỢC NGỘ
Khi ấy, đức Thế Tôn duỗi cánh tay Đẩu- la-miên sáng ngời xòe năm ngón tay, bảo ông A-nan và cả Đại chúng rằng: “Khi tôi mới thành đạo ở trong Lộc Viên vì ông A-nhã-đa, năm vị Tỳ-kheo vv… và bốn chúng nói: Tất cả chúng sinh chẳng thành Bồ-đề và A-la-hán đều do khách trần phiền não làm lành. Các ông khi ấy nhân đâu được ngộ, nay thành tựu chứng quả Thánh?”.
CHI 2. THUẬT HAI NGHĨA NGỘ ĐƯỢC
KHÁCH TRẦN
TIẾT A. THUẬT LẠI NGHĨA KHÁCH
Khi ấy ông Kiều-trần-na đứng dậy bạch Phật: “Nay con là hàng Trưởng lão, đối với trong Đại chúng riêng được tên là Hiểu (giải) do con ngộ hai chữ “Khách trần” mà được thành Thánh quả. Bạch đức Thế Tôn, ví như người khách đi đường, vào nghỉ nhờ một quán trọ, hoặc ngủ, hoặc ăn. Ăn ngủ xong sửa sang hành lý lên đường, chẳng ở lại nữa. Nếu thật là người chủ thì tự không đi đâu. Như thế mà suy xét, chẳng dừng trụ gọi là khách, dừng trụ là chủ. Do cái chẳng dừng trụ nên có nghĩa là “khách”.
TIẾT B. THUẬT LẠI NGHĨA TRẦN
"Lại như mưa mới tạnh mặt trời lên trong trẻo, ánh sáng soi vào kẽ hở, trong hư không hiện rõ các tướng bụi bặm. Tính chất của bụi thì diêu động, còn hư không thường lặng lẽ. Như thế, nên con suy nghĩ: Lắng lặng gọi là hư không, diêu động gọi là bụi bặm. Do cái diêu động đó nên có nghĩa là “trần”.
Phật nói: “Đúng thế!”.


Như vậy, qua đoạn Kinh văn trên, Đức Bổn Sư đã giảng cho chúng ta hiểu :
- Cái chẳng dừng trụ nên có nghĩa là “khách”.
- Cái diêu động đó nên có nghĩa là “trần”.
“Khách Trần” nếu hiểu theo nghĩa rộng thì là toàn bộ thế giới vật chất và tư tưởng mà chúng ta nhận biết được, chúng đều thay đổi và diêu động (Theo thời gian). Do đó toàn bộ thế giới chúng ta nhận biết được thông qua các giác quan đều là Vô thường.
Ta đều biết, mục đích của Phật giáo là dẫn dắt chúng sinh tới thế giới Niết Bàn, An Lạc, Thường hằng. Trong khi gần như tất cả các sự vật, hiện tượng nhận biết được của chúng ta đều là Vô thường, vậy cái gì có thể giúp chúng ta tiếp cận được với thế giới Niết bàn, An Lạc, Thường Hằng ?
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Bổn Sư chỉ cho chúng ta có thể sử dụng tính căn ( Tính của các giác quan – Nguồn gốc, năng lượng tạo ra sự hoạt động của các giác quan) để dần dần thâm nhập vào thế giới của các Chư Phật
Trong đoạn Kinh văn sau, Đức Bổn Sư chỉ ra “Tính Thấy” của chúng ta là Thường hằng, không Diêu động.

CHI 3. LẤY CÁI ĐỘNG TỊNH ĐỂ HIỂN BÀY CÁI THẤY
TIẾT A. TAY XÒE NẮM ĐỂ GẠN CÁI THẤY THƯỜNG CÒN
"Khi ấy đức Như Lai ở trong Đại chúng, co năm ngón tay lại xòe nắm, xòe nắm và hỏi ông A-nan rằng: “Nay ông thấy cái gì?”.
Ông A-nan thưa: “Con thấy bàn tay trăm báu của đức Như Lai ở trong chúng xòe ra nắm lại”.
Phật bảo A-nan: “Ông thấy cái tay của tôi ở trong chúng xòe nắm, là cái tay tôi có xòe có nắm hay là cái thấy của ông có xòe có nắm?”.
Ông A-nan bạch Phật: “Tay báu của đức Thế Tôn ở trong chúng có xòe nắm, con thấy tay của Như Lai tự có xòe có nắm, chứ chẳng phải tính thấy của con có xòe nắm”.
Phật nói: “Cái nào động cái nào tịnh?”.
Ông A-nan thưa: “Tay của Phật không dừng, tính thấy của con còn không tịnh, thì đâu có gì là động”.
Phật nói: “Đúng như vậy!”.
TIẾT B. PHÓNG QUANG ĐỂ GẠN HỎI CÁI THẤY KHÔNG ĐỘNG
"Bấy giờ trong lòng bàn tay của đức Như Lai phóng một luồng hào quang báu soi đến vai bên phải ông A-nan, liền khi ấy ông A-nan xoay đầu ngó qua bên phải. Phật lại phóng hào quang qua bên vai trái của ông A-nan, ông A-nan lại xoay đầu ngó về bên trái.
Phật bảo A-nan: “Đầu ông hôm nay nhân gì lại dao động?”.
A-nan thưa: “Con thấy Như Lai phóng hào quang báu đến vai bên phải bên trái của con, con nhìn qua hai bên để xem, nên đầu con tự dao động”.
- A-nan, ông nhìn xem hào quang của Phật, đầu ông xoay qua hai bên vai (phải trái), vậy đầu ông động hay cái thấy ông động?
- Bạch Thế Tôn, đầu con tự động, mà tính thấy của con còn không có dừng, huống là có động.
Phật nói: “Đúng như vậy”.
TIẾT C. CHÍNH CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG CÓ ĐỘNG TỊNH CO MỞ
Khi ấy đức Như Lai bảo khắp Đại chúng: “Nếu lại có chúng sinh cho cái dao động gọi đó là “trần”, cái chẳng dừng gọi đó là “khách”. Các ông xem đầu ông A-nan tự dao động, mà tính thấy không dao động. Lại các ông xem tay tôi có co mở, mà tính thấy không có co mở.
Tại sao nay các ông lấy cái động làm thân, lấy cái động làm cảnh, từ thỉ chí chung niệm niệm sinh diệt sót mất Chân tính, làm việc điên đảo, tâm tính mất chân, nhận vật làm mình, luân hồi ở trong ấy, tự nhận sự lưu chuyển.


Tiếp theo, Đức Bổn Sư giảng giải cho Vua Ba-Tư-Nặc và Đại chúng về sự Không sinh diệt của “Tính thấy”.

ĐOẠN VIII
KHAI THỊ TÍNH THẤY CHẲNG DIỆT
CHI 1. CẦU CHỈ CÁI SINH DIỆT VÀ CHẲNG SINH DIỆT
Khi ấy ông A-nan và cả Đại chúng nghe Phật chỉ dạy thân tâm thơ thới, nghĩ từ vô thỉ đến nay bỏ mất bản tâm, vọng nhận bóng dáng duyên trần phân biệt. Hôm nay được khai ngộ, như đứa hài nhi khát sữa bỗng gặp mẹ hiền. Ông chắp tay lễ Phật nguyện nghe đức Như Lai chỉ ra nơi thân tâm cái nào chân, vọng, hư, thật và hiện tiền phát minh hai tính sinh diệt cùng chẳng sinh diệt.
CHI 2. VUA BA-TƯ-NẶC KHẢI THỈNH
Khi ấy vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật: “Xưa khi con chưa được Phật chỉ dạy, nghe bọn Ca-chiên-diên và Tỳ-la-chi-tử đều nói thân này sau khi chết sẽ đoạn diệt (mất hẳn) gọi là Niết-bàn. Con tuy gặp Phật nhưng nay vẫn còn hồ nghi, làm thế nào bày tỏ để chứng biết tính không sinh diệt nơi tâm này. Nay những hàng hữu lậu trong Đại chúng đây, đều mong mỏi được nghe điều ấy.
CHI 3. GẠN HỎI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG NHỤC THÂN
"Phật bảo: “Đại vương, thân ông hiện đang sống đó, nay tôi lại hỏi ông: Thân thịt này của ông là đồng như kim cang thường còn hay biến hoại?”.
- Bạch Thế Tôn, thân con hiện nay đây, rốt cuộc cũng thay đổi và hoại diệt.
Phật bảo: “Đại vương, thân ông chưa từng hoại diệt, làm sao biết phải diệt?”.
- Bạch Thế Tôn, cái thân vô thường biến hoại này của con đây tuy chưa từng diệt, nhưng con xem hiện tiền mỗi niệm dời đổi mãi mãi không dừng, như lửa thành tro lần lần tiêu mất, vì dứt mất không dừng, nên con biết thân quyết định phải theo đó mà diệt mất!
- Phật nói: “Đúng vậy”.
CHI 4. SO SÁNH NHAN SẮC LÚC TRẺ VÀ GIÀ
"Đại vương, nay ông tuổi đã già yếu, nhan mạo so với lúc còn bé như thế nào?
- Bạch thế Tôn, xưa kia khi con còn bé thì da dẻ hồng hào, đến tuổi trưởng thành khí huyết đầy đủ, nay tuổi già hình sắc cũng theo đó mà già yếu khô gầy, tinh thần tối tăm, tóc bạc mặt nhăn, sắp chết chẳng còn bao lâu. như thế, đâu thể so sánh với khi còn trẻ mạnh."
CHI 5. XÉT SỰ THẦM THẦM THAY ĐỔI
"Phật bảo: “Đại vương, thân thể của ông đâu phải già liền?”.
Vua thưa: “Bạch Thế Tôn, nó biến hóa thầm thầm thay đổi, con thật chẳng biết, lạnh nóng đổi dời, lần lần cho đến ngày nay. Vì sao? Vì lúc con hai mươi tuổi, tuy tuổi còn nhỏ, nhưng nhan sắc đã già hơn khi lên mười, đến ba mươi tuổi lại già hơn năm hai mươi tuổi; đến nay sáu mươi hai tuổi so với lúc năm mươi tuổi, rõ ràng khi năm mươi tuổi sức lực còn cường tráng hơn. Bạch Thế Tôn, con thấy nó thầm thầm dời đổi, tuy cái già nua này thay đổi giới hạn trong mười năm. Nếu con suy nghĩ kỹ hơn, chẳng những nó thay đổi trong khoảng mười năm, hai mươi năm mà thực nó thay đổi từng năm; chẳng những nó thay đổi từng năm, mà nó thay đổi từng tháng; chẳng những nó thay đổi từng tháng, mà nó thay đổi từng ngày; chẳng những nó thay đổi từng ngày mà xét cho cùng nghĩ cho kỹ thì nó thay đổi từng sát-na, trong khoảng một niệm không dừng. Thế nên con biết thân này trọn theo sự biến đổi và hoại diệt”."
CHI 6. CHÍNH CHỈ TÍNH KHÔNG SINH, KHÔNG DIỆT
TIẾT A. HỎI TRONG THÂN CÁI GÌ CHẲNG SINH DIỆT
"Phật bảo: “Đại vương, ông thấy sự biến hóa đổi thay không dừng, nên ngộ biết thân ông hoại diệt, vậy chính khi hoại diệt, ông có biết trong thân có cái gì chẳng hoại diệt chăng?”.
Vua Ba Tư Nặc chắp tay bạch Phật: “Thật con chẳng biết”."
TIẾT B. HỎI THẤY NƯỚC ĐỒNG VÀ KHÁC, ĐỂ NÊU RA TÍNH KHÔNG SINH DIỆT
B1. GẠN HỎI KHI THẤY NƯỚC
"Phật bảo: “Nay tôi chỉ cho ông tính chẳng sinh diệt. Đại vương, khi ông được bao nhiêu tuổi thì thấy nước sông Hằng?”.
Vua thưa: “Con được ba tuổi, mẹ con dẫn đến lễ ra mắt Thần Kỳ-bà Thiên, đi ngang qua dòng sông này, khi ấy con được thấy nước sông Hằng”."
B2. GẠN HỎI THẤY NƯỚC ĐỒNG KHÁC
"Phật bảo: “Đại vương, như ông đã nói: Khi hai mươi tuổi đã già hơn lúc mười tuổi, cho đến sáu mươi tuổi, năm tháng ngày giờ, niệm niệm dời đổi. Vậy khi ông ba tuổi thấy sông Hằng này, đến mười ba tuổi cái thấy nước sông ấy thế nào?”.
Vua thưa: “Như khi ba tuổi rõ ràng không khác, và đến nay con sáu mươi hai tuổi, cái thấy vẫn không khác”."
B3. RIÊNG GẠN HỎI CÁI THẤY ĐỒNG KHÁC
"Phật bảo: “Nay ông tự cảm thương tóc bạc mặt nhăn, mặt ông nhất định là nhăn hơn lúc trẻ. Vậy cái thấy của ông hiện nay xem thấy sông Hằng, cùng với khi xưa còn trẻ xem thấy sông Hằng, cái thấy đó có già có trẻ chăng?”.
Vua thưa: “Bạch Thế Tôn, không vậy”."
B4. CHỈ TÍNH THẤY KHÔNG BIẾN ĐỔI
"Phật bảo: “Đại vương, mặt ông tuy nhăn, mà tính thấy này chưa từng bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi, còn cái chẳng bị nhăn thì không biến đổi. Cái biến đổi thì phải chịu hoại diệt, cái chẳng biến đổi kia vốn không sinh diệt, làm sao trong ấy lại nhận chịu cái sinh tử của ông, mà ông còn dẫn lời của bọn Mạt-già-lê kia bảo rằng, thân này sau khi chết hoàn toàn mất hẳn?”.
Vua nghe lời ấy, tin biết thân này sau khi chết sẽ sinh thân khác, nên cùng với Đại chúng vui mừng nhảy nhót, được việc chưa từng có."


Tới đây thì Vua Ba-Tư-Nặc và Đại Chúng đã Ngộ được chân tính, “Tính thấy” thường hằng, bất sinh bất diệt của mình. Thuyết luân hồi tự nhiên hiển hiện.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết trên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách