GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Sorry, chắc là tôi nhầm bạn với người khác.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Ý mình hỏi đạo hữu, từ "chích" đh viết là gì, có ý ẩn dụ gì khác không? Hay là viết sai chính tả. Chích = Trích ?! Tại thấy đh lập lại 2 lần.
Lời đó ở đây nè:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 32&t=10298
:)
Đh nên tìm đọc Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao đi nhé, mình đọc thấy rất tuyệt, mong đh cũng để ý xem đến caunguyen . Mong lắm thay!!!
À đh có luyện khí công không?! Nếu có mình nghĩ nên thôi đi nhé, pháp ấy trong Đại tạng kinh đức Phật không nói 1 chữ. Khí công, tu đúng pháp thì có thể sống lâu, chứ trường sanh bất tử thì không được, muốn trường sanh bất tử thì nên học Kinh Vô Lượng Thọ hoặc Kinh Niệm Phật Ba La Mật, dồn sức vào thâm nhập thực hành.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanhtinhtam
Nhớ lộn, nhầm chủ đề này với chủ đề khác. Cứ tưởng nó ở bên chủ đề này vì trước đây có trao đổi với Thanhtinhtam ở chủ đề này.
Ngày trước cũng có một quyển của Ân Quang Đại Sư, nhưng đi công tác đánh mất.
Khí công có cái hay của nó, hệ thống Paly thường quán hơi thở cũng là khí công đấy. Nhưng khí công bây giờ người ta hay dạy thì thường theo Đạo Lão, ngoài ra chú trọng đến việc mở luân xa, mà nhờ người khác mở. Nên nó có tai hại là không kiểm soát được luân xa, dẫn đến tình trạng một số người tập khí công hơi hâm hâm dở dở. Còn nếu mình tự dùng năng lực của mình mở và mở đúng trình tự thì OK, ngon luôn. Đạo Lão cũng rất hay, Đạo Lão dạy người ta làm người quân tử, đó là nền tảng Đạo đức xã hội. Không có nền tảng này khó mà tu theo Đạo Phật được.
Cảm ơn đã nhắc về chính tả, viết vội nên không để ý.


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Dạo này đạo hữu đọc Kinh Pháp Hoa có ngộ gì nhiều nữa không!? :)
Đh nếu xem qua Tịnh Độ Ngũ Kinh nếu liên hệ qua Kinh Pháp Hoa thì sẽ thấy ý vị lắm đấy.
Nói thiệt chứ mình thấy đh nói qua mấy vấn đề thức tâm và ngũ uẩn đọc thấy nó cũng hơi khó hiểu :)


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: GIẢI MÃ KINH PHÁP HOA

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Thanhtinhtam.

Lâu nay bận việc, không vào trang này. Hôm nay vào mới đọc đoạn viết trên của bạn.
Tịnh độ là Pháp môn rất quan trọng được ẩn dụ trong Kinh Pháp Hoa. Nếu Kinh Pháp Hoa là Vua của các Kinh thì Pháp Môn Tịnh Độ là Vua của các Pháp.
Sau khi phân tích về Kinh Pháp Hoa từ tới phẩm "Hiện Bảo Tháp" tới phẩm "Như Lai Thần Lực", với mục đích phân tích quá trình vượt ngũ uẩn được ẩn dụ trong Kinh. Tôi định phân tích tiếp các phẩm còn lại, từ phẩm "Dược Vương" tới phẩm "Diệu Trang Nghiêm Vương" vì đây là các phẩm nói tới các Pháp Môn cơ bản. Theo tôi, phẩm Dược Vương liên quan chặt chẽ tới Pháp Môn Tịnh độ, vì thế tôi đã viết chủ đề "Đại Bi Quán Thế Âm - Pháp Tu Thù Thắng" để phân tích Pháp Môn Tịnh Độ do Quán Thế Âm Bồ Tát đã hướng dẫn tu tập và qua đó phân tích pháp tu của các Pháp môn khác.
Thời gian gần đây, qua Internet, tôi thấy có Trưởng Lão và Giảng Sư (Có tên tuổi) v.v... thuộc hệ thống Paly đả kích kịch liệt Pháp Môn Tịnh Độ nói riêng cũng như Đại Thừa nói chung, việc này làm tôi hoang mang. Vì thế tạm không viết tiếp, quay sang thâm nhập vào hệ thống Paly, mục đích là tìm hiểu pháp tu của hệ thống này, xem có gì khác với pháp tu của Đại Thừa không mà lại có người chống trái Đại Thừa quyết liệt tới vậy.
Khi thâm nhập hệ thống này, tôi thấy về bản chất cả Paly và Đại thừa đều giống nhau về cơ bản, chẳng có gì chống trái. Chỉ có khác nhau là mục tiêu của Paly là đắc quả A La Hán, còn Đại Thừa là Bồ Tát rồi sau đó ... thành Phật.
Pháp tu trong phẩm Dược Vương là sự kết hợp nhuần nhuyễn của Pháp tu quán hơi thở (Pháp tu quan trọng của hệ thống Paly) và Tịnh Độ. Về mặt đắc quả, giai đoạn đầu Bồ Tát Dược Vương Đắc quả A La Hán (Tương ưng với Paly).

Thức tâm và Ngũ uẩn theo tôi chẳng có gì khó hiểu, cái khó để hiểu các khái niệm này là do Kinh điển sử dụng ngôn ngữ cổ, do đó nhiều người không hiểu. Nếu chịu khó phân tích các ví dụ trong Kinh thì mới hiểu được. Tôi nói nôm na theo ngôn ngữ hiện nay thì ngũ uẩn đại khái như sau :

Sắc uẩn : Thân thể Vật lý của bạn (Chân tay, mặt mũi v.v...), do cha mẹ sinh ra và được nuôi dưỡng hàng ngày bằng thức ăn v.v...
Thọ uẩn : Hệ thần kinh ( cũng thuộc về Sắc uẩn), nhưng nó thuộc về hệ thần kinh ngoại vi, liên hệ các bộ phận cơ thể với nhau và truyên thông tin về Não (Thần kinh trung ương).
Tưởng uẩn : Não (Hệ thần kinh trung ương), sử lý thông tin nhận được của Sắc uẩn, do Thọ uẩn truyền về, và phản ứng theo hệ thống phản xạ có điều kiện (Được huân tập từ các kinh nghiệm sống trong kiếp này).
Ví như ông nào hồi bé hay đánh nhau hoặc có tý võ, nếu thằng náo đấm ổng thì thể nào cũng bị ăn một seri đòn đáp trả, còn ông nào mà chẳng học võ cũng chẳng đánh nhau bao giờ, thì khi ăn đòn chân tay cứng đờ ra, nằm im chịu trận hoặc ù té quyền (Hành uẩn khởi tác dụng).
Hành uẩn : Các hoạt động vô điều kiện, hoạt động bản năng.
Đối với phần bên trong của cơ thể thì như tim đập, dạ dày bóp v.v...
Đối với phần bên ngoài của cơ thể thì như tóc mọc, mắt chớp, hoặc khi có vật gì bay vào mắt thì tự nhiên mắt nhắm lại (chẳng cần ai dạy hay luyện tập gì, mắt cũng tự nhiên nhắm lại).
Đây là hoạt dụng của cấu tạo zen của mỗi loài.
Ví như loài ruồi thì thích những nơi hôi thối, chẳng ai xúi nó cũng tìm những nơi này mà lao vào. Còn loài người khì không có thứ bản năng này (Trừ những trường hợp đặc biệt).
Đây thường được gọi là Nghiệp.
Thức uẩn : A Lại Da - Bộ nhớ (Như kiểu ổ cứng máy tính).
Nhưng ổ cứng máy tính thì khi nào truy cập, tác động thì nó mới hoạt động. Còn bộ nhớ của con người bình thường thì nó hoạt động liên tục, cả ngày lẫn đêm. Dù có truy cập hay không truy cập nó cũng hoạt động. Khi mà không cần truy cập mà vẫn hoạt động thì Đức Phật gọi là Si. Trong quá trình chuyển hóa Tham Sân Si thì Si được xếp cuối cùng vì cái này khó chuyển hóa, do khó phát hiện ra. Phải nhập được Thiền thì mới nhận ra được nó và điều khiển được nó (Ví như bật tắt bóng đèn). Khi nào điều khiển được nó thì mới có thể chủ động cho Não được nghỉ ngơi 100%. Khi não có thể được hoàn toàn nghỉ ngơi thì Thức không còn, A Lại Da thức được chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí (Chuyển thức thành Trí trong Duy Thức Học).

Tóm lại nôm na là như vậy, còn để phân tích kỹ về ngũ uẩn thì phải lập một chuyên đề riêng. Lúc nào có điều kiện tôi sẽ phân tích tiếp.
Buy ThanhTinhTam.

TB : Có gì cần trao đổi thì cứ đề cập. Tôi thấy vui khi trao đổi với bạn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách