Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thien Nhan đã viết:Làm sao nhận xét người không hiểu về ngũ lợi sử này?

- Họ không bao giờ biết "xin lỗi" dù là biết mình làm sai. (thân kiến)
- Họ chỉ tuân theo những gì họ học (kinh họ thích, thầy họ thờ.v.v. là biên kiến.)
- Họ luôn luôn bảo vệ "óc đảo" những điều họ nói là đúng hết. (kiến thủ).
- Thương ai trái ấu cũng tròn, ghét ai thì bồ hòn cũng méo. (ác kiến).
- Tà kiến trong cữ chỉ, lời nói và tập khí, hoặc hướng ngoại, như tôn sùng thần tượng, nói lời ủy mị, che dấu cái tà đạo của thân kiến, biên kiến, kiến thủ, ác kiến.

*********************************************************
Hành giả qua được 1 trong 5 ải này chưa? mà dùng kiến thức lập luận như một con cá.! :D

- Họ luôn luôn bảo vệ "óc đảo" những điều họ nói là đúng hết. (kiến thủ).
Hiền Hữu! Hiền hữu! Như thế nào là ý nghĩa của các Pháp này, có liên hệ như thế nào đến "Pháp thiết thực hiện tại.. ??" mà chúng ta đang thảo luận?
Kính mong được chia sẽ! Chúc Hiền hữu an lạc và tinh tấn !

:)


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính chào quý đạo hữu. tangbong
Pháp là đối đải, Pháp là phương tiện, Pháp cũng là tất cả không có chổ nhất định.
Vâng, các pháp này đều khổ não và vô thường bởi thời gian chi phối và trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não trong tam giới.
Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta có thể làm gì được ? Như Lai chỉ là người chỉ đường." - http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo107
Lành thay ! đạo hữu cục đất đã khéo tư duy lời dạy của Đức Thế Tôn. tangbong
Pháp nào thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời,
Pháp nào thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối,
Pháp nào thiết thực hiện tại, không có thời gian,
Pháp nào thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian,

1) là pháp ấy có khả năng giải thoát khỏi sự khổ , có khả năng dứt sự tập nhiễm các nghiệp khổ ,(diệt,đạo) không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.

2) là pháp ấy đoạn diệt 10 kiết sử đưa đến Đạo quả Tứ Thánh đế không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
3) là pháp vô vi Niết bàn không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não.
đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Thật vậy ! Chỉ có Niết bàn mới có thể vượt ngoài thời gian chi phối, và Đạo đế của Tứ thánh đế là thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời tức là đoạn diệt 10 kiết sử không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,não, và pháp vô vi duy nhất này đã được Như Lai chỉ dạy.(người ngoại đạo chưa hề biết pháp vô vi này).
Như Lai chỉ là người chỉ đường.
Pháp thiết thực hiện tại...? Là Pháp đúng với thời gian, đúng với sở cầu sở nguyện của người đời.
Nếu có một đến gặp đạo hữu Thiện Nhẫn và nói tôi thật khổ sở không có nhà để ở, không có lương thực để ăn, không có áo quần để mặc và thay đổi, không có tiền để xài v.v….

1_ Đạo hữu Thiện Nhẫn hoan hỷ và tùy duyên trao hết số tài sản sở hữu của mình cho người này đúng với thời gian, đúng với sở cầu sở nguyện của người đời ?
2_ Đạo hữu Thiện Nhẫn hoan hỷ và tùy duyên giải thích cho người này hiểu từ đâu mà mình đã sở hữu số tài sản trên, tức là công sức làm việc, cần kiệm lâu ngày nên ngày nay mới có thể sở những vật trên ? và đạo hữu chỉ dẫn tỉ mỉ phương pháp hay phương cách cho người này phải tự nổ lực bỏ công sức làm việc và biết cần kiệm lâu ngày nên ngày nay mới có thể sở những vật trên ?

Câu hỏi 1, trước hết đạo hữu Thiện nhẫn có thể đủ khả năng trao hết số tài sản cho người này ?
a_Nếu đạo hữu Thiện nhẫn không làm được thì sao ? đây là tâm bỏng xẻn không biết thương người ?
b_Nếu đạo hữu Thiện nhẫn làm được thì đây mới là Bố thí ba la mật là pháp tùy duyên ba la mật ?

Câu hỏi 2, đây có phải là Bố thí pháp đầy đủ trí tuệ ?
Nhưng người này sao khi nghe xong những lời giải thích, chỉ dẫn từ kinh nghiệm thực tế của đạo hữu rồi, nhưng người này dẻ dui lười biếng, không muốn phải tự nổ lực bỏ công sức làm việc và biết cần kiệm lâu ngày, người này chỉ nóng lòng muốn sở hữu số tài sản của đạo hữu Thiện nhẫn ngay bây giờ không chần chờ và tốn công sức chi cả.

Xin hỏi : người này có thể nào sở hữu số tài sản giống như trên ? mà không cần tốn công sức hay sự chuyên cần nổ lực ?
Bố thí ba la mật là pháp tùy duyên ba la mật. Như tích chuyện như trên.
Ngài bảo: "Nầy chư tỳ-kheo, chẳng có bịnh nào bằng bịnh đói, chẳng có khổ nào bằng khổ năm uẩn. Nếu bụng đang đói cào mà nghe Chánh-pháp, thì làm sao mà thâu-thập được hết lẽ nhiệm-mầu?"
Rồi đó, Đức Phật liền nói lên bài Kệ sau đây:
Đói là bịnh tối-trọng,
Thân năm uẩn là khổ tối-đa.
Điều nầy như-thật hiểu qua,
Là chứng an-lạc Niết-bàn tối-thượng,

(Kệ số 203.)
Người thuyết pháp đầy đủ trí tuệ, người tiếp thâu pháp cũng đầy đủ trí tuệ.
Vị này do trong quá khứ đã từng tạo nhiều trí tuệ Ba La mật, nên sau khi nghe xong bài pháp do chính Đức Thế tôn giảng liền đắc đạo quả, còn chúng ta chưa đủ Ba La mật nên mới đang cố gắng tu tập bồi đắp hạt giống thiện.
...................................................................................................................................;
Ngày 13/2/2012
Thiện Nhẫn đã viết:
Ví dụ: Huynh nói bài Bố Thí không đúng trong sách vở kinh điển.
kn đã viết :
Bài Bố thí đó không phải là không đúng; mà nó không bọc lộ hết, nó là 1 trong 10 pháp độ Ba la mật, mà ba la mật thì phải có trí tuệ dẫn đầu, trí tuệ này mới đưa hành giả qua bên bờ kia được, ht nhớ không lầm Thiện Nhẫn đã hỏi đ/h biển tâm rồi, và ht đã góp thêm ý kiến
kn đã viết :
Chào Thiện đệ,

Thiện Nhẫn đừng có nản lòng, Chánh đạo vẩn là Chánh đạo. hảy cố gắng tu tập trên Khổ diệu đế hằng ngày là đầy đủ lắm rồi, chẳng cần phải đắc đạo quả chi, chẳng mong cầu điều này, kinh nghiệm trên khổ diệu đế sẽ hiểu rõ 3 diệu đế còn lại, kinh nghiệm sống nhiều hay ít đều đem lại lợi ích nhiều hay ít, từ từ cũng đến nơi, đây là diệu (tâm và pháp) của tứ diệu đế, thiền tông cũng là một trong thiền tuệ, nhưng người học thiền tông phải có trí tuệ lớn mới vào dể, giống như Ngài Xá Lợi Phất , ngài Mục Kiền Liên hoặc giống như 80 vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn, chỉ nghe một câu kinh hay đưa cái khăn, cây chổi, nhìn cành hoa héo v.v... chúng ta trí tuệ còn non nên tu Tứ niệm xứ cho chắc ăn.
ht,kính,
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đói là bịnh tối-trọng,
Thân năm uẩn là khổ tối-đa.
Điều nầy như-thật hiểu qua,
Là chứng an-lạc Niết-bàn tối-thượng,
Ngày 13/2/2012
Thiện Nhẫn đã viết:
Trong email Huynh dạy:
(Làm việc gì, đều quán xét có phải do khổ buột phải làm, và cần làm để thoát khổ, sau khi quán xét xong, nhận xét là do khổ thì làm để diệt khổ (đạo đế), nếu do tham ái thì cũng biết là tham ai, rồi quán xét lại.
ví dụ : đói bụng, vào bàn ăn, mắt thấy đồ ăn, tâm biết đồ ăn ngon; liền sanh lên tâm ưa thích, mắt liền nhìn xuống bụng nhắc nhở rằng ăn để diệt khổ đói, đồ ăn ngon hay không ngon miệng đều do phước báo tiền kiếp đã từng bố thí vật thực, nên hôm nay được đầy đủ; nếu nhìn thấy không ngon, cũng biết là do tiền kiếp đã bố thí vật thực như vậy, vả lại ngon hay không ngon cũng vậy, ăn chỉ diệt khổ đói; từ uống nước, ngồi ,nằm, làm việc, đi vệ sinh v v .. đều vì khổ mà hành động diệt khổ ( khổ đế và đạo đế
......................................................................................................................................
Trở lại vấn đề, ht nhận thấy không riêng gì Thiện Nhẫn, mà rất nhiều người không hiểu, những ai sanh trong thời kỳ còn chánh pháp đều có thể tu tập được giáo pháp của Ngài,*
do vô minh che, nên cứ ngộ nhận là làm không được, chẳng qua vì làm không đúng hợp vào bản tánh mà thôi, Thiện Nhẫn đã từng đọc qua rồi, có vị một câu kệ còn không thuộc
vậy mà Đức Phật chỉ đưa cái khăn lau nước mắt mà đã ngộ đạo,
chỉ tiếc là Thiện Nhẫn tập không đúng căn bản,
..................................................................................................................................................
Thiện Nhẫn đã viết:
(Có nghĩa là. Muốn cầu Pháp xuất thế gian. Phải hành trì miên mật Pháp thế gian.
Muốn học Pháp thế gian phải học miên mật tam tạng kinh điển để khai sáng tâm.) Vậy đó! Nói tới đây, Huynh có điều chi khai tâm cho đệ không?
kn đã viết :
ht chỉ cho Thiện Nhẫn cách đơn giản nhất là tu theo trung đạo, còn dể hơn niệm Phật nửa đó là làm việc gì, đều quán xét có phải do khổ buột phải làm, và cần làm để thoát khổ, sau khi quán xét xong, nhận xét là do khổ thì làm để diệt khổ (đạo đế), nếu do tham ái thì cũng biết là tham ai, rồi quán xét lại.
ví dụ : đói bụng, vào bàn ăn, mắt thấy đồ ăn, tâm biết đồ ăn ngon; liền sanh lên tâm ưa thích, mắt liền nhìn xuống bụng nhắc nhở rằng ăn để diệt khổ đói, đồ anç ngon hay không ngon miệng đều do phước báo tiền kiếp đã từng bố thí vật thực, nên hôm nay được đầy đủ; nếu nhìn thấy không ngon, cũng biết là do tiền kiếp đã bố thí vật thực như vậy, vả lại ngon hay không ngon cũng vậy, ăn chỉ diệt khổ đói;
từ uống nước, ngồi ,nằm, làm việc, đi vệ sinh v v .. đều vì khổ mà hành động diệt khổ ( khổ đế và đạo đế)
Thiện Nhẫn xem lại, có phải là làm rất đơn giản hay không ?
ht tập như vậy hai năm ròng, cũng như thiền tông vậy thôi, chỉ vì nhiều người không hiểu nên tập không đúng cách.
có nghĩa là vô thẳng, không cần phải tìm kiếm nửa vì Đức Phật đã tỉm giúp cho chúng ta rồi.
............................................................................................................................................
Đạo hữu Thiện Nhẫn hảy đối chiếu lời chỉ dẫn của kn với bài kinh dụ mũi tên xem thì sẽ sáng tỏ hơn.

Chúc đạo hữu Thiện nhẫn an lạc. tangbong
Chúc quý đạo hữu thân tâm thường an tỉnh. tangbong

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Pháp thiết thực hiện tại.. ??

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tiêu đề này coi như tn không có nói hoặc đã đi sai lạc đường lối của Huynh hữu,

Thì nay, xin sám hối.

Lý do tn tham gia Diễn đàn không ngoài mục đích học hỏi hơn là thảo luận vào một chủ đề.

Nếu các Huynh hữu giúp, giảng, giải, chỉ, dạy, tác ý... Thì nguyện vọng của tn đang nghiên cứu các bài kinh ví như trong tiêu đề này http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=9144 http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =29&t=9261 http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =41&t=9208

Mong được cầu thiện hộ, tri thức, hữu tri giúp đở, thật cảm ơn.

Thân kính.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách