Tìm Hiểu Phật Giáo

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Người Phật tử tin lời Phật dạy, như thế nào?
Hình ảnh
Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.

Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)

***
***
Lời bàn: Thế Tôn chưa bao giờ phán quyết rồi bắt buộc mọi người phải cúi đầu tin theo, đồng thời luôn cho phép và khuyến khích hàng đệ tử đem ra thảo luận, bàn bạc những lời dạy của Ngài.
Niềm tin về giáo pháp của hàng đệ tử được thành tựu sau khi quán sát, tư duy và chiêm nghiệm. Đặc biệt là khi rõ biết về điều đó là thiện, không có tội lỗi, thực hành đem đến hạnh phúc, an vui và nhất là trên bình diện nhận thức được những người trí chấp nhận thì hãy tin theo, chứng đạt và an trú, nếu ngược lại thì dứt khoát từ bỏ.

Niềm tin phải đi liền với trí tuệ mới là chánh tín. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau.(Thích Quảng Tánh)
Forum:
1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...?

2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...?

3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...?

4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...?


5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?

6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?

7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?

8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Forum:

1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...? - Như vừa rồi 21-12-2012 theo lịch Maya...
Hình ảnh
Thế giới biết là chuyện không thật, vậy mà cũng làm đảo điên thế sự biết bao nhiêu...

2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...? - Như lễ bà chúa xứ ở Châu Đốc, lễ rằm tháng bảy, đốt giấy tiền vàng mã.v.v.

3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...? - Về kinh điển truyền tụng thì rất là nhạy cảm, không thể cho rằng kinh này do Phật thuyết hay Kinh kia là Tổ viết.v.v. (Do đó, Phật dạy cũng chớ vội tin mà phải thực chứng cảm thọ sự lợi lạc cho mình và cho chúng sanh thì mới đúng là Kinh Phật thuyết...)

4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...? - Dùng vật lý mà suy luận, dùng hóa chất mà suy luận, dùng trí tuệ loài người mà suy luận.v.v. Nhưng không đem đến lợi ích cho mình, cho người...chỉ là lời nói sáo rỗng. Hí luận để muốn người tôn sùng, kính trọng, được gọi là Đạo sư... Để rồi bỏ qua cơ hội làm người thật là đáng tiếc vậy!

Riêng về lập trường, định kiến, uy quyền... Tùy vào sở học thích nghi kiến thức của mỗi hành giả. Xem đoạn Phật dạy trích dẫn dưới đây...

5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?

6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?

7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?

8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?
Này Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là bất thiện, là tội lỗi; các pháp này bị những người có trí chỉ trích; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến bất hạnh và khổ đau, thì này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng.

Này Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là thiện, là không có tội lỗi; các pháp này được những người có trí tán thán; các pháp này nếu chấp nhận và thực hiện đưa đến hạnh phúc và an lạc, thì này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần Các vị ở Kesaputta, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

2. khi có ngoại đạo tán thán hay phỉ báng Tam-bảo, Người Phật tử nghĩ thế nào?

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các Thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các Thầy công phẫn và phiền muộn, thời các Thầy có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?"

"– Bạch Thế Tôn, không thể được!”

" Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng các Thầy phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: "Như thế này, những điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi ".


Phật dạy: "Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các Thầy không nên hoan hỷ, tâm không nên thích thú. Này các Tỳ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, nếu các Thầy hoan hỷ, thích thú, thời sẽ có hại cho các Thầy.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng thời các Thầy hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: “Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này điểm này chính xác việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi"
(Trường Bộ Kinh, Đại Tạng, trang 13).

Khi sắp nhập Niết-bàn, một lần nữa đức Phật dặn dò các vị Tỳ -kheo cần phải thận trọng, chớ có vội tin những lời, dầu được xem là tự đức Phật nói hay từ các vị Thượng tọa đa văn đa trí nói:

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, có thể có vị Tỳ-kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của bậc Đạo Sư”. Này các Tỳ-kheo, các Thầy không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của vị Tỷ-kheo ấy, không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu cần phải học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật.

Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với luật thì các thầy có thể kết luận:

"Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và vị Tỷ-kheo đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật, và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với luật, thời các thầy có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn. Và vị Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chân chánh".


Tóm lại:Chúng ta phải thận trọng, không hủy báng, không tán thán, học hỏi từng chữ, từng câu, rồi đem đối chiếu với kinh, đối chiếu với luật; có phù hợp mới chấp nhận, không phù hợp thời không chấp nhận. Thái độ suy tư chín chắn, phối hợp thích nghi, thật là một phương pháp hữu hiệu và thực tiễn, khi phải đối trị với những phức tạp tuyên truyền xuyên tạc. http://quangduc.com/coban/149chanhphap15.html


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

3.Người Phật tử hiểu thế nào về "Kính Phật trọng Tăng"?
Hình ảnh
Những lời di huấn:
-Xác định giới pháp là thầy, trong kinh ÐBNB, Phật dạy: "Này Anan, pháp và luật ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi ta diệt độ thì pháp và luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi"(Trường bộ kinh II, T. 663).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "các thầy tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới...phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" (Trí Quang dịch).

-Lời dạy cuối cùng:Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, Phật dạy:"Này các tỳ kheo, nay ta dạy các ngươi: các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật" (sđd).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "Này các tỳ kheo hãy thường nhất tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát, toàn thể vũ trụ là pháp biến động hay không biến động đều là trạng thái bất an và tan rã (vô thường)" (Trí Quang dịch). http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinhd ... iao-01.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Forum
Hình ảnh
1. Người Phật tử tin lời Phật dạy, như thế nào?

- Phật dạy chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, truyền thống, kinh điển truyền tụng, lý luận siêu hình, một lập trường, định kiến, xuất phát từ nơi có uy quyền, và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình... (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336).

Hỏi: Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Phật dạy là như vậy... Nhưng làm thế nào để hiểu và tin điều đó là đúng, điều kia là sai?

Lạm bàn: Người Phật tử không thể dùng một chút trí tuệ thông minh ngoài đời mà phán xét đúng sai, Nếu không đi sâu vào đạo bằng lý thuyết và thực hành (Văn Tư và Tu).

2. khi có ngoại đạo tán thán hay phỉ báng Tam-bảo, Người Phật tử nghĩ thế nào?

Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các Thầy chớ có vì vậy sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn...

Phật dạy: "Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các Thầy không nên hoan hỷ, tâm không nên thích thú...(Kinh Phạm Võng, trong Trường Bộ kinh).

Hỏi: Nhưng làm thế nào, người Phật tử biết kẻ đó phỉ báng hay tán thán với ý cung kính hay kinh thường?

Lạm bàn: Do đó, Phật dạy chớ vội nghe theo mà sanh ra hỉ lạc hoặc phẩn nộ, mà cẩn thận suy xét kẻ phát ngôn với tính cách như thế nào... Mặt khác hành giả cần có một tuệ học khái quát trong các Pháp môn và kinh điển giáo lý. (Ví dụ: Hành giả tu Thiền tông cũng cần hiểu thêm về Phát môn Tịnh độ...)
- Ví dụ " tôi đang tư hạnh Bồ Tát hay tu hạnh kham nhẫn." Thì chưa đủ nghĩa, vì Kham nhẫn chỉ là lời là cái danh, mà cần phải có pháp môn tu thực tiển mới có thể diệt trừ các kiết sử phiền não.

3.Người Phật tử hiểu thế nào về "Kính Phật trọng Tăng"?

Những lời di huấn:

-Xác định giới pháp là thầy, trong kinh ÐBNB, Phật dạy: "Này Anan, pháp và luật ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi ta diệt độ thì pháp và luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi"(Trường bộ kinh II, T. 663).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "các thầy tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới...phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy" (Trí Quang dịch).

-Lời dạy cuối cùng:Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, Phật dạy:"Này các tỳ kheo, nay ta dạy các ngươi: các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật" (sđd).

Kinh Di Giáo Phật dạy: "Này các tỳ kheo hãy thường nhất tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát, toàn thể vũ trụ là pháp biến động hay không biến động đều là trạng thái bất an và tan rã (vô thường)" (Trí Quang dịch). http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinhd ... iao-01.htm

Hỏi: Vậy thế nào mới thật sự là người kính Phật trọng Tăng?

Lạm bàn:
- Bổn phận và trách nhiệm làm người là giới luật.

- Qui y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, tu thập thiện nghiệp là kính Phật trọng Tăng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

4. Tìm hiểu những Danh Sư dịch kinh Phật
Người Trung Hoa:

Ngài Pháp Hiển người Trung Hoa, đi qua Ấn Độ và Tích Lan vào thế kỷ thứ tư để lại một số dịch phẩm quan trọng có thể dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pàli qua chữ Hán.

Ngài Huyền Trang, một nhà chiêm bái Trung Hoa thế kỷ thứ 7, đã du học trên 17 năm, và khi về nước đã dịch tất cả là 77 bộ kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán.

Ngài Nghĩa Tịnh người Trung Hoa vào thế kỷ thứ tám cũng đi qua du học tại Ấn Độ với một nhà sư Việt Nam, ngài Đại Thặng Đăng và khi về dịch từ tiếng Phạn qua chữ Hán.

Còn các vị sư Ấn Độ qua Việt Nam và qua Trung Hoa cũng dịch kinh từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa, và những bậc dịch Sư có danh tiếng như Ngài Sanghadeva (Tăng-già-đề-bà), đã dịch tập Trung A-hàm, ngài Cưu-ma-la-thập đã dịch tập Ma-ha Bát-nhã, Diệu Pháp Liên Hoa v.v. (Nguồn trích dẫn: http://quangduc.com/coban/149chanhphap16.html )
Hình ảnh
Forum:

Dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pàli qua chữ Hán qua nhiều đời, hàng bao nhiêu thế kỷ. Dưới biết bao nhiêu triều đại. Rồi từ Hán tạng dịch qua chữ Việt lại trải qua bao thế hệ.

Như vậy, thì có chắc rằng kinh còn giữ được phẩm chất nội dung được bao nhiêu?


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Con nghĩ nếu những ai bước đầu muốn tìm hiểu Phật giáo một cách có hệ thống nên đọc hết quyển "Đường Xưa Mây Trắng" của soạn giả Thích Nhất Hạnh để có hiểu biết "nhập môn" về lịch sử Phật giáo và tinh thần Phật giáo. Bạn đọc có thể tìm được Quyển "Đường Xưa Mây Trắng" ở trong các nhà sách, hoặc đặt hàng ở các nhà sách, hoặc tìm trên internet.


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Thien Nhan đã viết:4. Tìm hiểu những Danh Sư dịch kinh Phật
Người Trung Hoa:
"...Dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pàli qua chữ Hán qua nhiều đời, hàng bao nhiêu thế kỷ. Dưới biết bao nhiêu triều đại. Rồi từ Hán tạng dịch qua chữ Việt lại trải qua bao thế hệ.

Như vậy, thì có chắc rằng kinh còn giữ được phẩm chất nội dung được bao nhiêu?
---

Vì trãi qua một thời gian dài "ruộng hóa bể dâu" không biết là bao nhiêu lần..., nên không thể tránh khỏi khả năng Kinh-điển được lưu truyền, phiên dịch qua nhiều lần và bởi nhiều dịch giả... bị "tam sao thất bổn".

Thật đáng buồn thay.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


giac ngo
Bài viết: 7
Ngày: 12/03/13 23:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vietnam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi giac ngo »

Theo như bạn nói, thì phải làm sao để học cho đúng và hiểu cho đúng vậy? Như vậy sao bạn chắt là cuốn 'Đường Xưa Mây Trắng' là đúng. Vậy bạn đọc mà bạn có tin không???


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Quả thật. Những gì mà ĐẠO HỮU giac ngo nghĩ về con đều không sai trật.

Trãi nghiệm của con đúng như câu nói: Người chánh tâm thì có cảm ứng với Thần Tiên.

Xin chân thành cảm ơn ĐẠO HỮU giac ngo đã quan tâm đến con.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


giac ngo
Bài viết: 7
Ngày: 12/03/13 23:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vietnam

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi giac ngo »

Bạn nói đúng, Trời Phật chỉ cảm ứng với tâm thành không nhìn vào vật chất hay ngôn từ. Nhưng bạn ơi! Tuy mình biết sách vở đã qua rất nhiều thời và đã tái bản cũng rất nhiều lần thì tất nhiên là phải tam sao thất bổn rồi, vã lại mình cũng không đọc được bản gốc thì làm sao biết có sai hay không, theo như bạn nói vậy bạn đọc một quyển kinh Đại Thừa vậy bạn có tin vào lời Đức Phật nói hoàn toàn không hay bạn học sách vở trong nhà trường vậy bạn không tin sao học. Có những cái mà mình chưa đủ trí tuệ để phân tích hay phân biệt đúng sai chỉ có tâm thành thì sẽ được các Đức Phật cảm chứng còn dùng ngôn từ để phân biệt cái đúng sai thì nguy lắm có lúc phải gặp gắt gối mà mình không hay. Đôi lời chia sẽ cùng bạn chúc bạn vững bước trên con đường tu học Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát.


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Tìm Hiểu Phật Giáo

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Thien Nhan đã viết:
Nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ứng với luật thì các thầy có thể kết luận:

"Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và vị Tỷ-kheo đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật, và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ứng với luật, thời các thầy có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn. Và vị Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chân chánh".[/i]

Tóm lại:Chúng ta phải thận trọng, không hủy báng, không tán thán, học hỏi từng chữ, từng câu, rồi đem đối chiếu với kinh, đối chiếu với luật; có phù hợp mới chấp nhận, không phù hợp thời không chấp nhận. Thái độ suy tư chín chắn, phối hợp thích nghi, thật là một phương pháp hữu hiệu và thực tiễn, khi phải đối trị với những phức tạp tuyên truyền xuyên tạc. http://quangduc.com/coban/149chanhphap15.html

Đối chiếu với Kinh sách, cũng chưa phải là đối chiếu với Chân lý. Vì các Pháp đều chỉ do nhân duyên mà sinh.

Trên Kinh Kim Cang, Phật đã nói: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”.

Chân thật, trước tiên phải Đắc "Căn Bản Trí", và sau cùng là "Hậu Đắc Trí".

Căn Bản Trí “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tùy tiện đánh giá bất cứ ai, chẳng thể tùy tiện chấp trước bất cứ pháp nào, công phu phải đạt đến Định của tâm, đoạn được phiền não. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. [bi]Đó là kiến tánh[/b]. Kiến tánh rồi thì mới có được trí tuệ và chánh tín, chánh kiến. Chân thật này dựa trên "Tứ hoàng thệ nguyện".


Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn phiền nảo
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học Phật pháp nhiều vô lượng
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện đạt thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát vô số chúng sinh

Đại sư Liên trì - tổ thứ 8 của Tịnh Độ Tông có viết về Tứ hoằng thệ như sau:

"Tùng ư kim nhật, lập thâm thệ nguyện: viễn ly ác pháp, thệ bất cánh tạo; cần tu thánh đạo, thệ bất thối đọa; thệ thành Chánh Giác; thệ độ chúng sanh." (Từ nay trở đi, lập thệ nguyện sâu: xa lìa ác pháp, thề chẳng tạo nữa; siêng tu thánh đạo, thề chẳng lui đọa; thề thành Chánh Giác; thề độ chúng sanh)


xa lìa ác pháp, thề chẳng tạo nữa đồng nghĩa với "phiền não vô biên thệ nguyện đoạn".

siêng tu thánh đạo, thề chẳng lui đọa đồng nghĩa với "pháp môn vô lượng thệ nguyện học".

thề thành Chánh Giác đồng nghĩa với "Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành".

thề độ chúng sanh đồng nghĩa với "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ".


Nam mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách