5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được không?

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Monggiac đã viết:@ Đồng Nát, mình không phải là người học rộng hiểu nhiều. Trong tam tạng mình chưa đọc xong tạng nào cả. Nói ra thì xấu hổ nhưng đó là sự thật.

Khi thọ giới tỳ kheo là phát nguyện cố gắng giữ giới chứ thọ rồi không bao giờ phạm nữa thì ai dám thọ giới tu hành. Bảo thọ rồi không bao giờ phạm, sẽ khiến người sơ cơ không dám tu, khiến dứt đoạn dòng thánh. Giới tỳ kheo họ không bao giờ nên phạm là 4 giới trọng. vì như cây dừa bị chặc đầu thì không thể sanh ngọt khác. 4 giới trọng là tánh tội, theo luật yết ma thì người phạm 4 giới là bất cộng trụ nghĩa là không cùng ở chung. Vậy hiểu theo nghĩa bóng xem như bị loại ra khỏi tăng đoàn rồi. Theo cá nhân mình hiểu câu trả lời của ngài Na Tiên không đề cập đến người phạm 4 giới trọng. Câu viết nghiên này cũng xin tồn nghi và là kiến giải của riêng mình, là ý kiến chủ quan và có thể sai, xin đừng xem là mẫu mực. Mình không gánh nổi cái tội vượt pháp đâu.

Khi bạn đảnh lễ một vị tỳ kheo tức là đảnh lễ tam bảo, tỳ kheo ấy đại diện cho tam bảo, bạn không phải lạy cá nhân tỳ kheo ấy! Ngoài ra, khi người Phật tử đảnh lễ một tỳ kheo, vị ấy nên có đủ ba y, nếu không đủ ba y thì không nên nhận lễ bái. Lý do là vì y ca sa là pháp y của ba đời chư Phật khi bạn đảnh lễ ba y tức là đảnh lễ ba đời chư Phật, vị tỳ kheo là người đại diện Phật, pháp và tăng. Cho nên, vị tỳ kheo dù phá giới nhưng còn mang đủ ba y đúng pháp thì vị ấy vẫn xứng đáng cho người Phật tử đảnh lễ cúng dường! Huống chi còn kèm thêm những điều kiện nâng đỡ khác.

Đồng Nát đọc ở đâu nói rằng thiền sư thì không được có vợ con ? Họ chỉ xưng là thiền sư chứ họ có xưng là Tỳ Kheo đâu mà bảo họ không được có vợ con ? Họ có thể không có gia đình nhưng cũng có thể có gia đình, cả 2 đều có thể xảy ra.

Tỳ khoe có thể là thiền sư; nhưng Thiền sư chưa bao giờ bao hàm nghĩa tỳ kheo! Ví dụ Thiền sư Suzuki Teitaro Daisetz người Nhật ông có gia đình và chưa bao giờ ông phủ nhận điều đó. Dòng thiền của thiền sư Sayagyi U Ba Khin là dòng thiền được tiếp nối bởi những thiền sư tại gia, điển hình là thiền sư S.N. Goenka ngài vẫn có gia đình đó thôi và nhiều khi ngồi trên pháp tòa thì người bạn đời của ông cũng ngồi một bên, ông chưa bao giờ che dấu điều ấy, nhưng các vị thiền sư ấy chưa bao giờ nhận mình là tỳ kheo. Nếu ai lên pháp tòa cũng phải chứng đạo mới được nói pháp mình e rằng Phật pháp không bao giờ được phổ biến như hiện nay.

Không cần các vị thiền sư ngoại quốc, ngay quyển Thiền Uyển Tập Anh (Tinh hoa vườn thiền) là quyển sách ghi lại các gương tu thiền của các vị thiền sư Việt Nam, tuy nhiên nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thác (T.T Trí Siêu, Lê Mạnh Thát) cũng nói đại ý rằng không phải tất cả các vị thiền sư ấy đều là tỳ kheo. Ngoài ra một vị thiền sư trong dòng truyền thừa Trung Hoa trong tên có chữ "* Nguyên *" các bạn có thể tra ra trong danh phả truyền thừa, cũng thừa nhận không phải thiền sư nào cũng là tỳ kheo.

Đối với người Tây phương họ không bao giờ quan tâm một vị thiền sư có gia đình hay không có gia đình, điều họ quan tâm là bạn có gì để dạy họ và họ sẽ học được gì từ bạn. Jack Kornfield, mình không biết là ông có gia đình hay không nhưng ông cũng là Phật tử thiền sư.

Một người tại gia cũng có thể chứng tu đà hoàn, tư đà hàm và a na hàm, xin hỏi họ có xứng đáng gọi là thiền sư không ? Họ có xứng đáng thọ nhận thiên thượng nhân gian cung kính không ?

Bạn dâng phẩm vật cúng dường tam bảo với tâm niệm ấy bạn sẽ nhận phước báo tương xứng với tác ý mà bạn đã khởi, việc người nhận có xứng đáng hay không là việc khác. Sao lại lo việc người ta có tu hay không tu là gì ?
Chào thầy Mộng Giác, cảm ơn thầy dành thời gian giải thích mọi điều,

Thưa thầy cho ngu đệ tử hỏi thêm, nhờ thầy giải thích:

theo như giải thích bên trên 'nếu họ phạm hết 226 giới, còn 1 giới giữ thanh tịnh thì vẫn còn 1 phần phước.", vậy trong 226 giới đó có bao gồm 5 giới căn bản không? Phạm đến 226 giới mà vẫn còn được thanh tịnh được sao thưa thầy? Vậy tu hành dễ dãi và tùy tiện vậy sao? riêng ngũ giới thôi, phạm hết 4 giới luật thì vẫn còn được phước thanh tịnh không thầy? Chẳng hạn giữ được một giới khong sát sanh, nhưng mà phạm các giới tà dâm, vọng ngữ, trộm cắp, uống ruou thì vẫn giữ được thanh tịnh chứ thầy Mộng Giác?

Thưa thầy, Vậy Tăng - Ni tu hành cho chính mỗi người hay là tu cho Tam bảo và chỉ làm cái việc mặt cái áo y cà sa pháp y ba đời của chư phật để cho phật tử đãnh lễ vậy? tín chủ cúng dường ai thọ thực để tu hành? Phật, Bồ tát hay Tăng -Ni thọ thực?

Thế thì chỉ cần đãnh lễ y áo cà sa đại diện cho Tam Bảo là được? Cho dù người mặc y pháp ba đời của chư Phật đại diện chư phật phạm cả giới giết người hay Tà dâm cũng không nên bận lòng? cứ đãnh lễ và cúng dường vô tâm để họ thọ hưởng trên sức lao động người khác mới có được tài vật cúng dường nhưng chẳng sống một đời phạm hạnh như thệ nguyện trước Tam Bảo, như vậy là từ bi, như vậy là bố thí ba-la-mật?

Ngu đệ tử xin đem cái tâm ngay thẳng ra hỏi thầy nhờ chỉ dạy.
Nam Mô Bổn Sư Tích CA Mâu Ni Phật kinhle kinhle kinhle
Kính tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính thưa quý vị,

Chủ đề đang nói là: "5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được không?", tại sao lại phải đi bươi móc lỗi của người xuất gia thế nhỉ!?

Lối người dễ thấy, dễ buồn
Lỗi mình khó thấy, lại thường dễ quên
Lỗi người, cố bươi móc tìm
Lỗi mình cố dấu, như ghìm bài gian.
(Kinh Lời Vàng Vi Diệu,
Pháp Cú số 252)

kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 30/07/12 07:00 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thời nay mạt nhược nên nhiều người lạm dụng danh từ Thiền Sư và Tổ Sư.

Thời xưa người Minh Tâm Kiến Tánh mới được gọi là Tổ. Thời nay hễ qua đời thì gọi là tổ rồi.
Thời xưa người Minh Tâm Kiến Tánh mới được gọi là Thiền Sư. Thời nay chưa minh tâm kiến tánh gì cũng gọi là Thiền Sư.

Buồng Thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Các giới nhiều giữ không được, Phật dạy chỉ giữ một giới "Tâm".

Hằng ngày cứ giữ tâm ý thanh tịnh, thì tức là giữ các giới, bởi phạm lỗi là do tâm khởi. Nay tâm thanh tịnh thì không còn móng khởi nhừng tà vậy, và hành động lời nói theo tâm tà vậy mà tạo nghiệp bất thiện nữa.

Thời xưa Tòng Lâm nghiêm khắc, theo luật mỗi nữa tháng hễ phạm lỗi phải đứng ra sám hối trước đại chúng, tùy theo nặng nhẹ mà phạt. Cũng tùy theo trường hợp.

Thí dụ phạm tội đáng lẽ bị lột y ao đuổi ra khỏi tăng đoàn, nhưng xét thấy người nầy không cố ý phạm, và còn có ý chí tu giải thoát mạnh thì cho ở lại nhưng bị phạt. Dĩ nhiên nếu tái phạm lần 2 thì tước y áo và đuổi khỏi tăng đoàn.

Trong chùa cần có một vị Thông Luật Tạng, để giúp làm việc sử trí nầy.

Do vậy việc Tỳ Kheo Phạm Giới là do Tăng Đoàn lo liệu và có cách trừng phạt thỏa đáng. Hàng Phật Tử không nhúng tay vào!

Do vậy khi truyền giới Tỳ Kheo, những người Tại Gia, kể cả Sa Di, Bồ Tát Giới cũng phải lui ra. Bởi không cho phép nghe giới Tỳ Kheo vì không phải Tỳ Kheo, và cũng vì khi nhìn thấy tỳ kheo phạm giới liền khinh chê mà có lỗi.

Khi mỗi tháng sám hối, những ai không phải Tỳ Kheo phải đi ra ngoài, không được dự nghe lỗi tỳ kheo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
116 đã viết:Kính thưa quý Thầy, SC và các bạn đồng đạo. Phật tử tại gia giữ 5 giới theo thứ tự là:
1/- Không sát sinh,
2/- Không trộm cướp,
3/- Không tà dâm,
4/- Không nói dối,
5/- Không dùng chất gây nghiện.

Giới quan trọng nhất có phải theo thứ tự từ 1 đến 5 không? Ai cũng thuộc 5 giới này nhưng liệt kê không đúng thứ tự có gì sai không ạ?
Lành thay, lành thay Hiền hữu ! tangbong

Giới học là thọ mạng của Chánh pháp tại thế gian. Thật lành thay khi Hiền hữu đã khéo suy tầm, khéo tác ý đến những điều liên qua đến giới Luật.
Này Hiền hữu! Bất cứ lời dạy nào, dù là Pháp dù là Luật, Thế Tôn đều khéo giảng tùy theo nhân duyên sinh khởi của các Pháp. Thời gian đầu chưa phát triển, Tăng già hoàn toàn thanh tịnh và các lậu hoặc (bất Thiện pháp) chưa sinh khởi, khi ấy Thế Tôn hoàn toàn không chế Giới. Khi Tăng già đi đến phát triển, mở rộng về số lượng và thành phần thì các lậu hoặc (bất Thiện pháp) bắt đầu sinh khởi, khi ấy Thế Tôn đã chế Giới tùy theo từng sự việc cụ thể, không phải theo mức độ nặng nhẹ hay theo thứ tự như trên.
Này Hiền hữu! Vấn đề này cđ đã nêu rõ về Nhân duyên, về ý nghĩa các Học giới theo nhiều phương diện sai khác. Hiền hữu có thể tham khảo trong topic "5 Học giới tại gia" ở bên box "Phật giáo và Đời sống":
viewtopic.php?f=47&t=8210

Chúc Hiền hữu an lạc và nhiều tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Có bài viết khá đầy đủ về giới(tại gia) :) :
Chi của giới, tức là những điều kiện để kết luận một hành động sai phạm mà chỉ là bất tịnh giới hay hư hoại giới. Một hành động sai phạm mà gọi là đứt giới phải hội đủ chi phần; nếu chưa hội đủ chi giới thì chỉ là bất tịnh thôi.

Ở đây không nói riêng biệt chi của ngũ giới và chi của bát quan trai giới, mà chỉ nói chung những điều giới cần phải biết.

* "Giới sát sanh" có 5 chi:

1- Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh (pāṇa).
2- Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật (pāṇa-saññī).
3- Có tâm sát hại (vadhakacitta)
4- Hành động cố sát (upakkamo)
5- Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy (tenama-raṇaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới sát sanh.

* "Giới trộm cắp" có 5 chi:

1- Vật bị lấy là vật có chủ bảo quản (paraparig-gahitaṃ).
2- Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (paraparigga-hitasaññī)
3- Có tâm trộm cắp (theyyacittaṃ)
4- Cố sức lấy trộm (upakkamo)
5- Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy (tena haranaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới trộm cắp.

* "Giới tà dâm" trong ngũ giới, có 4 chi:

1- Đối tượng không nên đi đến (agamanīyat-thānaṃ), tức là người không hợp pháp cho quan hệ tình dục.
2- Có tâm muốn hưởng dục với người ấy (tasmiṃ sevanācittaṃ)
3- Cố gắng hành động (upakkamo)
4- Đã hành động tình dục (maggena maggappa-ṭipādanaṃ)

Hội đủ bốn chi này gọi là phạm giới tà dâm.

* "Giới hành dâm" trong bát quan trai giới, có 4 chi:

1- Có lỗ khiếu để hành dâm (bhedanavatthu), tức là trong thân có 3 khiếu, tính theo hạng người tổng cộng có 30 khiếu.
2- Có tâm muốn hướng dục (sevanācittaṃ)
3- Cố gắng hành động theo ý muốn (tajjovā-yāmo)
4- Đã hành động tình dục (maggena maggappa-ṭipādanaṃ), là đã làm cho khiếu chạm khiếu.

Hội đủ 4 chi ấy gọi là phạm giới hành dâm.

* "Giới nói dối" có 4 chi:

1- Chuyện không thật (atathaṃvatthu) tức là chuyện có nói không, chuyện không nói có.
2- Có tâm muốn nói sai (visaṃvādanacittaṃ)
3- Cố gắng nói sai (tajjo vāyāmo)
4- Người nghe đã tin chắc lời nói đó (parassa tadatthavijānānaṃ)

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới nói dối.

* "Giới uống rượu" có 4 chi ":

1- Thức uống là chất say (majjanīyavatthu), tức là nước uống có nồng độ
2- Có tâm muốn uống (Pātukamyatācittaṃ)
3- Cố sức uống chất say ấy (tajjo vāyamo)
4- Đã uống nước say ấy (tassa pānaṃ), tức là dù một giọt rượu nuốt khỏi cổ cũng gọi là uống rượu.

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới uống rượu.

...........................

Người cư sĩ thọ trì chín chắn ngũ giới, nếu nói riêng mỗi điều giới thọ trì có quả phúc như sau:

"Không sát sanh" có 23 quả phúc:

1- Được trường thọ
2- Thân không tàn tật
3- Ít bệnh hoạn
4- Thân hình vừa vặn
5- Thân thể xinh tốt
6- Tướng khoan thai cao ráo
7- Cử chỉ linh hoạt
8- Bước chân đi dáng đẹp
9- Vẻ mặt tươi sáng
10- Tính tình nhu hòa
11- Tinh thần an vui
12- Tâm dạn dĩ dũng cảm
13- Có nhiều sức mạnh
14- Nói năng bặt thiệp
15- Không bị quần chúng bắt nạt
16- Không có sự kinh hoàng sợ hãi
17- Không bị kẻ thù hãm hại
18- Không bị chết do người cố sát
19- Không có chuyện bực mình
20- Thân thể sạch sẽ
21- Có đông tùy tùng
22- Được mọi người thương mến
23- Không gặp cảnh sanh ly tử biệt

"Không trộm cắp" có 11 quả phúc:

1- Có nhiều của cải
2- Có thực phẩm đầy đủ
3- Kiếm được thực phẩm dễ dàng
4- Có được tài sản chưa có
5- Tài sản có rồi được giữ vững
6- Muốn gì được đó
7- Tài sản không bị tiêu hao do thiên tai, hoả hoạn, trộm cướp, tịch biên hay do người thân.
8- Có được tài sản không bị tranh đoạt.
9- Không bị nghe và biết "sự không có".
10- Ở đâu cũng được an vui.
11- Dễ đạt được tài sản Siêu thế.

"Không tà dâm" có 20 quả phúc:

1- Không bị thù địch
2- Không bị người ganh ghét
3- Không bị tai nạn do người hại
4- Ít bị xa lìa người thương
5- Là chỗ thương yêu của mọi người
6- Có nhiều thân hữu quí mến
7- Tìm cái ăn, cái mặc, chỗ ở dễ dàng
8- Ngủ nghỉ được an vui
9- Thức giấc được an vui
10- Nằm ngồi chỗ nào cũng an vui
11- Sinh kế không khó khăn
12- Không dễ bực mình
13- Không sanh khổ cảnh
14- Không sanh làm người bán nam bán nữ
15- Tánh người nghiêm túc
16- Làm việc minh bạch
17- Tướng mạo uy nghi
18- Ngũ quyền (mắt, tai ... ) đầy đủ
19- Cổ không cúp, "Tức là có oai phong"
20- Không gục mặt, "Tức là có uy quyền"

"Không nói dối" có 14 quả phúc:

1- Có ngũ quyền (mắt, tai ... ) được trong sáng
2- Có lời nói thanh tao
3- Có hàm răng khít khao đều đặn
4- Không quá mập
5- Không quá ốm
6- Không quá cao
7- Không quá lùn
8- Được hưởng xúc lạc
9- Miệng thơm như hoa sen
10- Lưỡi mỏng đỏ như cánh sen
11- Không câm ngọng
12- Có được kẻ tùy tùng tín cẩn
13- Lời nói được tín nhiệm
14- Tâm trí không bị rối loạn

"Không uống rượu", có 15 quả phúc:

1- Làm người có trí nhớ tốt, không bị lẫn
2- Không bị điên khùng, đờ đẫn
3- Có sự hiểu biết mau lẹ
4- Thành người đa trí
5- Làm người tri thức
6- Làm người hiểu biết điều lợi ích và điều không lợi ích.
7- Làm người không hoảng hốt
8- Làm người không có sự bực bội
9- Không bị người vu khống
10- Làm người nói năng nghiêm túc
11- Làm người siêng năng chăm chỉ
12- Làm người tính trung thực
13- Làm người có liêm sỉ
14- Luôn có sự an vui
15- Luôn được người kính nể.
http://www.budsas.org/uni/u-cusi/csgp03.htm


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nếu họ phạm hết 226 giới, còn 1 giới giữ thanh tịnh thì vẫn còn 1 phần phước
đây là nguyên tắc xử tội của luật pháp mà, phạm tội nào thì tính tội đó thôi? cũng vậy, câu trả lời của Ngài Na Tiên là muốn nhấn mạnh đến sự lý giải khi luận tội, tránh dùng sự tức giận?

nguyên tắc trên để xử tội, không phải là khuyến khích chúng ta không nên bận lòng theo kiểu,
Cho dù người mặc y pháp ba đời của chư Phật đại diện chư phật phạm cả giới giết người hay Tà dâm cũng không nên bận lòng
vì nếu mình biết ai giết người hay phạm dâm tội thì phải đi báo chính quyền chớ?

:)


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính Tu Sỉ Mộng Giác kinhle Kính các vị Đạo Hữu kinhle Kính các Bạn kinhle

Xin phép cho tôi cùng chia sẻ. Nếu những danh tự nầy không dúng lẻ. Mong nhận lổi kinhle

Với tôi đây :

_ NHÂN chia sẻ TỈNH THỨC cùng đại chúng là: DUYÊN KHỞI TRONG
KINH, LUẬT, LUẬN.

_ LUẬT TẠNG CÓ PHẢI KHÔNG : là DANH TỰ CỦA NHÂN QUẢ ( CÁI THỪA SÓT, TỲ VẾT CỦA : SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC ) được phơi bày QUA TỪNG THỜI TRONG SANH TỬ khi đang ĐI TÌM CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ.


Namo SIDDHARTHA GAUTAMA
Kính
kinhle kinhle kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Monggiac đã viết:Kinh Na Tiên Tỳ Kheo vấn đáp có đoạn này mình nghĩ sẽ làm thỏa mãn thắc mắc của bạn. Mình có cắt ngắn bớt so với nguyên bản.
152. Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao?

- Tu hành mà phá giới tất là tội nặng rồi, phải không đại đức?

- Hẳn vậy.

- Một người cư sĩ phá giới và một sa môn phá giới, ai tội nặng hơn ai?

- Đại vương thử phát biểu ý mình xem sao!

- Vâng, theo trẫm, cả hai cùng phá giới, ắt sa môn sẽ tội nặng hơn! Vì sa môn ăn cơm của thí chủ, sàng tọa, y áo, thuốc men đều là nợ của thập phương. Sa môn còn giữ gìn phẩm hạnh để làm gương, để dạy dỗ thiện tín, môn đồ... Chỉ chừng ấy thôi, trẫm đã xác định là sa môn phải mang tội nặng, tối thiểu là gấp đôi so với cư sĩ.

- Lời ấy vừa đúng vừa sai. Đúng vì phá giới là phải mang tội. Sai là do đại vương không biết rõ những phước báu của phẩm mạo sa môn. Người cư sĩ phá giới thì mang tội, nhưng mang tội ấy chỉ hại cho mình nhưng chẳng được lợi ích cho ai. Còn sa môn phá giới, tuy có hại mình nhưng còn giúp ích cho rất nhiều người khác.

- Phá giới mà còn lợi ích cho người khác ư ?

- Một sa môn phá giới nhưng y còn trong phẩm mạo sa môn, y còn đức tin với Tam Bảo, y có pháp học; tiếng nói của y có giá trị trong hàng Tăng lữ... thì chúng ta không nên xem thường, vì sao, vì y được bảo trợ, nâng đỡ bởi mười đức tính sau đây:

Thứ nhất, y biết cung kính Đức Phật.
Thứ hai, y biết cung kính Đức Pháp.
Thứ ba, y biết cung kính Đức Tăng.
Thứ tư, y biết cung kính các bậc phạm hạnh.
Thứ năm, y biết dạy Pàli và chú giải.

Thứ sáu, y có học pháp, nghe pháp nhiều.
Thứ bảy, dẫu đã phá giới nhưng khi đi đâu y cũng giữ gìn tư cách, phẩm hạnh; biết thu thúc thân khẩu, không để cho bất cứ ai cười chê tư cách của mình.
Thứ tám, y có khả năng hướng dẫn và lãnh đạo chúng đồ.
Thứ chín, hoàn cảnh nào y cũng giữ được phẩm mạo sa môn, Tăng tướng; còn là kẻ dìu dắt, hướng dẫn, nâng đỡ các hàng xuất gia hậu học.
Thứ mười, dẫu phá giới nhưng y làm chỗ khuất lấp không cho ai hay biết.

Chính nhờ mười đức tính ấy mà sa môn phá giới tốt hơn cư sĩ phá giới nhiều. Sa môn phá giới hội đủ mười đức tính trên, y sẽ còn mang đến lợi lạc rất nhiều cho thiện nam tín nữ. Nói rõ hơn, sa môn phá giới cũng làm cho thành tựu quả bố thí, cúng dường của đàn na thí chủ. Tất thảy có mười trường hợp lợi ích:

Một là, do phẩm mạo tăng tướng bên ngoài trong sạch, vô tội, nên sẽ phát sanh tâm trong sạch cho thí chủ.

Hai là, đang trong phẩm mạo sa môn, đang đi trên lộ trình của pháp lành, dẫn đường cho thí chủ bước theo để họ biết bố thí, cúng dường.

Ba là, vẫn làm cho sự bố thí của thí chủ có kết quả, do thực hiện pháp nhỏ, pháp lớn của Tăng sự, thực hành mọi phận sự do sự chỉ định của Tăng.

Bốn là, vẫn còn các pháp nương nhờ do qui y Tam Bảo, là lý do làm cho việc bố thí của thí chủ được thành tựu.

Năm là, do còn thọ trì những pháp đã thọ, không ở lâu một nơi, không dính mắc trú xứ.

Sáu là, có nghiên cứu học hỏi giáo pháp nên vẫn là đám ruộng tốt cho thí chủ bố thí gieo hạt giống lành.

Bảy là, đem kết quả bố thí cho thí chủ vì giảng thuyết pháp cao thượng đến cho mọi người.

Tám là, do còn pháp là nơi nương nhờ, bảo trợ, nên sự cúng dường của thí chủ vẫn mang lại phước báu tốt lành.

Chín là, do đức tin, tri kiến thấy rõ Đức Phật là bậc tối thượng, cao thượng, quý báu nhất trong tam giới, không ai sánh bằng.

Mười là, có công đức quét dọn nơi làm lễ phát lồ nên sự cúng dường của thí chủ kết quả vẫn tốt đẹp.

Tâu đại vương! Ngài hãy quay ngược lại tri kiến của mình, thay đổi quan niệm của mình, vì sa môn phá giới vẫn cho kết quả thù thắng cho những ai bố thí, cúng dường. Đừng theo lý lẽ và sự hiểu biết chung chung của người đời. Họ không biết rõ sự thật đâu.

- Nước không được tinh sạch, không uống được nhưng cũng có thể rửa sạch vật dơ, bụi đất, mồ hôi đấy, đại vương! Nước sôi sùng sục cũng có thể rưới tắt đống lửa được đấy, đại vương!

- Vật thực dù mất hương vị cũng có thể làm no những kẻ đói lòng!

- Tóm lại, người nam nữ cư sĩ nào trú trong ngũ giới, bát giới; thọ trì giới rất tốt, rất kiên trì; lại có tâm trong sạch, vật bố thí chánh mạng, hợp pháp đến cho sa môn phá giới nhưng biết tin nghiệp, tin quả, thì chắc chắn sẽ thành tựu phước quả như y muốn. Sa môn phá giới vẫn làm cho dakkhinà (vật cúng dường) của thí chủ được kết quả.
Thưa thầy Mộng Giác,

Có thể hiểu như thế này có khế lý hay không:
1/ - Một người sống không có đạo hạnh tức là người có đạo hạnh??? bởi vì:
- Một sa môn phá giới nhưng y còn trong phẩm mạo sa môn, y còn đức tin với Tam Bảo
chẳng cần giữ giới, chỉ cần đức tin thì vẫn có phẩm hạnh sa môn?
Một sa môn phá giới nhưng:
tiếng nói của y có giá trị trong hàng Tăng lữ...
Lẽ nào như thế? Lẽ nào như thế? kinhle và còn tiếp:
Thứ bảy, dẫu đã phá giới nhưng khi đi đâu y cũng giữ gìn tư cách, phẩm hạnh; biết thu thúc thân khẩu, không để cho bất cứ ai cười chê tư cách của mình.
Người phạm giới lại là người biết giữ gìn tư cách??? lẽ nào như thế!!!
Phương diện thế tục mà nói như vầy có hợp lẽ không: "dẫu sống không có đạo đức nhưng người đó đi đâu cũng giữ gìn tư cách, đạo đức"??? Nói như vậy có hợp lẽ hay không?

Vậy ở đây, phẩm hạnh được hiểu như thế nào? Thế nào là một vị sa-môn sống một đời sống phạm hạnh? Có phải là chẳng cần giữ giới vẫn được gọi là một vị sa-môn sống phạm hạnh? Lẽ nào như thế! kinhle

Một vị sa môn phạm giới nhưng vẫn còn trong phẩm hạnh sa môn vì:
Thứ tám, y có khả năng hướng dẫn và lãnh đạo chúng đồ.
Đây là tiêu chí để đánh giá là có phẩm hạnh? Thế nào là Phẩm và thế nào là hạnh, thưa quý vị?
cái gọi là khả năng "hướng dẫn và lãnh đạo" thì chỉ là kỹ năng "sư phạm" chẳng phải thuộc tư cách đạo đức hay phẩm hạnh chi cả.
Thứ mười, dẫu phá giới nhưng y làm chỗ khuất lấp không cho ai hay biết.
câu này trái với đạo lý hoàn toàn!!! Vậy đệ tử phật được đánh giá có phẩm chất tốt là có tâm không ngay thẳng? Có thể làm chuyện phi đạo lý "chỗ khuất lấp không cho ai hay biết"??? Có lẽ nào như thế!!! kinhle Như thế còn cái gọi là liêm sỉ, tàm quý hay không?

Trong khi giới luật Sa-di quy định ở điều 23 và 24 như sau, nếu vi phạm phải chiu hình phạt theo luật :
2. Kāyasaṃsagga, Sa-di nhiễm ái đụng chạm xác thân người nữ.

3. Duṭṭhullavācā, Sa-di nhiễm ái nói lời tục tĩu hoa bướm với người nữ.

4. Attakāmaparicariya, Sa-di nhiễm ái khích lệ người nữ hầu hạ nhục dục cho mình.

và:

23. Paṭhamarahonisajja, Sa-di nằm ngồi chỗ khuất mắt với một nữ nhân.

24. Dutiyarahonisajja, Sa-di nằm ngồi nơi khuất tai với một nữ nhân.

http://www.budsas.org/uni/u-luat-sadi/sadi-nt-02.htm

vậy đâu là lời chân chánh của vị Mi-tiên biện thông khi nói:
Một là, do phẩm mạo tăng tướng bên ngoài trong sạch, vô tội, nên sẽ phát sanh tâm trong sạch cho thí chủ.
Lẽ nào cái gọi là phẩm chất đạo hạnh của một sa môn được đánh giá qua tiêu chí hình thức "do phẩm mạo tăng tướng bên ngoài trong sạch, vô tội"??? Tu hành phẩm chất lại là do hình tướng bên ngoài y áo cà-sa quyết định??? Như thế này mà vị Mi-tiên nổi tiếng trong thiên hạ sao? Như thế này gọi là biện thông?

phần luật được trích dẫn bên trên mới chỉ dành cho Sa-di, tức chúng ta hay thường gọi là "chú", chỉ người thực tập hạnh Sa-môn để trở thành vị Sa-môn (Tỳ-khưu), mà luật đã quy định như thế, huống hồ đó lại là một vị Sa-môn (tỳ kheo) dẫn dắt chúng tu học. Như thế có gọi là khéo tác ý giới bổn chưa thưa thầy Mộng Giác?

Phận sự trước tiên của Tăng là gì? là các Tôn giả hãy bày tỏ sự thanh tịnh, tôi sẽ thuyết giới ba-đề-mộc-xoa. Khi tất cả thanh tịnh hãy lắng nghe hãy khéo tác ý giới bổn; vị nào có tội lỗi phải sám hối, vị không có tội thì nên im lặng. Do sự im lặng mà tôi biết rằng các Tôn-giả được thanh tịnh. Cũng như một người bị cật vấn phải trả lời thế nào thì cũng vậy giữa hội chúng nầy sẽ được bố cáo ba lần. Vị Tỳ-kheo nào khi được bố cáo ba lần,nhớ mà chẳng sám hối tội lỗi thì vị ấy phạm lỗi biết vẫn nói dối; Thưa các Tôn giả, sự biết vẫn nói dối là một pháp chướng ngại mà Ðức Thế Tôn đã nói; bởi thế với vị Tỳ-kheo đã phạm tội nhớ ra và muốn thanh tịnh thì cần phải sám hối tội lỗi, khi đã sám hối thì vị ấy có sự an vui.

Thưa chư Tôn giả, duyên khởi đã nói xong.

Ở đây tôi xin hỏi các Tôn Giả; các vị có được thanh tịnh chăng? Tôi hỏi lần thứ nhì, các vị có được thanh tịnh chăng? Tôi hỏi lần thứ ba, các vị có được thanh tịnh chăng?


Rõ ràng minh bạch, tự hối lỗi trước hội đồng tăng chúng, chứ không có thể nào như Na-tiên nói:
Thứ mười, dẫu phá giới nhưng y làm chỗ khuất lấp không cho ai hay biết.
và đây có phải là 4 giới trọng yếu trong giới luật Sa-Môn mà thầy Mộng Giác có đề cập đến nhưng không trích dẫn ra:

"Bạch chư Tôn giả, Bốn pháp triệt khai ở đây phải thuyết giới như sau:

1. Vị Tỳ-kheo nào đã thọ trì học giới và hạnh sống của hàng Tỳ Kheo, khi chưa xả bỏ học giới, chưa bày tỏ sự yếu kém mà hành động dâm dục, thậm chí với loài thú vật, vị ấy bị tội triệt khai bất cộng trụ.

2. Vị Tỳ-kheo nào lấy trộm cắp vật chưa được cho, ở nơi xóm làng hoặc ở rừng, nếu trộm vật như thế nào mà khi vua bắt được kẻ trộm có thể giết hoặc cầm tù hoặc lưu đày, trách rằng: Ngươi là tên trộm, người là kẻ ngu si, ngươi là kẻ sai lạc, ngươi là đạo tặc". Vị Tỳ-kheo khi lấy trộm vật như thế phạm tội triệt khai bất cộng trụ.

3. Vị Tỳ-kheo nào cố ý đoạt mạng sống con người, hoặc tìm phương tiện khí giới cho người, hoặc khen ngợi sự chết, hoặc xúi giục chết, nói rằng: Hỡi người, có ích gì cho ngươi với mạng sống khổ xấu xa này, người nên chết tốt hơn là sống" suy nghĩ tính toán như vậy rồi dùng nhiều cách thức khen ngợi sự chết, xúi giục cho chết, thì vị này phạm tội Triệt khai bất cộng trụ.

4. Vị Tỳ-kheo nào chưa chứng tri lại khoe khoang pháp thượng nhân tự thể nhập tương ứng thánh tri kiến, nói rằng: "Tôi biết tôi thấy như vậy", thời gian sau đó dù có bị thẩm vấn hay không bị thẩm vấn, nhưng muốn được trong sạch bèn nói lại như sau: "Thưa chư hiền, tôi không biết như vậy mà tôi nói tôi biết, tôi không thấy mà nói tôi thấy, thành ra nói dối nói láo." Dù thế vị này cũng phạm tội triệt khai bất cộng trụ, trừ phi tăng thượng mạn.

Thưa chư Tôn giả, bốn pháp triệt khai đã được thuyết giới. Vị Tỳ-kheo phạm bất cứ một điều nào đều không được cộng trú với các vị Tỳ khưu, trước như thế nào thì sau cũng thế ấy, vị đó phạm triệt khai bất cộng trụ.

Ở đây, tôi xin hỏi chư Tôn giả, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ hai tôi xin hỏi, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ ba tôi xin hỏi, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Chư Tôn giả ở đây thanh tịnh do đó mới im lặng,Tôi ghi nhận việc đó là vậy."


Thưa thầy Mộng Giác, "các Ngài có thanh tịnh chăng?", thầy có đọc thấy ý nghĩa trong câu nói này trong giới luật khác với lối diễn giải của thầy ở bài trả lời bên trên hay không?

Và do không giữ giới đồng nghĩa không thanh tịnh, không tự sám hối trước Tăng chúng đồng nghĩa phạm giới nói đối.

vậy đây xử lý Sa-Môn vi phạm luật rất rõ ràng như sau khi vi phạm mười ba pháp Tăng tàng được thuyết giới:
Bạch chư Tôn giả, mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết giới; có chín điều phạm ngay lúc đầu, bốn điều phạm sau ba lần can gián, vị Tỳ-kheo vi phạm bất cứ điều nào, biết mà che giấu đến bao nhiêu ngày thì Tỳ-kheo ấy phải bị biệt trú cưỡng bức bấy nhiêu ngày; Tỳ-kheo đã mãn hạ biệt trú cần phải thực hành thêm sáu đêm tự hối. Tỳ-kheo đã đủ thời tự hối, vị ấy phải được phục vị tại nơi mà có Tỳ-kheo Tăng túc số hai mươi vị. Nếu Tỳ-kheo Tăng thiếu túc số hai mươi, dù chỉ thiếu một, lại phục vị cho Tỳ-kheo ấy, thì vị Tỳ-kheo ấy vẫn không được phục vị, còn chư Tỳ-kheo kia đáng quở trách. Ðây là cách hợp thức hóa."

thế nào là mười ba pháp Tăng tàng được thuyết giới thuộc Sa-môn giới, xem ở đây:
http://www.budsas.org/uni/u-luat-nghi/luatnghi-01.htm

Việc ai làm nấy chịu, nhưng ở đây ý đã tác khởi, sự tướng đã tác thành diễn bày công khai nơi đại chúng trên phương tiện ảo này, do nhân duyên này nên Đồng Nát cần phải thẩm sát lại những điều do thầy Mộng Giác trích dẫn lời Na-tiên nói. Vì Chánh Pháp, vì Chánh tri Kiến nên Đồng Nát tham gia thảo luận chủ đề này, nhân duyên là vậy.

Ngu Đồng Nát muốn lắng nghe ý kiến thầy Mộng Giác. kinhle
Kính.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật kinhle kinhle kinhle


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Trước hết bạn xem lại bài viết của mình trong chủ đề này, có phải giải thích các điều sau đây không nhé, hiểu đúng vấn đề mới có thể thảo luận tiếp được. Nếu không, người nói một đường kẻ hiểu một nẻo. Mình xin trích dẫn lại nguyên văn:
1. Phạm 4 giới trọng như cây dừa bị chặt đầu, không thể sanh ngọn khác. Xem như chết rồi.
2. Khi phạm 1 giới trọng là bị bất cọng trú Vậy hiểu theo nghĩa bóng xem như bị loại ra khỏi tăng đoàn rồi
3. Khi 1 vị tỳ kheo phạm giới (khinh), sau khi đối trước tăng yết ma cử tội, sám hối đúng pháp rồi, họ sẽ được thanh tịnh trở lại (sẽ nói về 4 trọng tội sau)
4. Sau khi tác pháp yết ma thì tội của người đó sẽ không bị công bố và họ chỉ bị công bố đuổi ra khỏi tăng đoàn nếu phạm nhiều lần.
5. Giới tỳ kheo còn gọi là biệt giải thoát. (Biệt là riêng biệt, từng phần. )
6. câu trả lời của ngài Na Tiên không đề cập đến người phạm 4 giới trọng. Vì họ đã bị loại ra rồi.
7. Thứ mười, dẫu phá giới nhưng y làm chỗ khuất lấp không cho ai hay biết.*

Bạn xem lại nội dung mình trả lời có phải phải vậy không ? Và xin cho mình biết bạn hiểu như thế nào về các điều ấy. Mình luôn nhấn mạnh bốn giới trọng là đặc biệt không ở trong trường hợp bình thường. Phạm giới trọng là không thể thanh tịnh trở lại; phạm giới khinh có thể sám hối và thanh tịnh trở lại.

* Khuất lấp ở đây được hiểu là lỡ phạm giới khinh, sau đó y pháp sám hối, giới thể thanh tịnh trở lại. Chư tăng không công bố lỗi vì vị ấy sám hối thanh tịnh và không tái phạm. Minh bạch trước hội đồng yết ma chứ không phải bố cáo lỗi của vị ấy trước công chúng. ví như 1 người trộm cắp, tòa xử đền bù dân sự và ở tù xong. Vậy có cần thông báo lên tivi cho mọi người biết ông ta là ăn trộm không ? Trong 227 giới cũng có giới cấm không nói thị phi lỗi của tỳ kheo khác sau khi họ đã sám hối đúng pháp.
20 điều nâng đỡ chỉ áp dụng cho người phạm giới khinh và đúng pháp sám hối nên được thanh tịnh trở lại. Phạm giới trọng đã bị loại ra ngoài.
Lời ngài Na Tiên không lỗi, lỗi do mình trích dẫn, tùy tiện sửa đổi cho ngắn và không đủ năng lực giải thích rõ ràng, khiến người khác hiểu sai. Đấy là lỗi của mình không liên quan đến ngài Na Tiên


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: 5 Giới cho hàng Phật tử tại gia thay đổi trật tự được kh

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Kính thưa thầy Mộng Giác,

Nói Pháp thì hãy y như pháp Chân Như mà nói! kinhle

Những gì cần nói, ngu đệ tử đã nói. kinhle
Những gì cần trả lời, thầy Mộng Giác đã trả lời.

Kính Thầy. tangbong

Cầu Thế Giới An Bình An Lạc, Tinh Tấn, Trang Nghiêm! kinhle kinhle kinhle
Nam Mô Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách