Càng no đủ càng nhiều dục vọng

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Càng no đủ càng nhiều dục vọng

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Phần Sáu: Luôn Mặc Áo Giới và Ăn Ngày Một Bữa

Trần Do Bân

Dịch từ nguyên bản Hoa Ngữ : Thí Luận Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Đích Phật Học Cống Hiến đăng trên nguyệt san Vajra Bodhi Sea từ số tháng 6, 1996 đến số tháng 10, 1997.



Mọi người đều biết rằng "đắp giới y và ăn ngày một bữa" là gia phong mà Vạn Phật Thánh Thành được đặc biệt biết đến. Hòa Thượng đặc biệt tuyên bố rằng bất cứ người nào xuất gia với ngài đều phải tuân thủ những quy định của Đức Phật: "Ngày ăn một bữa lúc giữa trưa và luôn luôn mặc áo giới"; và dù Vạn Phật Thánh Thành có bị những kẻ bên ngoài chỉ trích như thế nào đi nữa, ngay cả phỉ báng rằng Thánh Thành làm những việc mới lạ để phô trương, thì Hòa Thượng vẫn không bao giờ vì thế mà thay đổi gia phong. Đối với một loạt những phỉ báng, Hòa Thượng chỉ nói: "Đây không phải là những quy luật do tôi đặt ra. Đây là quy luật của Phật. Chúng ta cần phải tuân thủ quy luật của Phật." Tuy vậy, đối với những đệ tử xuất gia tương đối lớn tuổi, Hòa Thượng đã phương tiện cho phép họ ăn ba bữa mỗi ngày. Quy định này vẫn được giữ nguyên ngay cả trong lời di huấn của Hòa Thượng trước khi ngài nhập Niết Bàn, không hề sửa đổi. Chính Hòa Thượng đã nói: "Ngay cả trước khi tôi xuất gia, lúc còn là người tại gia, tôi đã ăn ngày một bữa. Và từ khi tôi xuất gia đến nay, trải qua bao nhiêu năm trời, tôi vẫn chỉ ăn ngày một bữa. Những người muốn xuất gia với tôi, người nào mà có thể ăn ngày một bữa, thì tôi sẽ thâu nhận; nếu không thể ăn ngày một bữa, thì tôi sẽ không thâu nhận. Đây là điều kiện thiết định cho những ai muốn xuất gia với tôi; dầu dưới bất cứ áp lực nào, do thời gian hay hoàn cảnh, đều không thay đổi.

Tại sao Hòa Thượng xem việc “ăn ngày một bữa" quan trọng như vậy ? Bởi vì "khi bụng no thân ấm, thì nghĩ về dâm dục". Càng no đủ, càng nhiều dục vọng. Vấn đề này đã được thảo luận (Kinh Trường A Hàm, quyển 22, “Phẩm Ghi Chép Về Thế Giới: Nhân Duyên Căn Bản Của Thế Giới”) và có ghi lại: “Những chúng sanh cõi trời Quang Âm khi hết phước báo và bị đọa xuống nhân gian, thì họ bắt đầu ăn cơm, thân thể trở nên thô kệch, xấu xí và mang tướng nam, tướng nữ. Họ nhìn ngó lẫn nhau rồi sanh khởi dục niệm và họ đi đến nơi kín đáo để làm hạnh bất tịnh." Và, có câu thành ngữ Trung Hoa nói rằng: "Đồ ăn uống sanh ra nam nữ.” Điều này chứng minh rằng dâm dục là từ sự ẩm thực quá lượng mà ra. Và nếu đó là việc "ăn phi thời," thì đó là vấn để phá giới.

Một số người xem vấn đề này như sau: " Hiện tại không phải là thời đại của Đức Phật và chúng ta cũng không phải đang ở Ấn Độ, người Trung Hoa lại không phải là người Ấn Độ, mà giới luật được đặt ra là “tùy thời, tùy nơi, tùy người” , như vậy những giới đó chỉ có thể áp dụng cho những người ở tại Ấn Độ chứ không thích hợp cho người ở tại Trung Hoa." Thật ra điều đó không đúng vì, trong Phật Giáo, giới luật là một trong Ba Vô Lậu Học gồm Giới, Định, Huệ, và tất cả đều đã được chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng. Nếu nói rằng Giới Học không thích hợp cho người Trung Hoa, như vậy có nghĩa là Định Học và Huệ Học cũng không thích hợp cho người Trung Hoa hay sao? Thật là phi lý!

Không ăn phi thời là hạnh nguyện mà người xuất gia phải giữ và là điều kiện tiên quyết của việc cạo đầu xuất gia. Hơn nữa, trong Bát Quan Trai Giới của người tại gia cũng có bao gồm giới “không ăn phi thời". Do đó đây là vấn đề giới luật có được nghiêm trì hay không. Ngoại trừ khi bị bệnh, không có lý luận nào có thể chấp nhận được.

Thêm nữa, trong Kinh Xứ Xứ có liệt kê năm loại phước đức có được do không ăn sau giờ ngọ:1. Ít dục vọng (thiểu dâm); 2. Ít ngủ (thiểu thùy); 3. Tâm định (đắc nhất tâm); 4. Không bị vấn đề đầy hơi trong bụng (thiểu hạ phong); 5. Thân thể yên ổn và không bệnh (thân đắc an ổn diệc bất tác bịnh).” Từ đó chúng ta có thể thấy rằng không ăn sau giờ ngọ thì có thể được phước. Ngoài ra trong Luận Đại Tỳ-Bà-Sa cũng cho rằng: “Không ăn sau giờ ngọ làm bớt ngủ mê, giảm đi vấn đề giữ thức ăn qua đêm, giúp tâm dễ nhập định, và do có những lợi ích như vậy, nên chỉ ăn vào lúc giữa trưa.” Trong Kinh Trường Trảo Phạm Chí Thỉnh Vấn có nói: "Lý do bốn mươi cái răng của Như Lai sạch, trắng và thẳng tắp là do sự nghiêm ngặt tránh ăn phi thời mà ngài đã thọ trì trong những kiếp trước."

Và trong Kinh Xá-Lợi-Phất Vấn, Đức Phật đã nghiêm khắc khuyên Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: "Những người ăn phi thời là những kẻ phá giới, là những kẻ ăn cắp, là những kẻ sẽ chịu khổ điên loạn vì họ đã phá hoại thiện quả và họ không phải là đệ tử của Ta. Họ ăn cắp lợi ích của Pháp của Ta, họ ăn cắp danh tiếng, họ ăn cắp thực phẩm, một chút chỗ này, một chút chỗ kia; một chút muối, một chút dấm, và sau khi chết, họ sẽ bị đọa địa ngục Thiêu Ruột và mọi thứ đều trở thành viên sắt nóng đỏ."

Trong Kinh Tỳ-Ni Tam Muội có giải thích như sau: "Buổi sáng là giờ chư thiên ăn, buổi trưa là chư Phật ăn, buổi chiều là súc sanh ăn, và buổi tối là giờ quỷ thần ăn. Ngày nay, để tạo nhân duyên cho sự thoát ly sáu nẻo và noi gương chư Phật ba thời, việc ăn vào lúc giữa trưa được xem là đúng lúc để ăn (chánh thời)." Vì thế, ngay thời bây giờ, tại Ấn độ và các quốc gia mà ở đó Phật Giáo Nam Truyền thịnh hành, giới điều không ăn sau ngọ của Đức Phật vẫn còn được thọ trì.

Nhưng tại quốc gia của tôi, hầu hết chư tăng Trung Hoa đã khai mở giới điều này, họ gọi bữa ăn chiều là "thuốc" (dược thạch) và tùy ý thọ dụng. Hòa Thượng không đồng ý chuyện này. Hòa Thượng nói rằng:

“Trong khóa Thiền quý vị cũng đã được học về ‘khóa ăn’ Trung Hoa là như thế nào rồi --đó là ba thời trà và bốn thời cơm, ngoài ra còn có thêm món bánh bao vào thời khuya nữa. Tôi không tin rằng quý vị ăn uống như vậy mà vẫn có thể dụng công được! Tôi ngày ăn một bữa mà đã cảm thấy rắc rối, phiền phức lắm rồi; vậy mà, nếu ăn bốn bữa cơm và thêm bữa bánh bao vào buổi tối nữa thì sẽ như thế nào?! Trong Phật Giáo Trung Hoa, người ta gọi bữa ăn tối là gì ? Họ gọi đó là "dược thạch" (thuốc, đá), tức là họ xem bữa ăn tối như uống thuốc vậy (1). Cho nên, họ nói rằng đó chẳng qua chỉ là liều thuốc để trị bệnh mà thôi! Đó gọi là “bịt tai ăn cắp chuông”. Đó chính là lừa mình và lừa người. Bởi vì họ muốn ăn tối, họ gọi thức ăn tối đó là "thuốc"!!! Phật Giáo Trung Hoa là như thế. Đó là thứ Phật Giáo lừa gạt người; thứ Phật Giáo lừa dối người - tôi không có cách nào cải chánh lại được!"

Về ý nghĩa của chữ "dược thạch," trong quyển 18 của Huyền Ưng Âm Nghĩa có chép: "Dược thạch (nghĩa thường: thuốc và đá) là thứ dùng để chữa bệnh. Người xưa dùng đá làm kim châm, ngày nay thì người ta dùng sắt. Tất cả đều nhằm mục đích chữa bệnh." Phần La-Hán Dược Thạch, trong quyển một của Phật Đình Sự Uyển, có nói rằng: "Ăn thức ăn để chữa bệnh, và đó gọi là 'thuốc' (dược thạch) ". Phần Ẩm Đạm Môn trong Thiền Lâm Tượng Khí có nói như sau về dược thạch: "Thuốc (dược thạch) là ẩn ngữ để chỉ món cháo dùng vào buổi tối. Bởi vì cháo dùng vào buổi tối để bồi bổ cơ thể và chữa bệnh tật để hành giả có thể tiến bộ trong sự tu tập của mình, do đó gọi là thuốc (dược thạch)”. Từ đó có thể thấy rằng danh từ "dược thạch" (thuốc) chỉ là một tên khác để chỉ "bữa ăn tối" được Phật Giáo Trung Hoa phát minh ra mà thôi!.

Nói chung, mặc dầu Đức Phật, Đấng Thế Tôn, đã loại bỏ một số giới nhỏ trước khi nhập Niết Bàn, nhưng giới không ăn phi thời thì không bỏ được. Quyển 15 của Kinh Tạp A Hàm nói rằng: "Khi người nào biết giảm thiểu ăn uống cuốn thành miếng (đoàn thực) (2) lúc phi thời, người đó sẽ có được công đức của sự đoạn trừ tham ái ngũ dục. Trong những đệ tử đa văn và thánh thiện có công đức giảm thiểu tham lam, tôi chưa thấy một ai mà còn một kiết sử trong ngũ dục chưa đoạn trừ. Dù chỉ còn một kiết sử, họ vẫn phải tái sanh lại thế gian này."

Giới không ăn phi thời chính là phạm hạnh thanh tịnh “đoạn đoàn thực”. Làm sao hành giả muốn chấm dứt sanh tử và rời khỏi nhà Tam Giới lại không lưu ý đến giới này ?

Dưới đây hãy thảo luận về quan điểm của Hòa Thượng đối với việc mặc áo giới (giới y). Hầu hết các Sa di (chú tiểu) và tại gia tín chúng đã thọ năm giới (Ngũ Giới) hoặc Giới Bồ Tát đều mặc áo mạn y (hay mạn điều y; tiếng Phạn là pattha), tức là áo cà sa (3) không phải do nhiều miếng vải hợp lại như hình thửa ruộng (vô điền tướng cà sa).

Quyển 40 trong Tứ Phần Luật ghi rằng Đức Phật cho phép người trong tăng đoàn mặc y An-đà-hội (antarvasaka) không vá chắp. Trong Phật Chế Tỳ-Kheo Lục Vật Đồ có ghi lại rằng: "Y thường có ba công dụng. Khởi thủy là y cho Sa di. Phần Luật đồng ý rằng Sa di nên có hai y thường—một y thất điều bảy miếng nên mặc khi nhập chúng, và một y ngũ điều năm miếng nên mặc khi làm việc." (Chữ "nên" được dùng vì kiểu y vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa.) Trong một trăm năm đầu sau khi Phật Giáo được truyền đến Trung Hoa, chư tăng vẫn chưa biết cách làm y nhiều miếng vá, do đó họ chỉ mặc y thường (mạn y) mà thôi. Cho đến giữa thời nhà Hán và nhà Ngụy, họ dần dần bắt đầu mặc y Tăng-già-lê (samghati) màu đỏ (4). Do đó có thể biết được áo cà-sa màu đỏ từ lâu đã được dùng ở Trung Hoa.

Hòa Thượng nghiêm khắc yêu cầu những người xuất gia với ngài phải luôn mặc áo giới và không bao giờ để áo giới rời thân (y bất ly thể). Hòa Thượng nói:

“Nếu người xuất gia mà không mặc áo giới, thì cũng giống như đã hoàn tục. Người đó không khác gì kẻ thế tục. Mặc áo dài của Trung Hoa với cổ áo cong cong chưa đủ để chứng tỏ [người] đó là người xuất gia. Đừng nói là áo tràng, ngay cả khi quý vị có mặc áo giới, mà quý vị vẫn còn dám phá giới và làm điều không thành thật suốt ngày,huống gì là nếu quý vị không mặc áo giới! Ngày nay, người xuất gia tại Trung Hoa và các nơi khác, đa số (người xuất gia) trong Phật Giáo Đại Thừa, đều không mặc áo giới. Họ nghĩ rằng không mặc áo giới là đúng đắn và là chuyện đương nhiên, cần nên như vậy. Có điều, họ không nhận thức được là khi không mặc áo giới, thì họ không còn mang tướng Tỳ kheo nữa rồi!"

Hòa Thượng khẳng định rằng: ”Người xuất gia nhất định phải mặc áo giới, nếu không, sẽ không có tướng Tỳ kheo.” Giới y là biểu tướng phân biệt của đệ tử của Phật. Chính bản thân Đức Phật cũng có ba y và một bình bát, và ngài luôn luôn đắp y.

Kinh Đà-La-Ni Tập nói rằng: “Thân vàng của Đức Phật được đắp trong y cà sa màu đỏ (xích cà-sa, saffron kashaya)."

Kinh Yếu Lược Niệm Tụng nói rằng: "Thân của Đức Phật như vàng ròng, trang nghiêm với ba mươi hai tương tốt và tám mươi vẻ đẹp. Ngài đắp y cà sa saffron và ngồi thế kiết già." Như thế không phải không có lý do khi Hòa Thượng xiển dương việc chư tăng cần mặc áo giới.

Có vô số trường hợp Kinh đã đề cập về lợi ích của việc mặc áo cà sa. Ví dụ, Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán thảo luận mười lợi ích của việc mặc áo cà sa. Quyển tám của Kinh Từ Bi Hoa mô tả năm công đức thánh thiện của áo ca sa của Đức Phật. Quyển mười sáu của Luận Thập Trụ Tỳ-Bà-Sa mô tả hai mươi sáu loại y và mười lợi ích của chúng. Quyển bốn của Kinh Hải Long Vương kể lại vịêc Long Vương được thoát khỏi móng vuốt của chim Đại Bàng cánh vàng nhờ sự che chở của áo cà sa của Đức Phật. Tuy nhiên vẫn còn có người phản đối việc mặc áo giới và xem đó là cách tạo thêm kiểu đặc biệt. Hòa Thượng nói:

“Ngày nay người ta vô tình làm thói quen xấu trở thành một quy ước. Những người không mặc áo giới được xem là ‘Phật tử chân chánh’, trong khi những người mặc áo giới thì bị xem là giả mạo. Nếu tất cả quý vị những người học Phật mà còn không hiểu điểm sơ đẳng này, thì về căn bản quý vị chưa phải là Phật tử vậy.”

Kinh Đại Bi nói: "Ngay cả Sa môn (tu sĩ Phật Giáo) trong tự tánh ô nhiễm hạnh Sa môn, nếu họ có tướng của Sa môn và mặc áo cà sa, tất cả họ không có ngoại lệ sẽ được vào Niết Bàn giữa thời Phật Di Lạc và Phật Lâu-Chí".

Sau khi đọc những lời này từ các kinh, chúng ta có còn phản đối quy luật mặc áo giới hay không ? Hòa Thượng nói :

"Đúng sai cần gì cãi,

Thật giả lâu tự biết,

Kẻ trí thấy chân thật,

Kẻ ngu hành giả dối,

Kẻ tốt học Bồ tát,

Kẻ xấu dám mắng Phật,

Tâm Đại Bi bình đẳng,

Phổ độ chúng hữu tình."

 

Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ:

(1) Ở Trung Hoa, người ta dùng hai chữ “dược (thuốc)” và “thạch (đá)” để chỉ chung cho thuốc men. Dược thạch: còn gọi là dược thực, có ý nghĩa là món ăn chữa khỏi bệnh đói khát. Đây là một ẩn ngữ để chỉ món cháo buổi chiều của Thiền lâm.

(2) Tứ thực: Bốn cách ăn

1) Đoạn thực: Cách ăn phân chia ra thành từng đoạn, từng miếng. Cũng gọi là “đoàn thực,” cách ăn vo lại thành từng nắm.

2) Xúc thực: Cách ăn bằng sự cảm xúc đối với cảnh. Cũng gọi “lạc thực,” cách ăn bằng sự vui sướng.

3) Tư thực: Cách ăn bằng ý nghĩ. Cũng gọi là “niệm thực.”

4) Thức thực: Cách ăn bằng tri thức, lấy Thức duy trì Thể.

(3) Cà-sa. Tên gọi đầy đủ là Cà-sa-duệ; nghĩa là hoại sắc, bất chánh sắc; và là pháp y của người xuất gia tu hành theo đạo Phật. Áo này hình chữ nhật dài, do nhiều miếng vải nhỏ khâu nối với nhau nên trông như hình thửa ruộng. Có 3 thứ áo cà-sa (tam y):

1) Tăng-già-lê (samghati), cũng gọi là đại y hay tổ y; hịêp lại từ 9, 15, hoặc 25 miếng vải (cái áo tràng);

2) Uất-đà-la-tăng (uttâra-samgha), tức là thất điều y, gồm 7 miếng vải hiệp lại (cái áo giữa);

3) An-đà-hội (antarvâsaka), tức là ngũ điều y, gồm 5 miếng (cái áo trong, áo lót).

(4) Xích cà-sa. Còn gọi là xích y, xích giáng y, tức là áo cà-sa màu đỏ.

三 衣; S: tricīvara; y phục ba phần, cũng được gọi là »Nạp y« (衲 衣; s: kanthā) bộ áo vá chắp;

Y phục của một Tỉ-khâu hoặc Tỉ-khâu-ni. Phần trong (dưới) được gọi là An-đà-hội (安 陀 會; s: antaravāsaka) là một mảnh vải vá (năm mảnh vải vá lại) cuộn lại dùng làm đồ lót dưới. Phần ngoài là Uất-đa-la-tăng (鬱 多 羅 僧; s: uttarāsaṅga) cũng là một tấm vải vá dùng để khoác ngoài để đi khất thực. Phần thứ ba là Tăng-già-lê (僧 伽 梨; s: saṅgāti), một tấm vải khoác ngoài, chỉ được dùng trong những ngày lễ và được vá từ 9-25 mảnh vải nhỏ. Màu của nạp y thường là màu vàng nhưng cũng thay đổi tùy theo tông phái, theo truyền thống. Tăng, ni tại Trung Quốc thường mang màu xanh, nâu. Tại Tây Tạng người ta chuộng màu đỏ, tại Nhật màu đen. Tất cả những y phục này đều phải được may từ nhiều mảnh vải để nhấn mạnh truyền thống sống cơ hàn, vô sản của một tỉ-khâu.

chuavanphat.org/bdh72/bodehai.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Càng no đủ càng nhiều dục vọng

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA Lược Giảng

ĐỌC KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ

NGHE AUDIO KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ

Một phần hay trong sách:

ĐỊNH LỰC - KHÔNG SANH TÂM DÂM DỤC

Ðịnh có nghĩa là không ra không vào. Có câu nói như thế này: "Na-già thường ở định, không lúc nào không định." Nếu thiệt có định lực thì không cần phải ngồi thiền. Bất cứ cảnh giới nào hiện ra cũng không làm lay động được. Vì bất cứ lúc nào tâm mình cũng không bị ngoại cảnh lay chuyển, cho nên gọi là "thường ở định." như có một món ăn ngon, ăn rồi lại muốn ăn nữa, ấy là vì không có định lực, thậm chí lấy trộm để ăn, thì không những là không có định lực mà lại còn phạm giới nữa. Tuyệt đối đừng cho đó là việc nhỏ, không đáng gì. Người làm việc quấy tức là bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, cho nên việc quấy nhỏ đến đâu cũng không nên làm. Những lỗi lặt vặt không dễ gì sửa đổi, nhưng sửa được những lỗi vặt tức là có thể có định lực. Không có lúc nào mà không định, bất cứ cảnh giới nào khi đã hiện ra thì "Mắt thấy hình sắc, trong không có, tai nghe việc trần tâm chẳng hay."

Ðịnh lực là không bị cảnh giới lay chuyển. Ví như một cô gái thấy trước mặt mình một chàng trai rất anh tuấn mà không sanh tâm dâm dục, tức là có định lực. Một người trai thấy một cô gái rất mỹ miều mà không sanh tâm dâm dục cũng là có định lực. Thấy như không thấy, nghe như không nghe. "Mắt thấy hình sắc trông không có, tai nghe việc trần tâm chẳng hay" tức là có Ðịnh lực đấy, vì thế mới nói bảy lớp lưới giăng biểu tượng cho Ðịnh. Bây giờ chúng ta mới rõ biết ý nghĩa Kinh A Di Ðà thêm nhiều rồi đấy!


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách