Nói giỡn chơi

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Nói giỡn chơi

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Dạ, con chào các Thầy. kinhle Cho phép con góp thêm chút thiển ý. Có gì sai sót mong các Thầy bổ khuyết cho con ! Theo con thấy, "nói giỡn" thật sự là phải hết sức cẩn thận. Vì nếu không rất dễ gây tạo "nghiệp". "Nghiêp" là những hành động, "lời nói" hay ý nghĩ có ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, thân thể...người khác HOẶC là ảnh hưởng đến "đạo đức" của bản thân. Có nghĩa là, mình ngồi không trong phòng trống "suy nghĩ" vơ vẩn, vẩn vơ cũng đã tạo thành "nghiệp", chứ đừng nói là đã có ảnh hưởng tới người khác. Con nhớ có câu chuyện thế này :

“ Một hôm, có người đến gặp Phật và hỏi:
- Bạch Thế Tôn ! Có phải là luôn luôn chúng con phải nói đúng sự thật hay không ?
Đức Phật trả lời :
- Không
Người đó nghe xong hòi lại Phật :
- Bạch Thế Tôn ! Con chưa hiểu ?
Đức Phật nói :
- Trên đời có 4 loại lời nói:

- Lời nói thật đem lại thiện pháp cho người nghe.
- Lời nói thật đem lại bất thiện pháp cho người nghe.
- Lời nói dối đem lại thiện pháp cho người nghe.
- Lời nói dối đem lại bất thiện pháp cho người nghe.”

Con xin được thêm vài ví dụ cho rõ nghĩa :

Thí dụ mình đến gặp 1 người. Nói với người đó rằng : “Trên đời này có luật nhân quả, anh làm điều gì phải suy xét kỷ đến hậu quả những việc mình làm. Phúc anh sẽ hưởng, họa anh sẽ mang”. Người nghe lĩnh hôi được câu đó. Áp dụng vào đời mình, làm gì cũng suy ngẫm thấu đáo, không làm điều sai bậy. Nhờ vậy, đạo đức được tăng trưởng, phẩm hạnh luôn sáng ngời, ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh. Như vậy gọi là “Lời nói thật đem lại thiện pháp cho người nghe”.

Hoặc có trường hợp anh An và anh Bình không thích nhau. Một hôm anh An đến nói với mình rằng : “Thằng Bình nó tệ ghê, lúc nào cũng tham lam, vơ vét cho mình, chẳng bao giờ đoái hoài tới người khác”. Sau đó anh Bình đến nói chuyện với mình. Mình thuật lại đúng những lời của anh An đã nói. Làm cho anh Bình bị tự ái (động tâm), thù ghét anh An thêm nữa. Như vậy gọi là “Lời nói thật đem lại bất thiện pháp cho người nghe”.

Hoặc như có 2 mẹ con nhà nọ. Người mẹ đang bị bệnh tim, sắp tời ngày phải mổ. Người con thì phải thi tốt nghiệp chuyển cấp. Nhưng chẳng may người con thi rớt. Đến thăm mẹ, mẹ hỏi: “Sao? Làm bài được không con?” Đứa con sợ mẹ buồn, xuống tinh thần không mổ được nên đành phải nói dối để trấn an mẹ: “Dạ, mẹ đừng có lo. Con thi làm bài tốt lắm, mẹ cứ an tâm chuẩn bị mổ cho mau hết bệnh nha mẹ !”. Nhờ vậy mà người mẹ vững tinh thần vượt qua được khổ đau bệnh tật. Sau đó, người con mới khai thật lại mọi việc với mẹ. Như thế gọi là “Lời nói dối đem lại thiện pháp cho người nghe”.
(Cảnh báo! Con lấy ví dụ này 1 cách tương đối, nó còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn).

Còn lại là tất cả những lời nói khác ở trên đời. Những lời nói mà Chư Phật cấm tuyệt trong giới luật (Thầy kimcang đã nêu trong đề tài) là thuộc về loại cuối cùng. “Lời nói dối đem lại bất thiện pháp cho người nghe”. (Lời nói này chiếm tỉ lệ cao nhất trong cuộc sống đời thường, một người bình thường có khi nói hàng chục lời như vậy mỗi ngày; không nói dối thì nói cho vui, không nói thách thì nói thêu hoa dệt gấm, chào nhau 1 câu cũng là chào xã giao chứ không phải bằng tấm chân tình (mặc dù họ không muốn)…con nói sợ hơi nặng lời nhưng đó chính là sự thật).
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle

Vậy đem lời Phật dạy áp dụng vào trường hợp này thì như thế nào ? Câu nói “khi nó đi làm sẽ cho ba nó tiền mua xe đó..." là có dụng ý gì ? Con nghĩ đơn giản chỉ là làm cho nhau “vui” (cũng rất “con người”). Nhưng hệ quả của nó là gì ? Quá trời hệ quả to lớn :

- Đứa con nghe xong sẽ cảm thấy “vui vui”. Nhưng đồng thời cũng có giảm giác mắc “nợ” kèm theo trong đó (cái này hơi sâu trong “tâm”). Rồi điều đó nằm sâu trong tàng thức của nó tạo thành cái “nghiệp”. Lỡ sau này nó không thành công mà nó còn nhớ câu nói của người cha thì như thế nào ? ~> Bất tài, vô dụng ! Cảm giác của nó sẽ ra sao ? ~> Không trả được “nợ” ! Hoặc giả nó thành công và làm được điều đó thì nó cảm thấy như thế nào ? ~> thở phào nhẹ nhỏm :D Cảm thấy trả xong “nợ”?
Còn như người cha chưa từng nói câu đó. Mà sau này đứa con vẫn làm được thì sẽ như thế nào ? Cha nó có “vui” không ? Nó có hài lòng không? Hoặc giả nó không làm được thì nó có cảm giác mang “nợ” không ?...
Các Thầy thấy như thế nào ? Con giả thuyết 2 trường hợp, trường hợp nào lợi hơn ?

- Rồi ngay lúc nó “vui” thì nó được cái gì ? “Cảm giác” vui đó thật không ? Nó “vui” vì cái điều không có thật. Đó là cái “nhân” mê mờ, nuôi dưỡng cho “cảm thọ” của nó, làm cho tăng trưởng “bản ngã”. Ngoài ra, thì còn lợi ích nào nữa không ?...

- Còn người cha thì nói câu đó với cái “tâm” gì ? Người cha muốn tốt gì cho con ? Hay là muốn “gài kèo” nó ? :D Hoặc chỉ đơn giản là cho “vui”, cười cho “đã”. (cái này thật khó nói, chỉ trong “tâm” đương sự mới biết, sao không nói điều gì khác mà là mua xe cho “ba”…). Thật là ít điều lợi ích mà thấy nhiều dấu hiệu của “bản ngã”.
Giả như người cha nói thêm câu : “khi nó đi làm sẽ cho ba nó tiền mua xe đó, nó sẽ làm rạng danh quê hương, xậy dựng quốc gia đẹp giàu…”. Như vậy có phải là cái “não” của đứa trẻ sẽ được rộng thêm ra, lớn hơn không ? “Thiện pháp” hay “bất thiến pháp” là ở chỗ đó. Nghĩa là cái “tâm” người cha như thế nào sẽ hướng cái “tâm” người con như thế ấy. Cái “tâm” người cha thể hiện qua những từ “ba, xe, tiền, nó…” sẽ hướng cái “tâm” người con vào những điều đó. Hoặc nếu cha nó có “tâm” nghĩ đến “ba, xe, tiền, nó, quê hương, tổ quốc, dân tộc…” thì “tâm” nó cũng sẽ rộng lớn, đủ đầy như vậy. Không “chấp” bên nào.

Các Thầy thấy không ? Chỉ nói “vui” nhau 1 điều thường tình đơn giản trong cuộc sống mà để lại rất nhiều những hệ lụy to lớn. Bởi vậy, không nên nói “vui” 1 xíu nào (kể cả nói “vui” đúng sự thật, vì làm cho người khác “thích thú, mê đắm” vào niềm vui, “tâm” mê mờ dao động, sau này khó tu vào Thiền Định, đó là “bất thiện pháp”). Đằng này, vừa nói “vui” + nói “xạo” thì thật là nguy hiểm (y như trái bom hẹn giờ được gài sẵn, không biết chừng nào nổ). Cha nó đã dạy nó nói “dối” để cho người khác “vui”. Toàn là đưa nhau vào “cám dỗ” (lý do làm cho ngưới khác “vui” nghe thật là cao thượng nhưng mà coi chừng “không thấy” hết sự thật). Đừng nghĩ là nói “vui” 1 câu mà không thành “nhân quả”. Ngồi không, không làm gì cũng tạo thành “nhân quả” nữa kìa (xem lại định nghĩa về “nghiệp”). “Chỉ có Phật” mới không còn nhân quả (ra khỏi dòng lưu chuyển của“nhân quả”, không còn duyên với Luân Hồi lục Đạo). Nên nhớ là chúng ta còn sống ngày nào là “nhân quả” luôn kề cạnh trong từng phút giây. Xin các Thầy tỉnh giác và sáng suốt về điều này !!! kinhle kinhle kinhle
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nếu như vậy thì cuộc sống chẳng phải là “buồn” lắm sao ? Như vậy cõi đời này sẽ thiếu vắng “nụ cười”, cuộc sống “nặng trịch”, làm sao có thể “an vui” được ? Nhiều người nghĩ rằng không nói cho nhau vui “đồng nghĩa” là cuộc sống này sẽ buồn lắm :D Xin các Thầy đừng nên hiểu như vậy. Mà hãy hiểu cho tới “nhân quả” của nó. Bởi vì trong cái “vui” có cái “vui bất thiện pháp” và cái “vui trong thiện pháp”. Chỉ cần mình thấy rõ điều đó thì nói “vui”, nói “buồn” hay “không nói” gì cũng được. Như ví dụ ở trên, con nói thêm vào còn “xạo” hơn cả người cha nữa :D Nhưng câu nói đó sẽ làm cho tâm hồn đứa nhỏ mở rộng ra. Nó sẽ biết yêu thương ba mẹ, gia đình nó; kế đến là yêu thương hàng xóm, láng giếng...xa hơn nữa là biết yêu thương quê hương, đất nước… Đó là “an vui” trong thiện pháp vậy.
Nhưng điều này thật là khó. Chúng ta sống giữa cuộc đời đầy nhiễm ô, phiền trược. Đi đầu, làm gì cũng gặp toàn cảnh éo le, những lời oan trái. Còn ngồi không trong phòng kín thì không có ai “chịu nổi". Bởi vậy, con mong các Thầy hãy giữ tâm mình cho thật "vững", nhất là những Thầy mới đến với Đạo. Con thấy chúng ta chỉ nên sử dụng loại thứ 1 “Lời nói thật đem lại thiện pháp cho người nghe.” Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho mình và cho người. Đồng thời gia cố thêm cho cái "hạnh chân thật". Còn những Bậc tu lâu, Đạo lực sâu dày mới nên dùng loại thứ 3 “Lời nói dối đem lại thiện pháp cho người nghe”. Tại vì loại này vẫn có những rủi ro tìm ẩn mà chúng ta không thể lường hết được. Chỉ có hàng Bồ tát, những hàng đắc được ít nhất quả “Dự lưu” có khả năng “trạch pháp”, thấu rõ “nhân quả” mọi điều thì mới nên khế lý khế cơ mà dùng (những hàng này thì chúng ta không thể biết được). Trên đây chỉ là những thiển ý non, cạn của con. Cốt chỉ mong làm sáng tỏ thêm vấn đề. Có điều gì sơ sót, xin các Thầy rộng lòng hoản hỷ chỉ bày cho con. Con cảm ơn nhiều lắm ! Mong các Thầy thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời !!! kinhle kinhle kinhle

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
nitodium
Bài viết: 289
Ngày: 28/01/11 20:24
Giới tính: Nam
Đến từ: TP HCM

Re: Nói giỡn chơi

Bài viết chưa xem gửi bởi nitodium »

Thế nói giỡn có phải là nói láo không vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Nói giỡn chơi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nói Giỡn Chơi Cũng Có Khi Có Hại Đến Mình Đến Người.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ducnghi
Điều Hành Viên
Bài viết: 42
Ngày: 16/04/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: Nói giỡn chơi

Bài viết chưa xem gửi bởi ducnghi »

nitodium đã viết:Thế nói giỡn có phải là nói láo không vậy.
nói giởn mà không hại người hại mình dùng để tạo nên 1 nụ cười thì cũng không có gì để bàn cãi. đó là nói về thế tục còn về vấn đề tu học thì không nên.
Tập khí của chúng ta quá nặng cho nên mới còn trôi lăn trong nẽo luân hồi....bởi vậy bớt được chút nào hay chút đó
:D


[b][color=#0040FF]Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…[/color]
[color=#0040FF]Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…[/color]
[color=#0000FF]Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …[/color]
[color=#8040FF]Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau. [/color]
[color=#FF0000]Đức Nghi[/color][/b]
[img]http://i295.photobucket.com/albums/mm135/thichnhuantruong/thichducnghi.gif[/img]
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Nói giỡn chơi

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Nói giỡn theo phương diện thế gian thì không tội nhưng theo tu hành xuất thế gian thì là tạo nghiệp , làm động tâm , hễ mở miệng thì tức đã sai lầm cho nên người tu phải nên tịnh khẩu tuy nhiên việc cần nói phải nói vì nếu không thì là chấp cứng .


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách