Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đúng vậy. Các vị Tổ chỉ nhắc lại lời Đức Phật đã nói mà thôi. tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

-Đạo Phật không chấp nhận linh hồn?
=Điều này rất đúng !

-Đạo phật không chấp nhận "ngã"?
= Sai, đạo phật có chấp nhận "ngã", thừa nhận rằng: Ngã là cái tôi, nhưng cái tôi này không thường hằng, dễ thay đổi. Cái tôi này phải cần 3 tên ác thủ: tham, sân, si phục vụ cho nó, cung cấp cho nó, làm cho nó thoả mãn vững vàng, tồn tại, phát triển, tiếp tục sanh tử luân hồi. Do có "ngã" nên có "vô ngã", dẫn đến có đối đãi nên có chuyển dịch từ "ngã" sang "vô ngã" và ngược lại. Đạo phật thừa nhận hai khái niệm này

-"Vô ngã" có phải Niết Bàn?
=Vô ngã không phải là Niết Bàn. "Vô ngã" có đối đãi là "ngã", do có đối đãi, nên có chuyển dịch, có thay đổi, không vững chắc, vô thường. Còn Niết Bàn là thường hằng , nên khác với vô ngã là vậy!


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào Đạo Hửu Hư Danh :D

Đạo Hửu nói đạo Phật chấp nhận có ngã. Vậy Đạo Hửu giải thích kinh "Vô Ngã Tưởng" đức Phật nói cho năm vị tăng đầu tiên để làm gì?

Kinh Vô Ngã Tưởng

1) Một thời Thế tôn ở Bàrànasi (Ba la nại) tại Isipatana (Chư Tiên đoạ xứ), vườn Lộc Uyển.

2) Ở đây, Thế tôn nói với đoàn năm vị Tỳ kheo: "Nầy các Tỳ kheo". - Thưa vâng, bạch Thế tôn." Các Tỳ kheo ấy vâng đáp Thế tôn. Thế tôn nói như sau:

3) - Sắc, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

4) Và nầy các Tỳ kheo, vì sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

5) Thọ, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

6) Và nầy các Tỳ kheo, vì thọ là vô ngã, do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

7) Tưởng là vô ngã...

8) Các hành là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế nầy!"

9) Và nầy các Tỳ kheo, vì các hành là vô ngã, do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế nầy!"

10) Thức là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

11) Và nầy các Tỳ kheo, vì thức là vô ngã, do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

12) Nầy các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Là khổ, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

- Thưa không, bạch Thế tôn.

13 - 15) - Thọ... Tưởng... Các hành...

16) Thức là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Là khổ, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cắi nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

- Thưa không, bạch Thế tôn.

17) - Do vậy, nầy các Tỳ kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."
18) Phàm thọ gì...

19) Phàm tưởng gì...

20) Phàm các hành gì...

21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

22) Thấy vậy, nầy các Tỳ kheo, bực Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát." Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái nầy nữa."

23) Thế tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỳ kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế tôn dạy. Trong khi lời dạy nầy được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỳ kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

(Ðại Tạng Việt Nam: Tương Ưng Bộ Kinh,Quyển 3, Phẩm Tham Luyến, VII, trang 125 129 - Tạng Pali: Samyutta Nikaya, S,iii, 66)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đạo Hửu Hư Danh :D

Đạo hửu dựa trên nguồn nào khi nói rằng đạo Phật chấp nhận Ngã. Đạo hửu có thể trích nguồn tư liệu ra để chia xẻ với mọi người cùng đọc không vậy :)

Đạo hửu nói đạo Phật chấp nhận có ngã khác nào giống Thiên Chúa Giáo (chấp thường) hay Ấn Giáo (tin vào Tiểu Ngã = atman và Đại Ngã = bhramin). Chắc đạo hửu củng biết kinh sách Phật Giáo, Nguyên Thủy và Phát Triển, đều chấp nhận "Khổ = Dukkha, Vô Thường = Anicca, Vô Ngã = Anatta) là Tam Pháp Ấn. Đạo hửu có thể chỉ ra nguồn nào nói ngược Tam Pháp Ấn không :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

-Đạo Phật không chấp nhận linh hồn?
=Điều này rất đúng !
Theo quan điểm của Phật giáo thì Linh hồn = ngã.

Đức Phật không nói là "không có linh hồn" hoặc "không có ngã". :)
2) Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

-- Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

4) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

5) -- Này Ananda, nếu được hỏi: "có tự ngã không?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

6) Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?", và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

7) Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "có tự ngã không?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã", như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã"?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

8) -- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?" và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa".


http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm
Và :
Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ananda hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota?

- Này Ananda, đạo lý Vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá trừ chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết "vô ngã". Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến hý luận, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ananda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp "có / không".

http://www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat11.html

Vô ngã,ở đây không phải là "không có ngã" mà là không thật có ngã.

Giống như Tính không,"không" ở đây chẳng phải là "không" đối đãi với "có" mà là không thực có,không có ngã,không có tự tính,không tồn tại độc lập.

Tôi vẫn là tôi,hắn vẫn là hắn,nhưng cái "tôi" chẳng qua là do tâm chấp trước phân biệt mà thành.

Cái xe vẫn là cái xe,cái bàn vẫn là cái bàn,lấy chân đá vào xe,đá vào bàn vẫn thấy đau.Nhưng cả cái xe lẫn cái bàn đều không có tự tính."Xe" và "bàn" là 2 cái ngã-tự tính mà tâm ta gán cho.

Đạo Phật là như vậy,luôn luôn trung dung ,là đạo phá chấp. tangbong tangbong

-"Vô ngã" có phải Niết Bàn?
=Vô ngã không phải là Niết Bàn. "Vô ngã" có đối đãi là "ngã", do có đối đãi, nên có chuyển dịch, có thay đổi, không vững chắc, vô thường. Còn Niết Bàn là thường hằng , nên khác với vô ngã là vậy!
Niết bàn cũng vô ngã.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hieule đã viết:Đạo Hửu Hư Danh :D

Đạo hửu dựa trên nguồn nào khi nói rằng đạo Phật chấp nhận Ngã. Đạo hửu có thể trích nguồn tư liệu ra để chia xẻ với mọi người cùng đọc không vậy :)

Đạo hửu nói đạo Phật chấp nhận có ngã khác nào giống Thiên Chúa Giáo (chấp thường) hay Ấn Giáo (tin vào Tiểu Ngã = atman và Đại Ngã = bhramin). Chắc đạo hửu củng biết kinh sách Phật Giáo, Nguyên Thủy và Phát Triển, đều chấp nhận "Khổ = Dukkha, Vô Thường = Anicca, Vô Ngã = Anatta) là Tam Pháp Ấn. Đạo hửu có thể chỉ ra nguồn nào nói ngược Tam Pháp Ấn không :D
Lành thay, thưa thiện hữu. Cái chân lý đó nó rõ ràng, rành mạch như vầy!
-Nếu không thừa nhận cái có "ngã", thì tất nhiên sẽ không thừa nhận cái "vô ngã". Do chẳng chịu thừa nhận cái có và không có, thì dễ dàng rơi vào thế chấp không. Mọi thứ đều không có, nhưng thực tế vẫn có, vẫn đang sanh diệt, vẫn đang diễn ra trước mắt ta. Đạo Phật có nói về ngã, vô ngã, nhưng chúng không thường hằng, các đạo khác nói về ngã và cho rằng: chúng thường hằng. Đó là điểm khác vậy
-Nếu thừa nhận cái có "ngã" nhưng không thừa nhận "vô ngã". Với cách này, là sai phương pháp luận. Vì vạn vật luôn có tính đối đãi lẫn nhau, giữa có và không có. Đa phần các tôn giáo đều sai phương pháp luận
-Nếu thừa nhận cái có "ngã" và cái "vô ngã". Do thừa nhận cái có và không có, nên dẫn đến chấp có. Nhưng trên thực tế, chúng chỉ là hiện tượng giả tạm, như một giấc mộng, không như thật có
kinhle


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vô ngã có nghĩa là bình đẳng, không thiên vị.
Vô ngã có nghĩa là thấy biết mà không chấp là mình thấy biết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, ngu tôi xin tiếp tục trả lời cho thiện hữu @ThegianVothuong như sau:

1-Vô ngã là Niết Bàn?
-Thưa rằng: Pháp này sai. Sở dĩ, ngu tôi có thể khẳng định như thế, vì ngu tôi tôn trọng tinh thần trung đạo của Đức Thế Tôn, "dây dàn căng quá thì dễ đứt, dây đàn lỏng quá thì tiếng không hay"
Này thiện hữu, rõ ràng là "ngã" và "vô ngã" là hai cặp phạm trù đối đãi nhau. Do Niết Bàn mang "tính trung đạo", nên không thể lệch về một đầu nào được, không thể thiên về một thế cực nào được. Vậy, nói Niết bàn là ngã, hay vô ngã, thì không được chính xác
Khi nói về "ngã" và "vô ngã", giống như đang bàn về " té" và "không té". Người đang đứng thẳng, lưng cao phơn phớt vững vàng là thế. Khi bị xô đẩy, họ té bẹp xuống đất. Rồi từ đất, họ gượng dậy và đứng thẳng lên. Điều này cho thấy, tính chất không ổn định, dễ thay đổi trạng thái của các cặp phạm trù này. Còn Niết Bàn vốn không có đối đãi, không dễ thay đổi trạng thái, luôn ổn định và không chuyển dịch


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Đạo Phật không chấp nhận khái niệm linh hồn

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong

Chào đh Hư Danh,

Mình nói "Niết bàn cũng vô ngã",chứ không nói vô ngã là Niết bàn.

Vô ngã đâu phải nghĩa đối đãi,chữ vô ở đây không phải theo nghĩa "vô" đối với "hữu" mà là theo nghĩa "không thật có".Nếu nói vô ngã theo nghĩa đối đãi có không thì chấp vào biên kiến,giống như lời đức Phật nói trong đoạn Kinh ở trên.

Vô ngã nói theo nghĩa rộng nhất của nó,bao trùm các pháp, gọi là tính Không.Tính không = không tồn tại tự tính.

Đức Phật nhiều lần khẳng định "tất cả các pháp đều vô ngã",Niết bàn cũng là 1 pháp,là 1 trong 6 pháp vô vi(pháp thường hằng bất sanh bất diệt).Trong Kinh Đại Bát nhã có nói đến 18 thứ không,trong đó có "Vô vi không".

Còn vì sao lại nói pháp vô vi không,vì chúng cũng phải duyên pháp hữu vi(tức là tâm thức phân biệt của ta) mà nhận thức chúng,định danh chúng.

Lại trích dẫn bài giảng của ngài Dalai Lama
(1)Một ý nghĩa khác của duyên khởi là sự tồn tại của các sự vật trong mối liên hệ[tương quan] lẫn nhau.Ví dụ như khi ta nói về một bộ phận của toàn bộ thân thể ,ta gọi nó là một bộ phận của tổng thể.Tương tự,một tổng thể chỉ là tổng thể trong mối liên hệ với các bộ phận của nó.Từ quan điểm này,bộ phận và tổng thể là tương quan và phụ thuộc lẫn nhau.Cũng vậy,các tính chất như dài và ngắn có ý nghĩa tương quan bởi vì chúng ta dùng những từ ngữ này để mô tả các đối tượng trong mối quan hệ với những đối tượng khác.(2)

Ở một cấp độ khác,các pháp cũng được gọi là duyên khởi bởi vì chúng khởi sinh phụ thuộc vào cơ sở của sự định danh và chúng phụ thuộc vào tâm thức định danh chúng.(3)

Ý nghĩa (1) của duyên khởi chỉ áp dụng với các pháp hữu vi,trong khi hai ý nghĩa (2) và (3) áp dụng với tất cả các pháp,pháp vô thường hữu vi cũng như pháp thường hằng vô vi.

Trích từ bài giảng Ba Điểm Tinh Yếu Trên Đường Tu Tập - Đức Dalai Lama chú giải bài kệ của ngài Tsongkhapa
Đại trí độ luận cũng nói:
Lại nữa, hữu vi pháp, vô vi pháp không, là hành giả quán thật tướng pháp hữu vi, pháp vô vi, không có tác giả, chỉ do nhân duyên hòa hợp nên có, đều là hư dối, ức tưởng phân biệt sanh, không ở trong, không ở ngoài, không ở chặn giữa, phàm phu điên đảo thấy nên có, còn trí giả đối pháp hữu vi không tìm được tướng nó, biết nó chỉ là tên giả. Lấy tên giả ấy mà dẫn đạo phàm phu, biết nó hư dối không thật, không sanh, không làm, tâm không dính mắc.

http://www.quangduc.com/luan/34daitrido2-31.html

Nói đến đây có lẽ nằm ngoài chủ đề của topic này rồi,chủ đề topic này vốn nói về vô ngã trên phương diện con người(nhân vô ngã).Vấn đề này có lẽ không cần phải nói thêm nữa.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách