KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hán dịch: Đại sư Thật Xoa Nan Đề (Silcshinada)
- Việt dịch và lược giảng: Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn

LỜI NÓI ĐẦU
Từ Pháp giới, còn gọi là Pháp giới Tánh, theo Duyên cảm, Nghiệp duyên của chúng sinh, hình thành thô tướng: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức, là những yếu tố cấu tạo thành chúng sanh trong ba cõi - Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Nói chí lý, là hình thành 10 thế giới: Phật giới, Bồ tát giới, Thinh Văn giới, Duyên giác giới, A Tu la giới, Chư Thiên giới, Nhơn giới, Ngạ Quỷ giới, Súc sinh giới, Địa ngục giới. Trong đó, Sắc thọ tưởng hành thức là Ngũ uẩn thế gian; A Tu La, Trời, Người, Ngạ Quỉ, Súc sinh, Địa ngục giới là Hữu tình thế gian; Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Chư Phật là Chánh giác thế gian (Kinh Hoa Nghiêm).
01. Ba cõi, mười thế giới là?
Dù sai khác về ba loại thế gian, nhưng căn bản vẫn là một vì cùng một Pháp giới, Pháp tánh như nhau. Do đó, nếu ai nhận chân được lý Pháp giới, thì tỏ ngộ Chơn lý, đồng với Chánh giác thế gian. Thế nên Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nếu ai muốn biết cảnh giới Phật. Thì hãy giữ tâm thanh tịnh như hư không. Không còn phiền não và chấp thủ. Thì mọi hoạt động đều không chướng ngại." Quả thật, Chư Phật đã đạt được ý nghĩa ấy và chứng được chơn lý, đó là Phật Tỳ Lô Giá Na, trong đó bao hàm ý nghĩa Báo Thân Lô Xá Na và Ứng hóa thân Thích Ca Mâu Ni.
02. Hành-giả làm sao giữ được "Nếu ai muốn biết cảnh giới Phật. Thì hãy giữ tâm thanh tịnh như hư không. Không còn phiền não và chấp thủ. Thì mọi hoạt động đều không chướng ngại."
Từ đó cho thấy, Đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề, Thành đạo là Ứng hóa thân, là Phật Thích Ca. Nhưng Hóa thân không ngoài Báo thân và Pháp thân, như vậy dù là ba thân nhưng là một thể. Thế nên Kinh Pháp Bảo Đàn nói: "Ba thân nhưng là một Thể (Pháp giới). Bốn Trí tại tâm Ta. Ba Thân, Bốn Trí dung hòa không chướng ngại. Ứng hóa theo duyên mặc tùy tình".
03. Ba thân, bốn trí dùng hòa không chướng ngại là...
Như vậy, khởi đầu Đức Phật cũng là một chúng sinh trong Pháp giới, và đã nỗ lực tu tập qua hằng vạn Phật sát vi trần số kiếp, thành tựu công đức Phật là Báo thân, y báo, chánh báo trang nghiêm. Ngài đã sử dụng Pháp gì để tu? Sử dụng 10 pháp Ba la mật, 10 điều thiện, 4 Tâm vô lượng và 4 Pháp nhiếp hóa cùng 5 loại Trí tuệ. Như vậy muốn được Chánh báo, y báo trang nghiêm thì phải tu nhân, do tu nhân nên Chứng quả. Thế nên Cổ đức có câu: "Muôn hạnh trông về Bi Trí Dũng, những mong sáng tỏ bậc Siêu Trần".
04. 10 pháp Ba la mật, 10 điều thiện, 4 Tâm vô lượng và 4 Pháp nhiếp hóa cùng 5 loại Trí tuệ?
Ngày nay, tất cả chúng sanh nói chung, những người tham dự Pháp hội Hoa Nghiêm nói riêng, sau khi nghe Phật trình bày lại sự tu tập của mình trong vô số kiếp quá khứ, thực hành bao nhiêu công hạnh, thành tựu bao nhiêu công đức, trí tuệ tuyệt vời, an lạc giải thoát vô song, thì tất cả đại chúng đều phát tâm tu hành như Phật, mong chứng quả như Phật, với một thế giới Tâm linh (Chánh báo - Pháp thân) Y báo (Thân thể - thế giới: Báo thân, Báo độ) như Phật. Và tin tưởng rằng, mình sẽ đạt được như Phật. Vì Đức Phật đã bắt đầu bằng một chúng sinh tu hành thành Phật, hiệu Tỳ Lô Giá Na, điển hình nhất là Thái Tử Đại Oai Quang và Thiên Vương Ly Cấu Phước Đức Tràng là hai tiền nhân tiêu biểu của Phật Tỳ Lô Giá Na.
05. Thái Tử Đại Oai Quang và Thiên Vương Ly Cấu Phước Đức Tràng là...
Từ những ý niệm và niềm tin sâu sắc đó, khởi động tu hành, mà người điển hình tiêu biểu là Thiện Tài đồng tử, đại diện cho chúng sanh đã phát tâm tu hành theo Phật.
Nhưng tu như thế nào? Tất nhiên phải y như lộ trình Phật đã đi qua là: Bồ tát Thập Tín, Bồ tát Thập trụ, Bồ tát Thập hạnh, Bồ tát Thập Hồi hướng, Bồ tát Thập địa, Bồ tát Đẳng Giác và Lý Chứng Diệu Giác thành Phật (Sơ phát tâm tức tiện thành Chánh giác). Qua đó, Thiện Tài Đồng tử đã đạt được ý nguyện dù trong một thời gian ngắn, còn nhỏ bé, nhưng chân lý thì không có hạn cuộc, cho nên dù ai, bất cứ thành phần nào, lớn hay nhỏ, trai hay gái v.v hễ tỏ ngộ Chân lý thì thành Phật, là Giác ngộ như nhau.
06. Nội dung của đoạn này là...
Qua đó, Thiện Tài Đồng tử đã chứng chơn lý sau khi thành tựu Bồ tát đạo. Như Cổ đức nói: "Thiện Tài Đồng tử tham học với 53 vị Hiền Thánh. Trong thời gian ngắn đã vượt qua 4 độ là Phàm Thánh đồng cư độ, Phương tiện hữu dư độ, Thật báo trang nghiêm độ và Thường Tịch quang tịnh độ. Thường Tịch Quang tịnh độ là Hoa Tạng thế giới trang nghiêm, là Phổ Quang Minh Trí, Phổ Quang Minh Điện, là Điện Pháp giới” (theo Kinh Mật nghiêm).
Từ những ý nghĩa thực tiễn ấy, Kinh Hoa Nghiêm đã phác họa một lộ trình tu chứng cho tất cả những ai mệnh danh là Bồ tát, phát tâm Bồ đề, mong cầu tu hành thành Phật, thì đây chính là điều làm căn bản của sự thực hành theo Chánh pháp Hoa Nghiêm. Như Cổ đức nói:
"Bồ đề tâm tự thuở nào
Xưa nay thanh tịnh làu làu gương xưa
Muốn tu chứng đạo Chơn thừa
Bồ Đề tâm nguyện sớm trưa tu trì".
Và đấy cũng là ý nghĩa bốn phần của Kinh Hoa Nghiêm. Tin chắc, Tỏ ngộ, Thực hành và Chứng nhập Pháp giới của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm vậy.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2008
Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn
Kính ghi
07. Tại sao ta...Cảm tạ ân đức của Dịch giả Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn? Vì...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

PHẦN TỔNG QUÁT
A. Khái niệm


Kinh Hoa Nghiêm, gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddhavatamsaka Mahavaipulya Sutta), là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa phát triển. Theo phán giáo của Đại Sư Thiên Thai Trí Giả, cũng như truyền sử, Kinh Hoa Nghiêm được Đức Phật thuyết giảng trong 21 ngày đầu, ngay sau khi Ngài Thành đạo dưới cội Bồ đề, nước Ma Kiệt Đà.
8. Đức Phật thuyết giảng trong 21 ngày đầu
Đức Phật trong cảnh giới tự chứng Pháp giới, tự chứng Pháp thân, Thường Tịch quang Tịnh độ, Hoa Tạng thế giới trang nghiêm, đáp ứng yêu cầu của các vị Bồ tát cũng từ trong cảnh giới định, hỏi Đức Phật về cảnh giới pháp môn Chơn lý mà Ngài đã chứng. Và Đức Phật đã trình bày cảnh giới ấy trong định, đó là Pháp Hoa Nghiêm, Lý duyên khởi, Huyền môn, Bồ đề tâm, Bồ đát đạo, Bồ tát quả là thành Phật, Chứng ba thân Phật gồm Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân (Tỳ Lô Giá Na, Lô Xá Na, Thích Ca Mâu Ni). Và chỉ có Phật và các vị Bồ tát trong Pháp hội này mới biết, ngoài ra thì không.
9.Chứng ba thân Phật gồm Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân (Tỳ Lô Giá Na, Lô Xá Na, Thích Ca Mâu Ni)
Theo các nhà Sử học Phật giáo thế giới, khoa Khảo Cổ học, Ngôn ngữ học, thì Kinh Hoa Nghiêm được các nhà kiết tập ghi chép bằng Văn tự Sanskrit (Phạn Văn) vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch. Tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm là phần phát triển từ ý nghĩa vào giáo lý Phật giáo Nguyên thủy của Kinh A hàm, Nikàya, như kinh Pháp Giới, Kinh Hằng Hà, Kinh Phát Bồ Đề Tâm, Kinh Mục Kiều Liên, Kinh Đẳng Thú Tứ đề, Kinh Sở Hành Tàng, Kinh Nói Pháp cho các vị Tỳ kheo v.v…, triển khai và hệ thống lại để trở thành giáo lý phát triển của Kinh Hoa Nghiêm.
10. Sử học Phật giáo thế giới, khoa Khảo Cổ học, Ngôn ngữ học, thì Kinh Hoa Nghiêm được các nhà kiết tập ghi chép bằng Văn tự Sanskrit (Phạn Văn) vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch.
Kinh Hoa Nghiêm là phần phát triển từ ý nghĩa vào giáo lý Phật giáo Nguyên thủy của Kinh A hàm, Nikàya.
Qua sự kiện Bồ tát Long Thọ vào thế kỷ thứ III sau TL, đã nhập định xuống Long cung dưới đáy biển, để tìm đọc Kinh Hoa Nghiêm và truyền lại, cũng là ý nghĩa cần phải lý giải cụ thể. Vì Kinh Hoa Nghiêm là trình bày về Chân tâm, Pháp giới, Pháp tánh, Bồ đề tâm của chúng sanh, mà tất cả đều có đủ. Muốn đạt được Chân lý cần phải có Định và Huệ. Ngoài yếu tố Định Huệ thì không thể đạt Chân lý, hay thấy Chân lý. Chân lý ấy là Chân tâm, Pháp thân, Pháp giới, Pháp tánh, Bồ đề tâm, Bát nhã, Bồ đề, Niết bàn v.v…
11.Bồ tát Long Thọ vào thế kỷ thứ III sau TL, đã nhập định xuống Long cung ...
Muốn đạt được Chân lý cần phải có Định và Huệ. Ngoài yếu tố Định Huệ thì không thể đạt Chân lý, hay thấy Chân lý. Chân lý ấy là Chân tâm, Pháp thân, Pháp giới, Pháp tánh, Bồ đề tâm, Bát nhã, Bồ đề, Niết bàn v.v..
Kinh Hoa Nghiêm ở dưới đáy biển chỉ cho Chân lý – Chân tâm, Pháp giới tánh… hiện hữu trong Biển Tâm thức của chúng sanh. Biển Tâm thức, Tàng thức thì có động, có tịnh, nhưng Phật tánh, Chân như, Niết bàn v.v… là như như bất động. Đem kinh từ Long cung về, chỉ cho Phật tánh, Chân như, Pháp thân đã ra khỏi Biển Tàng thức nhiễm tịnh hòa hợp, để chỉ bày Tâm thức thanh tịnh, giải thoát cho chúng sanh thấy là Tịnh tâm, Tịnh thức. Như Kinh Lăng Già nói: Biển Tàng thức thường trú. Nhưng bị gió cảnh giới làm động, mà có ra các lượng sóng Thức …
12.Biển Tâm thức, Tàng thức thì có động, có tịnh, nhưng Phật tánh, Chân như, Niết bàn v.v… là như như bất động.
Chân lý này cũng có nghĩa tùy duyên ứng hiện, đáp ứng được ba căn – Thượng căn, Trung căn, Hạ căn. Bản Kinh Thượng có vô lượng bài kệ chỉ cho Thượng căn; Bản Kinh Trung có trăm ngàn vạn ức bài kệ chỉ cho Trung căn; Bản Kinh Hạ có 10 vạn bài kệ chỉ cho Hạ Căn. Tuy có sai khác, nhưng Chân lý vẫn là một, do đó cuối cùng đều tu chứng như nhau. Thế nên Kinh A Hàm nói: Ví như ba loại Hoa Sen, dụ cho ba căn, nhưng cuối cùng tất cả đều vươn lên, nở hoa tươi thắm. Chúng sanh cũng thế, cuối cùng đều vươn lên giải thoát, giác ngộ như nhau.
13.Chân lý này cũng có nghĩa tùy duyên ứng hiện, đáp ứng được ba căn – Thượng căn, Trung căn, Hạ căn.
Do đó, dù trong Tâm thức chúng sanh có nhiễm ô, có vọng tưởng, vọng động, nhưng tận cùng nguyên để, tận đáy lòng vẫn còn có một kho tàng quý báu, đầy đủ châu ngọc trang nghiêm, thanh tịnh tuyệt vời mà ít có ai nhận được. Và khi nhận được là giác ngộ giải thoát thành Phật. Thế nên hình ảnh Bồ tát Long Thọ tìm đọc Kinh Hoa Nghiêm ở dưới đáy biển là một hiện tượng, Chân lý sâu thẩm trong thâm tâm chúng sanh và ai ai cũng có. Nếu có đủ Định, Huệ, Giải thoát thì trực nhận như Bồ tát Long Thọ. Và Đức Phật là người có đầy đủ Định, Huệ, Giải thoát, nên đã thực chứng Pháp thân, Pháp giới, Hoa Tạng thế giới, Thường tịch Quang Tịnh, độ, Thanh tịnh Pháp thân, sáng suốt, giải thoát tuyệt vời, diệu dụng vô phương, tự tại bất tư nghì.

Đại Phương Quảng là danh từ chỉ cho các Kinh Đại thừa (Đại Tỳ Phật lược Maha Vaipulya), là một trong mười hai phần giáo của Khế Kinh. Về lý, chỉ cho ba đại :

a. Thể đại: Thể tánh bao la vô cùng tận của Pháp giới, không sao đo lường được. Ngay cả vũ trụ vạn hữu cũng chỉ là một điểm nhỏ trong Pháp giới.

b. Tướng đại: Rộng lớn như hư không vô tận. Bao hàm mười Pháp giới: Phật giới, Bồ tát giới, Thanh Văn giới, Duyên Giác giới, Chủ Thiên giới, A tu la giới, Nhân giới, Ngạ quỷ giới, Súc sanh giới, Địa ngục giới.

c. Dụng đại: Tác dụng Pháp giới rất rộng lớn, bao hàm vũ trụ, đâu đâu cũng có. Không gì vượt ra ngoài Pháp giới. Bao gồm Nhân Quả Thánh Phàm. Nhân đưa đến Quả giác ngộ giải thoát, thành Phật, thành tựu vô lượng Phật pháp.
14. Thể đại. Tướng đại. Dụng đại
Hoa Nghiêm tiêu biểu cho Nhân Quả Chân lý. Hoa là Nhân, Nghiêm là Quả. Hoa là hoa vạn hạnh, Hoa có mười cánh, lấy một cánh hoa làm một pháp, một hạnh; mười cánh hoa sen tiêu biểu cho mười hạnh, mười pháp Ba la mật là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã, Phương tiện, Nguyện lực và Trí tuệ ba la mật, là pháp tu căn bản của Bồ tát theo Kinh Hoa Nghiêm.
15.Hoa Nghiêm tiêu biểu cho Nhân Quả Chân lý
Dùng Vạn Hạnh (mười ngàn hạnh, chỉ cho tất cả hạnh), để trang nghiêm Pháp thân và Phật quả. Trang nghiêm Pháp thân trên cơ sở Quả là Phật thân có mười thân, Phật trí có mười trí lực, 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Theo Kinh Hoa Nghiêm là Như Lai thập thân tướng hải, tám vạn tùy hình hảo quang minh công đức v.v…


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

B. Nội dung, bố cục Kinh Hoa Nghiêm

1. Loại 1: Gồm 4 phần, 9 hội, 7 địa điểm, 39 phẩm.


1.1. Tín phần : Gồm 1 Hội, 6 phẩm

- Hội I :

Phẩm 1: Thế Chủ Diệu Nghiêm

Phẩm 2: Như Lai Hiện Tướng

Phẩm 3: Phổ Hiền Tam Muội

Phẩm 4: Thế Giới Thành Tựu

Phẩm 5: Hoa Tạng Thế Giới

Phẩm 6: Tỳ Lô Giá Na.

- Nội dung hội này trình bày về Chánh báo, Y báo của Phật Tỳ Lô Xá Na để khơi dậy niềm tin của Đại chúng đối với Phật và chính mình.

- Hội này được giảng tại Bồ đề Đạo tràng.

- Hội chủ là Đức Bồ tát Phổ Hiền.

1.2. Giải phần : Gồm 6 Hội, 31 phẩm.

Hội II (1)

Phẩm 7: Như Lai Danh Hiệu

Phẩm 8: Tứ Thánh Đế

Phẩm 9: Quang Minh Giác

Phẩm 10: Bồ tát Vấn Minh

Phẩm 11: Tịnh Hạnh

Phẩm 12: Hiền Thủ.

- Nội dung hội này chủ yếu trình bày về pháp tu của Bồ tát Thập Tín.

- Hội này được giảng tại điện Phổ Quang Minh.

- Hội chủ là Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Hội III (2)

Phẩm 13: Thăng Tu Di Đãnh

Phẩm 14: Tu Di Kệ Tán

Phẩm 15: Thập Trụ

Phẩm 16: Phạm Hạnh

Phẩm 17: Sơ Phát Tâm Công Đức

Phẩm 18: Minh Pháp

- Nội dung hội này trình bày pháp tu của Bồ tát Thập Trụ.

- Hội này được giảng tại Cung Trời Đạo Lợi.

- Hội chủ là Bồ tát Pháp Huệ.

Hội IV (3)

Phẩm 19: Thăng Dạ Ma Thiên

Phẩm 20: Da Ma Kệ Tán

Phẩm 21: Thập Hạnh

Phẩm 22: Thập Vô Tận Tạng.

- Nội dung hội này trình bày pháp tu của Bồ tát Thập Hạnh.

- Hội này được thuyết giảng tại Cung Trời Dạ Ma.

- Hội chủ là Bồ tát Công Đức Lâm.

Hội V (4)

Phẩm 23: Thăng Đâu Suất Thiên

Phẩm 24: Đâu Suất Kệ Tán

Phẩm 25: Thập Hồi Hướng.

- Nội dung hội này trình bày về pháp tu của Bồ tát Thập Hồi Hướng.

- Hội này được thuyết giảng tại Cung Trời Đâu Suất.

- Hội chủ là Bồ tát Kim Cang Tràng.

Hội VI (5)

Phẩm 26: Thập địa

- Nội dung hội này trình bày về pháp tu của Bồ tát Thập địa.

- Hội này được thuyết giảng tại Cung Trời Tha Hóa Tự Tại.

- Hội chủ là Bồ tát Kim Cang Tạng.

Hội VII (6)

Phẩm 27: Thập Định

Phẩm 28: Thập Thông

Phẩm 29: Thập Nhẫn

Phẩm 30: A Tăng Kỳ

Phẩm 31: Thọ Lượng

Phẩm 32: Bồ tát Trụ Xứ

Phẩm 33: Phật Bất Tư Nghì Pháp

Phẩm 34: Thập Thân Tướng Hảo

Phẩm 35: Tùy Hảo Quang Minh

Phẩm 36: Phổ Hiền Hạnh

Phẩm 37: Như Lai Xuất Hiện

- Nội dung hội này trình bày về pháp tu của Bậc Đẳng Giác và Diệu Giác.

- Hội này được thuyết giảng tại Điện Phổ Quang Minh.

- Hội chủ là Đức Phật.

1.3. Hành phần : Gồm một Hội, một Phẩm.

Hội VIII :

Phẩm 38: Ly Thế Gian

- Nội dung của Hội này trình bày về 2000 pháp viên dung của Pháp Đại thừa, siêu việt thế gian, Bồ tát tu tập giải thoát, chứng Bồ đề, Niết bàn, thành Phật.

- Hội này được thuyết giảng tại Điện Phổ Quang Minh.

- Hội chủ là Đức Bồ tát Phổ Hiền.

1.4. Chứng phần : Gồm một Hội, một Phẩm.

Hội IX :

Phẩm 39: Nhập pháp giới.

- Nội dung của Hội này trình bày về Pháp giới viên mãn. Phát khởi diệu dụng và thể hiện tu tập, chứng nhập Pháp giới viên mãn của Phật và Bồ tát (Chúng sanh = Thiện Tài đồng tử).

- Hội này được thuyết giảng tại rừng Thệ Đa (Kỳ Đà, nước Xá Vệ).

- Hội chủ là Đức Phật và 53 vị Thiện Trí Thức.

Ghi chú: Thí dụ bạn muốn đọc phần. 29. Phẩm Thập-nhẫn, thì mở go ogle.com thì tất sẽ gặp ngay.
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58 ... 14-1_15-1/


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM & Năm lớp Nhân Quả

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

b. Loại 2: Bố cục và nội dung Kinh Hoa Nghiêm:

Kinh Hoa Nghiêm được chia làm năm phần. Đó là năm lớp Nhân Quả :

1. Tin Nhân Quả :

Tin Nhân Quả của Phật đều y cứ vào Chánh báo, Y báo của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na – Báo thân, Ứng hóa thân Phật Thích Ca, gồm một Hội.

Hội thứ nhất : Bồ đề đạo Tràng – Phổ Quang Minh điện, gồm sáu phẩm, năm phẩm đầu nói về Quả đức Chánh báo, Y báo Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Phẩm sáu nói rõ Nhân hạnh của Phật Tỳ Lô Giá Na.

Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm.

Phẩm Như Lai Hiện Tướng.

Phẩm Phổ Hiền Tam Muội.

Phẩm Thế Giới Thành Tựu.

Phẩm Hoa Tạng Thế Giới.

Phẩm Tỳ Lô Giá Na.

2. Sai biệt Nhân Quả :

Trình bày quá trình tu tập Ngũ vị sai khác của Bồ tát để chứng Chân lý như Phật. Nội dung gồm 6 Hội:

Hội thứ 1: Phổ Quang Minh Điện.

Hội Thứ 2: Đao Lợi Thiên Cung.

Hội thứ 3: Dạ Ma Thiên Cung.

Hội thứ 4: Đâu Xuất Đà Thiên.

Hội thứ 5: Tha Hóa Tự Tại Thiên.

Hội thứ 6: Phổ Quang Minh Điện.

Và Kinh gồm có 29 phẩm: 26 phẩm trước nói về Nhân sai biệt; 3 phẩm sau nói về Quả sai biệt.

Phẩm Như Lai Danh Hiệu.

Phẩm Tứ Thánh Đế.

Phẩm Quang Minh Giác.

Phẩm Bồ tát Vấn Minh.

Phẩm Tịnh Hạnh.

Phẩm Hiền Thủ.

Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đãnh.

Phẩm Tu Di Sơn Đãnh kệ Tán.

Phẩm Thập Trụ.

Phẩm Phạm Hạnh.

Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức.

Phẩm Minh Pháp.

Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung.

Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Kệ Tán.

Phẩm Thập Hạnh.

Phẩm Thập Vô Tận Tạng.

Phẩm Thăng Đâu Xuất Thiên Cung.

Phẩm Đâu Suất Thiên Cung Kệ Tán.

Phẩm Thập Hồi Hướng.

Phẩm Thập Địa.

Phẩm Thập Định.

Phẩm Thập Thông

Phẩm Thập Nhẫn

Phẩm A Tăng Kỳ

Phẩm Như Lai Thọ Lượng

Phẩm Chư Bồ tát Trụ Xứ

Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp

Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải.

Phẩm Như Lai Tùy Hình Hảo Quang Minh Công Đức.

3. Bình đẳng Nhân Quả : Gồm 2 Phẩm

Phẩm Phổ Hiền Hạnh. (Nói rõ lý Nhân cùng biển Quả, là Nhân không ngoài Quả).

Phẩm Như lai xuất hiện. (Nói rỏ lý Quả suốt nguồn Nhân, là Quả không ngoài Nhân. Nhân Quả không hai, nên gọi là bình đẳng Nhân Quả).

4. Thành Hạnh Nhân Quả :

Do tu tập các Hạnh, thành tựu các Quả.

Phẩm Ly Thế Gian: Phần đầu nói về Nhân của năm vị. Phần sau là nói về tám Tướng Thành đạo, nên gọi là Thành hạnh Nhân Quả.

- Năm vị là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác. Tám tướng là Giáng sanh, Nhập thai, Trụ thai, Đản sanh, Xuất gia, Hàng ma Thành đạo, Chuyển pháp luân, Nhập Niết hàn.

5. Chứng nhập Nhân Quả :

Chứng nhập Pháp giới – Pháp giới là Chân tâm, Pháp thân, Bồ đề v.v… là Phẩm Nhập Pháp giới thứ 39.

Phần đầu nói về đại dụng bất tư nghì của Phật. Phần sau là khởi động tu hành của Bồ tát trên cơ sở phát Bồ đề tâm, chứng Bồ đề quả, chứng Pháp giới, Pháp thân thành Phật. Hai môn Nhân Quả đồng thời chứng nhập nên gọi là Chứng nhập Nhân Quả. kinhle :x


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

c. Loại 3: trình bày theo dạng thức 9 hội, 7 địa điểm nói Kinh Hoa Nghiêm.

c.1. Hội thứ 1, tại Bồ đề đạo tràng – Phổ Quang Minh điện, Bồ tát Phổ Hiền nói về Quả báo của y báo Phật Tỳ Lô Giá Na (Thích Ca Mâu Ni).

- Gồm 6 phẩm :

Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm.

Phẩm Như Lai Hiện Tướng

Phẩm Phổ Hiền Tam Muội

Phẩm Thế giới Thành Tựu

Phẩm Hoa Tạng Thế Giới.

Phẩm Tỳ Lô Giá Na.

c.2. Hội thứ 2, tại Phổ Quang Minh Điện, Đức Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói về Pháp môn Thập Tín.

Gồm có 6 phẩm :

Phẩm Như Lai Danh Hiệu.

Phẩm Tứ Thánh Đế.

Phẩm Quang Minh Giác.

Bồ tát Vấn Minh.

Phẩm Tịnh Hạnh.

Phẩm Hiền Thủ.

c.3. Hội thứ 3, tại Đao Lợi Thiên Cung, Bồ tát Pháp Huệ nói về Pháp Thập Trụ …

Gồm có 6 phẩm :

Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đãnh.

Phẩm Tu Di Sơn Đãnh Kệ Tán.

Phẩm Thập Trụ.

Phẩm Phạm Hạnh.

Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức.

Phẩm Minh Pháp.

c.4. Hội thứ 4, tại Dạ Ma Thiên Cung, Bồ tát Công Đức Lâm nói về Pháp Thập hạnh.

Gồm có 4 phẩm :

Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung

Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Kệ Tán

Phẩm Thập Hạnh

Phẩm Thập Vô Tận Tạng.

c.5. Hội thứ 5: Tại Đâu Suất Đà Thiên Cung, Bồ tát Kim Cang Tràng, nói về Pháp Thập Hồi hướng.

Gồm có 3 phẩm :

Phẩm Thăng Đâu Suất Thiên Cung.

Phẩm Đâu Suất Đà Thiên Kệ Tán

Phẩm Thập Hồi Hướng.

c.6. Hội thứ 6: Tại Tha hóa Tự tại Thiên Cung, Bồ tát Kim Cang Tạng, nói về Pháp Thập địa.

Gồm 1 phẩm : Thập Địa

c.7. Hội thứ 7: Tại Phổ Quang Minh Điện, Đức Phật Tỳ Lô Giá Na nói về A Tăng Kỳ số lượng pháp môn. Bồ tát Phổ Hiền nói về 10 Đại Tam Muội: Phổ Quang, Diệu Quang, Thứ đệ biến vãng Chư Phật quốc độ, Thanh tịnh thâm nhập hạnh, Trí Quá khứ trang nghiêm Tạng, Trí Quang minh Tạng, Liễu tri nhất thiết thế giới Phật Trang nghiêm, Chúng sinh sai biệt thân, Pháp giới Tự tại, Vô ngại luân đại tam muội.

Gồm có 11 phẩm :

Phẩm Thập Định

Phẩm Thập Thông

Phẩm Thập Nhẫn

Phẩm A Tăng Kỳ

Phẩm Như Lai Thọ Lượng

Phẩm Chư Bồ tát Trụ Xứ

Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp

Phẩm Như Lại Thập Thân Tướng Hảo

Phẩm Như Lai Tùy Hình Hảo Quang Minh Công Đức.

Phẩm Phổ Hiền Hạnh

Phẩm Như Lai Xuất Hiện.

c.8. Hội thứ 8: Tại Phổ Quang Minh Điện, Bồ tát Phổ Hiền nói về Pháp Ly thế gian, là Pháp Đại thừa, siêu việt thế gian của Bồ tát tu tập thành Phật – Đó là Phẩm thứ 38 “Ly Thế gian”.

c.9. Hội thứ 9: Tại Rừng Thệ Đa (Kỳ Đà) nước Xá Vệ, Bồ tát Văn Thù nói về pháp môn Nhập pháp giới. Đó là Phẩm thứ 39 Nhập Pháp Giới.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

d. Loại 4: Bố cục, nội dung theo số quyển.

Kinh Hoa Nghiêm có 81 quyển, được chia theo 04 phần như sau:

1. Phần Tín: 11 quyển, từ quyển 01 đến 11, gồm 06 phẩm:

Phẩm 1: Thế chủ Diệu Nghiêm

Phẩm 2: Như Lai hiện tướng

Phẩm 3: Phổ Hiền tam muội

Phẩm 4: Thế giới thành tựu

Phẩm 5: Hoa Tạng thế giới

Phẩm 6: Tỳ Lô Giá Na.

2. Phần Giải: 41 quyển, từ quyển 12 đến 52, gồm 30 phẩm:

Phẩm 7: Như Lai danh hiệu

Phẩm 8: Tứ Thánh đế

Phẩm 9: Quang Minh Giác

Phẩm 10: Bồ tát Vấn Minh

Phẩm 11: Tịnh hạnh

Phẩm 12: Hiền Thủ

Phẩm 13: Thăng Tu di đãnh

Phẩm 14: Tu di kệ tán

Phẩm 15: Thập trụ

Phẩm 16: Phạm hạnh

Phẩm 17: Sơ phát Tâm công đức

Phẩm 18: Minh pháp

Phẩm 19: Thăng Dạ Ma Thiên Cung

Phẩm 20: Dạ Ma kệ tán

Phẩm 21: Thập hạnh

Phẩm 22: Thập Vô tận tạng

Phẩm 23: Thăng Đâu Suất Thiên

Phẩm 24: Đâu Suất Thiên kệ tán

Phẩm 25: Thập hồi hướng

Phẩm 26: Thập địa

Phẩm 27: Thập định

Phẩm 28: Thập thông

Phẩm 29: Thập nhẫn

Phẩm 30: A Tăng kỳ

Phẩm 31: Như Lai thọ lượng

Phẩm 32: Bồ tát trụ xứ

Phẩm 33: Phật bất tư nghì Pháp

Phẩm 34: Thập Thân tướng hải

Phẩm 35: Tùy hảo quang minh

Phẩm 36: Phổ Hiền hạnh

Phẩm 37: Như Lai xuất hiện.

3. Phần Hành: 07 quyển, từ quyển 53 đến 59, gồm 01 phẩm:

Phẩm 38: Ly thế gian

4. Phần Chứng: 21 quyển, từ quyển 60 đến 81, gồm 02 phẩm:

Phẩm 39: Nhập pháp giới

Phẩm 40: Nhập bất tư nghì cảnh giới giải thoát Phổ Hiền hạnh nguyện.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

C. Các Bản dịch và Dịch giả:

Kinh Hoa Nghiêm có ba bản dịch.

1. Kinh Hoa Nghiêm 60 quyển, do Ngài Phật Đà Bạt Đà La (Budha bhadra) (359 – 429) TL dịch vào thời Đông Tấn (317-420), gồm 34 phẩm, 60 quyển. Đời Tấn An Đế, tháng 3 năm Nghĩa Hy Thứ 14 (418) Ngài Phật Đà Bạt Đà La bắt đầu dịch chữ Phạn ra chữ Hán, thành 60 quyển, nhưng vẫn còn thiếu xót, nhất là Phẩm Nhập Pháp giới. Mãi đến năm Vĩnh Long thứ 1 (680) đời Đường thì bản dịch này mới đầy đủ. Đồng thời gọi là Hoa Nghiêm Lục Thập Kinh, hay là Cựu dịch Hoa Nghiêm để phân biệt với bản Tân Dịch của Ngài Thật Xoa Nan Đề.

2. Kinh Hoa Nghiêm 80 quyển, do Ngài Thật Xoa Nan Đề (Silcshinada) dịch. Khởi thỉ do sự thỉnh cầu của Võ Tắc Thiên Hoàng hậu, vào tháng 3 năm Chứng Thánh (695), Ngài đến Chùa Biến Không, bắt đầu dịch, đến năm Thánh lịch thứ 10 (699) thì hoàn tất bản dịch, gồm 39 phẩm, 80 quyển, là bản dịch hoàn chỉnh nhất, đầy đủ nhất, được sử dụng để đọc trong giảng dạy từ trước đến nay. Ngài tịch năm Vân Cảnh thứ I (710) thọ 59 tuổi.

3. Kinh Hoa Nghiêm 40 quyển.

Vào Tháng 11 năm Trinh Nguyên 11 (795) Vua Sư Tử nước Ô Trà Nam (Ấn Độ) phái sứ giả đem dâng bộ Kinh Hoa Nghiêm, do tự tay Ngài chép ra cho Vua Đường Đức Tông. Qua năm sau (796) Ngài Bát Nhã (Prajvna) phụng Chiếu Đức Tông Hoàng Đế dịch ra chữ Hán. Chư Đại đức Tăng đương thời được triệu tập đến giúp phần san định bản dịch. Tới tháng 2 năm Trinh Nguyên thứ 14 (798) thì công tác phiên dịch hòan tất, gồm 40 quyển. Do đó gọi là Kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm, là phẩm cuối cùng của Kinh Hoa Nghiêm.

Ngoài ra, còn nhiều bản dịch khác, hoặc dịch từng phần, từng hội, từng phẩm v.v… Các bản sớ giải có giá trị văn học, lịch sử đặc biệt. Trong đó phải kể đến Bộ Hoa Nghiêm Đại Sớ của Ngài Thanh Lương – Trừng Quán, mà ngày nay khi dẫn để giảng giải, hay chú thích về Kinh Hoa Nghiêm đều dẫn chứng từ bộ sớ giải này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

ĐẠI Ý CÁC PHẨM

1. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm

Phẩm nầy là phần mở đầu của Pháp hội Hoa Nghiêm. Nội dung nói về cảnh giới tự chứng chân lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và sự giải thoát của 40 vị chủ thế gian, bao gồm: Bồ tát, Chư Thiên, 8 bộ quỷ thần vân tập tại Bồ Đề đạo tràng, nước Ma Kiệt đà, nơi Đức Thế Tôn vừa thành Chánh Giác, để chúc mừng Ngài và tham vấn về chân lý, cảnh giới, pháp môn tu chứng của Phật. Tất cả đều diễn ra trong cảnh giới định, giải thoát, bình đẳng. Đồng thời nói lên ý nghĩa của chủ bạn viên dung và ba loại thế gian, qua đó đã khơi nguồn cho đại chúng tin sâu sắc về Phật bảo thanh tịnh, y báo chánh báo trang nghiêm của Phật Tỳ Lô Giá Na (Thích Ca Mâu Ni).

2. Phẩm Như Lai Hiện Tướng

Phẩm này nói về 5 tướng mà Như Lai thị hiện, để mở đầu pháp thoại Hoa Nghiêm. Đó là từ hàm răng Phật phát ra ánh sáng hiện lên thế giới hải, ở mỗi đầu sợi lông hiện vô số Bồ tát nhập vào thế giới hải, giữa chân mày Phật hiện ra ánh sáng, lại hiện Hoa Sen lớn, cuối cùng xuất hiện vô số Bồ tát từ chân mày của Phật. Qua đó biểu thị tâm pháp của Phật, Pháp sẽ thuyết giảng là từ Chân Tâm phát xuất, cuối cùng đều trở về Chơn Tâm. Qua đó làm cho đại chúng tin sâu về Pháp bảo thanh tịnh.

3. Phẩm Phổ Hiền Tam Muội

Nội dung nói về đại định Phổ Hiền, vị Pháp chủ của Pháp hội Thập Tín. Ngài đại biểu cho sự tu hành của chúng sinh, chỉ cho tiềm năng vô tận, năng lực vô cùng của tất cả chúng sinh, những hành giả Hoa Nghiêm đều có đủ. Nhất là làm cho đại chúng càng tin sâu sắc hơn nữa về Tăng bảo thanh tịnh.

4. Phẩm Thế Giới Thành Tựu

Phẩm này nói về đặc tính của thế giới hải (vũ trụ) của chúng sinh do các yếu tố tạo thành, nói khác là do duyên sinh. Chủ ý chỉ cho chúng sinh biết tất cả Pháp đều từ tâm phát sinh và cuối cùng đều trở về Tâm - Pháp giới. Đồng thời nói lên ý nghĩa Ba cõi do Tâm tạo.

5. Phẩm Hoa Tạng Thế Giới.

Nội dung nói về hệ thống thế giới Hoa Tạng, là vũ trụ của Chư Phật, là Tỳ Lô Giá Na, đã trải qua bao nhiêu vi trần số kiếp tu hành thành tựu y báo trang nghiêm, thanh tịnh, giải thoát. Đồng thời chỉ cho chúng sinh thấy được, tin hiểu sâu sắc về sức mạnh, khả năng của Chân tâm - Pháp giới.

6. Phẩm Tỳ Lô Giá Na

Phẩm nầy nói về các đại kiếp tu hành trong vô số kiếp của Phật Tỳ Lô Giá Na, tiêu biểu, điển hình của hai tiền thân là Thái Tử Đại Oai Quang và Thiên Vương Ly Cấu Phước Đức Tràng... cuối cùng thành Phật hiệu Tỳ Lô Giá Na, y báo, chánh báo trang nghiêm, thanh tịnh, giải thoát vô song.

7. Phẩm Danh Hiệu Như Lai

Trình bày về vô lượng danh hiệu sai khác của Chư Phật, nhưng Phật Tánh thì bất biến, do tùy duyên, tùy thời, tùy cơ, tùy xứ sở ứng hiện của Phật mà có các tên khác nhau. Qua đó giúp cho đại chúng tin sâu sắc về Phật tánh của mình sẵn có là bất biến, nếu trực ngộ thì thành Phật như Phật.

8. Phẩm Tứ Thánh Đế

Nội dung nói về đặc tính của Pháp hữu vi là Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, nên không còn chấp trước. Và sự nhận thức các pháp qua bốn chân lý bất biến: Khổ, nhân đưa đến sự khổ, sự dứt hết khổ đau, con đường đưa đến sự diệt khổ (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế), là giáo pháp căn bản, là pháp tu căn bản của Chư Phật từ xưa đến nay.

9. Phẩm Quang Minh Giác

Nói về ánh sáng mầu nhiệm của Đức Phật phát ra để khai ngộ chúng sinh mọi nơi. Ánh sáng ấy theo thứ lớp lan tỏa từ hẹp đến rộng, từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, ngoài bao hàm trong, trong hội tụ ngoài, trong ngoài không hai, chỉ cho giáo pháp Phật trùng vô tận, vô lượng. Qua đó chỉ rõ cho chúng sinh tu hành giác ngộ, giải thoát thành Phật. Và ánh sáng giáo pháp ấy luôn luôn chan hòa Pháp giới, tiếp cận chúng sanh, hòa nhập với thế gian, với cuộc đời để làm lợi lạc chúng sinh và an lạc cho Đời.

10. Phẩm Bồ tát Vấn Minh

Trình bày về ý nghĩa sâu xa của giáo pháp. Tư duy về 10 vấn đề giáo lý là 4 đại, 5 uẩn, 12 nhân duyên, các pháp trợ đạo, Nhân quả nghiệp, Thiện pháp công đức, tu hành chứng quả, năng lực giáo hóa, chuyển hóa của giáo pháp làm hết vô minh, phiền não, nhưng không có pháp để tu, để chứng, vì các Pháp là không có thật Tánh, thật danh, là vô tướng, nên không có người Tu Chứng pháp và Pháp được chứng ngộ v.v...


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

11. Phẩm Tịnh Hạnh

Nội dung trình bày pháp tu căn bản sơ bộ của Bồ tát Thập Tín, bằng sự chuyển đổi cách nhìn Chân lý và hoàn cảnh chung quanh, để từ từ hoàn thiện tự tâm, tự tánh, bản thân và hành động phù hợp Chân lý, với Giới Định Tuệ, với Tâm Bồ Đề, Tâm Từ bi và Tâm Thanh tịnh Giải thoát, do đó hành giả không bao giờ xoay lưng với cuộc đời, không từ bỏ chúng sanh, mà lúc nào cũng lạc quan chung sống để xây dựng và phát triển đạo lý trong cuộc đời hiện hữu quanh mình. Vấn đề đặt ra là Bồ tát Trí Thủ hỏi về cách thức tu tập, đường hướng tu tập đưa đến kết quả của Bồ tát Thập Tín là gì bằng 110 câu hỏi. Bồ tát Văn Thù đáp lại bằng 141 bài kệ. Mỗi một bài kệ là một cách sống, cách nhìn, cách quán chiếu, là một đại nguyện khai mở tâm tánh cho chúng sanh và chính mình, để cùng vững bước trên con đường tu hành, chứng đạo Bồ đề, thành Phật.

12. Phẩm Hiền Thủ

Trình bày pháp tu mở rộng một cách trọn vẹn Bồ đề Tâm. Từ khi Tín Tâm, phát tâm tu hành, cho đến khi thành tựu Đạo quả. Với một phẩm, mà nội dung đã bao quát tiến trình tu chứng Bồ đề Tâm, Thành tựu Tín Tâm một cách sâu sắc. Qua đó, cho thấy Tín Tâm là căn bản của tất cả tư duy, hành động và chứng quả giải thoát, thành Phật. Trong đó Bồ đề Tâm là căn bản, là bản thể duy nhất và tuyệt đối.

13. Phẩm Thăng Du Di Đãnh

Bằng sự bất động của Pháp Thân, Đức Phật thị hiện lên cung trời Đao Lợi nói Pháp. Chư Thiên Đế Thích cung tiếp Ngài và nhớ lại những kiếp trước đã gieo trồng công đức thiện căn với các Đức Phật, và 7 Đức Phật quá khứ cũng đã từng đến cung điện của Đế Thích để thuyết pháp. Ngoài ra còn nói lên ý nghĩa sâu sắc như "Pháp thân hiện hữu khắp 10 phương. Thường xuyên hiện ra trước mặt chúng sanh. Tùy duyên ứng hiện không nơi nào là không có mặt Phật. Nhưng tự thân Phật vẫn như như bất động tại Bồ Đề đạo tràng" (Kinh Hoa Nghiêm). Ví như một ngọn đèn, hiện trước bốn tấm gương. Mỗi tấm gương đều có một ngọn đèn, nhưng không có nghĩa là ngọn đèn số một chạy đến nhập vào tấm gương, mà do sự phản chiếu và hiện ra. Đối với tâm chúng sanh thấy Phật, nghe Phật nói Pháp cũng thế.

14. Phẩm Tu Di Kệ Tán

Khi Phật đến cung trời Đao Lợi ngoài sự cung kính đón tiếp của Chư Thiên còn có các vị Bồ tát từ mười phương đến pháp hội Thập Trụ, và mỗi vị dùng một bài kệ tán thán Phật, công đức, công hạnh và trí huệ giải thoát của Phật. Đồng thời chứng dự Pháp thoại Thập trụ do Bồ tát Pháp Huệ trình bày.

15. Phẩm Thập Trụ

Nội dung Bồ tát Pháp Huệ trình bày về pháp tu căn bản của Bồ tát Thập Trụ, có nghĩa là an trụ tự tánh Bồ đề, tự tâm Thanh tịnh, Tam bảo tự tánh nỗ lực tu hành.

Gồm có 10 bậc: Sơ phát tâm trụ, Trị địa trụ, Tu hành trụ, Sinh quý trụ, Cụ túc phương tiện trụ, Chính tâm trụ, Bất thối trụ, Đồng Chơn trụ, Pháp Vương tử trụ, Quán đãnh trụ.

16. Phẩm Phạm Hạnh

Trình bày về pháp tu Ly tướng Vô tướng của Bồ tát Thập Trụ đặt nền tảng trên 10 Pháp: Thân, Thân nghiệp, Ngữ, Ngữ nghiệp, Ý, Ý nghiệp, Phật, Pháp, Tăng và Giới. Vì các Pháp là vô tướng, nên không có tu, không có chứng, như vậy mới là thật tu, thật chứng.


17. Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức

Nói về sự phát tâm tu hành Bồ đề của Bồ tát, không chỉ mong cầu phúc báo Nhân Thiên và các quả vị Nhị thừa, mà phát tâm mong cầu thành Phật, cứu độ chúng sinh v.v… nên sự phát tâm như thế thì công đức vô lượng. Đồng thời nói lên ý nghĩa viên dung vô ngại: "Sơ phát tâm liền thành Chánh giác". Nói cách khác, phần đầu nói về mục đích phát tâm, phần sau nói về công đức của sự phát tâm.

18. Phẩm Minh Pháp

Trình bày pháp tu đầu tiên và liên kết với Thập Trụ là pháp tu “Không phóng dật”. Luôn luôn an trú Bồ đề Tâm, Tự tánh Tam bảo, Pháp giới v.v. Do không phóng dật, tu hành thiện pháp, nên tâm thanh tịnh; thành tựu công đức thù thắng; đầy đủ 10 Vô tận tạng. Đồng thời nỗ lực tu tập 10 pháp Ba la mật, đầy đủ trí tuệ, thiện xảo phương tiện, làm Phật sự, cứu độ chúng sinh...

19. Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung

Nội dung trình bày Pháp thân Phật hóa hiện lên Cung Trời Dạ Ma, được Chư Thiên cung kính đón tiếp vào ngự trong cung điện. Đồng thời Thiên Chủ Dạ Ma nhớ lại thiện căn đã tu hành vào thời các Đức Phật và nhắc lại các Đức Phật quá khứ cũng đã từng đến cung điện nầy.

20. Phẩm Dạ Ma Kệ Tán

Trình bày các Bồ tát mười phương vân tập tại Cung Trời Dạ Ma để tán thán Phật và cũng để tham dự Pháp hội Thập hạnh sẽ được Bồ tát Công Đức Lâm thuyết giảng tại đây.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

21. Phẩm Thập Hạnh

Nội dung Bồ tát Công Đức Lâm trình bày pháp tu của mười Bồ tát tu hành Chánh hạnh là: Hoan hỷ hạnh, Nhiêu ích hạnh, Vô vi nghịch hạnh, Vô Khuất nhiễu hạnh, Vô si loạn hạnh. Thiện hiện hạnh, Vô trước hạnh, Nan đắc hạnh, Thiện pháp hạnh, Chơn thật hạnh.

22. Phẩm Thập Vô Tận Tạng

Nội dung như tiêu đề, trình bày mười thứ kho tàng vô tận của Bồ tát tu tập chứng được là: Tín tạng, Giới tạng, Tàm tạng, Quý tạng, Văn tạng, Thí tạng, Huệ tạng, Niệm tạng, Trì tạng, Biện tạng.

23. Phẩm Thăng Đâu Xuất Thiên Cung

Từ Pháp thân hóa hiện lên Cung Trời Đâu Suất, Đức Phật được Thiên Vương, Chư Thiên hoan hỷ nghinh tiếp và thỉnh vào an trú trong cung điện Thiên vương, đồng thời chư Thiên cũng nhớ lại căn lành đã tu tập trong những kiếp quá khứ đối với các Đức Phật, và xác định các Đức Phật quá khứ cũng đã từng đến ngự tại cung điện nầy.

24. Phẩm Đâu Suất Kệ Tán

Trình bày các Bồ tát 10 phương vân tập tại Cung Trời Đâu Suất để tán thán đảnh lễ Đức Phật, đồng thời chứng minh cho Pháp Thập Hồi Hướng do Bồ tát Kim Cang Tràng trình bày.

25. Phẩm Thập Hồi Hướng

Như tiêu đề, nội dung Bồ tát Kim Cang Tạng trình bày pháp tu của Bồ tát Thập Hồi Hướng, gồm có 10 bậc: Cứu chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng, Bất hoại hồi hướng, Đẳng nhất thiết Chư Phật hồi hướng, Chí nhất thiết xứ hồi hướng, Vô tận công đức tạng hồi hướng, Nhập nhất thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng, Đẳng tùy thuận nhất thiết thiện căn hồi hướng, Chơn như tướng hồi hướng, Vô phước vô trước giải thoát hồi hướng, Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.

Đại loại là tu hạnh hồi hướng về ba mục tiêu -Về Trí tuệ thì hồi hướng cho Quả vị Bồ Đề - Phật quả. Về Pháp tánh thì hồi hướng Chơn như Pháp giới. Về Từ bi thì hồi hướng cho tất cả chúng sinh.

26. Phẩm Thập Địa

Nội dung phẩm này được giảng tại Cung Trời Tha Hóa tự tại. Như tiêu đề nội dung Bồ tát Kim Cang Tạng trình bày pháp tu của Bồ tát thập địa, còn gọi là Bồ tát thể nhập pháp tánh, từ tánh khởi dụng tu hành, toàn tu tập tại tâm tánh. Có 10 bậc: Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Nan thắng địa, Hiện Tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiên Huệ địa, Pháp Vân địa. Pháp tu căn bản là mười hạnh Ba la mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhã, Phương tiện, Đại nguyện, Đại lực và Trí Tuệ. Do tu mười pháp hạnh, đoạn trừ mười thứ chướng, chứng 10 thứ Chơn Như, gần với Chư Phật, là Quả vị Diệu Giác, nên bậc nầy gọi là Đẳng giác Bồ tát.

27. Phẩm Thập Định

Như tiêu đề, nội dung phẩm nầy trình bày về mười thứ tam muội: Phổ quang đại tam muội, Diệu quang đại tam muội, Thứ đế biến vãng Chư Phật quốc độ, Thanh tịnh thân tâm hành đại tam muội, Tri quá khứ trang nghiêm đại tam muội, Trí quang minh đại tam muội, Liễu tri nhất thiết thế giới Phật trang nghiêm đại tam muội, Chúng sinh sai biệt thân tam muội, Pháp giới tự tại đại tam muội, Vô ngại luân đại tam muội.

28. Phẩm Thập Thông

Nội dung trình bày về 10 thứ thần thông: Tha tâm trí thông, Thiên nhãn trí thông, Túc trụ tùy niệm trí thông, Vị lai trí thông, Thiện nhĩ trí thông, Vô thể tánh thần thông, Phân biệt trí thông, Xuất sinh Vô lượng vô số sắc thân trang nghiêm thần thông, Nhất thiết pháp diệt tận tam muội trí thông.


29. Phẩm Thập Nhẫn

Nội dung trình bày về 10 loại trí (Nhẫn): Âm thanh nhẫn, thuận nhẫn, vô sanh pháp nhẫn, như huyễn nhẫn, như sóng nắng nhẫn, như mộng nhẫn, như âm vang nhẫn, như bóng nhẫn, như ảo hóa nhẫn, như hư không nhẫn.

30. Phẩm A Tăng Kỳ

Trình bày về thời gian hành vô số kiếp của Phật Tỳ Lô Giá Na với vô lượng pháp môn và Bồ tát Phổ Hiền nói về 10 đại Tam muội. Đồng thời giải thích con số theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm. Do đó, có thể nói phẩm này mang tính toán học, khoa học đặc biệt trong giáo pháp phát triển của Phật giáo.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KINH HOA NGHIÊM LƯỢC GIẢNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

31. Phẩm Như Lai Thọ Lượng

Nội dung so sánh thời gian của thế giới Ta Bà với thế giới Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà và các thế giới khác của Chư Phật trong mười phương.

32. Phẩm Bồ tát Trú Xứ

Nội dung đề cập đến các trú xứ mà Bồ tát đã hiện thân và tu hành, thành đạo ở cõi Ta bà nầy, nhất là khu vực Ấn Độ và vùng phụ cận.

33. Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp

Nội dung trình bày về 32 Pháp Bất Tư Nghì của Phật. Và mỗi một pháp chính còn có nhiều pháp phụ, thành vô số pháp Bất Tư Nghì.

34. Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải

Trình bày về các tướng tốt của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na theo kinh Hoa Nghiêm. Đại loại có rất nhiều tướng tốt, nhiều như nước biển, nên gọi là Tướng hải.

35. Phẩm Tùy Hình Hảo Quang Minh Công Đức

Tiếp theo Phẩm trên trình bày về các tướng tốt phụ thuộc của Bồ tát Tỳ Lô Giá Na, có đến 84 ngàn tướng tốt phụ trang nghiêm, rực rỡ như hào quang Đức Phật phóng ra từ lòng bàn tay, bàn chân, giữa lông trắng chặn mày, hào quang phía sau đầu, ánh sáng toàn thân (Viên Quang). Khi ánh sáng soi đến đâu thì chúng sinh thoát được sinh về cõi Trời Đâu suất, trú xứ của Bồ tát Tỳ Lô Giá Na, tiếp tục hành, được thọ ký thành Phật.

36. Phẩm Phổ Hiền Hạnh

Trình bày về công đức tu hành theo hạnh Phổ Hiền Tam Muội đưa đến quả vị Phật. Đồng thời, nói lên ý nghĩa Nhân không ngoài Quả, Quả không ngoài Nhân. Ví như bắt đầu tu về Thập tín, thì trong đó bao gồm cả Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác.

37. Phẩm Như Lai xuất hiện

Trình bày về mười đặc tính của Phật khi xuất hiện cho đến Niết Bàn. Đồng thời chỉ cho lý "Quả không ngoài Nhân. Nhân không ngoài Quả, Nhân Quả không hai, bình đẳng Nhân Quả”. Ví như khi đề cập đến Quả Diệu giác thì bao gồm Đẳng giác, Thập địa, Thập hồi hướng, Thập hạnh, Thập trụ, Thập tín.

38. Phẩm Ly Thế Gian

Nội dung trình bày 2.000 pháp viên dung tu hành chứng quả. Phần đầu nói về nhân sai khác của 5 vị - Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác. Phần sau nói về 8 tướng Thành đạo: Giáng sinh…… Nhập Niết bàn. Gồm có 200 pháp chính. Mỗi pháp có 10 pháp phụ. 200 x 10 = 2.000 pháp là Pháp Đại Thừa siêu việt thế gian, Bồ tát trụ ở thế gian ô nhiễm, nhưng tu hành thanh tịnh, giải thoát, siêu việt thế gian, như Hoa sen ở trong bùn nhơ nước đọng, nhưng vẫn vươn lên và nở hoa tươi thắm, có đầy đủ sắc, hương, làm đẹp ý, mọi người, mọi chúng sanh.

39. Phẩm Nhập Pháp Giới

Phần đầu nói về đại dụng bất tư nghì của Phật. Phần sau nói về sự khởi động tu hành trên cơ sở phát Bồ Đề tâm, tu theo Bồ Đề tâm, chứng Bồ Đề tâm. Điển hình là Thiện Tài đồng tử tham học với 53 vị Hiền Thánh, cuối cùng chứng nhập pháp giới tại Phổ Quang Minh Điện, như các vị Đại Bồ tát khác: Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc v.v...

40. Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Cảnh Giới Giải Thoát Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Phẩm nầy căn cứ theo bản Hán dịch của Tam tạng Pháp sư Bát Nhã và theo bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh. Nội dung trình bày về 10 đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền và Phổ Hiền nguyện hải nghĩa là những lời nguyện của Đức Phổ Hiền Bồ tát nhiều như nước biển.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách