ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

6- Yêu Thương trong Ki Tô Giáo và Phật Giáo
BERZIN: Ki Tô Giáo nói về yêu thương, vì vậy điều này có giống như yêu thương của chúng ta trong Phật Giáo không? Chúng ta có thể nói gì về điều này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ki Tô Giáo dạy về tình yêu đối với Thượng Đế và tình yêu đối với con người. Khi người ta nói chúng ta phải yêu mến Thượng Đế, họ muốn nói là chúng ta phải giữ Thượng Đế gần trái tim của chúng ta, và chúng ta phải thích ngài và yêu mến ngài. Phật Giáo cũng dạy phải tôn kính và quý mến Đức Phật. Ki Tô Giáo nói chúng ta phải có một trái tim và cảm giác nồng ấm, không cho tất cả chúng sinh bao gồm những con bọ, mà đặc biệt cho con người chúng ta mà thôi. Do vậy, nếu chúng ta nói một cách tổng quát, chúng ta có thể thấu hiểu điều này giống như yêu thương trong Phật Giáo và nó là giống nhau.

Nhưng, đối với Ki Tô Giáo nói về một đấng tạo hóa, nếu chúng ta nói rằng trong Đạo Phật thuật ngữ này có thể được hiểu là tính không, mặc dù chúng ta có thể làm nên một sự diễn dịch như vậy, nhưng điều này sẽ không thế. Thí dụ, ông có thể nói tính không, như một bào thai chứa đựng Như Lai, (như một nhân tố Phật tính) là tạo hóa. Nó là vô tướng, không thể tưởng tượng được, và không thể đặt trong ngôn ngữ, như Thượng Đế. Mặc dù chúng ta có thể nói thế, tôi nghi ngờ nói như thế sẽ không thực tế. Tôi không nghĩ điều đó là có thể chấp nhận, có thể Okay.

Giống như thế, khi đến với triết học, có những sự bất đồng thuận. Đạo Phật không thừa nhận một đấng tạo hóa trong cách mà Ki Tô Giáo thừa nhận Thượng Đế như đấng tạo hóa. Phật Giáo không chấp nhận. Đạo Phật sẽ nói rằng tâm thức căn bản của một người, trong một ý nghĩa, là một tạo hóa (nhất thiết duy tâm tạo), nhưng không có Đấng Tạo Hóa Toàn Năng cơ bản. Chúng ta có thể nói như thế và giải thích nó như thế.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-44 ... 0-11_12-1/


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chúng ta không phải xem những lời Đức Phật như điều gì đấy thiêng liêng mà chúng ta không thể khảo sát. Trái lại, chúng ta tự do để thẩm tra và xác minh giáo huấn của Ngài. Hành giả có thể nếm mùi vị những lời Phật dạy bằng việc đem chúng vào thực hành. Như một kết quả của kinh nghiệm cá nhân, hành giả đạt được sự thuyết phục và niềm tin trong giáo huấn. Điều này, tôi nghĩ, là đặc điểm vô song của Đạo Phật. Trong những tôn giáo khác lời của Thượng Đế hay đấng tạo hóa được xem như là tuyệt đối.

Động Cơ và Nguyện Vọng
http://www.daophatngayna...g-Co-va-Nguyen-Vong.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ, nói rằng: Thượng đế là một vệ tinh viễn thông. Tất cả những ước muốn của mình phải được phóng lên trên đó, rồi Thượng đế sẽ gởi phán quyết của ngài lại cho người mình muốn cầu nguyện.

Ví dụ mình là A, mình muốn cầu nguyện cho B, hai bên ở xa nhau. Mình phải hướng lời cầu nguyện tới Thượng đế và Thượng đế sẽ phản chiếu lại giùm mình. Mình cầu cho B được làmh bệnh thì B sẽ được lành bệnh. Vì vậy mà Thượng đế được ví như là một vệ tinh viễn thông.

Cái vệ tinh viễn thông mà Larry Dossey gọi là Thượng đế đó, đạo Bụt gọi là Tâm thức cộng đồng, tức là A-lại-gia thức, trong đó Bụt và chúng ta là một. Nếu có một sự chuyển biến ở trong tâm thức cá nhân thì có sự chuyển biến ở trong tâm thức cộng đồng. Mà khi có chuyển biến trong tâm thức cộng đồng thì có sự chuyển biến tình trạng của đối tượng cầu nguyện của chúng ta. Vì vậy cho nên ta nói rằng tất cả là đều do tâm. Tâm của chúng ta là một sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, thì chúng ta phải trở về với tâm.

Tâm của chúng ta là một trung tâm chế biến năng lượng. Từ trung tâm điện lực đó, ta mới có thể thay đổi được thế giới, vũ trụ. Thay đổi bằng những năng lượng có thật, và do chính ta chế tác ra.

Đó là cách cầu nguyện hữu hiệu nhất.

Hiệu Lực Cầu Nguyện Trang Hoa Vô Ưu

http://hoavouu.com/D_1-2...5-2/#nl_detail_bookmark


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Quán Nhân Duyên
Thích Thiện Hoa




Người đời, vì không hiểu dự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, tòan năng tạo ra v.v...

Theo Đạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vâth hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: "Chư pháp tùng duyên".

Sự hiện hữu của loài hữu hình, hay nói riêng của loài người, cũng không ngoài công lệ ấy được.Muốn hiểu rõ một cách tường tận cái guồng máy của sự sanh tử luân hồi của kiếp trong bể khổ trần gian, chúng ta cần phải học lý "Thập nhị nhân duyên". Sau khi hiểu rõ lý thập nhị nhân duyên, chúng ta lại còn phải tìm hiêu phương pháp để dứt trừ cái vòng lẩn quẩn sanh tử luân hồi nữa.

http://www.daophatngayna...130-Quan-Nhan-Duyen.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Càng ngày, những nước văn minh Âu Mỹ càng nghiên cứu sâu rộng để tiếp nhận và trân trọng tinh thần phá chấp, từ bi và hóa giải của Đạo Phật. Nhưng khác với người phương Đông, người phương Tây không còn ảo tưởng về vai trò "cứu rỗi" vô điều kiện của tôn giáo. Bởi vậy, họ tìm đến Đao Phật như một triết lý, một nghệ thuật sống và đồng thời là một tôn giáo. Một câu hỏi thường xuyên xuất hiện của những người Mỹ nặng định kiến thần học Tây phương khi nhìn về Đạo Phật là: "Đạo Phật là một hệ thống triết lý, một học thuyết vô thần hay một tôn giáo?" Người hiểu đạo nói chung trả lời không ngập ngừng: "Thưa cả ba!" Nhưng cũng có người dị ứng với khái niệm "vô thần". Dị ứng bởi vì tư tường đóng khung và lão hóa trong kiểu cách suy nghĩ duy lý và chủ quan gọi tên, dán nhãn hiệu của phương Tây. Nghĩa là chỉ biết khư khư định nghĩa "Thần" như là một đấng sáng thề toàn năng, một vua Trời, một Thượng đế, Thánh Gandhi, người tin vào Thượng đế, nhận xét: "Đức Phật không phủ nhận Thượng đế, nhưng định nghĩa Thượng đế theo một cách khác: "Đấng "Sáng Thế Toàn Năng" theo Đạo Phật là "Duyên khởi từ bản thể Tính Không" như cách nhìn cúa nhà vật lý nổi tiếng nhất thởi hiện đại đã viết trong Sự Sáng Tạo Vĩ Đại (The Grand Design).

Trích trong bài viết Bến Tầm Xuân của tác giả Trần Kiêm Đoàn, đăng trong Việt Nam Tự Do, thứ bảy ngày 15 tháng Giêng 2011, từ trang 95-99.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Nhưng, tuy từ bi và bao dung như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói rõ các dị biệt tôn giáo. Ngài nói trong bài Diễn Văn Buổi Tối Lễ Nhận Giải Nobel, nơi trang 115:

“Đạọ Phật không chấp nhận lý thuyết về Thượng Đế, hay một đấng sáng tạo. Đạọ Phật giảỉ thích rằng, trong tận cùng, hành động của chúng ta mới là đấng sáng tạo... Từ một điểm nhìn, Đạo Phật là một tôn giáo, từ điểm nhìn khác thì Đạo Phật là khoa học về tâm thức và không phải là tôn giáo. Đúng ra, Đạo Phật có thể là một chiếc cầu giữa 2 điểm nhìn này.”

Từ bi và bao dung, nhưng vẫn trí tuệ tuyệt vời. Đó là hiện thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma vậy.


http://www.thuvienhoasen...-50_6-1_17-51_14-1_15-1/


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?

Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra.

Đức Phật dạy: “Con người trở nên cao quý hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao quý hay đê hèn” .

Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoại trừ con người cá thể.

Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của đạo Phật là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật.

Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành cho riêng ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo thần quyền khác.

Khải Thiên (Theo Cẩm nang của người Phật tử)

http://giacngo.vn/thoisu/2011/02/18/7F721B/


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

"Điển hình nhất của lòng tôn trọng và hòa hài này là câu chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma thường kể trong các pháp hội.

Ngài nói: "Tôi có quen biết một người bạn Âu Mỹ tu trong truyền thống Thiên Chúa Giáo của giòng tu Phan Xi Canh, một giòng tu kín và thường hay nhập ẩn tu, để trầm tư mặc tưởng (thiền theo lối Thiên Chúa Giáo). Một hôm, trong lúc nói chuyện, tôi hỏi thăm là khi ông nhập ẩn tu như vậy để mặc tưởng thì ông thiền định về điều gì? Ông ta nói rằng chỉ để thiền định về lòng nhân từ (nhân ái-từ bi) [6].

Tôi thật là thích thú nhận ra rằng căn bản của các tôn giáo vẫn là lòng từ bi. Sau một thời gian quen biết và trao đổi các kinh nghiệm tu tập, ông ta càng ngày càng thích về Phật giáo. Rồi đến một hôm, ông đến gặp tôi nói rằng, thưa Ngài, tôi bây giờ đang tìm hiểu về Tánh Không. Tôi bèn cười và nói với ông ta: đấy không phải là chuyện của ông (that is none of your business)".

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích là vì ông ta từ xưa đến giờ vẫn tu trong truyền thống tôn giáo hữu thần, nghĩa là đặt trọng tâm trên lòng tin vào đấng Thượng Đế Toàn Năng. Nếu bây giờ tìm hiểu vào Tánh Không của Phật giáo sẽ phải loại bỏ ý niệm và lòng tin vào đấng Thượng Đế, vì Tánh Không đồng nghĩa với Nhân Quả và Duyên Khởi, nói rằng không có đấng Tạo Hóa nào sinh ra mọi sự vật, mà tất cả chỉ là do nhân duyên, tùy thuộc vào nhau mà khởi sinh. Nếu tìm học thêm như thế, ông ta sẽ có nguy cơ bị mất lòng tin vào Thượng Đế và sẽ lâm vào tình rạng rối loạn tâm linh, đó là một điều rất nguy hiểm cho người tu sĩ..."

http://daitangkinhvietna...than-tuong-thoi-nay.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

HỎI: Ai là đấng tạo hóa, ai tạo ra đấng tạo hóa, và tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với những người Phật tử, đấy là vấn đề: một đấng tạo hóa xuất hiện như thế nào? Đấy là tại sao Phật Giáo đồ không công nhận một đấng tạo hóa. Nhưng, dĩ nhiên, như tôi đã đề cập phía trước, chúng tôi tôn trọng khái niệm và tầm quan trọng của nó với những người khác.

trang 143 quyển Many ways to nirvana


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

MELVIN MCLEOD: Một số người mà tôi đã tiếp chuyện dường như thấu hiểu khái niệm tương tức tương nhập như một tuyên bố rằng tất cả mọi vật là một. Điều ấy nghe có vẻ như một trong những khái niệm đó mà chúng ta tưởng không nên bám lấy.



THIỀN SƯ NHẤT HẠNH: Vâng. Một là một khái niệm, và nhiều là một khái niệm. Giống như hiện hữu và không hiện hữu. Người ta có thể nói rằng thượng đế là nền tảng của hiện hữu (có), và rồi thì có người hỏi, “Ai là cơ sở của không hiện hữu (không)?” [cười] Đó là tại sao khái niệm hiện hữu và không hiện hữu không thể được áp dụng vào thực tại. Chúng chỉ là khái niệm. Khái niệm của hai thứ khác nhau, hay chỉ là một, cũng là những khái niệm. Giống nhau và khác nhau là những khái niệm. Niết bàn là sự loại trừ mọi khái niệm, kể cả khái niệm về giống nhau và khác nhau. Do vậy, tương tức tương nhập không có nghĩa là mọi thứ là một hay mọi thứ là khác nhau. Nó sẽ giúp chúng ta loại bỏ cả hai. Vì thế chúng ta không nắm giữ lấy một khái niệm.

http://www.daophatngayna...nh-Yeu-Cua-Duc-Phat.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Những Nhận Xét Cuối Cùng

Sự sống còn của nhân loại Tây phương
tùy theo sự tái tiến-dẫn
quan niệm của karma (nghiệp) vào tư tưởng
của đại chúng.


Paul Brunton.

trang 210
trích từ quyển "Jesus Sống tại Ấn Độ - Quảng Đời Chưa Biết Đến của Jesus - Lúc Thiếu Thời và sau Khổ Nạn Thập Tự Giá"
của Holger Kersten
Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Xuất bản 1997


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẶC QUYỀN CỦA TẤT CẢ CHÚNG SINH

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

HỎI: Còn khái niệm về một vị Trời thì như thế nào ? Có thể xem Đức Phật như một vị thần linh hay không ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, trừ trường hợp định nghĩa Trời như một nơi Nương tựa, một Người Giác ngộ. Đức Phật là một Sinh linh đạt được sự hiểu biết toàn năng một cách tuyệt vời ; trái lại, Ngài không phải là một vị Sáng tạo. Chúng tôi cho rằng mỗi con người đều hàm chứa bản thể của Phật, vì thế chúng ta không thể nào tự tạo ra chúng ta được (1)…Đối với người Phật giáo, chính là nghiệp (karma) làm phát sinh ra thế giới này. Bất cứ một hành vi nào cũng đều phát sinh từ một hành vi trước đó, bất cứ một biến cố nào cũng đều sinh ra từ một biến cố đã có từ trước, thuận theo luật nhân quả. Sức mạnh của tâm thức, những cảm tính và xúc cảm làm phát sinh ra thế giới của chúng ta và tác tạo ra mọi sinh linh.

http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cu ... at-ma.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách