Kinh Điển Đại Thừa !!!

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

KINH ĐẠI THỪA CÓ PHẢI KINH TÂN TẠO NGỤY TẠO ?

Cư Sĩ Huệ Chiếu

Trong thời gian gần đây, trên thư viện Hoa sen, có một số người cho rằng các kinh Đại thừa, như: Lăng nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã, Phạm Võng, Địa Tạng, Lăng Gìa, Duy Ma Cật vv…không phải là kinh gốc, do không tìm thấy kinh bằng chữ Pali hay Sanskrit. Nhóm người nầy hoặc là học giả; hoặc tu theo các pháp môn không phải Đại thừa; hoặc những vị có niềm tin hay có cảm tình với Phật giáo nhưng chỉ tin qua các chứng tích kinh luận còn lưu truyền hay chỉ dựa vào chứng tích khảo cổ. Một số học giả Tây phương thì có quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ văn tự Pali, Sanskrit là kinh “gốc”, và cho rằng hệ kinh Bắc truyền “là kinh sau thời Đức Phật, là kinh Phát triển, hay Tân kinh” họ cho rằng kinh nầy là “các ngụy kinh được dùng trong Thiền tông thời kỳ đầu”, là kinh do người Trung Hoa “ngụy tạo”, tức tự dựng ra sau khi Phật giáo truyền sang; hoặc cho rằng kinh nầy mang màu sắc chính trị do người Trung Hoa có tư tưỏng bá quyền tự tạo.
Nhìn chung, nhóm người cho rằng kinh điển hệ Bắc truyền là Tân kinh hay Ngụy kinh chỉ dựa vào khảo cổ, suy luận, phân biệt qua mắt thấy tai nghe của con người, mà không phải là hành giả, chưa thực chứng giáo nghĩa Đại thừa. Từ đó đã làm nhiều người sơ cơ học Phật hoài nghi.
Để làm sáng tỏ các thắc mắc trên, mặc dù chỗ hiểu biết về Phật pháp của tôi còn rất nông cạn, văn tự chữ nghĩa yếu kém; nhưng vì lẽ thật, nên không ngại chỗ vụng về, xin được đề nghị chúng ta cùng nghiên cứu, tìm hiểu cho thấu đáo, để xem kinh hệ Bắc truyền, kinh Đại thừa, mà trước hết là kinh Thủ Lăng Nghiêm có phải do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết, hay do người sau tự bịa đặt như quan niệm của một số người; trước hết ta xem:
Về hình thức:

1.Khi đức Phật sắp Niết Bàn, ngài Anan, một vị đệ tử đa văn bậc nhất, bạch Phật: Khi kết tập những lời đức Phật thành kinh điển thì phải ghi như thế nào để người sau biết chắc thật đó là lời chính từ kim khẩu đức Thế Tôn. Đức Phật dạy khi kết tập kinh điển, mỗi kinh phải có đủ sáu cái hiện chứng (Chứng tín tựu), gồm:1) Tín, 2) Nghe, 3) Thời, 4) Phật, 5) Xứ, 6) Chứng. Đây là sáu cái bằng chứng cho người sau biết chính là kinh Phật, chẳng phải dối, mà vững lòng tin. Tức vào đầu mỗi quyển kinh phải ghi: 1. Như vậy (Như thị), làm Tín thành tựu, tín đây là tín của ngài A nan 2. Tôi nghe (Ngã Văn), làm Văn thành tựu, có nghĩa là A nan tự mình được nghe 3. Một thời (Nhất thời), làm Thời thành tựu để chỉ thời gian Đức Thế Tôn thuyết bộ kinh nầy 4. Phật, làm Chủ thành tựu, chỉ rõ Phật là chủ thuyết pháp 5. Tại… Tinh xá Kỳ Hoàn, trong thành Thất La Phiệt, làm Xứ thành tựu, chỉ rõ chốn đạo tràng thuyết pháp 6. Lấy các chữ “Cùng Đại Tỳ kheo chúng”, và cuối bộ kinh có ghi “Sau khi Phật thuyết kinh nầy rồi.. tất cả đại chúng đều hoan hỷ thọ trì lời Phật dạy, ân cần đảnh lễ lui ra”, làm Chúng thành tựu.

Như vậy, nếu xét về mặt nầy, thì kinh Lăng Nghiêm và các kinh Đại thừa hay kinh Nguyên thủy của hệ Bắc truyền, và kinh Nguyên thuỷ của hệ Nam truyền đều đúng với sáu cái hiện chứng nầy; tức có người nghe thuyết, có Đức Phật thuyết, có nơi chỗ thuyết, thuyết vào lúc nào, tên kinh là gì, đại chúng nghe thuyết gồm có những ai, nghe rồi hoan hỷ tín thọ phụng hành. Đây là bằng chứng chắc chắn rằng kinh nầy phải do chính đức Phật tuyên nói.

2. Phật giáo truyền sang các nước phía nam và đông bắc Á châu rất sớm, qua hai con đường: Nam truyền và Bắc truyền. Nam truyền gồm các nước phía nam châu Á như: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia..; Bắc truyền gồm các nước như: Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…. Kinh điển hệ Nam truyền thường dùng bằng chữ Pali; Còn hệ Bắc truyền thường dùng chữ Sankrit dịch chữ Hán, rồi dịch sang tiếng các quốc gia lân cận. Từng quyển kinh đều có ghi rất rõ: dịch từ chữ gì ra chữ gì, ai là người dịch, dịch vào lúc nào, ở đâu.Người xưa rất chặt chẽ, khoa học, nên đã ghi rất rõ rằng kinh Lăng Nghiêm là bổn kinh văn có nguyên gốc từ Ấn Độ, chữ Phạn, do ngài Sa môn người Ấn là Bát Thích Mật Đế, dịch ra chữ Hán, vào đời nhà Đường, Sa môn Di Dà Thích Ca, người nước Ô Trành dịch ngữ; Pháp sư Hoài Địch chứng nghĩa; Tướng Quốc Phòng Dung nhuận bút.

Kinh Trường A Hàm, cũng ghi rõ như sau: Kinh Trường A-hàm (tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha-nikàya) gồm 22 quyển, do ngài Phật-Đà Da-Xá (Buddhayaśsa) tuyên đọc thuộc lòng (ám độc) bản Phạn, và ngài Trúc Phật Niệm truyền dịch từ Phạn văn ra Hán văn, vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần.

Nếu xem các chứng tích nầy thì kinh Thủ Lăng Nghiêm cùng các kinh Đại thừa khác, và các kinh nguyên thuỷ Bắc truyền có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng từ Ấn Độ, vậy các kinh nầy ngụy tạo chỗ nào? Có người nói “nghe quý Hòa Thượng Thích Thanh Từ và Thích Nhất Hạnh nói Kinh nầy xuất hiện vào thế kỷ thứ sáu”, rồi tự nghĩ rằng quý Thầy nói kinh nầy được tạo sau nầy. Qúy Hòa Thượng không bao giờ có ý dám phỉ báng kinh điển như vậy, mà ý nói là kinh nầy mới bắt đầu lưu thông ở Trung Hoa thế kỷ thứ sáu, từ khi được dịch chữ Phạn sang chữ Hán. Chớ nên dùng sai ý mà gán ép cho quý Hòa Thượng. Một số học giả Tây phương nói là Tân kinh cũng rất lầm lẫn, vì họ không rõ biết gốc tích kinh nầy dịch từ Phạn văn ra Hán văn như đã nêu trên.

Sử ghi lại rất rõ về bộ kinh Lăng Nghiêm, cụ thể như sau: Tổ Thiên Thai, tức ngài Trí Giả Đại Sư nghe danh tên Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã lâu lòng rất hâm mộ, ngài luôn hướng về Tây Thiên Trúc lễ bái suốt 18 năm, cầu Phật gia hộ cho kinh nầy truyền sang Trung Hoa mà mãi chưa được gặp. Cho đến đời Đường, vua Trung Tôn năm thứ nhất, bên Ấn Độ có Sa môn Bát Thích Mật Đế, dùng loại mực khó phai, viết kinh Thủ Lăng Nghiêm trên lụa thật mỏng, rạch vế đùi nhét vào rồi khâu lại, giả làm vết thương để qua mắt quan lính hải quan ở xứ Ấn Độ. Vì vua Ấn rất quý kinh nầy, coi là báu vật của quốc gia nên cấm không ai được đem ra khỏi nước. Ngài theo các lái buôn đi đường biển tới Trung Hoa, đến tỉnh Quảng Châu, may gặp quan tướng quốc Phòng Dung có người vợ biết cách dùng chất tẩy vết máu giữ cho nét chữ trên lụa vẫn nguyên vẹn không bị phai nhòa. Sa môn Bát Thích Mật Đế được mời về chùa Chế Chỉ dịch kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán; cùng với Sa môn Di Dà Thích Ca, người nước Ô Trành dịch ngữ; Pháp sư Hoài Địch, trụ trì chùa Nam Lâu, núi La Phù chứng nghĩa bản dịch; Tướng Quốc Phòng Dung nhuận bút. Sau khi dịch xong kinh Lăng Nghiêm, ngài Bát Thích Mật Đế trở về Ấn Độ trình lại với nhà vua và xin chịu phép nước.
Chứng lý còn ghi lại rành rành như trên, không thể nào chối cải, không có lý do gì nói là tân kinh do người Trung Quốc tự tạo. Chứng tỏ kinh Lăng Nghiêm có xuất xứ tại Ấn Độ.
Về nội dung:
Phật dạy người tu đời sau phải dùng các pháp ấn để biết đâu là kinh chính do lời Phật nói, mà không lầm lẫn với dị kiến, tà thuyết, đó là:
- Tam pháp ấn, gồm: 1. Các hành đều vô thường 2. Các pháp đều vô ngã 3. Niết Bàn là tịch tĩnh, vô vi, diệt mọi khổ đau về luân hồi, sanh tử.
- Thức tướng ấn: Ấn chứng rằng kinh đó là Liễu nghĩa giáo Đại thừa. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy phải dựa vào tứ y, gồm có: y theo pháp không y theo người, y theo nghĩa không y theo lời, y theo trí không y theo thức, y theo kinh liễu nghĩa không y theo kinh chẳng liễu nghĩa.
Ta tìm hiểu nội dung kinh Lăng Nghiêm có nói đúng như các pháp ấn nầy không?

Trong kinh, đức Phật dạy: Chúng sanh cho rằng thân tứ đại nầy là thân ta, cho cảnh nầy là trường cửu thật có, tâm suy nghĩ là tâm mình, rồi từ đó mê chấp theo cảnh, buồn vui giận ghét…, gây nhân tạo quả kết thành nghiệp, luân hồi trong sáu nẻo. Phật lại dạy, bất cứ cái gì có hình tướng đều vô thường giả tạm hư vọng; những cái giả tạm, luôn sanh diệt đó không có gì là ta, là ngã; Chỉ vì chúng sanh không giác biết, bỏ quên bản tâm nên gọi là vô minh. Do vô minh nên bất giác vọng khởi tình thức, vọng sanh có hư không , thế giới, chúng sanh sáu cõi. Nếu biết nó là vô thường sanh diệt hư vọng; liền buông bỏ, không chấp thủ, ngay khi đó tâm hằng thanh tịnh, tịch tĩnh, vô vi, sáng suốt tự hiển bày. Bản tâm của chúng sanh và Phật vốn đồng, không ta người; vừa móng ý phân biệt đã rơi vào tình thức. Cho nên Phật dạy chúng sanh muốn hết mê thì phải luôn sống tùy thuận với bản tâm mình, sáu căn đối sáu trần cảnh mà không sanh sáu thức: “Bất tùy phân biệt”. Trong các kinh Đại thừa, Phật dạy rành rõ tiểu thừa đại thừa cũng chỉ vì muốn sách tấn chúng sanh, vì trong tâm mỗi chúng ta do mê nên đủ cả chủng tử tiểu lẫn đại, thiện ác, mê sâu mê cạn rất sai biệt… Người đời chẳng biết ý Phật, bèn cho là có thật tiểu đại, lầm chạy theo tướng sai khác rồi phân chia bỉ thử …thật lầm to!

Qua nội dung nầy, kinh đã nêu rõ “Nghĩa Chân thật”, mà chỉ có bậc chánh giác mới nói ra được lời này, rất chân xác với các pháp ấn Phật dạy, khẳng định là chính đức Thế Tôn thuyết.

Tóm lại, qua nghiên cứu về hình thức và nội dung như trên thì rõ ràng kinh Lăng Nghiêm chính do đức Phật tuyên nói. Ai nói kinh nầy không phải đức Phật nói thì người đó nói hoàn toàn sai. Chúng ta là Phật tử, phải bảo vệ chánh pháp, phải khẳng định như vậy, và công bố cho mọi Phật tử biết rõ việc nầy.
Khi xưa đức Phật đã biết trước thời mạt pháp sẽ có nhóm người tà kiến phá hoại Phật pháp, nên đã huyền ký trong nhiều bộ kinh, ta hãy nghe ở vài bộ kinh:
- Trong kinh Pháp Diệt Tận, có nói: “Vào thời mạt pháp kinh Thủ Lăng Nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó, các kinh khác dần dần biến mất”.
- Trong kinh Niệm Phật Ba-la-mật, Đức Phật dạy: “Nầy Vi Đề Hy! Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm ta đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ căn viên thông cho đại chúng. Nhưng thời mạt pháp kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng Già, kinh Kim Cang, kinh Ma Ha Bát Nhã, kinh Diệu Pháp Liên Hoa vv.. sau cùng là kinh A Di Đà”.
Nghe lời huyền ký nầy thì chúng ta tự biết nhóm người cho rằng kinh Lăng Nghiêm cũng như các kinh Đại thừa khác và các kinh Nguyên thuỷ hệ Bắc truyền là Tân tạo, ngụy tạo, là nhóm gì rồi! Nếu không phải là nhóm tà kiến phá pháp, thì cũng là nhóm nhất xiển đề, mà đức Phật đã huyền ký trong kinh Đại Bát Niết Bàn.
Về Kinh điển, Phật dạy rất nhiều và rất quý. Nhưng riêng với kinh Thủ Lăng Nghiêm cần nghiên cứu thật kỷ, đây là bộ kinh then chốt của giáo pháp Phật, vì trong kinh nầy Phật dạy những việc vô cùng quan trọng đối với chúng sanh có duyên lành với Phật pháp. Đức Phật đã chỉ rõ chỗ mê lầm của chúng ta, dạy rõ nguyên nhân sanh ra các hiểu biết sai lầm như: chấp thường, chấp đoạn diệt, chấp minh sơ thần ngã (tạo hóa), chấp hư không vô biên, hữu biên vv…; biện biệt vọng tâm, chỉ thẳng bản tâm; giúp ta có chánh kiến, có trí vô sư; giải tỏa được những mối nghi lớn. Chỉ dẫn cách chọn căn viên thông tu hành để chứng Như Lai Tạng tánh; dạy hết sức chi tiết về nội ma ngoại ma cần phải biết rõ để tiến thẳng đến Đạo Bồ Đề. Ngoài hiển pháp, đức Phật còn dạy Mật chú Lăng Nghiêm rất cần cho việc tiến tu. Từ xưa đến nay có vô số người nhờ đọc kinh Lăng Nghiêm mà ngộ đạo. Đây là bộ kinh mà tà ma và bọn ác kiến rất kinh sợ, nên muốn hủy diệt. Dù nay vào đời mạt pháp nhưng ai có phước duyên đọc, hiểu và thực hành theo kinh nầy thì sẽ thấy rõ bản tâm mình, sẽ thấy mình hết sức diễm phúc như sanh trong thời kỳ chánh pháp khi Phật còn tại thế. Vô cùng nuối tiếc vì bộ kinh nầy sẽ bị diệt trước nhất trong đời mạt pháp mà Phật đã huyền ký. Vì vậy, người học Phật cần tập trung nghiên cứu, cầu học để biết rõ nội dung của kinh, đừng bỏ lỡ cơ hội a tăng kỳ kiếp có một không hai nầy.
Riêng, với những ai vì lý do nào đó mà có ý nghĩ rằng kinh Đại thừa nói riêng kinh Phật nói chung, là ngụy tạo, tân tạo, thì hãy nghiên cứu cho thật kỷ, hãy cẩn trọng từng ý nghĩ, lời nói, chớ tự gây nhân xấu cho chính mình. Phật dạy các pháp do tâm tạo, nhân nào thì quả sẽ thế ấy. Sáu cõi cũng chỉ do tâm nầy, tâm tạo thiên đường tâm cũng tạo địa ngục. Tạo ác thì đời vị lai mình sẽ tự thấy cảnh giới ác hiện, không thể tránh khỏi vậy./.

Kính gửi Thư Viện Hoa Sen.
Bến Tre, ngày 19 tháng 02 năm 2008,
Cư sĩ Huệ Chiếu, kính ghi

02-23-2008 11:34:12

hoibongsen.com


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong thời gian gần đây, trên thư viện Hoa sen, có một số người cho rằng các kinh Đại thừa, như: Lăng nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã, Phạm Võng, Địa Tạng, Lăng Gìa, Duy Ma Cật vv…không phải là kinh gốc do không tìm thấy kinh bằng chữ Pali hay Sanskrit
Không cần biết đến xuất xứ của các bộ kinh ấy.
Chỉ biết rằng khi lâm nguy , niệm Bồ Tát Quán Thế Âm có cảm ứng, người niệm Phật A Di Đà có được vãng sanh, Các vị tổ tu tập Thiền tông, có rất nhiều người đã chứng đắc, thì biết Kinh sách đại thừa không dối gạt chúng sinh. Hơn nữa các kinh đã liệt kê trên đây đều là kinh liễu nghĩa mà tư tưởng cao cùng tột. Nếu do một người nào khác (không phải Phật) nói ra thì sao không tự nhận, mà phải dựa vào một vị có tư tưởng kém hơn mình.
Chính vì các kinh này do đức Phật nói ra nên mới được xếp vào kinh điển trong đạo Phật.
Ai còn đàm tiếu về việc này nữa là cố tình phá hoại hệ thống Phật pháp. Tội lỗi vô cùng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong thời gian gần đây, trên thư viện Hoa sen, có một số người cho rằng các kinh Đại thừa, như: Lăng nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã, Phạm Võng, Địa Tạng, Lăng Gìa, Duy Ma Cật vv…không phải là kinh gốc do không tìm thấy kinh bằng chữ Pali hay Sanskrit
Kinh Gốc Chử Phạn Còn Ở Tại Đại Tạng Kinh Tây Tạng.

Không Phải Chỉ Có Đại Tạng Kinh Trung Hoa Mới Có Kinh Gốc Chử Phạn.

Gần Đây Người Ta Tìm Thấy Vài Phần Kinh Chử Phạn Của Kinh Pháp Hoa' Kinh Đại Bát Nhã Tại Trung Á.

Năm 1990 Thì Các Người Người Dân Afghanistan Tỵ Tạn Taliban Trốn Vào Trong Các Hang Núi Đã Tình Cờ Phát Hiện Ra Các Bình Cổ Chứa Các Bản Kinh Đại Thừa Bằng Chử Phạn Ở Phí Bắc Afghanistan.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chúng sanh phước mỏng nghiệp dầy chẳng thể tin được Kinh điển đại thừa. Thật đáng buồn thay!

Cứ nghe người khác nói rồi tin cho lời người ta rao giảng đó là thật mà chẳng tự suy xét lấy mình, lại vọi tin, thế sao gọi là người Trí?

Chưa từng đọc, học, thực hành lại đi phán xét, ùa nhau truyền những ý nghĩ tà kiến, thật là người mù dẫn người mù xa đọa. Thật đau lòng thay!

Nghiên cứu cổ điển để làm gì? Đi tìm dấu tích của quá khứ để làm gì? Học Tiến Sĩ để làm gì? Chỉ thêm nhiều ý thức tà kiến, sở tri chướng dầy đặt, tự trói buộc lấy mình, chẳng thể giải quyết con đường sanh tử của chính mình, suốt đời không ngừng tìm kiếm những sắc tướng hư vọng ở bên ngoài thì suốt đời chẳng thể giác ngộ giải thoát. Dù học rộng nghe nhiều mà không thực hành chánh Pháp nào có ích gì!

Người học Phật đâu cần mấy cái bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ để làm gì. Không cần mấy tờ giấy hư vọng giả dối, hư danh đó. Mà đem Kinh ra học cho hiểu, rồi thực hành để đem lại sự giải thoát an vui trong hiện tại và mai hậu.

Người học rồi thực hành lời Phật dạy mới có kinh nghiệm chính chắn đích thực mà giảng nói cho người khác nghe. Chứ còn dù hiểu trên chữ nghĩa mà không thực hành thì chẳng có lợi ích gì mà nhiều khi nói còn sai chánh Pháp!

Nếu như vì đời sống học làm Tiến Sĩ để đi làm kiếm tiền, giúp ít xã hội thì không gì là không đúng. Nhưng đã phát tâm học Phật cầu giải thoát, tập buông xã thì lấy bằng Tiến Sĩ để làm gì?

Người học Phật Pháp rồi áp dụng tu hành thì tự nhiên sẽ biết Kinh nào là Kinh Phật, còn Kinh nào là Kinh ngoại đạo thôi, chứ không cần phải tra cứu góc rể tiếng Phạn, rồi nhọc sức tâm trí tìm tòi phân tách bình luận v.v... Ôi vọng tưởng tràng đầy! Khổ đau tràng ngập!

Tôi mong mọi người phải chính chắn mà suy xét!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh Tri nói đúng hay quá :">

1 người đi làm tiến sĩ giúp đời, giúp dân quá tốt đi chứ :">

Nhưng mà 1 người Thành Phật giống như Đức Phật A Di Đà thì trong Kinh Vô Lượng Thọ dạy:

Trong các đệ tử của ta, Ðại Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất: Đối với tất cả hết thảy tinh tú và chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới, ông ta có thể trong một ngày một đêm biết trọn số đó.
Giả sử chúng sanh trong mười phương đều thành Duyên Giác. Mỗi vị Duyên Giác thọ vạn ức năm, thần thông đều như Ðại Mục Kiền Liên, suốt cả cuộc đời vắt kiệt trí lực, cùng nhau tính toán chẳng thể tính nổi một phần ngàn vạn số lượng Thanh Văn trong hội đức Phật ấy.
Ví như đại hải sâu rộng vô biên. Nếu lấy một sợi lông chẻ thành trăm phần, nghiền nát như vi trần. Ðem mảnh bụi lông ấy chấm lấy một giọt nước biển thì nước dính vào mảnh lông ấy so với biển cả, cái nào là nhiều?

Này A Nan! Con số mà những người như Mục Kiền Liên biết được thì như nước dính nơi mảnh lông, số họ chưa biết như nước biển cả.



Độ chúng sanh không biết bao nhiêu lần giúp chúng sanh không biết bao nhiêu lần còn hơn tiến sĩ nữa


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Bên Bắc Tông thì "thừa gấp mà giới hưỡn" thích triễn khai phóng khoáng. Hễ là chân lý thì bất cứ ai nói cũng đều đươc. coi là do Phât. nói. Điều này không sai nếu nói theo tinh thần kinh Kalama.

Bên Nam Tông thì "giới gấp mà thừa hưỡn". Hễ những gì do Đức Phât. nói thì bắt buôc. phãi là chân lý tối thương. nên có ý kiến cho rằng những cái khác nhiều khi không cần chú trong. lắm. Viêc. này cũng hoàn toàn đúng nếu nói theo tinh thần kinh Kalama.

Kinh Kim Cang cứ cho là do tỗ phát triễn ra đi nhưng nếu không dưa. trên "Vô Thường" "Khỗ" "Vô Ngã" do Đức Phât. khai triễn thì đâu có hay như vây. Đơn giãn là vì tỗ không thễ bằng các bâc. Long Tương. như Mã Minh, Long Tho., Thế Thân, Vô Trước, Phât. Âm, và các bâc. Long Tương. này vẫn phãi lay. Đức Phât. làm thầy như thường. Kinh Kim Cang tuy không nói chân lý tối thương. như kinh Pháp Hoa, hoăc. không thâm sâu như kinh Hoa Nghiêm nhưng kinh Kim Cang vẫn là bô. kinh tôi thờ (môt. phần cũa Pháp Thân Phât.) ỡ nhà như thường.

Tuy nói như vây. những điều các vi. hoc. giã đó nói không phãi là không có lý. Thời xưa đâu có máy copier, làm sao thoát khõi vu. Tam Sao Thất Bỗn, nhất là dich. từ tiếng Phan. qua tiếng Trung Á (Kushan, Bactria, etc...) rồi mới dich. qua tiếng Hán, lai. thêm trước khi Đao. Phât. vào Trung Quốc, người Trung Quốc đã có tư tưỡng Khỗng Giáo và nhất là Lão Giáo (mê tín hoang đường) thêm chũ kiến cũa người chép kinh vào trong kinh đễ lưuw truyền thì ai mà biết đươc. rồi chiến tranh loan. lac. thiên tai đông. đất lũ lut. etc...thì có ý kiến cho rằng viêc. cần phãi xét lai. và thân. trong. khi nghiên cứu kinh văn hê. Hán Tư. không phãi là không có cái lý cũa nó. cafene

Xin nghiên cứu bài viết "Giới luât. công truyền hay bí truyền" cũa HT Thích Phước Sơn trên báo Chanhphap.net thì quý ĐH sẽ hiễu ý tôi muốn nói về viêc. chúng ta phãi cẫn thân. lúc nghiên cứu kinh văn Hán Tư.

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 26/12/10 01:43 với 2 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »



Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Điển Đại Thừa !!!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Không Ai Có Thể Đặt Ra Kinh Phật Cả Chỉ Trừ Đức Phật Nói Hay Đức Phật Chứng Minh Mới Được Gọi Là Kinh.

Như Nhiều Người Tu Phật Mà Lại Nghe Theo Những Học Giả Tây Phương Là Những Người Không Có Thực Hành Chỉ Là Nghiên Cứu Trên Lý Thuyết.

Phật Tử Mà Không Y Theo Lời Phật Tổ Lại Nghe Theo Những Học Giả Tây Phương Thì Có Khác Gì Sáng Mắt Mà Nhờ Người Mù Dẫn Đường.

Những Điều Được Nói Trong Các Kinh Điển Đại Thừa Về Không Gian Thời Gian Thì Khoa Học Ngày Hôn Nay Mới Biết Ít Phần.

Những Sự Giảng Dạy Về 4 Vô Ngại Trong Kinh Hoa Nghiêm Thì Khoa Học Hôm Nay Mới Thấy Chút Ít Phần.

Kinh Hoa Nghiêm Nói:

Không Gian Dung Thông Không Gian,

Thời Gian Dung Thông Thời Gian,

Không Gian Dung Thông Thời Gian

Thời Gian Dung Thông Không Gian



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách